Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Đấu tranh bác bỏ “Phi chính trị hóa quân đội”

Chống phá cách mạng Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Một trong những âm mưu hết sức thâm độc của chúng là thực hiện “phi chính trị hóa quân đội”.

Liên tục trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động đã thường xuyên cố tình rêu rao quan điểm: “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”, Quân đội cần phải “trung lập”, “đứng giữa”, không lệ thuộc hoặc đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng phái nào… Chúng cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc thành công là Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử; Đảng chỉ nên lãnh đạo Quân đội trong chiến tranh, khi hòa bình Đảng cần giao quyền lãnh đạo quân đội cho Nhà nước...

Rõ ràng, trên đây là những luận điệu sai trái, phản động. Nhìn vào lịch sử nhân loại tiến bộ, chúng ta vẫn chưa thể quên được “cơn địa chấn chính trị” đã diễn ra tại Liên Xô vào thập niên cuối thế kỷ XX. Những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng Quân đội về chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và sau đó là chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Quân đội, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô; một tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng thế giới.

Những luận điệu sai trái, phản động đó chúng ta cần kiên quyết đấu tranh, bác bỏ. Bởi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu mới đối với quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, nhất là xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa đã khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Để thực hiện điều này, trước hết chúng ta cần luôn luôn giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội; thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng các cấp trong Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.

 Đồng thời, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội. Mỗi cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội gắn với cương vị, chức trách được giao; thực sự nêu gương trước bộ đội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị; tạo cơ sở để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa Quân đội” của các thế lực phản động, thù địch.

Mục đích của các thế lực chống cộng là gì, khi xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh?

Hồ Chí Minh là người cộng sản Việt Nam đầu tiên và chính Người đã lựa chọn, nguyện trung thành và triển khai trong thực tiễn con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam từ những năm 20 thế kỷ XX. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin đã, đang và sẽ là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp của Đảng và cách mạng Việt Nam. Do vậy, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam dù trong lịch sử hay hiện thực và tương lai luôn là hai thực thể gắn chặt với nhau. Kẻ thù hay đồng minh cách mạng của Hồ Chí Minh cũng chính là kẻ thù hay đồng minh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ nghĩa chống cộng ở Việt Nam khi Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời là sự chống lại du nhập, hiểu biết về chủ nghĩa bônsêvích, về Cách mạng Tháng Mười Nga. Sau khi Hồ Chí Minh hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng, chủ nghĩa chống cộng ở Việt Nam đã trực tiếp, mạnh mẽ hướng sang tấn công vào Đảng và Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh và Đảng lãnh đạo cách mạng càng giành được thắng lợi thì chủ nghĩa chống cộng càng tìm mọi cách tấn công vào Hồ Chí Minh và Đảng.

Vậy, các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh của các lực lượng chống cộng hướng tới mục tiêu gì?

Thứ nhất, phủ định vai trò, thành quả cách mạng của dân tộc Việt Nam, phủ định hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó làm cho nhân dân Việt Nam bị lầm tưởng và mơ hồ về chính trị, cũng như con đường phát triển của dân tộc.

Thứ hai, phá hoại nền tảng tư tưởng, thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là từng bước hình thành các khuynh hướng, trào lưu quan điểm đối lập, thù địch với Đảng, Nhà nước ta.

Thứ ba, lợi dụng sự chuyển hóa nhận thức tư tưởng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội tiến tới hình thành các lực lượng đối lập ở Việt Nam.

Thứ tư, gây mất ổn định chính trị, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Thứ năm, gây dựng cơ sở tư tưởng và cơ sở giai cấp, tiến tới các mục tiêu chính trị sâu xa trong tương lai là xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, hướng Việt Nam đi theo con đường của CNTB.

Tóm lại, cách mạng Việt Nam càng đi lên, giá trị Hồ Chí Minh càng được khẳng định thì các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh cũng luôn có sự thay đổi theo hướng ngày càng tinh vi hơn, xảo quyệt hơn. Song, bản chất những âm mưu và mục đích của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận rõ âm mưu, mục đích xuyên tạc Hồ Chí Minh của các lực lượng chống cộng để hoạt động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc về Hồ Chí Minh có hiệu quả thiết thực.

