Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

NGUYỄN THỊ NGA: DẠY GIÁO LÝ HAY DẠY PHẢN ĐỘNG CHO TRẺ EM?




Nghỉ hè là dịp để học sinh nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội với bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng, với sự kém cỏi về mặt nhận thức pháp luật, mơ hồ về giáo luật, Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1997 là thành viên giới trẻ giáo xứ Yên Lưu, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu đã hướng dẫn cho các em học sinh giơ các biểu ngữ có nội dung như: “Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh vô tội”, “Tự do cho thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh”, “Trả lại đây cho nhân dân tôi thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh”, “Phản đối chính quyền Nghệ An bắt giam người vô tội”… Trên trang facebook cá nhân của Nguyễn Thị Nga còn viết status “Người Công giáo tốt phải là người biết tham gia chính trị” (ĐTC Phanxico). Yên Lưu ngày 03/6/2019”.
Nếu là người Công giáo tốt, việc tham gia chính trị phải hiểu là công dân tham gia ý kiến, đóng góp những điều tốt nhất vào sự phát triển của đất nước, hoàn toàn khác với việc cổ súy, suy tôn đối tượng vi phạm pháp luật như Nguyễn Năng Tĩnh trong thời gian qua. Liệu các em học sinh có thể trở thành những công dân tốt khi hằng ngày bị đầu độc bởi những thông tin sai sự thật do Nguyễn Thị Nga cố tình đưa ra?
Ngày 27/5/2019, Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Năng Tĩnh (quê quán xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu; trú tại xóm 6, xã Nghi Phú, TP Vinh; nguyên giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Khoản 01, Điều 117, Bộ luật Hình sự. Nguyễn Năng Tĩnh là đối tượng có hoạt động móc nối, lôi kéo và chịu sự tác động của một số đối tượng cực đoan, phản động trong và ngoài nước. Trên Facebook cá nhân của mình, Nguyễn Năng Tĩnh đã đăng tải, chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Việc Nguyễn Thị Nga cổ súy, bảo vệ cho tên tội phạm Nguyễn Năng Tính đã bị khởi tố, bắt giam là hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện là đồng lõa, đồng bọn phản động giữa chúng.
Vĩ tuyến 17

