Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

CẢNH GIÁC VỚI MƯU ĐỒ PHỦ NHẬN HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC



                                                                                         Tất Thắng
Sáng tạo ra học thuyết giá trị thăng dư, C.Mác đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế - chính trị học, chỉ ra quy luật vận động kinh tế của xã hội tư bản, vạch trần “bí mật” của chế độ tư bản là bóc lột giá trị thặng dư do sức lao động của những người lao động làm thuê tạo ra. Bóc lột giá trị thặng dư là bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa tư bản, là đầu mối của mọi mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động, là vấn đề không thể giải quyết được trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ph.Ăngghen cho rằng, việc phát hiện ra học thuyết giá trị thặng dư là công lao vĩ đại nhất của C.Mác. Nó chiếu sáng rực rỡ lên những lĩnh vực kinh tế mà trước kia những nhà xã hội chủ nghĩa cùng mò mẫm trong bóng tối không kém gì những nhà kinh tế học tư sản. Chủ nghĩa xã hội khoa học bắt đầu từ ngày có giải đáp đó, và nó là điểm trung tâm của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nhưng từ khi ra đời cho đến nay, học thuyết giá trị thặng dư cũng là một trong những trọng điểm mà kẻ thù của chủ nghĩa Mác và các thế lực thù địch chủ nghĩa xã hội tập trung xuyên tạc, bóp méo nhất. Họ cố tình lý giải theo “cách riêng của mình” rằng, chính máy móc tạo ra giá trị, còn sức lao động của người công nhân nếu được trả công sòng phẳng đúng với giá trị của anh ta thì nhà tư bản không có cái gọi là bóc lột công nhân mà họ chỉ làm giàu chính đáng nhờ bóc lột máy móc. Ở đây, mánh khóe của họ là muốn phủ nhận học thuyết giá trị thăng dư, vì nếu đúng như thế thì lý luận của Mác còn có ý nghĩa gì.
Thực chất, luận điệu này cũng không có gì mới mẻ. Ngay từ sớm, chính C.Mác đã chỉ ra rằng: Cũng như mọi bộ phận cấu thành khác của tư bản bất biến, máy móc không tạo ra một giá trị nào cả, nhưng nó chuyển giá trị của bản thân nó vào sản phẩm mà nó được dùng để chế tạo ra. Dĩ nhiên, C.Mác hiểu rất rõ rằng máy móc càng tinh xảo, kỷ thuật càng hiện đại thì năng suất lao động càng cao, sản phẩm lao động càng nhiều. Nhưng dù máy móc có vai trò quan trọng đến đâu đi chăng nữa cũng không tự nó chuyển được giá trị vào sản phẩm, chứ chưa nói đến việc tạo ra giá trị mới. Máy móc dù hiện đại như thế nào, muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua lao động sống của con người, lao động đó gồm cả trí lực và thế lực, lao động sáng tạo, có mục đích của con người.
Theo C.Mác, không bao giờ máy móc có thể chuyển vào sản phẩm mới một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã mất đi trong quá trình sản xuất. Nghĩa là, trong sản phẩm mới, giá trị của máy móc được “bảo toàn”, được “chuyển sang”, được “tái hiện”, và trở thành những bộ phận cấu thành “bất biến” của giá trị sản phẩm, chứ bản thân nó không tạo ra giá trị mới. Có thêm giá trị mới được tạo ra là do lao động của người công nhân đã bị kéo dài trong một thời gian nhất định, giá trị mới này gồm tiền công và giá trị thăng dư. Với những luận chứng rõ ràng, đầy sức thuyết phục, C.Mác đã làm rõ vấn đề hết sức cốt lõi: Lao động sống vừa bảo tồn được giá trị của máy móc trong sản phẩm mới, vừa tái sản xuất ra vật ngang giá trị với bản thân mình, và còn sản xuất ra một số dư là giá trị thặng dư. Và C.Mác kết luận: Chỉ có lao động sống mới là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Hiện nay, các học giả tư sản còn lập luận rằng: Quy luật giá trị thặng dư có thể tác động trong thời kỳ kinh tế công nghiệp, nhưng quy luật ấy không có tác dụng trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, thời đại kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức. Trước đây, giai cấp công nhân, người lao động bán sức lao động, nhưng ngày nay, họ không thể bán tri thức, trí tuệ được,… Ngày nay, làm ra giá trị không phải chủ yếu do lao động trực tiếp, bóc lột không phải do chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất, mà hình thức hiện nay, hình thức quan trọng hơn hết của tài sản lại là những thứ không thể trực cảm được. Nó là siêu tượng trưng, siêu ký hiệu, nó là tri thức, chất xám.
Thêm vào đó, các nhà kinh tế học tư sản hiện nay còn lập luận rằng: Trong học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác quá đề cao lao động cơ bắp và coi nhẹ hoặc không thấy hết vai trò của lao động trí lực, lao động quản lý trong quá trình tạo ra giá trị. Điều đó càng không đúng. Khi hỏi về lao động trừu tưựng, chính C.Mác đã chứng minh đó là sự hao phí về sức óc, thần kinh, cơ bắp. Không chỉ thế, Mác còn phân biệt rất rõ giữa lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, sản phẩm của một phút lao động phức tạp là một hàng hóa có giá trị cao hơn, thậm chí cao hơn rất nhiều lần so với sản phẩm của một giờ lao động giản đơn. Cũng chính vì đặc biệt coi trọng lao động trí tuệ nên C.Mác đã từng dự báo khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là một động lực của lịch sử, là một lực lượng cách mạng.
Những luận cứ, luận chứng và cách lập luận sâu sắc, lôgíc chặt chẽ,… thể hiện ở mỗi nguyên lý, mỗi luận điểm trong học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác cho tới nay vẫn là chân lý được thực tiễn kiêm nghiệm. Những sáng tạo và phát triển của các thế hệ sau vẫn phải lấy học thuyết này của C.Mác đặt nền móng, làm cơ sở và điểm xuất phát. Và rất nhiều vấn đề còn nghi vấn, tranh luận xuất hiện xung quanh học thuyết của Mác cũng phải quay về, trở lại tìm sự gợi ý và chỉ dẫn của C.Mác và Ph.Ăngghen.

