Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Ảo tưởng khi đòi hỏi "Tự do tôn giáo tuyệt đối"

Quyền con người nói chung, quyền “tự do tôn giáo” nói riêng là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Song, lợi dụng quyền tự do tôn giáo để đòi “tự do tuyệt đối về tôn giáo” (tôn giáo đứng ngoài pháp luật) dù mục đích nào cũng đều phi thực tiễn, không thể chấp nhận.

Theo văn bản pháp lý của Liên hợp quốc: mặc dù là một quyền cơ bản của con người, nhưng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tuyệt đối mà là một quyền tương đối, có giới hạn. Điều này được chỉ rõ tại Khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”; Khoản 3, Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Như vậy, quan niệm cho rằng “tự do tuyệt đối về tôn giáo” là sự cố tình phớt lờ nội dung cốt lõi của các văn bản pháp lý quốc tế, nhằm can thiệp, phá hoại hệ thống pháp lý các quốc gia về tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động.

Sở dĩ có quan niệm cho rằng “tự do tuyệt đối về tôn giáo”, là bởi họ đã cố tình vin vào cái gọi là “thuyết nhân quyền tự nhiên” về quyền tự do tuyệt đối, vĩnh hằng, không bị giới hạn “không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền bẩm sinh, vốn có của con người”. Đây là điều hết sức phi lý. Vì trong xã hội, nếu không có hoạt động quản lý của nhà nước thì các quyền tự do cơ bản của con người không thể thực hiện, tất yếu sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân. Bên cạnh một số ít quyền tuyệt đối, như: quyền được sống, còn lại đa số các quyền đều là quyền tương đối, thụ hưởng các quyền đó phải có điều kiện, phải chịu sự chế ước của xã hội. Điều đó càng có sức thuyết phục khi mỗi tín đồ tôn giáo đồng thời là công dân, được thực hiện các quyền của mình, nhưng phải thực hiện nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật nhà nước. Như vậy, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, không thể có tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc, xem thường pháp luật. Ở Việt Nam, Điều 15, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 chỉ rõ: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”.

Thực tiễn trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều quan niệm về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với nhà nước và pháp luật. Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Ðức quy định: tự do tôn giáo, tín ngưỡng được bảo đảm, nhưng hoạt động của một tổ chức tôn giáo có thể bị giới hạn hay bị cấm nếu như mục đích và hoạt động của tổ chức đó vi phạm quy định của Luật hình sự hay chống lại chế độ xã hội đã được quy định trong Hiến pháp. Tại Áo, Ðiều 28, Bộ Luật về hội đoàn chỉ rõ: một tổ chức tôn giáo có thể bị giải tán nếu vi phạm quy định trong Bộ luật Hình sự. Ở Mỹ, tuy Hiến pháp nước này không đưa ra giới hạn đối với tôn giáo, nhưng lại chỉ rõ: các cơ quan chính quyền của bang trực tiếp thi hành việc giám sát các hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn hành chính của bang, chỉ sau khi được chính quyền xem xét, đồng ý cho phép thành lập thì các tổ chức tôn giáo mới được phép hoạt động và có tư cách pháp nhân, v.v. Điều này cho thấy: các quốc gia đã đặt ra giới hạn cho tự do tôn giáo, nhằm bảo đảm trật tự, lợi ích chung của xã hội và của người dân. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia không phải là một quyền tuyệt đối. Các quan điểm biện hộ cho “quyền tự do tuyệt đối về tôn giáo” không chỉ đi ngược lại hiến pháp, pháp luật các quốc gia mà còn đi ngược lại pháp luật quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Mặt khác, “tự do tôn giáo” và “tự do thể hiện tôn giáo” là hai vấn đề không đồng nhất với nhau, mỗi vấn đề có nội hàm riêng biệt. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “tự do tôn giáo” là mọi người có quyền tuyệt đối tự do lựa chọn tôn giáo của mình, nhưng khi thể hiện quyền tự do tôn giáo, tức là thực hiện hành vi tôn giáo trên thực tế phải phù hợp với bối cảnh, điều kiện xã hội cụ thể trên cơ sở tôn trọng nhu cầu riêng tư của người khác, không ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Song, với những toan tính chính trị, các thế lực thù địch ra sức nhào nặn, đồng nhất, đánh tráo hai khái niệm này, nhằm khẳng định tự do thể hiện tôn giáo là tuyệt đối. Ở khía cạnh khác, cụm từ “tự do tôn giáo” và “tự do thể hiện tôn giáo” tuy khác về bản chất, nhưng lại có sự trùng lặp tương đối về mặt ngôn ngữ, nên đã trở thành công cụ chính trị để một số quốc gia tự cho mình “quyền” để phán xét thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo của quốc gia khác vì mục đích chính trị.

Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đều khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam: luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này tiếp tục được Đảng ta khẳng định: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng”1. Điều 24, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Mặc dù các văn bản pháp lý của Việt Nam hoàn toàn tương thích với Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc, nhưng các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị vẫn cố tình tạo cớ, xuyên tạc, cho rằng hệ thống pháp luật Việt Nam ban hành nhằm hạn chế “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của người dân và đòi “tự do tuyệt đối về tôn giáo”. Đây là sự xuyên tạc hết sức lố bịch nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Thực tế ở Việt Nam có không ít hoạt động tôn giáo nhuốm màu mê tín dị đoan, trái với văn hóa truyền thống, không được pháp luật cho phép, như: hoạt động của Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, Pháp Luân Công, Dương Văn Mình, Nhất quán đạo, v.v. Một số vụ vi phạm pháp luật bị đưa ra xét xử, phạt tù, điển hình là: đối tượng Rah Lan Hip (trú tại Ia Băng, Chư Prông, Gia Lai) bị Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt 7 năm tù, vì đã tổ chức nhóm họp “Tin lành Đề ga”, tuyên truyền duy trì hoạt động Fulro để thành lập cái gọi là Nhà nước Đề ga của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, vi phạm Khoản 1, Điều 116, Bộ luật Hình sự năm 2015 “Phá hoại chính sách đại đoàn kết”. Một số linh mục: Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân,… bị hạn chế đi lại, do các linh mục này có nhiều hoạt động không phải là hoạt động tôn giáo thuần túy. Họ đã lợi dụng tòa giảng để chống chính quyền, có nhiều phát biểu đăng trên mạng xã hội xuyên tạc lịch sử Việt Nam, vi phạm Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “quy định các hành vi bị nghiêm cấm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo”. Gần đây, một số linh mục tại các giáo xứ: Hà Lời (Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình); Xuân Hòa (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình); Dũ Thành (Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh); Hội thánh truyền giáo Phục Hưng (Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) vi phạm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các quy định của Bộ Y tế và địa phương về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Hành động này của các vị linh mục, xét cho cùng đã “lạm quyền” tự do thể hiện tôn giáo một cách thái quá, vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu trò lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Nhà nước Việt Nam.

Lịch sử đã minh chứng: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tôn giáo chung sống gắn bó, hòa hợp, “tốt đời, đẹp đạo”; các tín đồ, chức sắc tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, phát huy truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến ngày 31/12/2020, Việt Nam có: 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo; gần 30.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo; các nhóm người theo tôn giáo chưa được công nhận được chính quyền địa phương bảo đảm sinh hoạt tại gia đình, điểm nhóm đã đăng ký theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có cả điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài. Nhiều tỉnh, thành phố bàn giao đất cho các tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo: Thành phố Hồ Chí Minh giao 7.500 m2 cho Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam xây dựng Viện Thánh kinh thần học; Thừa Thiên Huế giao 20 ha cho Học viện Phật giáo; Đà Nẵng giao 6.000 m2 cho Hội truyền giáo Cơ đốc; Hà Nội giao 11 ha cho Giáo hội Phật giáo để xây dựng Học viện Phật giáo, v.v. Hằng năm, có hàng trăm đoàn của tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; nhiều chức sắc nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế được tổ chức thành công tại Việt Nam: Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới; Tin lành kỷ niệm 100 năm đạo Tin lành truyền vào Việt Nam; Giáo hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2019 đã thu hút sự tham dự của trên 3.000 đại biểu tăng ni, phật tử trong và ngoài nước tham dự, được dư luận quốc tế đánh giá cao, v.v. Đặc biệt, Việt Nam trúng cử là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu cao nhất và đã bảo vệ thành công các Phiên Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II. Hiện nay, các nước ASEAN đã đồng ý giới thiệu Việt Nam ứng cử vào thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025. Sự thực trên là sự khẳng định mạnh mẽ nhất của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời khẳng định: không ở đâu có quyền tự do tôn giáo tuyệt đối như đòi hỏi phi lý của một số người.