NGUYỄN NĂNG TĨNH BỊ BẮT: BÀI HỌC CHO NHỮNG KẺ NGÔNG CUỒNG, ẢO TƯỞNG



Vụ việc Nguyễn Năng Tĩnh (giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Nghệ An) bị bắt tạm giam vì đã có hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, là bài học, sự cảnh tỉnh cho những kẻ ngông cuồng, ảo tưởng trên không gian mạng.
Là một giảng viên, đáng lẽ ra Nguyễn Năng Tĩnh phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm của một người thầy giáo, góp sức vào sự nghiệp trồng người, thì Tĩnh lại đi ngược lại với công việc của mình đang làm, bỏ ngoài tai những lời khuyên của các đồng nghiệp, sự nhắc nhở, cảnh cáo của các cơ quan chức năng.
Lợi dụng cái gọi là “tự do ngôn luận”, trên trang Facebook cá nhân của mình, Nguyễn Năng Tĩnh đã đăng tải, chia sẻ các bài viết, video, hình ảnh có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Cũng trên trang facebook của mình, Nguyễn Năng Tĩnh còn đăng các hình ảnh “khoe” mình có mối quan hệ với những phần tử bất mãn, cực đoan và các thành viên phản động. “Đi với ma thì mặc áo giấy”, từ chỗ bày tỏ “ý kiến bất đồng”, Nguyễn Năng Tĩnh đã có hoạt động móc nối, lôi kéo và chịu sự tác động của một số đối tượng cực đoan, phản động trong và ngoài nước, phát tán, tuyên truyền các thông tin nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc khởi tố vụ án hình sự, bắt tạm giam bị can Nguyễn Năng Tĩnh đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, cũng là lời cảnh tỉnh đến các đối tượng khác đang có âm mưu, hoạt động chống Nhà nước, hoạt động đi ngược lại lợi ích và truyền thống dân tộc.
Đây cũng là bài học cho “cư dân mạng”, đặc biệt là một số ít cán bộ, công chức thường thiếu cảnh giác với những thông tin xấu độc, không được kiểm chứng để chia sẻ cũng như bấm nút yêu thích bừa bãi.
Hàng ngày, trên các trang facebook, trong vô số thông tin được đăng tải, chúng ta vẫn thấy đâu đó những “ý kiến”, “quan điểm” có góc nhìn thiếu thiện cảm, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ, công nhân viên chức, và cũng không ít người đã vội vàng thích (like), bình luận (comment), chia sẻ (share), các “ý kiến”, “quan điểm”  trái chiều đó, theo kiểu “mình cũng đồng cảm”, “mình cũng có chính kiến”, mà không biết rằng, chính họ đã vi phạm vào những quy định của các cơ quan, tổ chức nơi mình đang công tác; và xa hơn nữa là vi phạm pháp luật và tiếp tay cho các phần tử phản động.
Trong thực tế, trên không gian mạng, Nhà nước ta đã có những quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin. Theo đó, công dân có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet, trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội.
Cũng như các quyền khác của con người, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin phải do pháp luật quy định và trong khuôn khổ pháp luật; quy định rõ mối quan hệ giữa quyền với nghĩa vụ công dân; “không được xâm phạm lợi ích quốc gia – dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
 Tự do ngôn luận không thể là tự do công kích, bịa đặt, xuyên tạc, làm mất ổn định chính trị, gây ra nguy cơ cho an ninh quốc gia, xâm phạm đến quyền tự do sống bình yên của mọi người. Do đó, việc bắt tạm giam Nguyễn Năng Tĩnh để xử lý theo quy định của pháp luật là việc phải làm ngay!

Rất mong từ bài học của Nguyễn Năng Tĩnh sẽ cảnh tỉnh những người đang “vô tình hay cố ý” có những việc làm, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng! Bởi cuối cùng, những kẻ ngông cuồng, ảo vọng quyền lực, muốn làm “người hùng”, “thể hiện cái tôi”, “chính kiến”… trên các trang mạng xã hội, thông qua việc kích động, lôi kéo người dân chống phá Nhà nước, gây rối trật tự, hạ thấp uy tín của cơ quan công quyền… cũng phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.
6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng
Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 sau khi được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Với 7 chương, 43 điều, luật quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 8 Luật An ninh mạng quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng.
Thứ nhất, sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; các hoạt động chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Thứ hai, thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Thứ ba, sản xuất, sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
Thứ tư, chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Thứ năm, lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Thứ sáu, hành vi khác sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định của luật này.
Đức Dũng/ Báo Nghệ An


LINH MỤC TRẦN MINH CHIẾN, QUẢN XỨ LÃNG ĐIỀN (ANH SƠN): KẺ NGÔNG CUỒNG LẤY VIỆC CƯỚP ĐẤT LÀM “THÀNH TÍCH”