Phê phán những nhận thức lệch lạc về tư tưởng Hồ Chí Minh (Bài 1)

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bài viết này nhận diện những nhận thức lệch lạc, hoài nghi, thiếu tin tưởng vào tư tưởng Hồ Chí Minh.

Như một thấu kính hội tụ khổng lồ, Chủ nghĩa Mác kết tinh những ánh sáng giá trị tư tưởng tinh hoa trước đó của thế giới, là kinh tế-chính trị cổ điển Anh, triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp; là những điểm tiến bộ trong học thuyết về giá trị lao động của Adam Smith, David Ricardo, phương pháp biện chứng của Hegel, chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Feuerbach, những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng của Henri de Saint Simon, Robert Owen, Etienne Cabet, Charles Fourier... Để rồi Chủ nghĩa Mác trở thành mặt trời tư tưởng vĩ đại của nhân loại soi đường cho các dân tộc đi lên hạnh phúc. Hiện nay, nhiều tác phẩm kinh điển của Marx vẫn được giới nghiên cứu phương Tây quan tâm, có hàng triệu độc giả chào đón, nghiên cứu, tìm hiểu. Ở thời điểm nhân loại bước vào Cách mạng 4.0 hội nhập toàn cầu mạnh mẽ và sâu rộng, người ta càng thấy bộ "Tư bản" phát ra những ánh sáng khoa học mới mẻ đi trước thời đại, gợi dẫn những quy luật, không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, văn hóa, xã hội... Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước Liên Xô (trước đây) chính là sự xa rời Chủ nghĩa Mác! 

Từ góc nhìn “liên văn hóa” hiện đại, thế giới hôm nay nhìn thấy ở Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là sự hội tụ tuyệt đẹp 3 luồng văn hóa: Văn hóa yêu nước Việt Nam; văn hóa hòa bình, bình đẳng, bác ái của nhân loại tiến bộ và văn hóa giải phóng con người của Chủ nghĩa Mác. Cuộc Hội thảo khoa học quốc tế về Hồ Chí Minh gần đây nhất (5-10-2019) có tên Global Ho Chi Minh (Hồ Chí Minh toàn cầu) được tổ chức tại thành phố New York (Mỹ). Các chủ đề được chính những học giả Mỹ và Đại học Columbia đề xuất khi cùng đứng ra tổ chức hội thảo đều nhấn mạnh hình ảnh Hồ Chí Minh không chỉ là vị anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới và nhân cách của Người còn mang tầm ảnh hưởng toàn cầu. Điều này khẳng định sự tôn trọng của giới học giả thế giới đương đại với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng và những giá trị văn hóa cao đẹp của Người đang được cả nhân loại đón nhận. Tác phẩm mới nhất của GS, TS Nguyễn Đài Trang (Việt kiều Canada) viết về Bác Hồ: "Hồ Chí Minh: Chủng tộc da đen và các tác phẩm chọn lọc về phân biệt chủng tộc" (tháng 2-2021) in bằng tiếng Anh và tiếng Việt được giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Canada đánh giá rất cao. Bà đã bỏ ra một phần tư thế kỷ sưu tầm, khảo cứu, nghiên cứu để viết tác phẩm này. Trước đó, bà là tác giả sách: "Hồ Chí Minh: Các tác phẩm chọn lọc về hòa bình, dân chủ và bình đẳng giới" (2018, phiên bản tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Việt); "Hồ Chí Minh: Nhân văn và phát triển" (2013); "Hồ Chí Minh: Tâm và tài của một người yêu nước" (2010)... Từ góc nhìn khoa học khách quan nhất, tác giả đã làm toát lên chủ đề với cái tài kiệt xuất và cái tâm yêu nước, yêu con người trong sáng nhất, Hồ Chí Minh không chỉ là vĩ nhân của Việt Nam mà còn là vĩ nhân của thế giới. Tầm vóc của Người mang tầm nhân loại, đồng hành với nhân loại...

