Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN (HRW) LẠI XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN VIỆT NAM


 Vẫn như hằng năm, ngày 19-6-2017, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở ở Hoa Kỳ đã ra “Phúc trình thường niên” về tình trạng nhân quyền thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Phúc trình năm nay dài 65 trang… được Hãng BBC rút “tít”: “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động vì nhân quyền” ở Việt Nam! Vậy Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) là gì? Nội dung, bản chất của “Phúc trình” năm nay có gì khác những năm trước?

Tổ chức theo dõi nhân quyền (tiếng Anh: Human Rights Watch- HRW) là một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về nhân quyền, có trụ sở tại Hoa Kỳ và văn phòng đại diện ở một số quốc gia. Tiền thân của HRW là tổ chức Helsinki Watch, thành lập năm 1978 với mục đích “giám sát” Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc thực hiện hiệp ước của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và “hỗ trợ” các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này.

Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác đổi tên thành Human Rights Watch (HRW). Ra đời từ thời kỳ chiến tranh lạnh (1945-1989, 1991), có thể vì vậy cho đến nay tổ chức này vẫn giữ quan điểm kỳ thị đối với các quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền, đặc biệt là Việt Nam. Hoạt động chính của HRW là: Kết nối giữa các cá nhân, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực “nhân quyền”; Lượm lặt/ sưu tập tài liệu, soạn thảo Phúc trình thường niên, đồng thời mặc nhiên cung cấp thông tin cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ soạn thảo “Phúc trình Nhân quyền và Phúc trình Tôn giáo thế giới hằng năm; Cổ vũ cho cá nhân “đấu tranh cho nhân quyền” bằng hình thức trao giải thưởng nhân quyền. Mục tiêu của HRW là dùng vấn đề nhân quyền làm suy yếu, thúc đẩy các chế độ xã hội do các Đảng Cộng sản lãnh đạo và các chế độ xã hội khác chuyển sang chế độ xã hội “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập” kiểu phương Tây.

Phúc trình thường niên năm nay (về tình hình nhân quyền năm 2016), ngày 19-6-2017, phần viết về Việt Nam, bản chất vẫn không có gì mới. Đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “Các nhà vận động dân chủ, blogger hoạt động vì nhân quyền” bị bắt bớ, bỏ tù, bị côn đồ đánh đập “chỉ vì họ thực thi các quyền cơ bản của mình” (!).

Phúc trình năm nay, HRW tập trung vào bao che, chạy tội cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, nhất là blogger, sử dụng internet-facebook… và có thêm những kẻ lợi dụng bảo vệ môi trường để phá hoại an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Chẳng hạn, HRW viết: Việt Nam “kiểm duyệt báo chí, internet gắt gao”, bắt nhiều người “bất đồng chính kiến”, các cựu “tù nhân lương tâm”, blogger, trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) ở Nha Trang, Khánh Hòa, tháng 10-2016. Hoặc bắt Hoàng Đức Bình-người đấu tranh bảo vệ môi trường, đòi Formosa bồi thường cho người dân ở Diễn Châu, Nghệ An, tháng 5-2017.

Cuối cùng HRW viết “yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải ra lệnh chấm dứt tình trạng được gọi là “hành hung những người đấu tranh cho nhân quyền”; “Quốc hội Việt Nam cần hủy bỏ, sửa đổi các điều khoản trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có nội dung “mơ hồ”, hình sự hóa hành vi “bất đồng chính kiến ôn hòa” với các tội danh về an ninh quốc gia được định nghĩa không chính xác”. Và “kêu gọi Việt Nam chấm dứt chế độ độc đảng” (!).

Trước hết về cơ sở dữ liệu. Như chính Phúc trình viết và Người phát ngôn của HRW nói khi công bố: Phúc trình dựa trên “Tin tức trên báo chí nước ngoài, như Đài Á châu Tự do (RFA), Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài BBC, Mạng lưới Truyền hình Sài Gòn (SBTN), các mạng xã hội như facebook và youtube, các trang mạng độc lập về chính trị như: Dân làm báo, Dân luận, Việt Nam Thời báo, Tin mừng cho người nghèo, Defend the Defenders và các blog cá nhân”. Như vậy có thể nói, Phúc trình hoàn toàn không dựa vào một nguồn tin chính thức nào của cơ quan, tổ chức Nhà nước Việt Nam, kể cả báo chí Việt Nam. Họ cũng không dựa trên bất cứ nguồn tin nào của các tổ chức của Liên hợp quốc, như UNDP, UNESCO, Hội đồng nhân quyền… hoặc của các định chế tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB… mà đều dựa trên những nguồn tin mạng vốn kỳ thị với các chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thậm chí cả những “blogger cá nhân”.

Về các thông tin trên internet, không phải chỉ cán bộ, công chức mà các bậc phụ huynh ngày nay vẫn phải khuyên con em mình phải cẩn trọng với thông tin mạng, thế nhưng HRW thì khác, với họ đây lại là nguồn thông tin chính, chủ yếu cho Phúc trình, thử hỏi như vậy HRW có trách nhiệm với xã hội và người dân không?

Về mặt pháp lý, HRW chỉ dựa vào khái niệm “nhân quyền” một cách trừu tượng (như quyền tự do ngôn luận báo chí, internet, quyền lập hội và hội họp hòa bình…) mà không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ, bảo đảm bởi pháp luật và các cơ quan tổ chức quốc gia. HRW cũng cố tình không hiểu rằng nhiều quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hội họp… (trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, 1966) đều bị hạn chế nhất định. Điều 19 (Quy định về quyền tự do ngôn luận): “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2… kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định… để:

a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác;

b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội".

Những quyền trên trong Hiến pháp 2013 cũng quy định như vậy.

Những trường hợp lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, internet bị cơ quan chức năng bắt giữ, xét xử cầm tù mà Phúc trình, HRW đưa ra đã vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là vi phạm an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng.

Nhân đây, xin được chia sẻ với những người soạn thảo Phúc trình 2016 của HRW rằng, hiện nay, Việt Nam có tới 35 triệu người dùng facebook hoạt động hằng tháng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số tại Việt Nam (92 triệu người) sở hữu tài khoản facebook. Trong số đó, 21 triệu người dùng facebook tại Việt Nam truy cập hằng ngày vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di động… cho nên không thể nói ở Việt Nam không có tự do ngôn luận, báo chí. Hơn nữa, Đảng và Nhà nước Việt Nam còn khuyến khích báo chí tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm.

Về quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tham nhũng, lợi ích nhóm, mọi người còn nhớ, từ bài báo “Xe tư nhân gắn biển số xanh và “di sản” của Phó chủ tịch Hậu Giang”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan Đảng và Nhà nước vào cuộc, dẫn đến phát hiện Trịnh Xuân Thanh, một cán bộ cao cấp của Nhà nước bị khai trừ khỏi Đảng, truy tố trước pháp luật và đang bị truy nã quốc tế…

Về lập luận mà HRW bao che cho những kẻ vi phạm pháp luật rằng  “họ hoạt động “ôn hòa” và chỉ làm những điều thuộc về “quyền (QCN) của họ”! Đây lại là một nhận thức ấu trĩ về pháp luật. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới không xem hoạt động “ôn hòa” hay bạo lực là tiêu chí để xác định tội phạm, mà căn cứ vào tất cả các hành vi (“ôn hòa”, “bất bạo động” hay bạo lực) liên quan đến lợi ích của quốc gia dân tộc và các chủ thể khác làm tiêu chí. Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 (sửa đổi): “Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, chẳng hạn như “xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức…” (Điều 8 Bộ luật Hình sự).

