Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

Thực chất cái gọi là “Giải thưởng tinh thần Trần Văn Bá” được trao cho những “con rối” có "thành tích" chống phá Việt Nam

Để cổ xúy cho số chống đối trong nước tích cực hoạt động, ngoài nguồn kinh phí hậu thuẫn thường xuyên, các thế lực thù địch còn thông qua các hình thức trao “giải thưởng” với kinh phí không hề nhỏ, có sự lựa chọn để động viên cho những “con rối” có "thành tích" chống phá Việt Nam.

Nhằm thực hiện mục tiêu chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch luôn có xu hướng móc nối và thông qua số “chân rết” ở trong nước trực tiếp tiến hành các hoạt động gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Đồng thời, để cổ xúy cho số chống đối trong nước tích cực hoạt động, ngoài nguồn kinh phí hậu thuẫn thường xuyên, các thế lực thù địch còn thông qua các hình thức trao “giải thưởng” với kinh phí không hề nhỏ, có sự lựa chọn để động viên cho những “con rối” có "thành tích" chống phá Việt Nam.

Đến hẹn lại lên, trên một số diễn đàn, những thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân kêu gọi bầu chọn chủ nhân cho “giải thưởng tinh thần Trần Văn Bá”. Theo sự rêu rao của các đối tượng, “giải thưởng tinh thần Trần Văn Bá 2020” sẽ được dành trao cho những người tại quốc nội đang "trực diện bất chấp hiểm nguy, đòi hỏi dân chủ, công lý và độc lập thật sự cho Việt Nam". Giải thưởng này được các đối tượng rêu rao là do người Việt vinh danh người Việt.

Nghe tên giải thưởng trên, dư luận đặt dấu hỏi rằng Trần Văn Bá là ai, có công trạng gì mà được suy tôn như một "biểu tượng" để đặt tên cho giải thưởng của cái gọi là “cuộc đấu tranh đòi dân chủ, công lý và độc lập cho Việt Nam”?

Qua tìm hiểu được biết: Trần Văn Bá (sinh 14/5/1945 tại Sa Đéc) là một trong những đối tượng thuộc tổ chức phản động của cái gọi là “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” được thành lập ngày 17/2/1976 tại Paris do Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh cầm đầu. Đây là tổ chức phản cách mạng hoạt động dưới sự hậu thuẫn của cơ quan tình báo một số nước.

Trần Văn Bá chính là người đã cùng các đối tượng như Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh tổ chức đưa biệt kích cùng khối lượng lớn vũ khí và tiền giả vào Việt Nam với kế hoạch lật đổ chính quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trần Văn Bá bị lực lượng công an bắt giữ trong Kế hoạch CM-12 khi đang xâm nhập vào Việt Nam bằng đường biển và bị tòa án Việt Nam kết án tử hình năm 1985 vì tội phản quốc.

Với lý lịch như vậy, rõ ràng “giải thưởng tinh thần Trần Văn Bá” hiện rõ bản chất của một thứ giải thưởng chống phá đất nước. Tổ chức khủng bố Việt Tân đã cố tình xây dựng hình tượng một kẻ phản quốc làm hình mẫu để cổ vũ, xúi giục, khích lệ các đối tượng trong nước noi theo. Giải thưởng này được trao hàng năm như một món quà mang tính “ban ơn” khuyến khích dành cho những kẻ có thành tích chống phá đất nước, phục vụ cho toan tính phản quốc của chúng.

Theo danh sánh đề cử của tổ chức khủng bố Việt Tân, năm 2020 có 5 ứng viên được xướng danh bao gồm các đối tượng: Huỳnh Thị Tố Nga, Huỳnh Minh Tâm, Lưu Văn Vịnh, Ngô Văn Dũng, Nguyễn Đình Thành, Nguyễn Năng Tĩnh. Tất cả các đối tượng này đều là số “chân rết” của Việt Tân, hoạt động chống phá quyết liệt, hiện nay đều đã bị bắt, xử lý trước pháp luật. Theo thông tin từ fanpage “tinh thần Trần Văn Bá”, đối tượng Nguyễn Năng Tĩnh đã vượt qua 4 ứng viên “nặng ký” và đã trở thành chủ nhân của giải thưởng nêu trên.

Trước đó, tại Nghệ An, TAND cấp cao đã tuyên phạt Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù; phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù với hành vi phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, Nguyễn Năng Tĩnh thông qua trang Facebook cá nhân đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, chế độ XHCN.