Linh mục Trần Minh Chiến, quản xứ Lãng Điền, xã Thạch Sơn, Anh Sơn, Nghệ An đã được biết đến khi còn là LM Quản xứ Làng Anh(Nghi Phong, Nghi Lộc) với thái độ Ngông cuồng, chuyên lấy việc cướp đất làm “ thành tích” báo công với GM Nguyễn Thái Hợp. Tuy nhiên trong mắt giáo dân hắn không thể che đậy được hành vi phản chúa, bán nước và cướp tiền ăn chặn của giáo dân.
Được thụ phong linh mục từ 12/2014 và được bổ nhiệm về quản xứ Làng Anh, Xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc. Khi mới chân ướt chân ráo về quản xứ Làng Anh linh mục Chiến đã khởi động công cuộc chống đối bằng hoạt động lấn chiếm, chuyển nhượng, san lấp trái phép đất nông nghiệp để làm sân bóng đá cho giáo xứ. Coi thường luật pháp. Thể hiện bản chất hung hăng, thiếu hợp tác, coi thường chính quyền cơ sở. Biến nhà thờ thành nơi rao giảng những nội dung xấu, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước. Tổ chức hiệp Thông cầu nguyện cho số đối tượng phản động chống đối, như: Trần Văn Oai, Nguyễn Văn Hoá, Trần Thị Nga. Hay đồng tình ủng hộ, tổ chức cầu nguyện cho 2 tên linh mục phản động, “Việt tân” là Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục.
Về công cuộc mục vụ của minh, linh mục Trần Minh Chiến không chăm lo cho đời sống của giáo dân mà chỉ chăm chăm vào việc thường xuyên tổ chức lễ, vận động thu các khoản đóng góp trong khi đời sống của giáo dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý thu chi của nhà thờ thì mập mờ. Ngay trong chuyện xây dựng nhà thờ của giáo họ Tân Thành, linh mục Chiến đã độc quyền thực hiện việc xây dựng, linh mục Chiến tự thuê thợ ở quê mình là Yên Thành để xây dựng, trong quá trình xây dựng thì bớt xén, sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng nên nhà thờ giáo họ chưa xây xong đã xuống cấp. Số tiền đó LM Chiến tậu ngay con xe Santape trắng muốt trị giá cả tỷ đồng. Trong khi đó mặc giáo dân đói khổ, kêu khóc và nhiều lần gửi đơn thư phản ánh lên Toà Giám mục, Nên đến tháng 12/2018 linh mục Chiến bị thuyên chuyển về quản xứ Lãng Điền, Thạch Sơn, Anh Sơn.
Ra đi trong sự tủi nhục như vậy mà linh mục Chiến còn không thấy xấu hổ, còn chỉ đạo xây dựng 1 bộ phim tự hào về “ thành tích” cướp đất của mình. 
Về quản xứ Lãng Điền (thạch Sơn, Anh Sơn)
LM chiến lại bắt đầu con đường cũ của mình. Đầu tiên là tiếp tục lồng ghép các nội dung vào các buổi lễ rao giảng nói xấu chính quyền, ép học sinh không được hát những bài hát về Bác Hồ, cấm những người từng tham gia quân ngũ không được tham gia hội cựu chiến binh, chết không được làm lễ phủ cờ tổ quốc. Nhà thờ nơi rao giảng những điều hay ý đẹp thì nay rang rảng tiếng chửi chính quyền, nhà nước, phải chăng LM Chiến đang biến Nhà thờ xứ Lãng Điền thành nơi chống Cộng mới.
Chính quyền xã Thạch Sơn đang lên Kế hoạch nâng cấp nhà văn hoá xóm 7 và xây dựng sân vui chơi cho nhân dân theo quy hoạch. Tuy nhiên với bản chất ngông cuồng Linh mục Chiến đã chỉ đạo giáo dân làm đơn đòi, gây sức ép đòi theo ta của Chiến, không chịu theo quy hoạch đòi xây dựng ở 1 vị trí thuộc thôn khác, đồng thời o ép cán bộ là giáo dân thôn 7, doạ nếu không xin được đất sẽ cho nghỉ, giáo dân thôn 7 sẽ không chấp hành các chủ trương chính sách, sẽ không có chính quyền tại thôn 7. Mục đích của linh mục Chiến có phải chỉ vì giáo dân hay còn âm mưu mục đích gì đằng sau.
Mặt khác Lm Chiến chỉ đạo HĐMV ép những hộ giáo dân xung quanh nhà thờ phải hiến đất, chuyển đi nơi khác để mở rộng nhà thờ. Khiến cho giáo dân cơ cực.
Phải chăng linh mục Chiến đã quên bổn mạng của mình. Nhắc cho linh mục Chiến nhớ Trong thư Thánh Phao-lô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô, Ngài dạy rằng:
13:1 Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập.
13:2 Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt.
Linh mục Chiến hãy biết quay đầu, nếu không trong tương lai không có giáo dân, giáo xứ nào có thể chấp nhận con người như ông.
Lạc Hồng