Về mặt chính trị, Phúc trình năm 2016 của HRW vẫn phạm sai lầm nghiêm trọng, đó là có hành vi xúc phạm thô bạo vào chủ quyền quốc gia của Việt Nam:

Căn cứ vào đâu mà HRW “Yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải ra lệnh chấm dứt tình trạng được gọi là “hành hung những người đấu tranh cho nhân quyền”. HRW lấy tư cách gì để yêu cầu “Quốc hội Việt Nam cần hủy bỏ, sửa đổi các điều khoản trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có nội dung hình sự hóa hành vi bất đồng chính kiến ôn hòa với các tội danh về an ninh quốc gia được định nghĩa không chính xác”.

Còn nhớ trong nhiều Phúc trình trước đây, tổ chức này còn kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chế độ “độc đảng” thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”…

Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Điều này không chỉ thể hiện trong những thành quả lớn lao, nhất là trong công cuộc Đổi mới: Đó là sự hoàn thiện hệ thống pháp luật đến bảo đảm thực tế các quyền từ dân sự, chính trị đến kinh tế, xã hội và văn hóa. Cho đến nay Việt Nam đã là thành viên của hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có “Công ước chống tra tấn” (CAT). Đồng thời Nhà nước ta đã nội luật hóa các công ước này vào hệ thống pháp luật quốc gia. Những thành tựu nói trên đã được cộng đồng quốc tế đánh đánh giá cao. Còn nhớ, năm 2013 với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

Nói tóm lại, “Phúc trình” của HRW năm 2016, vừa công bố hoàn toàn không có giá trị vì nó không dựa trên cơ sở dự liệu đúng đắn, khách quan; Về quan điểm chính trị, HRW vẫn bám giữ quan điểm cổ hủ kỳ thị với chế độ XHCN, với Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Phúc trình năm 2016 vừa công bố đã đi ngược lợi ích của nhân dân Việt Nam và lợi ích của Hoa Kỳ (nơi “đứng chân” của HRW).

http://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/to-chuc-theo-doi-nhan-quyen-hrw-lai-xuyen-tac-tinh-hinh-nhan-quyen-viet-nam


PHÒNG, CHỐNG HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC



Trong Chiến lược “Diễn biến hòa bình” với nước ta, các thế lực thù địch triệt để sử dụng các thủ đoạn phi quân sự, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để phá hoại từ bên trong nội bộ, hòng tạo ra lực lượng chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Trong đó, chúng đặc biệt quan tâm, lợi dụng xã hội dân sự (XHDS).
Xã hội dân sự - vai trò và mặt trái
XHDS hiểu một cách phổ thông là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của người dân như: Công đoàn, hợp tác xã, nhóm v.v.. thực hiện mối liên hệ giữa công dân với Nhà nước. Đó là tổng thể các quan hệ và mạng lưới các tổ chức, hội, nhóm xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý, cùng với Nhà nước kiểm soát và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ nhằm duy trì sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của Nhà nước và xã hội. XHDS có các đặc trưng cơ bản là: Các tổ chức, hội nhóm nằm ngoài Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, độc lập về tài chính; quy mô, hình thức tồn tại, thiết chế tổ chức đa dạng; mục tiêu chung vì sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Theo phân tích trên thì ở Việt Nam gồm có các loại tổ chức XHDS: Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức cộng đồng theo dòng tộc, sở thích; các tổ chức dịch vụ công không do Nhà nước lập ra... Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nước ta có gần 18 tổ chức công đoàn ngành, 400 hội, hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội.
Về bản chất, XHDS có nhiều điểm tích cực; đó là hoạt động trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý vì mục tiêu khẳng định quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội và Nhà nước. Trong đó, mối quan hệ giữa người với người dựa trên sự tự thảo luận và tự đồng thuận với các vấn đề của cuộc sống mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. XHDS góp phần giúp Nhà nước giảm bớt gánh nặng chi phí, tinh giản bộ máy, hoạt động hiệu quả và minh bạch; là cầu nối các cá nhân với Nhà nước; cùng với Nhà nước hoạch định và tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức; góp phần phát huy các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Song thực tiễn ở các nước Đông Âu hay biến động chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi gần đây đã cho thấy, các thế lực bên ngoài đặc biệt chú trọng thúc đẩy, hình thành các tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây, từng bước tạo ra tổ chức đối lập, hình thành xã hội đa nguyên, đa đảng; áp đặt các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa theo kiểu của họ, thực hiện “Cách mạng màu”, “Cách mạng đường phố”... Coi đó là phương thức hoạt động chủ yếu nhằm chuyển hóa chế độ xã hội ở các quốc gia này.
Thực trạng hoạt động lợi dụng XHDS chống phá Việt Nam
Đối với Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng XHDS để thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá nước ta; chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:
Một là, tuyệt đối hóa tính độc lập tương đối của XHDS nhằm từng bước làm cho các tổ chức XHDS trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Các thế lực bên ngoài ra sức tuyên truyền XHDS là hiện thân của tự do, dân chủ và những gì tốt đẹp trong xã hội. Chúng đả kích, xuyên tạc, phủ nhận bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử và hiện tại, coi đó là mô hình Nhà nước độc tài, toàn trị, không có khả năng điều hành xã hội, không phát huy dân chủ vì thiếu XHDS. Họ tìm cách xoáy sâu, thổi phồng những tiêu cực, hạn chế của mặt trái nền kinh tế thị trường ở nước ta, những thiếu sót trong thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tệ nạn tham nhũng, hối lộ... nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Với lập luận, XHDS là “đối quyền của quyền lực nhà nước” để tập trung đòi thực hiện trách nhiệm xã hội, chia sẻ quyền lực chính trị cho XHDS; thực chất là cổ vũ tư tưởng coi Nhà nước đối lập với XHDS; kích động thái độ vô chính phủ, lấy phá hoại thay cho xây dựng hòng từng bước đưa XHDS thành lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước.
Hai là, lợi dụng XHDS để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; đòi Nhà nước phải bảo đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực xã hội. Các thế lực thù địch coi hình thành XHDS độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người, cổ súy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình... Chúng đặc biệt cổ súy quyền bày tỏ chính kiến không giới hạn và liên kết hình thành các tổ chức “độc lập” tham gia vào đời sống cộng đồng, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; lập các hội, nhóm với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ, mục đích thu hút được các tầng lớp, thành phần xã hội tham gia như: “Hội phụ nữ nhân quyền”,“Hội nhà báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ”... Thông qua các diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội để công khai tổ chức, tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia. Mặc dù hoạt động theo phương thức tự phát nhưng các hội nhóm này luôn có sự liên kết nhau và cấu kết chặt chẽ với các tổ chức phản động bên ngoài để phát triển lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối lập.
Ba là, các thế lực bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này, từng bước biến chúng thành các tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây. Thông qua thúc đẩy phát triển XHDS để tác động hình thành trong nội bộ các cơ quan, tổ chức chính trị; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu hướng hoạt động “độc lập”, thậm chí “đối lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta. Thông qua triển khai dự án tài trợ, tổ chức hội thảo... các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua chuộc số cán bộ, đảng viên trong nội bộ để tuyên truyền, kích động tâm lý bất mãn, lôi kéo họ thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước. Chúng khai thác, lợi dụng internet, bưu chính viễn thông để phát tán đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, bôi nhọ Đảng, chính quyền và các lãnh đạo; tung hô những trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo bất mãn, cơ hội chính trị, số cán bộ tha hóa, bất mãn; phủ nhận, xét lại lịch sử và giá trị văn hóa dân tộc; kích động tư tưởng vô chính phủ, tuyên truyền các giá trị ưu việt của văn hóa phương Tây... từ đó làm “đổi màu” các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan do dân bầu trong hệ thống chính trị...
Bốn là, thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng trong nước để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi thực hiện quyền con người như: Quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội... theo tiêu chí phương Tây, bất chấp đặc thù lịch sử, văn hóa và chế độ chính trị nước ta. Tìm cách thúc đẩy, khuyến khích cán bộ, đảng viên và người dân tích cực tham gia phản biện chính sách, phản biện xã hội, tác động và gây sức ép đòi thay đổi chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là sửa đổi, ban hành các luật thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây. Thông qua môi trường XHDS các thế lực tìm cách lôi kéo quần chúng vào các “hoạt động vì mục tiêu chung” như: Đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường v.v.. hòng tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước ta; tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia đòi đa nguyên, đa đảng và khởi kiện, vu cáo Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về nhân quyền.
Một số giải pháp, kiến nghị
Để góp phần đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội, đoàn thể quần chúng và các NGO ở Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc cần phát huy chức năng phản biện, giám sát, vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, phản biện, góp ý kiến trong việc hoạch định cơ chế, chính sách nhằm góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiếp tục phát huy tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Chú trọng xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở; nhất là các địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa; chăm lo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của đất nước và từng địa phương; giải quyết kịp thời bức xúc, khó khăn, nguyện vọng chính đáng của các tổ chức quần chúng và các tầng lớp nhân dân.
Chủ động đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất XHDS, âm mưu, hoạt động lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch để tác động chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay. XHDS là vấn đề chính trị, xã hội phức tạp, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu, nhận diện, tuyệt đối tránh khuynh hướng đơn giản hóa nhận thức về XHDS, đồng thời tránh tư tưởng coi XHDS là tiêu cực, đối lập hoàn toàn với Nhà nước. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền “vừa hồng, vừa chuyên” có trình độ, năng lực, kiến thức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên lĩnh vực này. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về nhân quyền, làm cho các nước và nhân dân thế giới hiểu rõ thực tế chính sách và thành tựu nhân quyền ở Việt Nam, góp phần đấu tranh, ngăn chặn các luận điệu vu cáo, xuyên tạc vấn đề này đối với nước ta.
Thường xuyên nắm chắc tình hình hoạt động của các tổ chức XHDS để chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động lợi dụng XHDS xâm phạm an ninh chính trị, trật tự xã hội. Kiên quyết xử lý các hội, đoàn thể, các tổ chức NGO hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường đối thoại, tiếp xúc, cảm hóa, không để các thế lực lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ chống đối từ bên trong... Kịp thời phát hiện kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng các tổ chức, đoàn thể xã hội tuyên truyền, xuyên tạc tình hình trong nước và tập hợp lực lượng gây rối trật tự, xâm phạm an ninh chính trị. Giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện, tố cáo, không để lây lan, kéo dài, vượt cấp.
Ðảng, Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, đoàn thể, hội, nhóm phù hợp với định hướng phát triển đất nước, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.


Báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2016 của Mỹ: Sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam


Ngày 15-8-2017, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo của 199 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, có Việt Nam. Mặc dù có một số tiến bộ trong đánh giá tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhưng bản Báo cáo vẫn còn nhiều nội dung thể hiện sự nhìn nhận phiến diện, thiếu khách quan, thiện chí.
Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2016 của Bộ Ngoại giao Mỹ có 29 trang nói về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, trong đó ghi nhận Việt Nam đã có những cải thiện về tự do tôn giáo: Hiến pháp Việt Nam quy định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phụng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng; Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào ngày 18 tháng 11 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, nhằm đảm bảo thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trên thực tế. Tuy nhiên, trong Báo cáo còn có nội dung không đúng sự thật, khi cho rằng, Việt Nam tiếp tục kiểm soát, thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự chấp thuận của Nhà nước, với những điều luật mơ hồ cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì đoàn kết dân tộc. Nhiều tôn giáo lớn, như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài,... đến các nhóm Tin lành ở vùng sâu, vùng xa đang là đối tượng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cấm đoán. Những người truyền đạo là người dân tộc ở Tây Bắc hoặc ở Tây Nguyên, miền Trung bị đe dọa, buộc phải chối bỏ đức tin; các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế của các nhóm tôn giáo được công nhận tiếp tục bị hạn chế, dù ít nghiêm trọng hơn năm trước.
Sở dĩ, Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục đánh giá sai lệch tình hình tôn giáo ở Việt Nam là do họ bị chi phối bởi định kiến và sự khác biệt về quan điểm lịch sử, văn hóa đối với các sự việc liên quan tới tôn giáo ở Việt Nam. Để xây dựng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lấy thông tin bị xuyên tạc, bóp méo do một số tổ chức NGO, tổ chức phản động lưu vong, cá nhân bất mãn, chống đối trong nước cung cấp. Cũng như các lĩnh vực xã hội khác, sự khác biệt về mô hình nói chung, quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng giữa các quốc gia là điều bình thường. Điều không bình thường là ở chỗ Chính phủ Mỹ đã không nhận thức như vậy, hơn thế còn tự cho mình quyền áp đặt mô hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với quy định của pháp luật”1. Quan điểm của Đảng đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Nam, như: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2017), Luật Tố tụng Hình sự,… và được bảo đảm, tôn trọng thực hiện trên thực tế. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Hiến pháp Việt Nam chỉ nghiêm cấm “xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”, không đưa ra giới hạn nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này tương thích với các văn bản quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Chẳng hạn như Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (năm 1966) đã nêu: Mọi người có quyền “tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” nhưng phải chịu giới hạn vì “an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Thực tiễn sinh động và những thành tựu trong hoạt động tôn giáo những năm qua là minh chứng thuyết phục nhất về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, tính đến năm 2017, cả nước có 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động với hơn 25 triệu tín đồ (chiếm gần 30% dân số cả nước), 53 nghìn chức sắc, hơn 133 nghìn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo đã có hệ thống đào tạo quy mô trong cả nước, trong đó Phật giáo có 04 học viện, 01 trường cao đẳng và nhiều trường trung cấp Phật học, gần 17 nghìn cơ sở thờ tự; Công giáo có 01 học viện, hàng chục trường đào tạo và hơn 7 nghìn cơ sở thờ tự; Cao Đài có 01 học viện, hơn 1.200 thánh thất, thánh tịnh; Tin lành có 01 trường Thánh kinh thần học, hơn 500 cơ sở thờ tự và trường đào tạo tín đồ. Hầu hết các tổ chức tôn giáo đã có báo, tạp chí, bản tin riêng. Nhà nước đã cho phép xuất bản kinh sách bằng các tiếng dân tộc, như: xuất bản Kinh thánh bằng tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai; in Kinh Phật bằng tiếng Khơ-me, v.v. Hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực tôn giáo được chú trọng, đẩy mạnh. Thời gian qua, Chính phủ đã tạo điều kiện cho các tôn giáo được mở rộng quan hệ quốc tế; cho phép nhiều đoàn tôn giáo quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam và nhiều đoàn chức sắc tôn giáo trong nước đi thăm, làm việc, học tập ở nước ngoài. Việt Nam cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện tôn giáo lớn, như: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2008 và 2014; Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI (năm 2009), Đại lễ 100 năm Tin lành đến Việt Nam (năm 2011), Diễn đàn Thượng đỉnh Phật giáo ASEAN (năm 2016), v.v. Đại diện các tổ chức tôn giáo Việt Nam đã được tham gia đối thoại, giao lưu trên các diễn đàn lớn, như: Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), v.v. Việc đăng ký điểm nhóm Tin lành đã được Chính phủ hết sức quan tâm, tạo điều kiện phê duyệt. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có khoảng 500 ngàn tín đồ thuộc 31 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành, với hơn 400 ngàn người đang sinh hoạt tại 240 chi hội và 1.300 điểm nhóm đã đăng ký với chính quyền địa phương. Khu vực Tây Bắc hiện có gần 200 ngàn tín đồ, chủ yếu là người Mông sinh hoạt ở hơn 1.300 điểm nhóm. Chính quyền các cấp đã tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo Tin lành được sinh hoạt tôn giáo tại gia đình hoặc tập trung theo điểm nhóm. Đến nay, đã có trên 500 điểm nhóm đăng ký sinh hoạt thuộc 6 tổ chức, hệ phái. Từ năm 2013 đến nay, liên tục có các điểm nhóm mới được Nhà nước cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo. Với chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, những năm qua, tín đồ, chức sắc các tôn giáo đã yên tâm, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia các phong trào “ích nước, lợi dân”, phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước.

Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân thực sự được tôn trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn. Đó là một thực tế rõ như ban ngày, không ai có thể phủ nhận được. Điều này, được cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều chính khách Mỹ đã chứng kiến và ghi nhận. Ông C.Searcy, Phó Chủ tịch Quỹ tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ, đã nói: “Được chứng kiến trực tiếp và bằng kinh nghiệm bản thân mình, tôi cho rằng Việt Nam không chỉ có tự do tôn giáo mà các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển”; A.Sauvageot, cựu Đại tá CIA đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam, là trợ lý đặc biệt của Đại sứ Mỹ tại Thái Lan cho rằng: “Với tư cách là người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam đã lâu, tôi hoàn toàn không đồng ý với bản báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo. Nếu ai hỏi tôi, tự do tín ngưỡng ở Việt Nam là bao nhiêu, theo tôi là 100%, tự do không tín ngưỡng của Việt Nam cũng là 100%. Thí dụ cá nhân tôi, hoàn toàn không theo một tôn giáo nào, nhưng làm việc tại Việt Nam, tôi không bao giờ bị mang tiếng xấu vì điều đó”. Trong cuộc làm việc với Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam tại Mỹ năm 2016, B.Roberts, Mục sư cao cấp của Hội thánh Tin lành Northwood (Mỹ), cho hay: “Các tôn giáo ở Việt Nam đều đang phát triển. Tôi thấy rằng, Chính phủ Việt Nam đang tạo điều kiện để người dân được thực hành tôn giáo của mình, tôi nghĩ dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo của các bạn là một bước tích cực và đúng hướng”. Đặc biệt, việc Việt Nam trúng cử là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 với số phiếu cao; đồng thời, bảo vệ thành công các Phiên rà soát Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II đã khẳng định mạnh mẽ nhất đối với nỗ lực, thành tựu của Việt Nam nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoàn thành tốt vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Cần phải nhấn mạnh rằng, cũng như hoạt động bình thường khác của xã hội, sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều phải trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, “sống tốt đời, đẹp đạo”, “kính chúa, yêu nước”, đồng hành cùng dân tộc; nghiêm cấm và xử lý nghiêm bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Các tôn giáo ở Việt Nam muốn phát triển được đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật và lợi ích quốc gia, dân tộc. Điều này phù hợp với luật pháp quốc tế và cũng giống như ở các quốc gia khác, hành vi vi phạm pháp luật của công dân, dù theo đạo hay không theo đạo cũng đều phải bị xử lý theo luật định. Điển hình như ở nước Đức, Điều 9, Hiến pháp nước này đã quy định: Hoạt động của một tổ chức tôn giáo có thể bị giới hạn hay bị cấm nếu như mục đích và hoạt động của tổ chức đó vi phạm các quy định của luật hình sự hay chống lại chế độ xã hội đã được xác định trong Hiến pháp. Vì lẽ đó, chính quyền Đức đã phá bỏ 16 nhà thờ ở Garzweiler (Grevenbroich) để khai thác than non dù Giám mục cho rằng việc khai thác than ảnh hưởng sinh thái và xã hội, nhưng Tòa án Hiến pháp Liên bang đã phán quyết rằng, việc khai thác là quan trọng hơn vì lợi ích của xã hội. Và ngay tại nước Mỹ, nơi tự cho rằng luôn đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì cũng là nơi bị lên án vi phạm quyền này. Hội đồng Giám mục Mỹ đã nhiều lần tố giác đạo luật tại một số bang ở Mỹ đe dọa hoặc kỳ thị các tín đồ Ki-tô, đặc biệt là Công giáo. Điển hình như, luật buộc các tổ chức Công giáo phải trả bảo hiểm ngừa thai cho các nhân viên; tháng 02-2012, chính quyền Mỹ đã bắt giữ 7 thành viên của nhóm Hutaree tự xưng là “Chiến binh Thiên Chúa giáo”, có trụ sở tại Michigan vì bị cáo buộc âm mưu tiến hành cuộc chiến chống lại chính quyền Mỹ. Tuy nhiên, những người này nói rằng, họ chỉ sử dụng quyền Hiến pháp trong việc tự do phát biểu, hội họp và mang theo vũ khí cá nhân. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ E.Holder nhấn mạnh cuộc vây bắt nhóm Hutaree là một cú đánh mạnh vào một tổ chức nguy hiểm toan tính chống nước Mỹ. Rõ ràng, khi tự nhận là luôn đảm bảo tự do tôn giáo thì ở nước Mỹ cũng phân biệt rạch ròi giữa hoạt động tôn giáo hợp pháp với hoạt động lợi dụng tôn giáo chống chính quyền. Đặc biệt, sau sự kiện khủng bố xảy ra ở Mỹ ngày 11-9-2001, hiện tượng “bài Hồi giáo” có xu hướng gia tăng tại nước này. Ngày 13-8-2016 tại New York, giáo sĩ M.Akonjee và trợ lý bị bắn chết sau khi rời nhà thờ Hồi giáo. Chính Richard Rorty, triết gia Mỹ nổi tiếng thế giới, đã nói: “Nếu chủ nghĩa phát xít đến Hoa Kỳ, nó sẽ liên kết với sự cố chấp tôn giáo. Tôi thú nhận rằng nếu phải đánh cược nước nào tới đây sẽ bị phát xít hóa, chắc tôi chọn Hoa Kỳ”.

Để cộng đồng quốc tế đánh giá khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn hoan nghênh các cá nhân và cộng đồng quốc tế, trong đó có các quan chức Chính phủ Mỹ tới thăm, làm việc tại Việt Nam. Việc phản ánh đúng đắn thực tế đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ phát triển lành mạnh, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân hai nước; chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ - Việt Nam và tinh thần Văn kiện “Tầm nhìn chung” được ký kết giữa hai nhà nước vào tháng 7-2015./.