Thực tế cho thấy, những loại giải thưởng dạng trên được số đối tượng trong tổ chức khủng bố Việt Tân lập ra vô số ở hải ngoại, nhằm "truyền lửa" cho số đồng bọn trong nước đã bị bắt, xử lý bằng hình sự và giải thưởng này cũng phần nào để động viên, an ủi thân nhân các đối tượng. Qua đây cho thấy sự "thâm ý" của các thế lực phản động khi thông qua hình thức trao “giải thưởng” để khuếch trương thanh thế, tạo chỗ dựa cho các đối tượng chống đối, đồng thời đây cũng là thủ đoạn để chúng hợp thức hóa việc hỗ trợ về vật chất cho các đối tượng chống đối trong nước qua các phần thưởng có giá trị tài chính lớn.

Qua đây có thể thấy, vì ta đã làm tốt công tác phòng ngừa nên các thế lực thù địch không thể trực tiếp xâm nhập về nước tiến hành chống phá cách mạng Việt Nam mà phải thông qua số cơ sở nội địa ở trong nước và ngược lại, các đối tượng chống đối ở nội địa cũng luôn trông ngóng các nguồn tài trợ từ bên ngoài để duy trì hoạt động. Do vậy, các loại “giải thưởng” này được xem là “nguồn sữa nuôi dưỡng” cho các âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam.

Hiện nay, không ít hội nhóm chống đối trong và ngoài nước đã được lập ra với mục đích tấn công, chống phá chế độ XHCN cũng như chống Đảng Cộng sản Việt Nam. Muốn tồn tại, muốn có kinh phí tự nuôi sống bản thân và triển khai các hoạt động chống phá, các tổ chức này phải sống “dựa hơi” vào nhiều thế lực khác. Đồng thời, các hội nhóm giả danh “dân chủ” cũng phải cạnh tranh với nhiều tổ chức phản động, chống đối khác để tranh giành địa bàn hoạt động và các lợi ích vật chất. Do đó, Việt Tân tiến hành trao “giải thưởng tinh thần Trần Văn Bá” không chỉ là cách để hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước mà đồng thời để đánh bóng bản thân, từ đó tranh thủ các nguồn viện trợ.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, việc trao giải thưởng chỉ là một vở kịch để khuếch trương tên tuổi cho các “nhà dân chủ” giả hiệu. Bởi lẽ, các phần tử chống đối Đảng, Nhà nước chỉ là phần thiểu số trong xã hội, nhưng để tăng cường “uy tín”, phục vụ cho việc tập hợp lực lượng, các đối tượng chống đối trong nước luôn tìm cách móc ngoặc, hợp tác với các phần tử phản động lưu vong ở bên ngoài.

Ngược lại, các đối tượng bên ngoài cũng hỗ trợ tích cực về mặt vật chất, tinh thần cho các đối tượng trong nước. Trong đó, việc trao giải thưởng là một cách thức được lựa chọn nhằm khuếch trương hình ảnh và đánh bóng tên tuổi cho các đối tượng.

Chắc chắn, trong thời gian tới, để tiếp tục dung dưỡng, lên dây cót cho các phần tử chống phá Việt Nam, “giải thưởng tinh thần Trần Văn Bá” vẫn là chủ đề luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của những phần tử chống phá đất nước. Do đó, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác để nhận diện bản chất của các giải thưởng quốc tế của một số tổ chức thù địch.

Âm mưu và chiêu trò “bẩn” chống phá hoạt động của Quốc hội nước ta hiện nay

Thời gian gần đây lợi dụng sự kiện Quốc hội nước ta tiến hành họp để bàn bạc, quyết sách những vấn đề quan trọng của đất nước. Một số phần tử cơ hội chính trị, kẻ núp bóng “dân chủ, nhân quyền” đã phát tán nhiều tài liệu, bài viết trên các trang mạng xã hội với nhiều lời suy diễn, xuyên tạc, kích động để hạ bệ uy tín của Quốc hội nước ta.