Nguồn: Tạp chí QPTD

Chiêu trò bẩn của Tổ chức khủng bố Việt Tân

 Trước tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp, UBND thành phố Hồ Chí Minh tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của thủ tướng Chính phủ. Đây là biện pháp hết sức kịp thời để ngăn dịch bệnh lây lan diện rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều anh, chị zận chủ lập tức mở miệng chê bai, nói rằng chính sách trên là quá nghiêm ngặt, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân. Điển hình như trên trang Facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân, có đăng tải một số bài viết như “Covid lây lan và dân đói là do chống dịch theo kiểu Việt Nam”, “Yêu cầu gần 40 triệu dân ở trong nhà, chính quyền sẽ làm gì để hỗ trợ dân?”, “Chính phủ không nên giỡn mặt với dân!”,… Thực chất những bài viết đó không hề xuất phát từ cái nhìn khách quan mà chỉ bịa đặt hay lợi dụng những mặt thiếu sót trong công tác phòng, chống dịch của địa phương mà xuyên tạc, phóng đại nhằm chống phá, hạ uy tín của chính quyền, gây hoang mang, sợ hãi trong dư luận.

Để có cái nhìn đúng đắn hơn, tác giả muốn chia sẻ với quý độc giả đôi điều như sau:

Thứ nhất, Việt Tân cho rằng “Nhà nước vẫn cứ luẩn quẩn cách ly, phong tỏa chỗ này, ngăn sông cấm chợ chỗ kia, mà biện pháp này thì bây giờ không còn hiệu quả nữa khi dịch đã lan rộng. Nhưng chưa chết vì dịch thì nhiểu người đã có khả năng chết vì đói”. Việc chọn giãn cách xã hội trong 2 tuần ở TP Hồ Chí Minh sẽ gây khó khăn cho cuộc sống bình thường của người dân, thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, người dân, nhưng thực tế đã chứng minh, đó là cách hiệu quả nhất để chống dịch. So với thiệt hại về nhân mạng, chi phí điều trị, sự hỗn loạn trong xã hội khi dịch bệnh lan tràn, thì thiệt hại do giãn cách xã hội thấp hơn nhiều. Đó không phải là bài học của riêng Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới như Anh Nhật Bản, Thái Lan, Singapore,… Điển hình như Anh và một số nước Tây Âu khác phải phong toả (lockdown) tới 6, 7 tháng liên tục. Mới đây, Thủ tướng Hà Lan đã phải công khai xin lỗi người dân vì bỏ lệnh giãn cách quá sớm, khi mà dịch bệnh đang quay trở lại với số ca nhiễm khủng khiếp chỉ trong 1 vài tuần.

Thực tế, nếu không giãn cách xã hội một cách quyết liệt ở Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, Bắc Ninh,… như thời gian qua, thì chúng ta đã vỡ trận và số ca nhiễm/tử vong đã lớn hơn bây giờ rất nhiều, giống như những gì đang xảy ra ở Mỹ, Ấn Độ thời gian qua, trong bối cảnh cơ sở vật chất của chúng ta kém họ hơn rất nhiều.

Thứ hai, Việt Tân lại xuyên tạc rằng “không chính phủ nào lại khốn nạn tới mức mượn dịch bệnh để cấu kết với đám tư bản thân hữu, chặt chém giá cả Dân như nhóm lợi ích trong chính phủ cấu kết với Bách hoá xanh làm cho Dân kêu trời không thấu, để họ uất ức livestream đay nghiến đầy thù hận. Lỗi này thuộc thể chế độc tài mới có chuyện cay đắng như thế.” Đây là những lời lẽ vô cùng sằng bậy, trong tình hình dịch bệnh, việc vận chuyển hàng hóa gặp không ít khó khăn khiến cho chi phí tăng lên, tuy nhiên chính quyền đã có những biện pháp ngăn chặn và xử phạt việc tăng giá của những kẻ lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, những kẻ đầu cơ. Bên cạnh đó, Chính phủ đã hỗ trợ, chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm đảm bảo tốt các nhu yếu phẩm cho các vùng dịch, chỉ là thời gian vận chuyển từ vùng trồng về các cửa hàng bị chậm khi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh. Một số mặt hàng không phải nhu yếu phẩm có tăng giá một chút là do nhân viên của các công ty sản xuất thuộc các diện phải cách ly nên năng suất lao động bị giảm.

Điều đáng nói ở đây là Viêt Tân cố tình gán ghép đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam “cấu kết với đám tư bản thân hữu”, cho thấy chúng chỉ muốn thực hiện âm mưu chống phá, hạ uy tín, danh dự của chính quyền ta mà thôi chứ không hề muốn nhìn nhận rõ bản chất của sự việc.