__________
1 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 165.

http://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/bao-cao-tinh-hinh-tu-do-ton-giao-quoc-te-nam-2016-cua-my-sai-lech-thieu-khach-quan-ve-tinh-hinh-ton-giao-o-viet-nam

 


NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHẢN BÁC THÔNG TIN, QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH


Công tác đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp và lâu dài. Do vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sức mạnh của toàn dân tham gia đấu tranh chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt là phải lựa chọn những cán bộ có bản lĩnh, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và tư duy nhạy bén, tỉnh táo, sắc sảo trong đấu tranh, phòng chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch.

Việc đấu tranh phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng, lý luận. Cần kiên quyết bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng, đặc biệt là mục tiêu, lý tưởng, con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn. Đấu tranh, phê phán, bác bỏ các quan điểm, tư tưởng của tổ chức phản động hoạt động chống lại Đảng và Nhà nước.

Tiếp tục giáo dục nâng cao nhận thức, xác định rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng tham gia đấu tranh phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng có hiệu quả hơn.

Hiện nay, internet có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội. Có thể nói, nhiều thành quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong những năm đổi mới có một phần đóng góp quan trọng của internet. Tuy nhiên, các lực lượng thù địch cũng đang ra sức sử dụng internet, các trang mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

 http://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/nang-cao-hieu-qua-cua-cong-tac-dau-tranh-phan-bac-thong-tin-quan-diem-sai-trai-thu-dich

 


TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI DÂN ĐƯỢC PHÁT BIỂU NHIỀU HƠN


 “Quan trọng nhất của công tác dân vận chính là hướng tới cuộc sống người dân, khi người dân có cuộc sống tốt, phát triển ổn định thì niềm tin của người dân sẽ tự tăng theo”.

Đó là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai tại buổi làm việc của Đoàn Kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/2/2010 của Bộ Chính trị, làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng vào chiều 22/7.

Báo cáo về kết quả 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW, ông Nguyễn Thanh Quang, Trưởng Ban Dân vận Thành uỷ Đà Nẵng, cho biết qua 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW, nhận thức của cấp ủy và cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò công tác dân vận, nhất là nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành về công tác dân vận của chính quyền được nâng lên.

Quan điểm "Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt" và phương châm "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”, "nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin"  đã dần đi vào thực tế, bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực.

Phát huy được vai trò Mặt trận, các hội, đoàn thể trong triển khai các chủ trương, chính sách, các cuộc vận động trên địa bàn, nhất là các chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội, chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an” , phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các Chỉ thị số 24-CT/TU, Chỉ thị số 25-CT/TU, Chỉ thị số 29-CT/TU  của Ban Thường vụ Thành ủy, các chủ trương giải tỏa, đền bù, tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, xây dựng nông thôn mới… góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh.

Công tác cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống “chính quyền điện tử” bước đầu được hình thành từ cấp Thành phố đến các quận, huyện, sở, ngành, nhất là ứng dụng các dịch vụ công, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, luôn duy trì thứ hạng cao về các Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số cải cách hành chính, đặc biệt là địa phương 10 năm liên tiếp dẫn đầu về Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông v.v…

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số hạn chế, cụ thể như công tác triển khai, quán triệt nội dung Quy chế ở một số cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị-xã hội chưa nghiêm túc, vẫn còn nhận thức công tác dân vận là của nhiệm vụ của ban dân vận, Mặt trận và các đoàn thể. Công tác kiểm tra, giám sát chuyên đề, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở cơ sở.

Kiến thức và kỹ năng về công tác dân vận của một bộ phận cán bộ các cơ quan khối Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp còn hạn chế, bất cập, do chưa được đào tạo, bồi dưỡng; vai trò tham mưu, đề xuất của cán bộ làm công tác dân vận chưa ngang tầm nhiệm vụ...

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trương Thị Mai đánh giá cao nỗ lực của Đà Nẵng trong công tác dân vận thời gian qua, nhấn mạnh 2 ưu điểm nổi bật của Thành ủy Đà Nẵng trong thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW, đó là: Công tác chỉ đạo, lãnh đạo rất sâu sát với hàng loạt văn bản hướng dẫn của Thành ủy, UBND Thành phố; đồng thời công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng, với việc từ Thành ủy đến các cấp cơ sở đều có 1 Phó Bí thư được phân công phụ trách thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW.

Trong thời gian tới, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị các cấp, các ngành TP. Đà Nẵng tiếp tục phát huy các hiệu quả đã đạt được, đồng thời cần nhận thức cao hơn, có trách nhiệm hơn nữa về công tác dân vận. Cần tích cực tạo điều kiện cho người dân được tham gia nhiều hơn, được phát biểu nhiều hơn, được lắng nghe nhiều hơn trong quá trình triển khai các chính sách, kế hoạch phát triển thành phố. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện nêu gương trong Đảng viên, cán bộ, để giữ vững niềm tin yêu của người dân.

“TP. Đà Nẵng đang trong quá trình xây dựng những phương hướng, kế hoạch cho nhiệm kỳ sau mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Muốn như vậy cần sự nỗ lực cao của Đảng bộ, Chính quyền và người dân Đà Nẵng trong công tác dân vận”, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Trước đó, đồng chí Trương Thị Mai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Quận ủy Liên Chiểu; đi thăm và tặng quà gia đình 2 gia đình thương binh và Mẹ VNAH tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

 


GIA TĂNG CÁC HÀNH ĐỘNG TRÁI PHÉP TRÊN THỰC ĐỊA


Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động trái phép nghiêm trọng ở Biển Đông nhưng có lẽ 6 tháng đầu năm 2020 là đỉnh điểm của hoạt động quấy rối kiểu này. Các tàu cá, tàu thăm dò địa chất của Malaysia, Phillipines, Indonesia và cả Việt Nam đều bị Trung Quốc “hỏi thăm”.

Mới đây nhất, vào ngày 14/6, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu khảo sát Hải Dương 4 xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp nguy cơ hành động này gây thêm căng thẳng trên Biển Đông.

Liên tục tiến hành các hành vi sai trái 

Theo bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hàng hải eo biển Malacca, Malaysia, những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông và xây dựng các công trình trái phép trên đó đồng thời ngang nhiên tuyên bố yêu sách Tứ Sa và thành lập cái gọi là “khu Nam Sa” và “khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là những bước đi đầy toan tính. 

“Khi yêu sách Tứ Sa được công khai tức là Trung Quốc đã chuẩn bị cho một chiến lược dài hơi nhằm độc chiếm Biển Đông một cách trái với pháp luật quốc tế. Dịch COVID-19 với diễn biến phức tạp tại các nước trong khu vực tạo cơ hội cho Trung Quốc có thêm những hành động leo thang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại”, bà Sumathy Permal nói. 

Nhắc đến vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS với 8 ngư dân của Việt Nam ngày 2/4, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hàng hải eo biển Malacca chỉ rõ, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi hết sức nguy hiểm và đáng lên án như trên. Hồi tháng 6 năm 2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVERQ của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông. 

“Một trong những chiến thuật chính mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng là triển khai các nhóm tàu hỗn hợp gồm tàu cá, tàu hải cảnh và tàu hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực nhằm thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối, thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác. Điều tôi lo ngại là hành vi này của Trung Quốc không những duy trì liên tục trong suốt nhiều năm qua mà còn tăng cường cả về tần suất, mức độ và số lượng tàu tham gia. Riêng trong những tháng đầu năm 2020 thì đã đạt ngưỡng chưa từng có trong tiền lệ”, bà Sumathy Permal phân tích. 