Chúng ra sức xuyên tạc vị trí, vai trò, chức năng của Quốc hội, xuyên tạc, vu khống Quốc hội hoạt động không hiệu quả, thậm chí họ xem các kỳ họp Quốc hội là không cần thiết, cố tình xóa bỏ những kết quả trong hoạt động của Quốc hội. Mặt khác, phủ nhận mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội, đòi hỏi Quốc hội là tổ chức độc lập. Thậm chí, họ cho rằng Đảng hoạt động ngoài hiến pháp và pháp luật, yêu cầu phải xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp nước ta; Hạ thấp uy tín, bôi nhọ danh dự, phủ nhận những đóng góp của các đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước; Lợi dụng các phiên chất vấn, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội để cố gắng làm “méo mó”, “biến dạng” các vấn đề thảo luận giữa các đại biểu, hướng lái, công kích dư luận theo cách diễn giải theo mưu đồ của họ. Tìm mọi cách khoét sâu vào những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ để vu khống, với phương châm: “Nói không thành có, đổi trắng thay đen”, lấy hiện tượng để quy thành bản chất và quy kết đó là do những hạn chế hoạt động của Đảng, Nhà nước. Sử dụng các trang mạng xã hội như: YouTube, Facebook, Blog… với tính năng lan tỏa nhanh tác động tiêu cực đến nhận thức nhân dân; phát tán các bài viết, hình ảnh, video với thông tin sai lệch, trái chiều, không đúng sự thật. Đặc biệt họ cố tình cắt ghép, pha trộn, chỉnh sửa các bài tranh luận, phát biểu của các đại biểu Quốc hội để tuyên truyền chống phá các hoạt động của Đảng, Nhà nước.

Trước hết chúng ta cần khẳng định rằng: chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành Hiến pháp và pháp luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp trong xã hội.

Ở nước ta,“tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Như vậy, nhân dân là chủ thể mang quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên, muốn sử dụng quyền lực Nhà nước của mình, nhân dân phải được tổ chức lại dưới hình thức Nhà nước. Quốc hội chính là cơ quan Nhà nước cao nhất, thông qua đó nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước của mình. Quốc hội là nơi ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước thể hiện bằng các đạo luật mang tính bắt buộc chung. Do đó, Quốc hội nước ta có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, chức năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định rõ trong Hiến pháp của Việt Nam (Điều 4 của Hiến pháp năm 2013). Hiến pháp đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Điều này không hề làm mất đi vai trò của Quốc hội. Bởi quyền lực nhà nước ở nước ta là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng đó là sự lãnh đạo có nguyên tắc và theo quy định.  “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013). Như vậy, mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội là mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, hai chiều, nghĩa là Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội, nhưng sự lãnh đạo đó vẫn phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, Đảng không thể đứng trên, đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo nhưng luôn tôn trọng và phát huy vai trò của Quốc hội, không áp đặt, không làm thay, mà định hướng nội dung và phương thức hoạt động của Quốc hội. Đảng lãnh đạo, chứ Đảng không điều hành công việc của Quốc hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua phát huy vai trò của tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Thực tiễn đã chứng minh, trải qua 74 năm, Quốc hội đã luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về hoạt động lập hiến, từ khi ra đời đến nay, Quốc hội đã xây dựng và ban hành 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013. Đây là những đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của Nhà nước, cơ sở để tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước, quy định những vấn đề quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của bộ máy Nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Qua các kỳ họp Quốc hội, không khí dân chủ, đoàn kết, cởi mở, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng, phát triển, với phương châm “nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật”, điều đó khẳng định vai trò của các đại biểu Quốc hội không ngừng được thể hiện rõ nét, nhất là trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chất lượng các kỳ họp Quốc hội vì thế không ngừng được nâng lên. Diễn biến, tiến trình các kỳ họp Quốc hội luôn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, được báo chí trong nước và quốc tế đưa tin, thu hút sự quan tâm theo dõi, đánh giá, góp ý của cử tri và nhân dân cả nước. Việc tranh luận được khuyến khích khiến vấn đề chất vấn được làm rõ ràng hơn, nhất là các mặt hạn chế, trách nhiệm cán bộ và nêu rõ giải pháp.

Tại các kỳ họp Quốc hội, nhiều vấn đề quan trọng, cấp thiết được tranh luận, chất vấn và trả lời chất vất sôi nổi, nhiệt thành, có chất lượng. Sau phiên chất vấn, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về các nội dung này, từ đó có cơ sở để theo dõi vấn đề đã được đặt ra và giám sát lời hứa hẹn của những người trả lời chất vấn. Việc Quốc hội tăng cường hoạt động chất vấn khiến cho những người giữ các chức danh mà Quốc hội bầu, phê chuẩn luôn phải nỗ lực thể hiện rõ trách nhiệm của mình, không thể lơ là.

Các đại biểu Quốc hội là đại diện do cử tri cả nước bầu ra. Nếu trong quá trình trình thực hiện trọng trách dân tộc giao phó, không đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân thì sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và cử tri cả nước, có thể bị miễn nhiệm, thôi giữ cương vị đại biểu Quốc hội.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, song song với việc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước nói chung, Quốc hội cũng rất kiên quyết chống tiêu cực trong đội ngũ của mình.