Thứ ba, mặc dù những ngày đầu thực hiện chỉ thị 16, khi mà số ca bệnh cả Hồ Chí Minh tăng hàng nghìn ca mỗi ngày thì không thể tránh khỏi sự thiếu sót trong việc cung ứng nguồn lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân. Thay vì thông cảm cho chính quyền thì Việt Tân lại lợi dụng điều này để xâu xé, hòng gây mất niềm tin của quần chúng vào chính quyền, âm mưu kích động sự thiếu hiểu biết của nhân dân, gây mâu thuẫn trong cộng đồng. Nhưng với chính sách đúng đắn trong việc điều phối các nguồn cung ứng cùng với sự hỗ trợ của các tỉnh, thành trên cả nước, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã lập những xe hàng thực phẩm lưu động đến từng ngõ ngách của các con phố để hỗ trợ người dân. Đó như là cú tát vào mặt đám rận chủ.

Thứ tư, Việt Tân xuyên tạc “nếu cứ giữ thái độ cai trị kiểu đó, ta có thể thấy, khó mà được lòng dân. Chính phủ Việt Nam không nên giỡn mặt với người Dân nhất là lúc dân đang đói. Trong lịch sử đã chứng minh, Dân đói thì đói mà ai kêu đi cướp chính quyền là Dân đi liền. Bài học năm 45 còn đó.” Nhưng có lẽ chúng đã quên lúc đó Đảng Cộng sản đã dẫn dắt quần chúng nhân dân cần lao đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; lãnh đạo nhân dân đoàn kết với khẩu hiệu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”… để cùng nhau vượt qua nạn đói,… Và bấy giờ khi thời bình, thì việc chết đói là không bao giờ xảy ra, người dân sẽ lại càng chung tay với Chính phủ, sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước sẽ giúp chúng ta trải qua những khó khăn, cùng cực này để chiến thắng “Giặc dịch” này. Thế mới thấy rõ được bản chất của đám Việt Tân cũng chỉ là phường ăn không nói có, đó là miệng lưỡi của những kẻ đâm bị thóc chọc bị gạo mà thôi.

Vạch trần âm mưu thâm độc, xuyên tạc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ngày 30-6, trong chương trình “Đối diện” tháng 6, Đài Truyền hình Việt Nam đã đưa ra quan điểm “Phản bác thông tin xuyên tạc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”.

Chương trình đã điểm tên một số trang mạng, kênh thông tin có nội dung chống phá Việt Nam, với các luận điệu, mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; bịa đặt, thổi phồng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam; xuyên tạc, bóp méo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vin vào tình trạng số ít tham nhũng để “vơ đũa cả nắm”, cho rằng đó là “trọng bệnh” của chế độ...

Thế nhưng, những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực trong công cuộc đổi mới 35 năm qua là minh chứng của sự vươn lên, khẳng định tính đúng đắn của quá trình phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng một xã hội mà trong đó sự phát triển thực sự vì con người...

Đó là câu trả lời rõ ràng, đanh thép, là vũ khí sắc bén làm thất bại mọi thủ đoạn chống phá, bác bỏ những âm mưu, toan tính của các phần tử chống đối, thù địch muốn chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Quân đội phải vững mạnh về chính trị, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch

“Quân đội phải vững mạnh về chính trị, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội”, đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương (QUTƯ), tại Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2021, được tổ chức tại  Hà Nội ngày 30-6 vừa qua.

Nhấn mạnh một số nội dung Quân đội cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu toàn quân thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh, giữ vững nguyên tắc, đoàn kết, thống nhất, phát huy tốt vai trò của các cấp ủy, tổ chức Đảng và vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; tổ chức tốt việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị; tiếp tục xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ danh xưng cao quý Bộ đội Cụ Hồ; tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội; kiên quyết, kiên trì và đi đầu trong công tác xây dựng Đảng, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII).

Phát biểu kết luận hội nghị, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư QUTƯ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng khẳng định Quân đội cần tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giữ nghiêm kỷ luật Đảng; tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng; tiến hành có hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ.

Những phát biểu chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội thêm một lần nữa bác bỏ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng phi chính trị hóa Quân đội, làm Quân đội mất phương hướng chính trị, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, xa rời Đảng, xa rời nhân dân.

Séc sẵn sàng nhượng lại 500.000 liều vắc-xin cho Việt Nam

Thủ tướng Séc cho biết tuy tình hình dịch bệnh tại Séc vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nhưng Chính phủ Séc vẫn tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam, trong đó sẵn sàng nhượng lại cho Việt Nam 500.000 liều vắc-xin và một số kít xét nghiệm nhanh.