Chuyên gia từ chương trình An ninh hàng hải thuộc Đại học Nanyang của Singapore, Collin Koh cũng nhận định: “Các hành vi của Bắc Kinh mà chúng ta đang thấy trên Biển Đông đã từng diễn ra trước đó và chắc chắn sẽ lặp lại trong tương lai. Rõ ràng là sau khi hoàn tất việc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, tăng cường được sự hiện diện thường xuyên trên Biển Đông, Bắc Kinh bắt đầu lập kế hoạch khác để củng cố yêu sách chủ quyền vô lý và liên tục bổ sung các chiêu thức mới. Giờ đây, Trung Quốc “đánh mạnh” vào kinh tế các nước bằng việc dùng tàu hải cảnh và tàu khảo sát cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của quốc gia khác trên Biển Đông. 

Quả thực, như đối với Việt Nam, nếu trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc chỉ tiến hành gần chục hoạt động trái phép nghiêm trọng ở Biển Đông như đưa tàu thăm dò dầu khi vào bãi Tư chính năm 1994, đưa tàu Kan Tan-3 vào khảo sát ở khu vực chồng lấn trong vịnh Bắc Bộ năm 1997, thực hiện một số vụ cắt cáp tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam trong đó có tàu Bình Minh năm 2011, đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam năm 2014, đưa tàu đến cản phá hoạt động dầu khí ở cực Nam thềm lục địa Việt Nam (năm 2017 và 2018) và đưa tàu vào vùng biển Nam Biển Đông của Việt Nam (năm 2019) thì riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, các vụ cản trở kiểu này đã chiếm gần ½ con số này. 

Với các quốc gia khác, Trung Quốc cũng không nể nang. Sau cuộc đụng độ với tàu của Malaysia hồi đầu năm, tháng 4 vừa qua, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc lại bám theo tàu thăm dò dầu khí West Capella của Malaysia và hoạt động cách bờ biển Malaysia chỉ hơn 300km. Chưa hết, tàu cá của Trung Quốc cũng đã gây rối gần quần đảo Natuna của Indonesia khiến quân đội Indonesia phải điều máy bay chiến đấu và tàu chiến tới tuần tra. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng bay tới khu vực này và tuyên bố “không thương lượng chủ quyền” với Trung Quốc. Greg Poling, Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ) cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại và tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông, lập thêm các đội tàu hải cảnh để bảo vệ tàu cá ở Biển Đông và giao thêm nhiệm vụ cho các tàu cá không chỉ đánh cá mà còn quấy rối ngư dân của các nước trong khu vực. 

“Mỗi ngày các nước đều chứng kiến có tới gần 100 tàu cá Trung Quốc hoạt động cùng các tàu hải cảnh. Các đảo nhân tạo sẽ được Trung Quốc dùng như căn cứ quân sự và giúp Trung Quốc mở rộng việc kiểm soát trên Biển Đông. Những đảo này được trang bị radar và khả năng giám sát, giúp Trung Quốc quan sát mọi thứ diễn ra ở Biển Đông. Trước đây Trung Quốc có thể không biết quốc gia khác khai thác tài nguyên ở đâu. Nhưng giờ thì họ biết rõ điều đó”, ông Greg Poling lo ngại. 

Rõ ràng, Trung Quốc giờ không còn úp mở mà thẳng thừng công khai quan điểm ngăn chặn, khống chế các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí của các quốc gia khác trên Biển Đông. Nghĩa là, trong quan hệ ngoại giao với những nước ở Đông Nam Á, Bắc Kinh đã chuyển hướng về chính sách. Bình luận về những vấn đề liên quan đến Biển Đông, hãng CNN hồi đầu tháng 6 còn có bài viết khẳng định, Trung Quốc đang gia tăng áp lực, gây nguy cơ xung đột trên Biển Đông. 

Con dao hai lưỡi

Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông làm tổn hại danh tiếng quốc tế của nước này. Ian Storey, thành viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore đánh giá, "trước sự cố thủ của Trung Quốc ngay cửa nhà", giờ đây dường như là thời điểm để các quốc gia ASEAN đang kết hợp với nhau và sẵn sàng đối mặt với Bắc Kinh. 

"Cho dù Trung Quốc có thúc đẩy mạnh mẽ như thế nào, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy các thành viên ASEAN hợp nhất và trình bày mặt trận thống nhất mạnh mẽ chống lại Trung Quốc", ông Ian Storey nói và chỉ rõ, Malaysia từ lâu đã thực hiện chính sách vừa cân bằng lợi ích của mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc với việc điều hành chính sách đối ngoại độc lập của riêng mình. Đó là lý do tại sao các cuộc đụng độ trước đây với các tàu Trung Quốc ở vùng biển Malaysia bị ngăn chặn nhiều nhất có thể. 

Còn Indonesia trong quá khứ đã nổ súng vào các tàu cá Trung Quốc không rời khỏi vùng biển của nước này và hành vi cứng rắn của Tổng thống Widodo vào tháng 1 cho thấy ông sẽ không ngồi yên trong khi Bắc Kinh di chuyển vào quần đảo Natuna. 

Trong khi đó, Mỹ đã tăng cường tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông, nắm giữ một nửa số lượng hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2020. Washington cũng đang nỗ lực để hỗ trợ trực tiếp các quốc gia ASEAN như việc chuyển giao cho hải quân Malaysia lô máy bay không người lái giám sát đầu tiên hồi tháng 5. Và gần đây, các tàu chiến của Hải quân Mỹ đã thực hiện cái gọi là "hoạt động hiện diện" gần các giàn khoan đang bị tàu Trung Quốc theo dõi. Nhiều quốc khác thì thì tỏ thái độ phản ứng, không ủng hộ hành động của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

GS James Holmes thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ khẳng định: "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã thực sự chơi quá tay một cách nghiêm túc bằng cách bắt nạt và quá hung hăng. Điều đó bắt đầu thúc đẩy các quốc gia trong khu vực gia tăng lo lắng về sự xâm lược của Trung Quốc... Trung Quốc càng thúc đẩy thì họ càng có khả năng đoàn kết và đẩy lùi. Bất kỳ sự đẩy lùi nào cũng có thể khiến Bắc Kinh phải trả giá. Trung Quốc có quan hệ thương mại chặt chẽ với nhiều nước láng giềng trong khu vực như Philippines, Malaysia và Indonesia, và cần họ cho các phần trong chương trình "Sáng kiến Vành đai và Con đường". Đã có rất nhiều khó chịu trong khu vực về cách Trung Quốc sử dụng COVID-19 để thúc đẩy các yêu sách của mình ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ không muốn phá hủy hoàn toàn mối quan hệ với ASEAN bằng cách đẩy quá mạnh”

http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Gia-tang-cac-hanh-dong-trai-phep-tren-thuc-dia-602983/


TOAN TÍNH VỀ MỘT VÙNG NHẬN DIỆN PHÒNG KHÔNG PHI PHÁP


Sau hàng loạt hành động đơn phương, trái với luật pháp quốc tế trên Biển Đông, Trung Quốc còn đang đe dọa thành lập một vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) để kiểm soát vùng trời.

Các báo cáo về kế hoạch của Trung Quốc tuyên bố ADIZ đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông từ cuối tháng 5 và biện pháp khiêu khích này được cho là giống như những gì nước này đã làm trên biển Hoa Đông nhằm củng cố yêu sách của mình.