Quốc hội khóa XIV cho thấy số đại biểu Quốc hội phải rời vị trí khi chưa hết nhiệm kỳ cao hơn so với các nhiệm kỳ trước. Những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội do vi phạm pháp luật như: Trịnh Xuân Thanh…; có những trường hợp bị mất quyền đại biểu Quốc hội vì vi phạm pháp luật như: Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh, Châu Thị Thu Nga; một số trường hợp vì vi phạm kỷ luật Đảng đã bị miễn nhiệm, cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội như: Lê Đình Nhường, Võ Kim Cự, Phan Thị Mỹ Thanh, Hồ Văn Năm. 

Chính vì thế, việc gương mẫu xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của số đại biểu trên cho thấy, Quốc hội luôn tự đổi mới, tự chính đốn mọi hoạt động, cũng như đội ngũ của mình, làm cho vị thế, uy tín của Quốc hội ngày càng được nâng cao trong lòng nhân dân. 

Mọi chiêu trò hạ thấp, bôi nhọ uy tín, danh dự của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hiện nay không ngoài mục đích phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam cần phải cảnh giác trước những âm mưu thâm độc trên của các thế lực thù địch.

Việt Nam tham gia hiệu quả vào sứ mệnh Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Ngày 7/1/2020, Bộ Quốc phòng đã tổ chức tổng kết về Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) giai đoạn 2012-2020. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP), Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về Việt Nam tham gia hoạt GGHB LHQ, chủ trì hội nghị.

Theo Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam, từ tháng 6-2014 đến tháng 12-2020, Việt Nam đã cử 179 lượt sĩ quan đi làm nhiệm vụ GGHB LHQ tại các Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cục Hoạt động Hòa bình tại trụ sở LHQ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả hai bệnh viện dã chiến (BVDC) cấp 2 được chỉ huy Phái bộ ở Nam Sudan và LHQ, cũng như chính quyền nước sở tại đánh giá cao. Đặc biệt năm 2020, Việt Nam có 2 sĩ quan đã xuất sắc vượt qua các bài kiểm tra của LHQ để trở thành nhân viên tại Cục Hoạt động Hòa bình LHQ, tại New York, Hoa Kỳ. LHQ đặc biệt đánh giá cao Việt Nam có tỷ lệ nữ quân nhân tham gia lực lượng GGHB LHQ cao hơn tỷ lệ khuyến khích 15% do LHQ đưa ra. Hiện Việt Nam đang chuẩn bị Đội Công binh gồm 295 người để sẵn sàng triển khai tham gia sứ mệnh GGHB LHQ trong thời gian tới.

Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các bộ, ban, ngành liên quan đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và phối hợp hiệu quả với BQP, góp phần mang lại những kết quả tốt đẹp trong tham gia sứ mệnh GGHB LHQ của đất nước. Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu tiên đặt vấn đề Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ và đã đồng hành cùng BQP trong suốt quá trình xây dựng đề án, triển khai thực hiện từ những bước đầu tiên. Hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, cùng sự hoan nghênh, đồng tình của nhân dân cả nước, được tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong suốt quá trình tham gia.

Các đại biểu nhất trí cho rằng, những con số và kết quả tham gia sứ mệnh GGHB của Việt Nam mang một giá trị biểu tượng rất lớn, cho thấy hình ảnh của một đất nước Việt Nam đổi mới, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, hình ảnh QĐND Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều nước, đặc biệt là các nước lớn và đối tác quan trọng, mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong hoạt động GGHB LHQ, qua đó mở rộng nội hàm và làm sâu sắc thêm quan hệ  hợp tác của ta với các nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam tham gia GGHB LHQ đã phát huy cao độ bản chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, hết lòng phục vụ nhân dân, không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được LHQ và Đảng giao phó đóng góp cho hòa bình, mà còn giành được sự mến yêu của người dân sở tại bằng những việc làm ý nghĩa. Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, Chủ tịch Hội Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam cho rằng, sự tham gia của Việt Nam vào sứ mệnh GGHB LHQ với một cách tiếp cận mới, không chỉ đơn thuần hoàn thành sứ mệnh, mà còn là các “sứ giả” của hòa bình, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ người dân nước sở tại. Những chiến sĩ quân y Việt Nam tận tụy hết lòng chăm sóc người bệnh, trồng rau xanh, may và phát khẩu trang phòng, chống Covid-19 đã làm cho người dân các nước thêm hiểu và thêm yêu mến Việt Nam và cũng làm đẹp hơn hình ảnh những người lính mũ nồi xanh của LHQ.

Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại/BQP cho rằng, để việc tham gia hoạt động GGHB LHQ đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, cần tranh thủ tối đa các mối quan hệ song phương, cũng như trên các diễn đàn đa phương với các đối tác, nhất là những đối tác có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực GGHB. Thông qua đó nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất trong lĩnh vực GGHB. Đây cũng là bước đi thiết thực góp phần xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Về phương hướng tham gia hoạt động GGHB của Việt Nam trong thời gian tới, hội nghị xác định ngoài việc duy trì BVDC cấp 2 tại Phái bộ Nam Sudan và các vị trí cá nhân như hiện nay, cần tiếp tục tìm kiếm cơ hội triển khai Đội Công binh; nghiên cứu khả năng mở rộng các hình thức tham gia khác như Quân cảnh, Bộ binh bảo vệ, Đội trực thăng vận tải; mở rộng các vị trí cá nhân tại các phái bộ; tiếp tục cử sĩ quan đã qua phái bộ ứng thí vào các vị trí chỉ huy tại các phái bộ và vào các cơ quan của LHQ.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, trong những năm tiếp theo, ngoài mục tiêu hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra và nhiệm vụ được LHQ giao phó, hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam cần nâng cao hơn nữa kết quả và hiệu ứng, nhằm phục vụ nâng cao vị thế đất nước; hướng tới trở thành quốc gia dẫn đầu ASEAN về hoạt động GGHB; tăng cường lực lượng triển khai và mở rộng số nước, số phái bộ tham gia, cũng như tăng số lực lượng dự bị trong nước.

Việt Nam xuất siêu kỷ lục trong năm 2020

Ngày 7/1/2020 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai niệm vụ năm 2021 của ngành Công Thương.  Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, năm 2020, Việt Nam ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục là 19,1 tỷ USD, cao gấp 9 lần năm 2017.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2020, thế giới và Việt Nam đối mặt với vô vàn khó khăn, chủ yếu là do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, kết thúc năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu được 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 và là một trong những nền kinh tế có tốc độ xuất khẩu cao nhất trên thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19. “Việt Nam xuất siêu ở mức cao kỷ lục 19,1 tỷ USD, qua đó ghi nhận 5 năm liên tiếp thặng dư cán cân thương mại. Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ USD”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp tiếp tục vươn lên, vượt qua khó khăn trong bối cảnh đứt gãy các chuỗi cung ứng. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36%, tăng cao hơn so tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức cao 5,82%, tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng của nền kinh tế;

Hoạt động hội nhập quốc tế không những được duy trì trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu mà còn được thúc đẩy với nhiều phương thức mới và sáng kiến mới của Việt Nam được quốc tế và khu vực đồng thuận, đánh giá cao. Công tác đàm phán, ký kết và triển khai thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đạt được kết quả quan trọng, đặc biệt là các Hiệp định như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA... Thị trường trong nước ổn định, hàng giả, hàng nhái từng bước được ngăn chặn đẩy lùi. Đây là những tiền đề quan trọng để sang năm 2021, Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn, phấn đấu đạt các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả nổi bật ngành Công Thương đã đạt được trong năm 2020, đặc biệt là trên một số lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, cung ứng điện… “Xuất khẩu vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng cao trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Trong khi xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Năm 2020 xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục 19,1 tỷ USD. Mức xuất siêu năm 2020 cao hơn năm 2019 (10,87 tỷ USD), gấp hơn 9 lần so với năm 2017 (2,11 tỷ USD) và gấp gần 11 lần so với năm 2016 (1,78 tỷ USD)”- Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng ghi nhận và đánh giá cao ngành Công Thương trong việc tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu đã được thực hiện hiệu quả hơn; bảo đảm đầy đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, hàng hóa phòng chống dịch cho thị trường kể cả khi nhu cầu tăng cao trong giai đoạn cả nước tập trung chống dịch thực hiện giãn cách xã hội và trong các thời điểm xảy ra thiên tai lũ lụt; Qua đó, tạo được niềm tin, sự an tâm của người dân đối với việc bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý ngành Công Thương cần khắc phục một số tồn tại như: xuất khẩu vẫn dựa mạnh vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); Trật tự thị trường mặc dù được tăng cường kiểm soát nhưng tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại (kể cả trên môi trường internet) vẫn còn diễn biến phức tạp; Tính liên kết của doanh nghiệp trong nước còn thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao…

 Thủ tướng cũng nêu lên 10 giải pháp để ngành Công Thương thực hiện trong năm 2021 nhằm đóng góp lớn hơn, hiệu quả hơn vào kinh tế- xã hội của đất nước.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...