Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

Giá trị trường tồn của tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

 Thực tiễn cho thấy, sức sống mãnh liệt của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - giá trị văn hóa Hồ Chí Minh đã thấm vào tinh thần dân tộc, hun đúc nên giá trị văn hóa, đạo đức Việt Nam và lan tỏa không chỉ của dân tộc Việt Nam và còn hòa vào đời sống tinh thần của các dân tộc tiến bộ trên thế giới. Đó đã là chân lý, một sự thật hiển nhiên trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ấy vậy mà một số người lại vẫn cố tình xuyên tạc, bôi xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với sự chống lại sự phát triển, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, họ điên cuồng chống cả những giá trị tốt đẹp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh cả cuộc đời mình để cống hiến. Nhưng có một điều chắc chắn, cho dù những âm mưu và hành động xấu ấy của họ bấy lâu nay trên các diễn đàn, tán phát trên in-tơ-nét có nham hiểm, xảo quyệt đến đâu thì cũng không thể làm lung lay được sức sống bất diệt của giá trị văn hóa Hồ Chí Minh thể hiện trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn của thế giới. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo nên một giá trị văn hóa mới và được Người thổi vào mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nó. Giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam được minh chứng và thể hiện đầy đủ trong chiến lược, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta; trong chính trị, kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội đất nước. Chính tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã soi đường dẫn dắt để dân tộc ta, nhân dân ta vượt kiếp lầm than nô lệ, làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và cũng chính tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã soi đường dẫn dắt để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; một đại thắng mùa Xuân năm 1975 và trong cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại nghèo nàn và lạc hậu.

Ngày nay, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục ngày càng được lan tỏa, tất cả đều vì sự phấn đấu cho một tương lai tươi sáng của dân tộc. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ tạo nên một nền tảng tinh thần vững chắc để huy động toàn bộ sức mạnh của dân tộc, cả quá khứ và hiện tại, kết hợp với sức mạnh thời đại để thúc đẩy đất nước tiến lên.

Đây là một thực tế khẳng định giá trị bất diệt của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cũng là thông điệp về sự phát triển mà không thế lực thù địch nào có thể xuyên tạc được./.                                                  


Giá trị trường tồn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thực tiễn cho thấy, sức sống mãnh liệt của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - giá trị văn hóa Hồ Chí Minh đã thấm vào tinh thần dân tộc, hun đúc nên giá trị văn hóa, đạo đức Việt Nam và lan tỏa không chỉ của dân tộc Việt Nam và còn hòa vào đời sống tinh thần của các dân tộc tiến bộ trên thế giới. Đó đã là chân lý, một sự thật hiển nhiên trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Ấy vậy mà một số người lại vẫn cố tình xuyên tạc, bôi xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với sự chống lại sự phát triển, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, họ điên cuồng chống cả những giá trị tốt đẹp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh cả cuộc đời mình để cống hiến. Nhưng có một điều chắc chắn, cho dù những âm mưu và hành động xấu ấy của họ bấy lâu nay trên các diễn đàn, tán phát trên in-tơ-nét có nham hiểm, xảo quyệt đến đâu thì cũng không thể làm lung lay được sức sống bất diệt của giá trị văn hóa Hồ Chí Minh thể hiện trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn của thế giới. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo nên một giá trị văn hóa mới và được Người thổi vào mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nó. Giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam được minh chứng và thể hiện đầy đủ trong chiến lược, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta; trong chính trị, kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội đất nước. Chính tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã soi đường dẫn dắt để dân tộc ta, nhân dân ta vượt kiếp lầm than nô lệ, làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và cũng chính tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã soi đường dẫn dắt để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; một đại thắng mùa Xuân năm 1975 và trong cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại nghèo nàn và lạc hậu.

Ngày nay, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục ngày càng được lan tỏa, tất cả đều vì sự phấn đấu cho một tương lai tươi sáng của dân tộc. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ tạo nên một nền tảng tinh thần vững chắc để huy động toàn bộ sức mạnh của dân tộc, cả quá khứ và hiện tại, kết hợp với sức mạnh thời đại để thúc đẩy đất nước tiến lên.