Âm mưu mới

Mối quan tâm về khả năng Trung Quốc thành lập ADIZ gia tăng mạnh mẽ vào tháng 6 khi các chiến đấu cơ Trung Quốc liên tiếp xâm nhập vào ADIZ của Đài Loan 5 lần trong 10 ngày - một động thái chưa từng có tiền lệ. Đáng chú ý, việc máy bay quân sự Trung Quốc áp sát Đài Loan diễn ra sau khi chiếc máy bay vận tải quân sự C-40A thuộc hải quân Mỹ nhận được sự cho phép và bay vào không phận Đài Loan ngày 9/6. 

Trước đó, vào ngày 31/5, tờ South China Morning Post đã dẫn nguồn tin từ quân đội Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh đang lên kế hoạch thiết lập ADIZ ở Biển Đông. ADIZ được Trung Quốc đề xuất bao trùm cả quần đảo Đông Sa (Pratas) ở phía Bắc Biển Đông, và cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cũng theo nguồn tin này, Trung Quốc chỉ đang chờ thời điểm công bố.

Tờ The Economist dẫn lời một cựu giảng viên Học viện hải quân Đài Loan tại Cao Hùng cho biết, việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông đã được giới chức Trung Quốc "nhăm nhe" từ năm 2010, cùng thời điểm nước này thông báo với Nhật Bản về việc cân nhắc thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông. 

Xây dựng và phát triển trái phép các đảo nhân tạo, đặc biệt là các đường băng và hệ thống radar được xây dựng trên các đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam diễn ra nhiều năm qua là một phần kế hoạch ADIZ của Bắc Kinh. 

Và một khi các máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc được đưa đến, chúng có thể tham gia cùng máy bay cảnh báo sớm và chống ngầm để thực hiện các hoạt động tuần tra ADIZ.

Không có cơ sở pháp luật quốc tế

Thực tế, ADIZ là không phận trên một khu vực, ở đó việc giám sát và kiểm soát máy bay qua lại được thực hiện vì lợi ích an ninh quốc gia của nước tuyên bố ADIZ. Điều đó có thể có nghĩa là các máy bay dân sự sẽ cần báo cáo sự hiện diện của họ với kiểm soát không lưu Trung Quốc, và có khả năng bị chặn nếu không làm. Trong khi nhiều quốc gia đưa ra ADIZ, khái niệm này không được xác định hoặc quy định bởi bất kỳ điều ước hoặc cơ quan quốc tế nào. 

Trung Quốc đã thiết lập ADIZ đầu tiên vào năm 2013 trên biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Khi đó, Mỹ đã cấp tốc cho 2 oanh tạc cơ bay ngang vùng này mà không hề xin phép, mục đích là chứng tỏ Mỹ không quan tâm gì đến quyết định về ADIZ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc định thiết lập ADIZ trên Biển Đông lại đi ngược với trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, cũng như cản trở tự do hàng hải và hàng không. 

Tướng Charles Brown, người sắp kế nhiệm Tướng David Lee Goldfein làm Tham mưu trưởng Không quân Mỹ bày tỏ: “Nó tác động đến tất cả các quốc gia và nó thực sự chống lại một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ảnh hưởng đến việc bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế". 

Giám đốc Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc có trụ sở tại Alabama (Mỹ), ông Brendan Mulvaney thì cho rằng, tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng quan hệ với Mỹ và gây ra những rạn nứt không thể khắc phục trong quan hệ với các nước láng giềng. 

"Một ADIZ mới có thể mang lại một số lợi ích chiến lược khiêm tốn cho Trung Quốc bằng cách kiểm soát một khía cạnh khác của Biển Đông. Nhưng một tuyên bố như vậy về Biển Đông - vốn là trọng tâm của một cuộc tranh chấp lãnh thổ 6 chiều, dường như khó hiểu đối với vùng biển, đảo và rạn san hô trên đại dương - sẽ củng cố nhận thức rằng Trung Quốc đang viết ra các quy tắc riêng bất chấp luật pháp quốc tế. Đây sẽ là một ví dụ khác về việc Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế, không tuân theo trật tự thế giới và các chuẩn mực quốc tế hiện nay", ông Brendan Mulvaney nhấn mạnh.

Đồng ý với quan điểm này, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hồi cuối tháng 6 khẳng định: "Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa họ đã cướp lấy một vùng biển rộng lớn vốn luôn rộng mở cho các hoạt động đánh bắt cá và tự do đi lại. Nếu Trung Quốc vẫn nhất quyết hành động, nguy cơ xảy ra các tính toán sai lầm trên biển sẽ lên cao, dẫn tới các căng thẳng leo thang trong khu vực". 

Ông Delfin Lorenzana khẳng định, Trung Quốc cũng sẽ vi phạm quyền của các nước liên quan đến những vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà nước này đã ký kết. 

“UNCLOS cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý các đại dương. Nhiều quốc gia sẽ coi ADIZ này là bất hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana nói. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cũng lên tiếng về các hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông, gọi những hoạt động của Bắc Kinh trong khu vực chiến lược quan trọng này là "vô cùng đáng báo động".

Gậy ông đập lưng ông

Phân tích kỹ hơn, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ nêu rõ: “Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ chuốc lấy hậu quả rất lớn về mặt pháp lý nếu đưa ra một sự vận dụng, giải thích mà cố tình bất chấp tất cả những nguyên tắc luật pháp quốc tế có liên quan hoạt động hàng không, trong lúc Trung Quốc vẫn đang là thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Tôi cho rằng, tuyên bố đó về ADIZ nếu đưa ra sẽ bị vô hiệu hóa, bởi vì các nước lớn có một nền hàng không mạnh chắc chắn sẽ có những biện pháp để không chấp hành tất cả những điều phi lý mà Trung Quốc đưa ra". 

Trong trường hợp Trung Quốc vẫn cố tình thiết lập ADIZ một cách bất hợp pháp để bảo vệ yêu sách phi lý của mình trên Biển Đông, thì theo TS Trần Công Trục, hành động này càng làm cho quốc tế nhận rõ hơn âm mưu, bản chất hoạt động của Trung Quốc và nước này sẽ rơi vào thế yếu về mặt pháp lý, về mặt chính trị cũng như ngoại giao và đặc biệt về mặt an ninh quốc phòng. 

“Trong trường hợp ấy, Trung Quốc có thể bị "gậy ông đập lưng ông", vừa không đạt được những bài bản đã tính toán của họ trên Biển Đông, khu vực, kể cả vùng trời ở trên đó, lại vừa bị thua thiệt, đuối lý, bất lợi và mất uy tín", TS Trần Công Trục nhấn mạnh.

Nói thêm về khía cạnh quan hệ ngoại giao trong vấn đề này, học giả Peter Layton, Đại học Griffith, Australia thì nhận định, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở Mỹ và các nước phương Tây, Trung Quốc đang muốn tranh thủ để giễu võ, giương oai trong khu vực. 

Tuy nhiên, những động thái của Mỹ như cử tàu chiến, máy bay chiến đấu và tàu sân bay tới Biển Đông, tập trận chung với Philippines khiến Bắc Kinh hơi chùn, nhất là vào thời điểm quan hệ hai nước khá căng thẳng. Cho nên, Trung Quốc cũng sẽ cân nhắc nhiều hơn tới quan điểm của Mỹ trong vấn đề này. 