Thế mà hiện nay, một số ít cán bộ, đảng viên ta lại có biểu hiện dao động, hoài nghi, thiếu tin tưởng vào tư tưởng của Người. Có thể kể ra những biểu hiện ấy là: 

1. Thiếu khát vọng về lý tưởng tốt đẹp. Bất cứ ai cũng đều có một lý tưởng cho riêng mình. Đó là mục tiêu, cũng là động cơ phấn đấu học tập, lao động để đạt mục đích đề ra. Với cán bộ, đảng viên thì lý tưởng riêng nằm trong lý tưởng chung của Đảng là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mong muốn tột bậc của Bác Hồ là “độc lập cho Tổ quốc”, “tự do cho đồng bào”, “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Lý tưởng biểu hiện ra hành động. Nhiều cán bộ, đảng viên vì thiếu lý tưởng mà làm việc cầm chừng theo kiểu “trung bình chủ nghĩa”, làm cho xong chuyện, “sáng vác ô đi, tối vác về”, không dám đổi mới, làm thì sợ sai, sợ mắc khuyết điểm. Trong cơ quan, họ như những cái bóng, nói như dân gian là nếu “bỏ thì thương, vương thì tội”! 

2. Lười học lý luận, giáo điều, bảo thủ, xơ cứng. Lý luận là ánh sáng soi đường, không học hoặc học qua loa đại khái, học chống đối thì làm gì có ánh sáng để mà đi. Nghị quyết Đảng là chủ trương đường lối mà nhiều cán bộ, đảng viên không học nghị quyết, thậm chí không biết nội dung nghị quyết thì lãnh đạo được ai (?). Vì thiếu lý luận nên dẫn tới giáo điều, dựa nhiều kinh nghiệm nên bảo thủ. Trong khi đó, thực tiễn ở ngày hôm nay thay đổi đến chóng mặt, không có cái nhìn của lý luận không thể nắm bắt được bản chất và dự đoán được tình huống. 

3. Tuyệt đối hóa lý luận, xem Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh là “kinh thánh”, cái gì, ở đâu cũng Mác nói thế này, Bác Hồ nói thế kia nhưng chẳng ăn nhập gì với thực tiễn, chẳng giúp ích cho thực tiễn. Trong khi đó, thước đo lý luận là ở thực tiễn. Triết học Hồ Chí Minh là triết học thực tiễn, triết học hành động. Vì không hiểu, không nắm bắt được thực tiễn nên cán bộ để phong trào đi xuống, dân tình kêu ca, thế thì cán bộ ấy hiểu gì về Chủ nghĩa Mác, về tư tưởng Bác Hồ? 

Lại có khuynh hướng tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh mà bỏ qua Chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng chỉ tư tưởng Bác Hồ mới phù hợp, thích hợp với cách mạng Việt Nam. Khuynh hướng này hoặc là lười học lý luận, kém hiểu biết, hoặc là a dua theo tư tưởng phản động đang muốn tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác. Trong khi đó, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo, phát triển một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để tạo ra tư tưởng Hồ Chí Minh, mà cho đến hôm nay thực tế đã chứng minh một cách sinh động nhất đó là sự đúng đắn của thời đại, của lịch sử. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, là ngọn cờ, là điểm tựa cho cách mạng Việt Nam tiếp tục vững bước đi lên gặt hái những thành tựu mới. Không chỉ tiếp thu, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin mà Bác Hồ còn tiếp thu những tinh hoa tư tưởng khác của dân tộc và nhân loại. Người từng nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội... Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”(1). Thế nên tư tưởng Hồ Chí Minh đậm đà bản sắc riêng: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những đóng góp lớn lao đối với sự phát triển, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì những lẽ này, đối với cách mạng Việt Nam, Chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh là một khối thống nhất, hữu cơ, không thể tách rời. (Còn nữa)

Phê phán những nhận thức lệch lạc về tư tưởng Hồ Chí Minh (Bài 2)