Đây là một thực tế khẳng định giá trị bất diệt của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cũng là thông điệp về sự phát triển mà không thế lực thù địch nào có thể xuyên tạc được./.                                                            


Mưu đồ tung tin giả của các thế lực thù địch đã rõ

 Tung tin giả để phá hoại thật là một trong những chiêu trò của các thế lực thù địch, các phần tử bất mãn thường áp dụng để xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong đại dịch Covid-19, ngay từ đầu năm 2020, khi dịch mới xuất hiện, tin giả đã “ăn theo” virus khiến cho dư luận hoang mang. Gần đây, khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát với biến thể Delta vô cùng nguy hiểm, khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì tin giả cũng “tái bùng phát” trên mạng xã hội, thậm chí chúng còn đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài xuyên tạc công tác phòng, chống dịch ở Việt Nam.

Thâm độc hơn chúng còn vu cáo Việt Nam vi phạm về quyền tự do đi lại, cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam thực hiện “ngăn sông cấm chợ” gây khó khăn cho cuộc sống của người dân”. Nguy hiểm hơn khi chúng phỏng vấn một số trường hợp người lao động tự do, cắt ghép, rồi “củng cố” cho những luận điệu xuyên tạc của mình.

Thực tiễn cho thấy, Việt Nam là nước nằm trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao và là nước có tiềm lực kinh tế còn hạn hẹp, thế nhưng với phương châm: “Tất cả vì sức khỏe của nhân dân”, ngay sau khi phát hiện những trường hợp dương tính đầu tiên ở trong nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định, có thể hy sinh một số lợi ích kinh tế nhưng quyết tâm phải bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Đây cũng là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong gần hai năm qua. Cùng đó, chúng ta cũng đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; phát động toàn dân, toàn quân “chống dịch như chống giặc”. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội chỉ đạo thường xuyên, kiên quyết và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ “ngoại giao vaccine”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chúng ta đã tổ chức khoanh vùng, dập dịch thành công ba đợt lớn và đang khống chế thành công đợt dịch thứ tư.

Nhìn lại kết quả công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua ở Việt Nam có thể thấy, điểm mấu chốt tạo thành sức mạnh để đẩy lùi dịch bệnh chính là sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, chính quyền các cấp và sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của toàn dân. Điều này không chỉ được chúng ta khẳng định mà bạn bè quốc tế cũng đã ghi nhận.

Mới đây, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Kidong Park  đã đánh giá cao công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam: Tôi hiểu rằng Chính phủ hiện đang cố gắng xây dựng lộ trình để Việt Nam thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19 và tích cực chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi đất nước sang một trạng thái bình thường mới, theo ông Kidong Park, Chính phủ Việt Nam cần xem xét, xây dựng lộ trình thực hiện linh hoạt các biện pháp ngăn chặn thiệt hại về xã hội, kinh tế và sức khỏe do đại dịch gây ra.

Thực tiễn đã chứng minh là vậy, thế nhưng các thế lực thù địch chắc chắn sẽ tiếp tục có những âm mưu, thủ đoạn mới, sẽ tiếp tục đăng đàn xuyên tạc, kích động nhằm tạo ra sự hoang mang trong xã hội. Mục đích nguy hiểm của chúng nhằm đánh lạc hướng, làm lung lạc niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta. Sâu xa hơn là chúng muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ định thành quả của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đoàn kết của dân tộc ta, muốn chúng ta đi chệch hướng. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đoàn kết một lòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, công tác phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng.


Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ

Chiều 13/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm. Phát huy dân chủ trực tiếp và gián tiếp của nhân dân được thực thi có hiệu quả trong mọi hoạt động của đời sống xã hội; từ việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đến đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị-xã hội các cấp. Chú trọng đổi mới hoạt động, hoàn thiện quy chế làm việc, quy định trong tổ chức, bộ máy, quản lý và phát huy vai trò tiền phong, nêu gương của cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công chức, viên chức, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tình hình mới.

Hội nghị đã tập trung phân tích, làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; bàn thảo, thống nhất phương hướng nhiệm vụ trong tâm năm 2022. Trong đó, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Trung ương và các văn bản của Đảng về nội dung liên quan quyền làm chủ của nhân dân, về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; xây dựng, ban hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với việc phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; tiếp tục nâng cao trình độ dân trí, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tạo điều kiện để hội viên, đoàn viên và nhân dân phát huy quyền làm chủ, nâng cao năng lực làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát gắn với đánh giá, xây dựng mô hình, điển hình trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở các loại hình, kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình tạo lan tỏa trong xã hội.