Chiều 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Thủ tướng CH Séc Andrej Babis nhằm trao đổi về quan hệ song phương, dành nhiều thời gian để thảo luận các biện pháp hợp tác trong phòng chống COVID-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn Thủ tướng Andrej Babis và Chính phủ Séc đã quyết định tặng Việt Nam 250.000 liều vắc-xin phòng COVID-19, khẳng định đây là sự hỗ trợ kịp thời, quý báu, thể hiện mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước trong suốt hơn 70 năm qua.

Thủ tướng đề nghị Chính phủ Séc ưu tiên nhượng lại cho Việt Nam số vắc-xin chưa sử dụng của Séc, giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn cung vắc-xin khác nhiều nhất, sớm nhất có thể; cũng như hỗ trợ các trang thiết bị, vật tư y tế.

Thủ tướng Séc bày tỏ cảm ơn những hỗ trợ quý báu mà Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Séc đã dành cho người dân Séc trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Thủ tướng Séc cho biết tuy tình hình dịch bệnh tại Séc vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nhưng Chính phủ Séc vẫn tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam, trong đó sẵn sàng nhượng lại cho Việt Nam 500.000 liều vắc-xin và một số kít xét nghiệm nhanh; cũng như vận động các nước châu Âu khác hỗ trợ Việt Nam các loại vắc-xin đang được sử dụng nhiều trong khu vực như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm…

Trong không khí nồng ấm tình hữu nghị, hợp tác và chân thành, hai Thủ tướng trao đổi nhiều biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Séc phát triển lên tầm cao mới, hiệu quả hơn trong thời gian tới; thống nhất sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tiếp xúc ở các cấp bằng hình thức linh hoạt tùy vào điều kiện thực tế.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính mời Thủ tướng Séc sang thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Với tình cảm đặc biệt dành cho Việt Nam, Thủ tướng Andrej Babis khẳng định mong muốn sớm được thăm Việt Nam ngay trong năm nay.

Về hợp tác thương mại và đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Séc đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), là quốc gia đầu tiên trong EU phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA; đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để phát huy tối đa hiệu quả các Hiệp định này.

Hai Thủ tướng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong một số lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp ô tô, vận tải, giáo dục – đào tạo, quốc phòng - an ninh, đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc tại Séc…; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng hóa, nông sản của Việt Nam, nhất là trái cây theo mùa vụ vào thị trường Séc và EU; đặc biệt là sớm triển khai đường bay thẳng giữa Việt Nam và Séc ngay khi điều kiện cho phép.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn lãnh đạo và các cấp chính quyền Séc đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam hòa nhập và sinh sống ổn định tại Séc. Thủ tướng Andrej Babis đánh giá cao vai trò tích cực của cộng đồng Việt Nam tại Séc, bày tỏ tin tưởng cộng đồng người Việt sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Andrej Babis bày tỏ hài lòng về sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương. Hai bên cũng đã trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh việc bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Xử lý nghiêm tình trạng phát tán thông tin sai sự thật

Tối 7/8, câu chuyện một bác sĩ rút ống thở của người thân để cứu mẹ con sản phụ tại TP Hồ Chí Minh được đăng tải trên Facebook của người có tên là Trần Khoa lập tức gây chấn động dư luận.

Có quỹ hỗ trợ cộng đồng đã liên hệ qua Facebook với “bác sĩ Khoa” để đề nghị tài trợ máy thở cho nơi người này đang làm việc. Tuy nhiên, cư dân mạng cũng nhanh chóng phát hiện ra những điểm bất bình thường từ câu chuyện nêu trên, như danh tính thật sự của “bác sĩ Khoa”; không có ca mổ song thai nào trên địa bàn thành phố tại thời điểm đó; không có chuyện sắp xếp cho một sản phụ thai đôi, nhiễm Covid-19 sắp sinh cùng phòng với bệnh nhân Covid-19 nặng; bác sĩ không thể tự ý rút máy thở của bệnh nhân này cắm qua cho bệnh nhân khác…