4. Tư tưởng của Bác Hồ và chính Người là hiện thân của quan niệm “một tấm gương sống còn giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Tâm lý học hiện đại khẳng định phương pháp giáo dục tốt nhất là giáo dục bằng chính nhân cách nhà giáo dục. Đảng ta cũng yêu cầu cán bộ, đảng viên lãnh đạo bằng cách nêu gương. Thế mà ở một số nơi có cán bộ lại theo đuôi quần chúng, không bằng quần chúng. Có cán bộ, khi mà cả nước căng mình chống dịch Covid-19 thì ngược lại, làm “tấm gương xấu” cho mọi người! Những người này thường là người ích kỷ, chăm chăm vun vén lợi ích cá nhân, cánh hẩu, vì lợi riêng quên lợi chung... 

5. Bi quan về chủ nghĩa xã hội, dao động trong suy nghĩ, việc làm. Đến nay, ai cũng thấy sự đổ vỡ của Liên Xô (trước đây) là tất yếu vì những sai lầm quá lớn, nhưng có cán bộ, đảng viên ta chỉ nhìn thấy hiện tượng rồi nghe lời kích động của kẻ xấu mà có những phát ngôn không chỉ ngược với đường lối của Đảng mà còn ngược cả với đạo lý truyền thống. Cũng vì bi quan mà thu mình lại trong cái vỏ ốc cá nhân nên có cán bộ né tránh, ngại va chạm, không dám đấu tranh, không có chính kiến, cơ hội, đúng kiểu “thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi” như Bác Hồ từng phê phán. 

6. Lại có cán bộ đạt được một ít thành tích thì lên mặt thỏa mãn, huênh hoang cho rằng cơ quan đi lên là nhờ “tài năng” mình lãnh đạo. Họ không biết rằng “nước lên thuyền lên”, cơ quan ấy nằm trong tổng thể công cuộc đổi mới chung của Đảng. Hơn nữa, dù người ấy có tài thật nhưng cũng còn nhờ sự ủng hộ của đồng chí, đồng nghiệp, quần chúng... 

Cần có giải pháp nào để khắc phục? 

Một là, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực chất hơn nữa. Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là đúng đắn, cần lan tỏa sâu rộng hơn nữa vào mọi tầng lớp, nhất là với cán bộ, đảng viên. Phải coi đây là việc làm thường xuyên, lâu dài, hằng ngày. Đây là cách rất cơ bản để “nâng cao đạo đức cách mạng”, góp phần “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. 

Hai là, cần có chế độ kiểm tra, giám sát việc học tập lý luận, nghị quyết Đảng một cách chặt chẽ, thưởng phạt công minh, đưa vào tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cán bộ, đảng viên. 

Ba là, đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu một cách thiết thực, hiệu quả Chủ nghĩa Mác Lê-nin - một trí tuệ lớn lao, một tài sản văn hóa tinh thần vô giá của nhân loại. Cần chứng minh sự gặp gỡ với các chủ nghĩa, các trào lưu tư tưởng lớn khác trên thế giới xưa nay để thấy được giá trị, chiều sâu và ý nghĩa phổ quát của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Cần khắc phục thực tế ở một số trường đại học hiện nay, dạy và học Chủ nghĩa Mác-Lênin còn đại khái, hình thức. 

Bốn là, hiện nay, bộ môn “liên văn hóa” (Intercultural) phát triển mạnh trên thế giới có nhiệm vụ nghiên cứu sự xuyên thấm, tương tác, đối thoại lẫn nhau giữa các nền văn hóa, chú ý tới hiệu quả giao tiếp thể hiện thành các giá trị văn hóa mới. Hồ Chí Minh là một hiện tượng “liên văn hóa” rất tiêu biểu. Các bộ môn nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở nước ta đều có thể vận dụng hướng nghiên cứu này để làm sinh động hơn, phong phú thêm các ý nghĩa mới. (Hết)

Nguồn: Báo QĐND

Những hoạt động lý luận của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn tìm đường cứu nước

Trên hành trình tìm đường cứu nước, cùng với những hoạt động thực tiễn phong phú, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này), đã chủ động, độc lập, tích cực học tập và nghiên cứu lý luận. 