Nguồn: Báo Nhân dân

Lạc quan với triển vọng của Việt Nam trong năm 2022

Mặc dù phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên trong các năm 2020, 2021 Việt Nam đã có những chiến lược linh hoạt, kịp thời, phù hợp bảo đảm an toàn sức khỏe người dân, duy trì ổn định nền kinh tế, đạt được những thành tựu quan trọng, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Những kinh nghiệm, kết quả mà Việt Nam đạt được trong hai năm qua đã tạo nền tảng vững chắc cho sự hồi phục, phát triển kinh tế của đất nước trong năm 2022.

Nhìn lại kinh tế Việt Nam trong hai năm 2020, 2021 chúng ta thấy rằng Việt Nam có đà tăng trưởng phục hồi vào năm 2022-đây là đánh giá của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu tại Hội thảo "Bức tranh Kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo Kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022" tổ chức ngày 1/10/2021. Cũng cần phải thấy rằng, nhờ có nền tảng vững chắc từ giai đoạn 2010-2020 đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam chống chịu đáng kể trong giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt tăng trưởng dương vào năm 2020 với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 2,91% so với năm 2019, trong khi đó nền kinh tế phát triển trên thế giới tăng trưởng âm.

Mặc dù sự tăng trưởng trên là thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh đại dịch thì sự tăng trưởng của Việt Nam lại thuộc nhóm cao nhất thế giới. Kết quả này cho thấy tính đúng đắn trong công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ, sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, và sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép" "vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội".

Trong năm 2020, sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có được từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 và 15 FTA khác được thực thi... đã tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Như trong quý IV/2020, GDP tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Việt Nam đạt giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay (19,1 tỷ USD). Các FTA này sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Tổng GDP năm 2021 chỉ tăng 2,58%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2021 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố ngày 29/12/2021. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam trong cả năm 2021 cho thấy Chính phủ đã có những thay đổi quan trọng về cách thức hoạt động và đạt những hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Làn sóng dịch bệnh lần thứ tư (từ ngày 27/4) đã tác động bất lợi, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Ngay sau các đợt phong tỏa, giãn cách xã hội kéo dài trên diện rộng, Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch từ Zero Covid-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 khi kiên trì thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Điều này là thách thức lớn với Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, nhưng với cách tiếp cận linh hoạt biện pháp, đặc biệt là đặt tính mạng và sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết đã tạo ra sự thành công lớn của Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một văn bản có tính đột phá, góp phần tạo hành lang pháp lý quan trọng để phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới là Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, ngày 11/10/2021 ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", qua đó thực hiện mục tiêu kép, đưa đất nước chuyển sang trạng thái bình thường mới trong thời gian sớm nhất có thể. Việc kịp thời ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP đã đảo chiều GDP, từ giảm 6,02% vào quý III/2021 sau đó tăng 5,22% vào quý IV/2021. Thu ngân sách nhà nước tăng 3,7% so với thực hiện năm 2020, ước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách hiệu quả đã bảo đảm nguồn chi (ước tính 74 nghìn tỷ đồng) cho phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Nhờ chính sách đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, các FTA thế hệ mới đã được thực thi hiệu quả, làm tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 336,25 tỷ USD, tăng 19%. Nông nghiệp vẫn khẳng định vai trò là bệ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam năm 2021 với kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 48,6 tỷ USD. Cùng với các chỉ số tăng trưởng khác đã đưa Việt Nam trở thành một trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

Đầu tư nước ngoài (FDI) là sự thay đổi tích cực của nền kinh tế ngay sau Nghị quyết 128/NQ-CP. Thu hút FDI năm 2021 tăng 9,2% đã mang lại cho các doanh nghiệp và người dân niềm tin, sự kỳ vọng về khả năng phục hồi kinh tế trong năm 2022. Đặc biệt, trong chuyến công du của Thủ tướng Chính phủ tại châu Âu vào tháng 11/2021 đã ký kết thành công 60 biên bản ghi nhớ có tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ USD. Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, Việt Nam lần đầu tiên nằm trong nhóm 20 nước thu hút FDI lớn trên thế giới.

Từ những điểm sáng về thương mại quốc tế, đầu tư và trong sản xuất năm 2021, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách-Tiền tệ quốc gia đưa ra kịch bản: Việt Nam nếu đồng thời thực hiện tốt vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế sẽ hứa hẹn đạt mức tăng GDP 6,5-7% trong năm 2022. Đây cũng là nhận định được ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khi cho rằng mức tăng trưởng 6-6,5% là hoàn toàn khả thi nếu Việt Nam đáp ứng yêu cầu kiểm soát tốt dịch bệnh và cải thiện cán cân cung-cầu.