Sau khi nhận được thông tin về sự việc, các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh đã nhanh chóng vào cuộc, xác minh sự việc. Trưa 8/8, Sở Y tế thành phố khẳng định đây là thông tin hư cấu. Tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố hoàn toàn không có việc rút ống thở của bệnh nhân này để nhường cho bệnh nhân khác. Việc rút ống thở hay không là tùy thuộc vào các chỉ số sinh tồn của người bệnh và phải thông qua hội chẩn. Sự việc hiện vẫn tiếp tục được điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng liên quan đến những câu chuyện thương tâm liên quan đến dịch bệnh, ngày 5/8 trên mạng xã hội xuất hiện câu chuyện của người tự xưng là shipper kể về việc chứng kiến một người chở 27 hũ tro cốt của người mất vì Covid-19 xếp trong một giỏ nhựa chở sau xe đi giao ở các khu phong tỏa. Người này cho biết chỉ chưa đầy 2 km thuộc phường Phú Trung, quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) một nửa số tro cốt đã được giao.

Trong câu chuyện của mình, người kể chuyện còn đưa ra thông tin về việc người giao tro cốt gặp em bé có bốn người thân bị mất trong dịch Covid-19, hàng xóm phải ra ký nhận hộ hai hũ cốt của cha mẹ.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương được đề cập trong bài viết khẳng định không có gia đình nào có trường hợp người chết như vậy, tháng 7 phường không có người mất, tháng 8 có ba trường hợp, trong đó có hai trường hợp mất vì Covid-19.

Ðáng tiếc, những thông tin được “kể lại” chưa hề được kiểm chứng về tính xác thực đã lập tức được lan tỏa trên mạng khiến nhiều độc giả sợ hãi.

Từ sự việc nêu trên có thể thấy vấn nạn tin giả đang hoành hành và phát triển ngày càng tinh vi, khó lường. Không chỉ đưa những tin xấu, có nội dung kích động, chống phá, đối tượng tung tin giả còn dựng lên những câu chuyện cảm động, thương tâm, đánh vào lòng thương xót của cộng đồng.

Tuy nhiên, sau những câu chuyện tưởng chừng như ca ngợi hành động đẹp, sự hy sinh cao cả, hoặc những câu chuyện có mầu sắc tình cảm nhằm khơi dậy sự đồng cảm, chia sẻ của số đông sẽ dấy lên những sự hồ nghi, hoang mang về tình hình dịch bệnh, về sự nỗ lực chăm lo đời sống người dân của các cấp chính quyền, khiến người dân hoảng sợ về một hệ thống y tế kiệt quệ, từ đó cho rằng Việt Nam đang “vỡ trận”. Trong không ít trường hợp, đó là thủ đoạn vô cùng hiểm độc, hòng mưu đồ gây ra một cuộc khủng hoảng xã hội. Thực tế hiện nay dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía nam đang tiếp tục diễn biến phức tạp, song vẫn trong tầm kiểm soát, không nơi nào thiếu thiết bị y tế đến mức phải tước đoạt sự sống của bệnh nhân. Các nhân viên y tế tuyến đầu đều nỗ lực hết sức để cứu chữa các bệnh nhân, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.

Sự việc trên là bài học về sự tỉnh táo, cảnh giác trước nguồn thông tin chưa được kiểm chứng. Rất có thể vì nhẹ dạ, cả tin, để cảm xúc lấn át lý trí nhiều người sẽ bị dẫn dắt bởi tin giả để rồi hoang mang, sợ hãi, mất niềm tin vào chính quyền và cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch. Do đó cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý mạnh tay với những tài khoản phát tán thông tin sai sự thật thì cũng cần đòi hỏi trách nhiệm của cộng đồng trong việc tiếp nhận, xử lý tin giả, tin sai sự thật.

Vấn nạn tin giả nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ làm xói mòn niềm tin trong nhân dân, gây cản trở cho công tác phòng, chống dịch bệnh đang hết sức cam go hiện nay.

Tin bác sĩ rút ống thở của mẹ đẻ nhường cho sản phụ song sinh là tin giả

 Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFVC) vừa khẳng định, câu chuyện cảm động về một bác sĩ tên Trần Khoa được cho là đã nhường máy thở của mẹ đẻ cho một sản phụ song sinh đang cần máy thở lan truyền trên mạng xã hội ngày 7/8, là tin giả.

Qua xác minh từ các cơ quan chức năng có liên quan của TP Hồ Chí Minh, VAFVC khẳng định, thông tin nêu trên là tin giả. Và hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội về hai em bé song sinh được cho là con của sản phụ được nhường máy thở là ảnh cũ, chụp tại bệnh viện Từ Dũ, do tài khoản facebook Cao Hữu Thỉnh đăng lên ngày 21/7, không phải ảnh chụp ngày 7/8 như mạng xã hội chia sẻ.