NGUYỄN ĐÌNH THỤC LẠI KÍCH ĐỘNG LẤY SỐ MÁ – NGUY CƠ TIẾP TỤC XUNG ĐỘT LƯƠNG – GIÁO



Với chiêu bài lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa gây ra, Linh mục Nguyễn Đình Thục quản xứ Song Ngọc núp dưới vỏ bọc “Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa”, thông qua linh mục Nguyễn Văn Hùng, thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân cùng với sự giúp đỡ của cái gọi là Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường; Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường tại Đài Loan để khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc vào sáng ngày thứ ba, 11 tháng 6, 2019.
Theo kịch bản chỉ đạo trước từ các tổ chức phản động lưu vong, Thục đã tổ chức cho giáo dân giáo xứ Song Ngọc căng băng rôn khẩu hiệu phản đối đồng thời dụ dỗ, lôi kéo giáo dân tiếp tục khởi kiện FOSMOSA để đòi công lý, “để lấy tiền đền bù”, thực chất là kích động giáo dân chống đối chính quyền, gây hận thù, âm mưu gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, “đoàn kết lượng giáo – cái mà chính quyền đã mất công gây dựng lại sau những gì Thục đã gây ra vào tháng 5/2017”.
Điều đáng nói ở đây là khi vấn đề đền bù thiệt hại môi trường biển ở miền Trung đã được các bên thống nhất xử lý dứt điểm, người dân bị ảnh hưởng do sự cố đã được đền bù và hỗ trợ kịp thời, thỏa đáng, môi trường biển miền trung đã gần như được phục hồi. Vậy mà trong những năm qua, Thục đã ngấm ngầm xúi dục ép buộc bà con giáo dân đi nộp đơn khởi kiện Fomosa, công khai thách thức chính quyền, tổ chức hiệp thông cầu nguyện cho số đối tượng phản đông đã bị đưa ra xét xử – những kẻ núp bóng với danh nghĩa là các nhà hoạt động vì môi trường biển.
Không ai còn lạ lẫm gì về Thục – kẻ chủ chăn bất hảo có các mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức phản động. Liên tiếp từ năm 2012 đến nay, Thục với những hành động coi thường pháp luật, gây mất ổn định chính trị, phá vỡ cuộc sống bình yên của nhân dân, Tháng 2/2017 Thục kêu gọi bà con giáo dân đi nộp đơn khởi kiện Fomosa đã gây ra tình trạng ách tắc giao thông nhiều giờ, kích động chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, từ đó đưa bao nhiêu con chiên vô tội phải ngồi tù như Bình, Phong và đợt này là ai thì Thục tự hiểu. Những hoạt động trái pháp luật như trên của Thục đã làm cho nhân dân cực kì bức xúc, làm dấy lên phong trào phản đối, tố cáo hoạt động trái pháp luật của Thục, gây kỳ thị, chia rẽ Lương – Giáo, làm xấu đi hình ảnh của người Kito hữu đẹp đẽ và khiêm nhường dẫn đến xung đột lương giáo, làm một số giáo dân trở thành nạn nhân.
Bản chất người dân Việt Nam không kể lương hay giáo đều hiền hòa và lương thiện. Nếu mọi người hiểu rõ âm mưu, ý đồ đen tối của Thục chắc chắn sẽ không nghe và làm theo sự kích động của y để rồi dẫn đến việc xung đột lương giáo như năm 2017 – bài học xương máu vẫn còn chưa hết tính thời sự.