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG BIẾN THÁI MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” HIỆN NAY



                                                                                       Tất Thắng
Gần đây, các chiến lược gia của chiến lược “diễn biến hòa bình” đã bổ sung vào luận thuyết phản động ấy những chiêu thức mới rất tinh vi, xảo quyệt. Những gì mà trước đây chúng đã làm, bị chúng ta phát hiện, lật tẩy, vạch mặt và giáng trả những đòn đau đớn thì nay hầu như chúng đã “thay hình đổi dạng”, thậm chí những âm mưu, thủ đoạn mới trở nên tinh vi, xảo quyệt và nham hiểm hơn. Vì vậy, chúng ta cần tỉnh táo nhận diện đúng, cảnh giác và vạch trần bản chất, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, không lúng túng, bất ngờ, hoang mang. Mọi cán bộ, đảng viên cần bình tĩnh xem xét, phân tích và nhận rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm mà các thế lực thù địch đang ra sức chống phá, từ đó làm thật tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, vạch rõ sự gian trá cả về mặt lý luận và thực tiễn mà các thế lực thù địch đã, đang và tiếp tục rao giảng.
Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt các quan điểm sai trái, thù địch với các ý kiến đóng góp của một số cử tri theo hướng xây dựng, gạn đục khơi trong, tâm huyết với con đường phát triển của đất nước,,… Đã là người Việt Nam yêu nước, có lương tâm, hiểu biết đạo lý, biết phân biệt phải trái, đúng sai, thật giả, chắc chắn sẽ nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch đang rắp tâm chống phá Việt Nam.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” hiện nay và những năm tới ở nước ta dù tinh vi hay khoác áo, đội lốt như thế nào thì về bản chất vẫn là một hình thái mới của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, phức tạp, tinh vi và lâu dài trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống,... của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả dân tộc ta nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần nhận thức dứt khoát, rõ ràng rằng, cuộc đấu tranh này không chỉ có ý nghĩa về mặt giai cấp mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt dân tộc. Tách rời hay đối lập hai nội dung đó sẽ dẫn tới sai lầm trong nhận thức, chỉ đạo và tổ chức đấu tranh. Giành thắng lợi trong  phòng, chống “diễn biến hòa bình”, chúng ta mới có thể giữ vững được độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và giữ được chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Do đó, nếu lơ là, mất cảnh giác, nghi ngờ cho rằng, Đảng thổi phồng nguy cơ “diễn biến hòa bình, tự chuyển hóa, tự diễn biến” từ đó lẩn tránh, không tích cực, thiếu chủ động đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thì sự tồn tại của dân tộc, chủ quyền quốc gia và của chế độ bị đe dọa trực tiếp. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, chống bạo loạn, lật đổ cần trở thành quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.
Để tránh lơ là, mơ hồ, mất cảnh giác trước những biến thái mới của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam cần làm tốt công tác dự báo. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, cấp thiết. Bởi, có nắm chắc, dự báo chính xác tình hình thì mới chủ động trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế và có đối sách xử lý đúng, kịp thời và hiệu quả các tình huống xảy ra, bảo đảm không bị động, bất ngờ về chiến lược. Mặt khác, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mỗi người nhân dân mức độ nguy hại của nó và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh phòng, chống.





Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...