Hoạt động học tập lý luận của Người tập trung chủ yếu từ khi đến Anh (năm 1913). Qua những tài liệu đã được công bố cho thấy, trong thời gian sống ở Anh, Nguyễn Tất Thành vừa lao động, vừa tự học tập không ngừng nghỉ. Cùng với vốn tiếng Anh học được, “những năm tháng sống ở nước Anh, Nguyễn Tất Thành đã tích lũy thêm được vốn hiểu biết về chính trị của xã hội tư sản, về đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa chính quốc và thuộc địa của một nước tư bản chủ nghĩa sớm phát triển”. 

Tác giả John Callow trong bài viết của mình, suy đoán rằng: “Có thể chính trong thời gian ở Luân Đôn, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã đọc các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Các tác phẩm này được Twentieth Century Press-cơ quan xuất bản của Đảng Dân chủ xã hội Anh, đặt trụ sở tại tòa nhà Clerkenwell Grenn ở Luân Đôn-xuất bản thành những cuốn sách giá rẻ. Ngày nay, tòa nhà này trở thành Thư viện tưởng niệm C.Mác và có một bức chân dung của Hồ Chí Minh được treo ở hành lang bên ngoài căn phòng nơi V.I.Lênin từng ngồi làm việc vào những năm 1902-1903. Tấm chân dung ấy của Hồ Chí Minh là bằng chứng về mối liên hệ giữa nhà xuất bản và vị khách nổi tiếng của mình”.

Những tri thức lý luận tiếp thu được trong quá trình bôn ba qua nhiều nước và thời gian ở Anh, cho phép Nguyễn Tất Thành có những nhận thức đúng đắn để phân tích tình hình thế giới lúc bấy giờ. Người thanh niên yêu nước ấy đã có những nhận định chính xác về Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở cả châu Âu và châu Á khi viết thư gửi Phan Chu Trinh: “Cháu bỗng nhớ cách đây vài tháng, cháu đã nói với Bác về cơn giông sấm động. Số mệnh sẽ còn dành cho chúng ta nhiều bất ngờ và không thể nói trước được ai sẽ thắng. Các nước trung lập còn đang lưỡng lự và các nước tham chiến không thể đoán biết được ý đồ của họ. Tình hình diễn ra là ai thò mũi vào thì chỉ có thể đứng về phe của địch thủ bên này hoặc địch thủ bên kia. Người Nhật Bản hình như có ý định nhúng tay vào. Cháu nghĩ trong ba hoặc bốn tháng tình hình châu Á sẽ có chuyển biến và sẽ có nhiều chuyển biến”. 

Hoạt động lý luận của Nguyễn Ái Quốc có sự phát triển rõ rệt khi Người trở lại Pháp vào khoảng cuối năm 1917 và gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Trong thời gian này, bằng vốn hiểu biết của mình, Người không chỉ đơn thuần học tập lý luận mà đã tích cực, chủ động viết báo, tham gia các buổi diễn thuyết ở Paris. Trong thời gian sống ở Pháp, tri thức lý luận của Nguyễn Ái Quốc ngày càng được mở rộng. Người hiểu hơn về cuộc chiến tranh thế giới lúc bấy giờ, hiểu được nỗi đau khổ của nhân dân chính quốc và thuộc địa khi phải hy sinh xương máu trên chiến trường vì lợi ích của bọn cá mập tư sản thực dân. Cùng với việc trau dồi vốn tiếng Pháp, Người đã tích cực tới thư viện để nghiên cứu những vấn đề mà mình quan tâm. Ở đây, Người được đọc trực tiếp các tác phẩm của các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp cũng như phương Tây, nhất là thời kỳ khai sáng, cận đại. 