TÀU VIỆT NAM CỨU 22 NGƯ DÂN PHILIPPINES BỊ TÀU TRUNG QUỐC ĐÂM



Một tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu Philippines ở Biển Đông và bỏ rơi 22 ngư dân nước này “chống chọi với biển khơi”, theo Bộ Quốc phòng Philippines.
“Vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines (FB Gimber1) được các ngư dân Philippines báo cáo gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông vào tối 9/6. Vụ va chạm khiến tàu Philippines bị chìm”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói trong một thông cáo hôm 12/6.
Theo trang tin Rappler của Philippines, 22 ngư dân trên tàu bị đâm chìm sau đó được một tàu Việt Nam cứu. Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Chúng tôi lên án hành động của tàu Trung Quốc, rời khỏi hiện trường và bỏ mặc 22 thuyền viên Philippines chống chọi với biển khơi”, ông Lorenzana nói, đồng thời cảm ơn các ngư dân Việt Nam đã cứu nạn.
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động hèn hạ của tàu cá Trung Quốc và các thuyền viên trên đó, những người đã bỏ rơi các thuyền viên Philippines. Đây không phải là hành động của những người có trách nhiệm và thiện chí”, ông nói thêm.
Ông Lorenzana kêu gọi tiến hành điều tra và có động thái ngoại giao đối với vụ việc.
“Chúng tôi kêu gọi một cuộc điều tra chính thức về vụ việc và các động thái ngoại giao ngay lập tức để tránh vụ việc này lặp lại”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Philippines nói.
Người phát ngôn lực lượng tuần duyên Philippines Arman Balilo nói tàu Philippines neo đậu gần bãi Cỏ Rong. Ông cho biết đã nói chuyện với “người vận hành” tàu và thuyền viên này nói tàu không bị chìm hẳn sau vụ đâm.
Chỉ hai tháng trước, trong chuyến thăm thứ tư của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói về “tầm quan trọng của quan hệ láng giềng hữu nghị” và “hành xử hợp lý” với tranh chấp trên biển.
Theo Rappler, dù hai nước đang xích lại gần nhau, đây là diễn biến mới nhất sau các vụ việc ngư dân Philippines bị quấy nhiễu trên Biển Đông.
Tháng 6/2018, camera ghi lại cảnh tuần duyên Trung Quốc cướp cá của ngư dân Philippines gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông.
Bãi Cỏ Rong được cho là có trữ lượng khí tự nhiên, nhưng việc thăm dò gặp trở ngại vì tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Một báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết bãi Cỏ Rong có trữ lượng 5,4 tỷ thùng dầu và 1.560 tỷ m3 khí tự nhiên.
Theo Zing.vn


BỘ MẶT THẬT CỦA HAI KẺ HỌ TRƯƠNG!