Tháng 10/2021, Chính phủ đưa ra nhận định trong Nghị quyết số 128/NQ-CP rằng dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023. Vì vậy, Việt Nam xác định tận dụng mọi nguồn lực, cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển nền kinh tế và duy trì tăng trưởng trong năm 2022. Trong bản dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày trong Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương vào ngày 5/1/2022 vừa qua đã đưa ra các chỉ tiêu kinh tế trong năm 2022 như tốc độ tăng GDP từ 6-6,5%; GDP bình quân đầu người 3.900 USD/người; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi ngân sách ước khoảng 4% GDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư… Nhưng Việt Nam sẽ "không hy sinh an sinh xã hội để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần" theo như lời Thủ tướng khẳng định trong phiên họp.

Chính phủ vẫn đang nỗ lực điều hành để kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trong ngưỡng dưới 4% (sẽ giảm dần khi dịch bệnh chấm dứt). Cùng với đó, Chính phủ đang bám sát tình hình nhằm đẩy mạnh việc cơ cấu lại nền kinh tế mang lại hiệu quả, đặc biệt là tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, thủ tục hành chính để thu hút và phân bổ nguồn lực đầu tư. Bởi theo Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2019-2020 thì một trong ba rào cản khiến nhà đầu tư quan ngại khi tiếp cận thị trường các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là thủ tục đầu tư (bên cạnh yếu tố quy định về hàm lượng nội địa, lao động là người nước ngoài).

Tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận chính sách, giải quyết các công việc; các chính sách, nghị quyết được Chính phủ đưa ra, đệ trình, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số,... là thời cơ để Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu đã đề ra. Bà Dorsati Mandani, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá: "Nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia tăng trưởng tốt trong khi phần lớn các quốc gia khác suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của khả năng phục hồi... Chính phủ đang làm việc tích cực để ngăn chặn dịch bệnh trong khi vẫn nỗ lực bảo đảm các hoạt động kinh tế".

Mặc dù năm 2020, 2021 nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc kịp thời, thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp, người dân của Chính phủ đã giúp nền kinh tế khôi phục và đạt được những thành tựu, kỷ lục mới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mang bức tranh mầu xám. Những thành tựu kinh tế Việt Nam đã đạt được trong hai năm qua là tiền đề quan trọng, tạo cơ sở để xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp, người dân về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vào năm 2022.

Nguồn: Báo Nhân dân

Âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch Đối với đảng, Nhà nước, Nhân dân ta

Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch, nhất là các tổ chức phản động người Việt lưu vong câu kết với các phần tử chống đối, bất mãn, cơ hội, lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, các sự kiện chính trị ở trong nước và quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động chống phá nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.

Về âm mưu, thủ đoạn, chúng phát tán tài liệu, viết thư gửi các tổ chức quốc tế và cơ quan Đảng, Nhà nước; trả lời phỏng vấn đài, báo quốc tế về tình hình Việt Nam, cổ súy cho đấu tranh tự do; điều trần về tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam; giới thiệu sách, báo, hồi ký, phát tán các videoclip có nội dung xấu độc, sai sự thật, nhằm xuyên tạc tình hình chính trị, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Chúng cho rằng, mô hình chế độ xã hội ở Việt Nam hiện nay đã lỗi thời, lạc hậu cần phải xóa bỏ để xây dựng một xã hội mới, đồng thời chúng vu cáo Đảng, Nhà nước ta cấm đoán tự do, bóp nghẹt dân chủ, nhân quyền, báo chí, tôn giáo; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép với Việt Nam, kích động nhân dân, nhất là giáo dân đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