Còn theo Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) Greg Poling, những hành động vừa qua của Bắc Kinh ở Biển Đông là sự tiếp nối cách tiếp cận hung hăng hơn để khẳng định các yêu sách lãnh thổ nhưng nó đang gây ra sự phẫn nộ hơn bao giờ hết của các nước láng giềng Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, một tuyên bố về ADIZ sẽ gây tổn hại nghiêm trọng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.

http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Toan-tinh-ve-mot-vung-nhan-dien-phong-khong-phi-phap-603190/


SỰ NGÔNG CUỒNG CỦA NHỮNG CON RỐI


Mặc dù công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 hiệu quả của Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá rất cao của cộng đồng quốc tế nhưng một số đối tượng chống đối núp bóng dân chủ, nhân quyền vẫn luôn tìm mọi lý do để chê bai, phủ nhận thành tựu đó bằng cách xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Việt Nam.

Điển hình, liên quan đến trường hợp của bệnh nhân 91 là phi công người Anh mới được xuất viện vừa qua. Chỉ với một chi tiết nhỏ bắt nguồn từ thông tin rằng bệnh nhân người Anh “chảnh” vì đã từ chối các báo đài chụp ảnh, quay phim, phỏng vấn, ngay lập tức, trên mạng xã hội, một số đối tượng chống phá núp bóng dân chủ đã bám nội dung trên để tung hứng, diễn xiếc, bày trò nói xấu Việt Nam bằng những luận điệu hết sức phi lý.

Thủ đoạn của các đối tượng dân chủ giả hiệu rất tinh vi, xảo quyệt khi quy chụp chủ đề là bệnh nhân 91 “vô ơn”, từ chối phỏng vấn để tìm cách bẻ lái dư luận nhằm nói xấu Việt Nam. Vì trên thực tế, bệnh nhân người Anh là trường hợp mắc bệnh nặng nhất, tưởng chừng không qua khỏi. Chính vì vậy, bệnh nhân này luôn giành được nhiều nhất sự quan tâm và kỳ vọng của dư luận kể từ khi ông ta nhập viện điều trị cho đến khi được chữa khỏi và xuất viện ngày 11-7 vừa qua. 

Điển hình như đối tượng M.V (sinh năm 1992, một thành viên của tổ chức tự xưng “Hội anh em dân chủ” do Nguyễn Văn Đài cầm đầu, từng bị tuyên án 18 tháng tù giam về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước” quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự) đã sử dụng trang Facebook cá nhân để tán phát bài viết “Tuyên giáo hèn hạ” 

với những nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật xung quanh thông tin cho rằng “bệnh nhân người Anh chảnh”, trong đó nhấn mạnh rằng “Việt Nam đang lợi dụng bệnh nhân 91 để quảng bá cho chiến dịch chống COVID–19”.

Đúng là giọng điệu trơ trẽn, bởi lẽ, V và các đối tượng dân chủ “giả hiệu” khác đã và đang được hưởng môi trường hòa bình ở Việt Nam, được bảo vệ không bị dịch bệnh đe dọa. Có được hạnh phúc đó chính là nhờ công sức của toàn dân đồng lòng cùng Chính phủ chiến thắng đại dịch COVID-19 với hình ảnh đẹp như: các chiến sỹ bộ đội lập lán ở rừng nhường doanh trại cho người cách ly; các chiến sĩ Công an khu vực “đến từng ngõ, gõ từng nhà” phòng chống dịch COVID-19 hay như hình ảnh từ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cháu bé học tiểu học, người nông dân chân lấm tay bùn ủng hộ quả trứng, mớ rau, khẩu trang, những đồng tiền tiết kiệm, rồi “sự tích” ATM gạo… 

Tất cả những điều đó đều được truyền thông thế giới ghi nhận và người dân ca ngợi chứ đâu cần Ban Tuyên giáo “quảng cáo”. Thế nhưng, trong từng câu chữ xuất phát từ ngòi bút của kẻ “bán trời không văn tự” không có một lời cảm ơn những người hết mình chống lại đại dịch mà ngược lại còn cố tình phớt lờ công sức của toàn dân, nhất là những người trên tuyến đầu, không quản ngày đêm, gian khó chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh. Trái lại, họ lúc nào cũng chỉ nhăm nhe đào bới, khai thác những tiểu tiết, hòng dựng nên những câu chuyện không có thật nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, chúng ta cần lên án mạnh mẽ bản chất của V khi đối tượng này cố tình nghĩ ra một câu chuyện hoang đường nhằm bôi nhọ y đức của đội ngũ y, bác sỹ. Xin được trích một đoạn trong bài viết “Tuyên giáo hèn hạ” của V: “Các bác sỹ, y tá trực tiếp điều trị ông phi công người Anh than thở rằng làm người Việt phải chăng là một định mệnh? Sự tận tình chu đáo, nhiều đêm nhiều ca trực họ không dám ngả lưng vì sợ buồn ngủ nếu có mệnh hệ gì với tay phi công đó không chỉ bệnh viện mà lãnh đạo chính quyền họ chửi và đuổi việc, vì áp lực của chính quyền rất lớn không phải vì tiền 3,5 tỷ mà vì cứu được người Anh…”.

Một tâm trạng chung khi đọc những dòng trạng thái trên, đó là sự phẫn nộ, bức xúc. Những người ngày đêm chăm lo, điều trị cho phi công người Anh, các y, bác sỹ tại Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ cảm thấy bị tổn thương vì danh dự, tài năng, công sức của mình bị xúc phạm.

Trong khi đó, để cứu chữa thành công cho bệnh nhân 91 trong 100 ngày, đưa bệnh nhân người Anh từ “quỷ môn quan” trở về là một kì tích rất lớn của y học Việt Nam trong bối cảnh các nước có nền y tế tiên tiến như: Mỹ, Pháp, Anh… với số ca tử vong lên đến hàng trăm nghìn ca, thì ở một đất nước nhỏ bé, với nền y học còn khó khăn, thiết bị còn hạn chế mà cứu chữa một bệnh nhân nhiễm COVID-19 có nhiều bệnh nền, lúc khó khăn nhất bị suy đĩa tạng, tổn thương toàn bộ 2 bên phổi, đến mức người lạc quan nhất còn không tin vào một kết quả tích cực. Đến nay, bệnh nhân đã khỏi bệnh, được xuất cảnh về nước. 

Một cách khiêm tốn nhưng cũng thật trân trọng khi chúng ta nói về quá trình điều trị cho bệnh nhân người Anh là nói đến một câu chuyện “cổ tích” với cái tâm, cái tầm của người bác sỹ đã nỗ lực cố gắng để đem đến sự vi diệu cho cuộc đời bệnh nhân. 

Với những người luôn sẵn ý đồ, hành vi chống phá thì chẳng có gì là họ không nghĩ ra để bồi bút xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam. Trong câu chuyện này, bất luận xuất phát từ lý do nào đi chăng nữa, việc bệnh nhân 91 từ chối trả lời truyền thông Việt Nam thì đó là quyền riêng tư, quyền được bảo đảm về thông tin sức khỏe cá nhân. Cho nên, chỉ có những thành phần “tự nhục” trong xã hội mới chú ý đến tiểu tiết đó để nói xấu Việt Nam.

Qua câu chuyện này, chúng ta càng cảm thấy rõ sự ngông cuồng của những đối tượng dân chủ giả hiệu trong âm mưu, hoạt động lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để chống phá Việt Nam trên mặt trận chính trị, tư tưởng. Thêm một lần nữa, bản chất của những kẻ làm con rối cho các thế lực thù địch được phơi bày trước dư luận.

http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Su-ngong-cuong-cua-nhung-con-roi-603512/


Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...