Ngày hôm qua trên nhiều tờ báo có đăng thông tin việc khởi tố và tổ chức khám nhà Trương Duy Nhất một cựu nhà báo, có liên quan đến vụ án Vũ nhôm trong vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn bán nhà công sản tại thành phố Đà Nẵng. Đối với Trương Duy Nhất một người đã từng nổi tiếng trong việc viết các bài chống phá chế độ, thông qua các đài báo như BBC, RFA, SBTN,VOA, đã bị chính quyền bắt xử 2 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích các tổ chức và cá nhân theo điều 258 BLHS.
Sau khi ra tù Nhất lại ngựa quen đường cũ tiếp tục viết bài cho các đài báo nước ngoài và trên Facebook để chống phá chế độ, việc Trương Duy Nhất bị bắt truy tố lần thứ hai cũng là sự kết hợp của an ninh một công đôi chuyện, trong khi phá án vụ án Vũ nhôm đã phát hiện ra Trương Duy Nhất có liên quan đến vụ mua bán nhà công sản ở Đà Nẵng. Nếu Nhất không liên quan đến vụ án này thì trước sau gì không tránh khỏi, khi còn tiếp tục có các hành vi chống phá chế độ thì Nhất cũng sẽ bị bắt giữ lần nữa chứ không cần phải có liên quan đến vụ án Vũ nhôm.
Trong giới làm báo có một kẻ cũng mang họ Trương cũng không kém phần nổi tiếng trong các bài viết chống chế độ, cũng như đả kích các quan chức lãnh đạo Việt Nam đó là Trương Huy San bí danh Huy Đức. Trương Huy San từng đi bộ đội có thời gian tham gia quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, sau khi ra quân về làm ở báo văn nghệ quân đội, rồi báo tuổi trẻ, thanh niên, và một số tờ báo khác, trong thời gian làm báo Trương Huy San được nhiều người biết đến với bút danh Huy Đức, qua phóng sự điều tra của vụ án Đường Sơn Quán trên báo tuổi trẻ.
Đến năm 2009 lúc đó Trương Huy San đang làm việc tại báo Sài Gòn Tiếp Thị, trong dịp kỷ niệm 30 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung Huy Đức có bài viết ( biên giới tháng hai) đã xuyên tạc cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, gây ra một phản ứng phấn nộ trong người dân, cũng như các cựu chiến binh tham gia chống Trung Quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Sau sự kiện đó báo Sài Gòn tiếp thị đã sa thải Trương Huy San và thu hồi thẻ nhà báo, nhờ những thành tích viết bài chống phá chế độ, Trương Huy San đã được các bu Mỹ để ý tới, sau đó Trương Huy San đã được chương trình Nieman trao cho học bổng 1 năm tại đại học Harvard để đào tạo về văn chương lịch sử Việt Nam.
Trong thời gian tu nghiệp tại Mỹ Trương Huy San cũng cho ra mắt cuốn sách ( bên thắng cuộc), đây là cuốn sách cũng gây ra một cuộc tranh cãi cũng như ồn ào một thời tại Việt Nam, các thế lực thù địch với chế độ Việt Nam cũng lợi dụng cuốn sách này xuyên tạc về những chuyện, cho là thâm cũng bí sử của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh và xây dựng đất nước sau khi hoà bình. Sau khi về nước Trương Huy San đã cùng một số kẻ cơ hội chính trị đã lập ra cái quỹ từ thiện nhịp cầu Hoàng Sa, Trường Sa, với mục đích quyên góp tiền bạc của cả hai phía là những nhà hảo tâm trong nước, cũng như đám chống cộng ở hải ngoại.
Với mục đích như Huy Đức tuyên truyền, là giúp đỡ các người lính VNCH cũng như người lính QĐNDVN, đã hy sinh về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam là Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng vừa qua nhân chuyện ông Lý Hiển Long nói việc Việt Nam xâm lược Campuchia vào năm 1979, Trương Huy San cũng tát nước theo mưa lợi dụng câu nói này, bằng việc vu khống chính quyền Việt Nam đã giúp đỡ khơ me đỏ, Hun Sen để cuối cùng cho Trung Quốc sử dụng hai kẻ này chống lại Việt Nam.
Thực ra chỉ có những người theo dõi tìm hiểu cả quá trình của Trương Huy San mới hiểu hết được bản chất của con người này, cách viết dùng chữ của Trương Huy San rất thâm độc thay vì cũng nói toạc móng heo theo kiểu bịa đặt vu cáo như Lý Hiển Long, thì Huy Đức nói theo kiểu cách khác nhưng dụng ý cuối cùng cũng không khác gì Lý Hiển Long, là nói Việt Nam đã giúp Khơ me đỏ và Hun Sen giải phóng Campuchia là hành động xâm lược. Qua các sự kiện trên thì mọi người có thể thấy rõ Trương Huy San chỉ là kẻ cơ hội chính trị, vì mục đích xấu xa sẵn sàng bán rẻ cả xương máu đồng bào mình, và những đồng đội của Trương Huy San là những người lính tình nguyện Việt Nam, Đã hy sinh đổ máu để giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của Polpot.
Trương Huy San hãy dừng ngay những trò hề chính trị lại, và dẹp ngay cái quỹ Hoàng Sa, Trường Sa, vì ngay đến cả những đồng đội của San còn bị San đem ra sỉ nhục bán rẻ, thì lấy đâu Trương Huy San sót thương đến những người lính VNCH và người lính QĐNDVN đã hy sinh vì bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa, Trương Huy San hãy dẹp ngay những trò bẩn thỉu nhằm phục vụ những ý đồ thấp hèn, tiếp tay cho những thế lực chống đối chính quyền Việt Nam, nếu còn tiếp tục chắc chắn sẽ có ngày sẽ bị tra tay vào còng như Trương Duy Nhất.
Dong Rang nguyen

CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ CAO BẢN CHẤT CHẾ ĐỘ XÃ HỘI VÀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM



QĐND - Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội vẫn có những cái nhìn phiến diện, những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt về thành tựu của cách mạng, nhất là trong công tác đối ngoại và về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhưng việc chúng ta được bầu với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193), trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) một lần nữa khẳng định khả năng, tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, sự kiện quan trọng ấy còn là minh chứng hùng hồn phản bác mọi giọng điệu đang cố tình xuyên tạc đường lối, phủ nhận thành tựu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Kết quả bầu cử tại Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ công bố tối 7-6 cho thấy, cộng đồng quốc tế đánh giá cao bản chất chế độ xã hội và vị thế chính trị của Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho HĐBA tại LHQ. Nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ. 
Cách đây hơn 4 thập kỷ, ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. Kể từ đó, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của tổ chức chính trị đa phương lớn nhất hành tinh này. Những đóng góp của Việt Nam là toàn diện, đặc biệt là trên 3 trụ cột: Hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội; quyền con người. Những kết quả hoạt động trên 3 lĩnh vực này không chỉ thể hiện ở những đóng góp của Việt Nam tại LHQ mà còn ở việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội tại Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước lạc hậu, đất nước lại bị chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình của thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587USD, tăng 198USD so với năm 2017... Mức sống người dân không ngừng được nâng cao, không phải quốc gia nào lâm vào hoàn cảnh như Việt Nam cũng có được kết quả như vậy.
Trong dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Cũng trong dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội (ngày 26-2-2019) Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra thêm một nhận xét: “Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất”.
Là thành viên có trách nhiệm của LHQ, Việt Nam đã đi đầu trong thực hiện chiến lược của LHQ, trong đó có mục tiêu thiên niên kỷ (MDG). Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành MDG về xóa nghèo. Như vậy, Việt Nam đã về đích mục tiêu này trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).
Xóa đói, giảm nghèo luôn là một nhiệm vụ chính trị lớn được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%-4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm mạnh...”.
Về đường lối đối ngoại, an ninh, quốc phòng, quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam là nhất quán và có nguyên tắc. Đó là: (1) Đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết; (2) Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển; (3) Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
 Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) xác định rõ mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo và nội dung, giải pháp để thực hiện chiến lược trong tình hình mới. Trong chiến lược nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền biển, đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, vừa kiên trì, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vừa giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát triển.
Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ trong bối cảnh châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Về mặt địa chính trị, Việt Nam và Biển Đông có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tuyến đường bộ đi từ các quốc gia phương Bắc xuống các quốc gia Đông Nam Á-một thị trường lớn, giàu tài nguyên, đang phát triển mạnh mẽ; đó cũng là tuyến đường biển thuận lợi nhất cho các quốc gia đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Việt Nam, với vị trí địa chính trị và địa chiến lược cả trên đất liền, trên biển đảo... luôn là một địa bàn quan tâm của nhiều nước lớn.
Với vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của LHQ mà còn trong xử lý những vấn đề chính trị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề chủ quyền biển, đảo và đường hàng không, hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Vị trí này còn giúp Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Liên quan đến những vấn đề địa chính trị của Việt Nam và Biển Đông với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, TS Alexey Muraviev, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Úc), một nhà nghiên cứu về khu vực, cho rằng: “Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn”.
Về việc Việt Nam tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Đội công binh Việt Nam gồm 290 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị về tổ chức biên chế, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và sẵn sàng tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ từ năm 2020”.
Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại là một chủ đề của Hội nghị Trung ương 10, khóa XII. Tại phiên bế mạc (ngày 18-5), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, cần quan tâm đặc biệt, coi bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.” Một trong những mục tiêu của chiến lược an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới là tiếp tục nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, thực hiện tốt nhất vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.
TS CAO ĐỨC THÁI

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...