Như vậy, một câu chuyện cảm động được nhiều tài khoản facebook lan truyền, coi bác sĩ Khoa như người truyền cảm hứng nhưng lại là câu chuyện giả dối, đã làm giảm ý nghĩa của những điều tốt đẹp trên thực tế đang được rất nhiều y, bác sĩ và các lực lượng phòng chống dịch âm thầm cống hiến.

VAFC khuyến cáo cộng đồng mạng, nhất là các phóng viên không chia sẻ trên mạng xã hội nội dung chưa được kiểm chứng; hãy cùng nhau thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và Quy tắc đạo đức người làm báo khi tham gia mạng xã hội.

Liên quan đến thông tin này, ngày 8/8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, thông tin lan truyền ở trên là hư cấu, tại các bệnh viện của thành phố không có việc rút ống thở để nhường cho bệnh nhân. Sở Y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn sinh động về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn là vấn đề mà các thế lực thiếu thiện chí, thù địch với chế độ ta lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng chính thực tiễn sinh động về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên đất nước ta đã bác bỏ mọi cáo buộc của họ.

Đó là phát biểu của một chức sắc tôn giáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước để khẳng định các tôn giáo ở Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, thời gian qua, các thế lực thiếu thiện chí, có thâm thù với chế độ ta và một số tổ chức nước ngoài vẫn có cái nhìn sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Gần đây, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình tôn giáo thế giới năm 2020, trong đó có phần nhận xét về Việt Nam, đã cho rằng, chính quyền Việt Nam tiếp tục thông qua các điều luật, quy định “không rõ ràng để kiểm soát, hạn chế tự do tôn giáo”.

Nhận định trên là không có cơ sở. Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm 27% dân số), hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo tôn giáo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Không chỉ là quốc gia đa tôn giáo, Việt Nam còn là quốc gia đa dân tộc (với 54 dân tộc cùng sinh sống), mỗi dân tộc đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng khác nhau với rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian, tạo nên sự đa dạng trong đời sống tâm linh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Hằng năm, cả nước có hàng nghìn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức.

Các hoạt động tôn giáo diễn ra sôi động trên khắp cả nước; nhiều hoạt động, sinh hoạt tôn giáo lớn được tổ chức trang trọng, thu hút hàng trăm nghìn lượt người tham dự. Các tổ chức tôn giáo được phép thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo để đáp ứng nhu cầu của tôn giáo. Hiện nay, ở Việt Nam có 53 cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; trong đó, một số cơ sở được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Chính quyền các địa phương còn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng thần học, giáo lý cho hơn 10.000 người mỗi năm.

Việc tu sửa các cơ sở tín ngưỡng, thờ tự cũng được các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi. Tính đến nay, hơn 20.000 (chiếm 80%) cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới. Tại các địa phương, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo được thực hiện đúng pháp luật. Nhiều tỉnh, thành phố giao đất với diện tích phù hợp cho các tổ chức tôn giáo, như: Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500m2 đất cho Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh thần học; tỉnh Thừa Thiên Huế giao 20ha đất cho Học viện Phật giáo Việt Nam sử dụng; thành phố Đà Nẵng giao 6.000m2 đất cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam sử dụng; thành phố Hà Nội giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam khoảng 11ha đất để xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam, v.v..

Không chỉ có thế, Việt Nam còn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng. Hằng năm, có hàng trăm đoàn của tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; nhiều chức sắc nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam: Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới tại Đồng Nai; Tin lành kỷ niệm 100 năm đạo Tin lành truyền vào Việt Nam; Giáo hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam đã thu hút sự tham dự của 3.000 đại biểu (1.650 đại biểu khách quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, 250 kiều bào là tăng ni sinh từ 40 quốc gia), khoảng 20.000 lượt tăng ni, phật tử tham dự các hoạt động bên lề của đại lễ đã được dư luận quốc tế đánh giá cao.

Những đối tượng thiếu thiện chí, thù hằn với chế độ ta cho rằng, chính quyền Việt Nam “gây khó khăn” với các hội, nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sự thật không phải vậy. Đồng bào các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cho nên, mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều hướng vào phục vụ các tầng lớp nhân dân. Vì thế, cũng như dân tộc Kinh, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số được bảo đảm. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ để đáp ứng nhu cầu đào tạo tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer.