Bên cạnh đó, Người chủ động tìm đọc các tác phẩm văn học của Shakespeare, Dickens, Huygo, Zola, Anatole France... Nhận thấy vốn kiến thức chính trị của mình còn có những hạn chế nhất định, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia các các cuộc thảo luận với rất nhiều chủ đề, hình thức khác nhau. Tác giả Trần Dân Tiên đã kể lại: “Trong những buổi hội họp nói chuyện ở Paris, người ta thảo luận đến tất cả các vấn đề. Từ thiên văn, địa lý, chính trị, văn học cho đến cách trồng cải soong và nuôi ốc sên. Trong những buổi họp này có tất cả các hạng người: Bác học, cựu bộ trưởng, nghị viên, nhà văn, thợ thuyền, người đi buôn, người già và người trẻ. Ở đây có một không khí thân mật và dân chủ, giống như ở những câu lạc bộ Giacobanh (Jacobins) thời Đại cách mệnh Pháp. Ở đây người ta có thể học nhiều chuyện và nhận xét mọi người. Thật là bổ ích”. Thông qua đó để vừa học hỏi, nắm bắt thêm tình hình, thấy được bầu không khí cách mạng, vừa bày tỏ cho mọi người biết về tội ác của thực dân Pháp ở những nơi mà Người được chứng kiến, cũng như tình cảnh dân tộc của mình. Với những hoạt động trên, tư duy lý luận của Nguyễn Ái Quốc ngày càng phát triển, nhận thức các vấn đề chính trị, cách mạng ngày càng sâu sắc hơn. 

Cùng với việc học tập lý luận, Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu tiến hành tổng kết những kinh nghiệm, hiểu biết đã tích lũy trong thời gian trước đó, nhất là về vấn đề chủ nghĩa thực dân và vấn đề thuộc địa. Điều này được thể hiện rõ qua nhiều bài báo mà Người đã viết: "Tâm địa thực dân", "Vấn đề dân bản xứ", "Đông Dương và Triều Tiên", "Thư gửi ông Utơrây", "Chính sách thuộc địa"... Qua đó đã thể hiện cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc về nhiều vấn đề của cách mạng, mặc dù chưa nghiên cứu sâu về Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy, thời đại mới chính là “thời đại mà ý muốn của nhân dân là nắm quyền tự quyết”, “Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”. Tuy nhiên, thực dân Pháp lại duy trì một nền bạo chính ở các thuộc địa của mình. Điều đó khiến nó tạo ra một sự đối nghịch sâu sắc giữa người bản xứ và bọn thực dân, cả về tâm lý, hành chính, pháp lý, về kinh tế và văn hóa: “Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca”. 

Với sự từng trải và những ngày tháng miệt mài nghiên cứu, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy: “Từ lâu, chủ nghĩa tư bản phương Tây như con rắn nhiều đầu, thấy châu Âu là nơi quá chật hẹp để bóc lột và máu của vô sản châu Âu không đủ dồi dào để thỏa mãn thèm khát, nó bèn vươn những cái vòi khủng khiếp của nó tới khắp nơi của quả đất. Bọn tư bản Anh, Đức hoặc Pháp, tất cả đều tương xứng nhau”. Và vì vậy, nếu không có những vệ tinh thì chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại. Cho nên “Ngày nay không còn là lúc phải đặt vấn đề Đảng có cần hay không cần một chính sách thuộc địa, bởi ngày nay không thể có sự tách biệt giữa thuộc địa và chính quốc, giữa vô sản ở nơi này và vô sản ở nơi kia”. 

Một hoạt động lý luận rất quan trọng của Nguyễn Ái Quốc là soạn thảo (nội dung ý kiến do Người đề ra, luật sư Phan Văn Trường viết), sau đó thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Versailles bản "Yêu sách của nhân dân An Nam". Nó như một đúc kết mong muốn trước mắt của những người yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ. Mặc dù không được chấp nhận nhưng nó như là một tuyên bố chính trị của nhân dân Việt Nam trước thế giới, mở đầu cho việc đòi những quyền dân tộc cơ bản, đồng thời phơi bày bản chất, dã tâm lừa bịp của bọn thực dân, đế quốc với nhân dân các thuộc địa, mở ra một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc. Qua hoạt động này, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi trong cách tiếp cận, trong hành động để giải phóng dân tộc: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. Vì vậy, không thể tin những lời tuyên bố tự do đầy đường mật của các nhà chính trị tư bản trong chiến tranh mà cần phải tìm kiếm một lý luận, một phương pháp khác. 