Chúng trích dẫn, cắt xén, thêm bớt những nguyên lý, lý luận nền tảng tư tưởng của Đảng để soi xét vào thực tiễn tình hình đất nước, đối lập chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách và luật pháp của Nhà nước. Chúng triệt để lợi dụng những điểm “nóng” trên các lĩnh vực của Việt Nam, để vu cáo, thổi phồng, bóp méo, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và cá nhân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Công an, nhằm xuyên tạc tình hình mọi mặt của đất nước, hướng lái những tư tưởng và hành động sai trái, chống đối, bất tuân, bạo lực và bạo động trong cộng đồng nhân dân và xã hội, từ đó lôi kéo, tập hợp những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong – ngoài nước, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước can dự vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Về lực lượng, trong trong gian qua, nổi lên có: các nhân vật cực hữu trong các chính phủ các nước; tổ chức phản động “Việt Tân”, đảng Đại Việt ở nước ngoài câu kết với một số Linh mục phản động ở Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tp. Hồ Chí Minh; Mạng lưới blogger Việt Nam, Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH), một số nhân vật cực hữu trong Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc; “Cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại”; “Hội Cựu quân nhân Quân lực VNCH”; “Hội Thanh niên Phật giáo Hòa hảo thuần túy”; “Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam thống nhất”; các đài VOA, BBC, RFI…để tăng cường chống phá trên các mặt trận hết sức quyết liệt.

Về nội dung chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trong 10 tháng đầu năm 2021, nổi lên các vấn đề chính như: Xuyên tạc, kích động tẩy chay chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa; nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh Đảng, Nhà nước và Quân đội, đặc biệt là sự xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo trắng trợn về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, trọng tâm là Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII; xuyên tạc lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân ta; phát tán tư tưởng dân chủ tư sản, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; tuyên truyền, xuyên tạc chống phá chức năng, nhiệm vụ của quân đội và cố tình làm xấu hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân …

Về hình thức chống phá, chúng tiếp tục chống phá bằng các hình thức như:: Việt Nam Thời Báo; Blog Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ; Dân Làm Báo; Blog RFA; Chân Trời Mới Media; Tiếng Dân; Bauxite Việt Nam…để phát tán các bài viết tuyền truyền xuyên tạc sai sự thật về Việt Nam, đồng thời đăng những vidieoclip xấu độc lên Faebook, Yuotube…, thư gửi, kiến nghị, tuyên bố, hội thảo của các tổ chức, cá nhân; trao giải thưởng của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và của các tổ chức phản động, đối lập; trả lời phỏng vấn, bình luận của các báo đài…

Đây là những chiêu trò không mới, nhưng nó được các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị “diễn lại” khi có một sự kiện nào đấy để lừa gạt những ai nhẹ dạ cả tin, chúng ta phải hết sức cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, vạch trần và bác bỏ những quan điểm, luận điệu này. Do đó, chúng ta cần nhận diện và có các hình thức đấu tranh sát, khao học để phản bác lại các quan điểm sai trái trên./.


Chống bệnh quan liêu, vô cảm với nhân dân của cán bộ, đảng viên

Hồ Chí Minh khẳng định: bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Cán bộ, đảng viên đặc biệt là những người lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì: có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Bệnh quan liêu không chỉ là sự sai lầm về tác phong, phương pháp công tác mà xét về bản chất là sự tha hóa quyền lực của cơ quan công quyền, là hệ quả của sự suy thoái lập trường tư tưởng, chính trị, đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh chỉ ra những biểu hiện cụ thể của bệnh quan liêu: chỉ đạo xa rời thực tế, xa quần chúng; áp dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính; chỉ biết hô hào khẩu hiệu chỉ thị, xem báo cáo, làm việc qua loa; lời nói không đi đôi với việc làm; chủ quan, tự mãn, coi thường quần chúng… Cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu: Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ.

Trên thực tế, có thể thấy hiện nay căn bệnh này diễn ra xảy ra ở hầu hết các cấp, các ngành, các địa phương, với những mức độ khác nhau. Những vụ việc kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân như việc tố cáo, khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm; hàng loạt dự án hiện đang “đắp chiếu” có thâm niên chục năm với hàng nghìn tỷ đồng; việc xây dựng trụ sở hành chính quá lãng phí trong khi địa phương còn nghèo hay dùng ngân sách ưu tiên phục vụ cho nhà riêng của cán bộ lãnh đạo; những câu chuyện "hành dân" của một số bộ phận trong cơ quan công quyền hoặc ứng xử không đúng với chuẩn mực của người cán bộ ở các địa phương; những đại biểu nhân dân chỉ biết “ngủ gật” trước bức xúc của dân, vấn đề cuộc sống “rất nóng” nhưng hội trường HĐND cấp tỉnh, huyện, xã thì “rất lạnh” cũng không phải hiếm gặp. Nhiều chính sách ban hành viển vông, xa rời thực tế, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức trì trệ, vô trách nhiệm “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.

Ngày 25/10/2021, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm trong đó có nhiều điểm mới so với Quy định 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011. Một trong điểm mới là Đảng làm rõ và bổ sung thêm biểu hiện căn bệnh quan liêu ở Điều 3: “Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”. Có thể nói, đó là sự bổ sung xác đáng từ nhận thức sâu sắc về thực trạng và tác hại của căn bệnh quan liêu, xa dân, vô cảm với dân đã tồn tại dai dẳng, thậm chí có mặt diễn biến phức tạp hơn trong đội ngũ cán bộ, đảng viên - căn bệnh mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: bệnh quan liêu, xa dân là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền.

Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại và dân chủ hiện nay, việc tăng cường đối thoại với nhân dân là một trong cách hiệu quả nhất để giải quyết những điểm nóng ở cơ sở. Bộ Chính trị đã ban hành quy định số 11-QĐI/TW ngày 18/2/2019 về “Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”. Điều quan trọng hơn là từ cuộc đối thoại trực tiếp đó, các cấp ủy đảng, chính quyền cần có hành động thiết thực, cụ thể giải quyết nhu cầu chính đáng của nhân dân, tránh nói suông, hứa suông làm mất niềm tin của dân. Thực hiện các quy định trên sẽ là liều thuốc “đặc trị” căn “bệnh mãn tính” quan liêu, thờ ơ, vô cảm của cán bộ, đảng viên; xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Đảng với dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

Chiều 13-1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

 Cùng dự cuộc họp có Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải metan toàn cầu vào năm 2030; cùng 140 quốc gia tham gia tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu.


Các ý kiến tại cuộc họp thống nhất nhận định, cam kết của Việt Nam tại COP26 đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ về quyết tâm cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu, ngay lập tức nhận được sự đánh giá cao và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, mở ra cơ hội tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải vào Việt Nam, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhiều tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, tập đoàn lớn, đặc biệt là các định chế tài chính, tập đoàn lớn về năng lượng tái tạo đã cam kết, ký kết hợp tác với Việt Nam.

Đồng thời, điều này cũng đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mô hình phát triển gắn với xu thế phát triển toàn cầu, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, huy động sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo sự gắn kết và tham gia của toàn dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sau Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo và thành lập ngay Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo cùng với quy chế làm việc của Tổ công tác.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng đề cương đề án triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, trong đó đã đề xuất các nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai kết quả Hội nghị COP26.

Các đại biểu dự cuộc họp đã góp ý về: Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo; đề cương đề án triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bao gồm các nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai kết quả COP26, xác định các nhiệm vụ cụ thể cần ưu tiên triển khai ngay nhằm tạo đột phá trong thể chế, chính sách và đầu tư thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng; việc tổ chức hội nghị với các tổ chức phát triển.

Các đại biểu nhấn mạnh cần đẩy mạnh truyền thông, đặc biệt là truyền thông tại cơ sở để nâng cao nhận thức, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, phát triển bền vững là xu thế không thể đảo ngược với quyết tâm cao và mục tiêu lớn của cộng đồng quốc tế. Đây cũng là vấn đề quan trọng với Việt Nam - một nước đang phát triển, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Cơ bản đồng tình với các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo - tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các chương trình, kế hoạch, đề án.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng chỉ rõ, đây là chương trình lớn, quan trọng để góp phần thực hiện, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm về phát triển nhanh và bền vững, đạt được hai mục tiêu 100 năm vào năm 2030 (100 năm thành lập Đảng) và năm 2045 (100 năm thành lập nước). Chương trình này cũng phù hợp với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã được thông qua; phù hợp với xu thế của thế giới về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Thủ tướng phân tích, việc thực hiện chương trình có những thuận lợi nhưng khó khăn nhiều hơn, song đã cam kết thì phải thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất và chúng ta có lợi ích rất lớn nếu thực hiện được cam kết này.

Đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, cần sự tham gia của tất cả các quốc gia, sự ủng hộ và hỗ trợ quốc tế. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân, cần lấy người dân và doanh nghiệp là mục tiêu, là động lực, là trung tâm, là chủ thể để thực hiện. Đây là vấn đề tác động tới tất cả các bộ, ngành, phương nên phải có cách tiếp cận toàn diện, tổng thể, song lấy cấp cơ sở là nền tảng để triển khai chương trình.