Những hoạt động tổng kết thực tiễn này có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc có cái nhìn toàn diện về chủ nghĩa thực dân, về tình cảnh, vị trí, vai trò của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. Vào năm 1920, Người đã chuẩn bị tư liệu và viết một quyển sách về tình hình Đông Dương với nhan đề "Những người bị áp bức". Tuy nhiên, nó đã không ra mắt độc giả vì bản thảo bị mất (nhưng đây cũng là cơ sở để sau này Người viết tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp"), như một sự đánh giá tổng kết về chủ nghĩa thực dân và các dân tộc thuộc địa. Trên cơ sở đó đi đến khẳng định: “Thế giới sẽ chỉ có nền hòa bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thỏa thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó”. 

Từ khi biết được về Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, cùng với đó là việc thành lập Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã để tâm nghiên cứu và có những hiểu biết nhất định về những vấn đề cách mạng. Điều đó được thể hiện qua việc trao đổi với các đồng chí của mình trong Đảng Xã hội Pháp và với nhiều người Việt Nam yêu nước đang ở Paris, cũng như trong diễn thuyết. Vào ngày 11-2-1920, Người đã trình bày đề tài Chủ nghĩa bônsêvích ở châu Á tại Hội nghị những người thanh niên cộng sản quận 2, đồng thời còn trình bày cả vấn đề ruộng đất công ở Trung Quốc và Việt Nam. Cùng với hoạt động thực tiễn, những hoạt động lý luận để tìm đường giải phóng dân tộc là một nhân tố rất quan trọng dẫn Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin. Việc đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lênin, đăng trên Báo Nhân đạo (L'Humannite, số ra ngày 16 và 17-7-1920), cộng với những trải nghiệm của mình, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy câu trả lời cho con đường giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào mình sau bao nhiêu năm tìm kiếm- con đường cách mạng vô sản. 

Những hoạt động lý luận của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn tìm đường cứu nước không chỉ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc Người tìm thấy con đường cứu nước mà còn định hình cho những hoạt động lý luận sau này của Hồ Chí Minh. Những hoạt động lý luận của Người trong giai đoạn sau chính là sự phát triển, hoàn thiện những nội dung, phương thức hoạt động lý luận của giai đoạn trước đó. Điều này cũng có sức gợi mở rất lớn để vận dụng phương pháp, cách thức của Người nhằm nâng cao chất lượng trong tiến hành các hoạt động lý luận hiện nay. 

Thiếu tướng, PGS, TS NGUYỄN VĂN THẾ(*)

(*)Nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

Nguồn: BQĐND

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị P4G

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030 diễn ra từ ngày 30 đến 31-5 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Tổng thống nước chủ nhà Hàn Quốc Moon Jae-in.

Tham dự hội nghị có gần 70 lãnh đạo cấp cao các nước thành viên P4G, các khách mời và lãnh đạo các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (LHQ), Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)... 

Phát biểu khai mạc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng đặc biệt của Hội nghị thượng đỉnh P4G năm nay với chủ đề “Phục hồi xanh bao trùm hướng tới mục tiêu trung hòa carbon”. Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố Hàn Quốc cam kết tăng cường đóng góp vào các nỗ lực chung và hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực môi trường, tăng trưởng xanh, nổi bật là thành lập Quỹ chiến lược xanh mới với quy mô 5 triệu USD, đóng góp thêm 4 triệu USD cho cơ chế P4G. 

Hoạt động quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh là phiên thảo luận cấp cao diễn ra tối 31-5 (theo giờ Việt Nam) với sự tham dự trực tuyến của lãnh đạo cấp cao các nước: Hàn Quốc, Đan Mạch, Colombia, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Việt Nam, Hà Lan, Kenya, Costa Rica, Peru, Áo, Thái Lan, Campuchia, Đặc phái viên về biến đổi khí hậu (BĐKH) của Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng giám đốc IMF. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên thảo luận cấp cao với tư cách là thành viên sáng lập của P4G. Tại phiên họp, các nhà lãnh đạo tập trung thảo luận 3 vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay, đó là: Phục hồi xanh từ đại dịch Covid-19, nỗ lực của cộng đồng quốc tế đạt mục tiêu trung hòa carbon đến năm 2050 và tăng cường hành động vì khí hậu và tạo thuận lợi cho hợp tác công-tư. 

Phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng thế giới đang trải qua những tác động cộng hưởng với mức độ và quy mô chưa từng có của 3 thảm họa là đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; để lại các hệ lụy to lớn, nhiều mặt, không chỉ hiện nay mà còn với các thế hệ tương lai. Thủ tướng nhấn mạnh chính đại dịch và những khó khăn, thách thức cũng để các nước thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên và là động lực để thúc đẩy các nước cùng hợp tác vượt qua. Thủ tướng đề nghị hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế cần đồng lòng, chung sức giải quyết hài hòa giữa nhu cầu cấp bách phục hồi kinh tế với yêu cầu phát triển xanh và phát triển bền vững hơn thời kỳ hậu Covid-19. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra sáu giải pháp quan trọng tại phiên thảo luận: 

Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là các SDGs của LHQ và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Phương châm là chuyển đổi tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận thực tế từ bị động ứng phó các thách thức sang kết hợp một cách hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa ứng phó với chuyển đổi phát triển kinh tế xanh. 

Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. 

Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công-tư trong tăng trưởng xanh; hình thành các chuỗi giá trị và ngành nghề mới thông qua xanh hóa sản xuất công-nông nghiệp và dịch vụ. 

Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới. 

Thứ năm, ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch Covid-19 là giải pháp cấp bách hiện nay; đề nghị tăng cường hỗ trợ cung cấp các nguồn vaccine, hợp tác đi lại và duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy thương mại-đầu tư quốc tế. 

Thứ sáu, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. 

Trong bài phát biểu quan trọng tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển xanh với con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu cao nhất của phát triển, trong đó có phát triển xanh. Tại hội nghị, Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược chất lượng cao, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn thích ứng với BĐKH, phát triển đô thị thông minh... hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. 

Các nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng, khủng hoảng khí hậu và đại dịch Covid-19 là hai thách thức toàn cầu khẩn cấp. Nhiều ý kiến nhấn mạnh phục hồi theo hướng xanh và bền vững cần trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm tạo bước ngoặt trong thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu và các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs). Các nhà lãnh đạo cũng đề cao tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ đối tác bao trùm giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân, nhất là đối tác công-tư (PPP). 

Hội nghị đánh giá rất cao phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đã đưa ra thông điệp rõ ràng, nhất quán, khẳng định chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong phát triển bền vững, ứng phó BĐKH với phương châm kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”, không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường sống của người dân. 

Kết thúc phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua Tuyên bố Seoul, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo P4G và các đối tác, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp lớn nhằm phục hồi xanh, ứng phó BĐKH và phát triển bền vững, bao trùm, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon. Nổi bật là quản lý nguồn nước bền vững, thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ hydro; xây dựng nông nghiệp bền vững gắn với bảo đảm an ninh lương thực; phát triển thành phố xanh thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi sang “xã hội không rác thải”; tăng cường hỗ trợ chuyển đổi xanh tại các nước đang phát triển gắn với cung cấp tài chính, công nghệ, bảo vệ các nhóm dễ tổn thương. 

Các nhà lãnh đạo P4G đánh giá cao vai trò và những cam kết mạnh mẽ của nước chủ nhà Hàn Quốc và trông đợi Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 3 được tổ chức tại Colombia vào năm 2023. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại hội nghị khẳng định đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam vào các vấn đề chung toàn cầu cũng như góp phần củng cố quan hệ Đối tác và hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc. 

Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 2 đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới trong việc thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó BĐKH và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu. Những cam kết mạnh mẽ tại hội nghị là nền tảng quan trọng hướng tới Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về BĐKH (COP26).

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...