Đồng thời, phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chuyển đổi xanh với chuyển đổi số và các chuyển đổi khác; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nguồn lực trong nước và ngoài nước, nguồn lực Nhà nước và tư nhân.

Về trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết, nhận thức phải thống nhất, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, xác định trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Thủ tướng yêu cầu rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ cao, nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm quản trị và tổ chức thực hiện thật hiệu quả các giải pháp đề ra.

Thủ tướng lưu ý các cơ quan nghiên cứu, đưa ra được nhu cầu, các đề xuất hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp với khả năng, chiến lược phát triển của đất nước và khả năng đáp ứng của các đối tác.

Về lộ trình, Thủ tướng nêu rõ, chương trình vừa giải quyết các vấn đề chiến lược, lâu dài, đồng thời vừa giải quyết các vấn đề trước mắt nên phải hoàn thành nhanh việc xây dựng kế hoạch năm 2022 của Ban Chỉ đạo.

Trong quý I năm 2022, các bộ ngành phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực quản lý để ứng phó biến đổi khí hậu, với các nhiệm vụ chủ yếu tập trung xử lý 8 vấn đề: Chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch; giảm phát thải khí nhà kính; giảm phát thải khí methan; phát triển ô tô chạy điện; trồng rừng để hấp thụ CO2; vật liệu xây dựng và phát triển đô thị phù hợp phát triển xanh, bền vững; truyền thông để toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp cùng vào cuộc; đẩy mạnh chuyển đổi số. Thủ tướng lưu ý việc lập quy hoạch điện VIII cũng phải hướng tới các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Trong quý II, trên cơ sở tổng hợp, đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ đạo sẽ xem xét, thống nhất và trình các cấp có thẩm quyền chương trình tổng thể thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, tổ chức triển khai bài bản, quyết liệt, hiệu quả sau khi được thông qua.

Thủ tướng lưu ý, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo phải rất “thiện chiến”, được bảo đảm về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, gồm các cán bộ có trí tuệ, bản lĩnh, quyết tâm, ý chí và cả cảm xúc, nhiệt huyết làm việc.

Theo Thủ tướng, nhiều quốc gia, đối tác, tổ chức tài chính quốc tế rất quan tâm, ủng hộ Việt Nam, muốn Việt Nam trở thành hình mẫu ứng phó biến đổi khí hậu trong các nước đang phát triển, chúng ta phải tận dụng, tranh thủ tốt nhất cơ hội này, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, truyền tải được tinh thần chuyển đổi xanh tới các bộ, ngành, địa phương và người dân.

“Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm. Đã cam kết thì phải làm, đã làm thì phải có hiệu quả, thực chất, hết sức tránh hình thức”, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh.

Nguồn: Báo QĐND

Đối thoại Nhân quyền Australia-Việt Nam thường niên diễn ra hiệu quả, thẳng thắn

Bộ Ngoại giao Australia ngày 13-1 ra thông cáo cho biết, Việt Nam và Australia đã tổ chức Đối thoại Nhân quyền thường niên lần thứ 17 vào ngày 8-12-2021 dưới hình thức trực tuyến.

Cuộc thảo luận đã diễn ra hiệu quả, thẳng thắn và đề cập đến nhiều vấn đề. Bà Natasha Smith, Trợ lý Thư ký thứ nhất Ban Chính sách đa phương, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia và ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam, đồng chủ trì cuộc họp.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Australia cho biết, tại cuộc đối thoại, Việt Nam và Australia đều thừa nhận tác động to lớn của đại dịch Covid-19 đối với người dân và xã hội hai nước. Australia ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch và đã giúp đỡ Việt Nam triển khai vaccine. Trong khi đó, Việt Nam thông báo về các nỗ lực phục hồi bao trùm sau đại dịch, không để ai bị bỏ lại phía sau, trong đó có các nhóm dễ bị tổn thương.

 Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ giữa hai bên. Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam và Australia đã cập nhật về các hoạt động thúc đẩy, bảo vệ quyền con người của mỗi nước. Hai bên thảo luận về các phương pháp tiếp cận nhân quyền, cập nhật về pháp quyền và các chính sách cải cách pháp luật để bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, người Australia bản địa và các dân tộc thiểu số Việt Nam, cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính) và người khuyết tật.

Cả hai bên đều ghi nhận vai trò quan trọng của giới truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác trong việc đóng góp tích cực cho mỗi xã hội. Australia hoan nghênh Việt Nam đã hoàn thành thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021...

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...