Kinh sách của các tổ chức tôn giáo đã được phép xuất bản bằng 13 thứ tiếng dân tộc. Năm 2020, có 5.000 bản in Kinh thánh bằng tiếng Ê Đê, 3.000 bản in Kinh thánh tiếng Gia Rai. Khu vực Tây Nguyên, Bình Phước hiện có khoảng 583.000 tín đồ (97% là đồng bào dân tộc thiểu số) sinh hoạt tôn giáo tại hơn 2.000 hội thánh, điểm nhóm. Khu vực miền núi phía Bắc có hơn 230.000 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt tôn giáo tại 1.640 hội thánh, điểm nhóm, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của đồng bào có đạo.

Ngoài ra, một số đối tượng cơ hội chính trị còn vu cáo chính quyền gây cản trở và sách nhiễu khi có sự phân công và chuyển giao công việc giữa các chức sắc tôn giáo ở các điểm nhóm địa phương chưa đăng ký, như hai trường hợp linh mục ở giáo phận Vinh (Nghệ An) và mục sư Nguyễn Duy Tân ở giáo phận Xuân Lộc (Đồng Nai). Thực tế là các linh mục, mục sư đó không hoạt động tôn giáo thuần túy, mà họ đã lợi dụng tòa giảng để chống chính quyền, có nhiều phát ngôn xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Những hành vi đó đã vi phạm Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định các hành vi bị nghiêm cấm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo.

Quy định này áp dụng đối với mọi người hoạt động tôn giáo ở Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với khoản 3 Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. 

Chưa dừng lại ở đó, một số luận điệu còn cáo buộc vô lối các cấp chính quyền “duy trì quy trình đăng ký, công nhận không đúng với quy định” nhằm làm chậm, không chấp nhận, cấm các hoạt động tôn giáo của các hội, nhóm tôn giáo; “gây khó khăn” với các hội, nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng các dân tộc thiểu số khi đăng ký hoạt động.

Điều đó cũng hoàn toàn sai, bởi thời gian qua, Ban Tôn giáo Chính phủ đã áp dụng nhiều điểm mới trong quy trình thủ tục đăng ký, công nhận tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo; cụ thể là đã triển khai thực hiện, xử lý, giải quyết 43 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên cổng Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, bảo đảm nhanh gọn, hiệu quả, giảm thời gian đi lại cho các chức sắc, chức việc các tôn giáo, được các tổ chức, cá nhân tôn giáo hài lòng và đánh giá cao.

Hiện có 62 tổ chức và cá nhân đã tạo tài khoản và thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến của Ban Tôn giáo Chính phủ. Đến năm 2020, Việt Nam đã có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, tăng 10 tôn giáo và 28 tổ chức so với trước khi thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (trong đó, có 36 tổ chức tôn giáo được công nhận; 4 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo).

Một luận điệu khác cũng được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc là chính quyền Việt Nam có biện pháp cứng rắn nhằm “đàn áp, hạn chế” tự do ngôn luận trong tôn giáo và đòi dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.

Thực ra đó chỉ là ý kiến quy chụp ác ý, vì họ có thể không biết hay cố tình không hiểu một thực tế sinh động là nhiều năm qua, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ hoạt động tôn giáo. Từ năm 2013 đến nay, đã có gần 6.000 xuất bản phẩm tôn giáo được xuất bản, hơn 19 triệu bản in; nhiều xuất bản phẩm được in bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, tiếng dân tộc thiểu số. Hiện có 15 tờ báo, tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động; phần lớn các tổ chức tôn giáo (kể cả tổ chức tôn giáo trực thuộc) có website riêng.

Như vậy, thông qua những bằng chứng thực tiễn sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đã bác bỏ mọi nhận xét thiếu khách quan về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta. Thực tiễn đó cũng là cơ sở để đồng bào tôn giáo củng cố niềm tin vào đường lối, chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Nguồn: Báo QĐND

Thủ tướng Phạm Minh Chính: An ninh biển là vấn đề toàn cầu nên cần có giải pháp toàn cầu

Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tối 9-8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế” do Thủ tướng Ấn Độ chủ trì.

 Tham dự Phiên thảo luận này ngoài Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có nhiều nhà lãnh đạo các nước như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, Tổng thống Cộng hòa Congo Félix-Antoine Tshisekedi Tshilombo...

Tại phiên Thảo luận mở cấp cao, lãnh đạo cấp cao và đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an và các tổ chức Liên hợp quốc đều bày tỏ quan ngại về những mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với an ninh, an toàn biển như khủng bố, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, buôn bán ma túy, vũ khí trên biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sinh kế của các cộng đồng dân cư ven biển và tác động tiêu cực đến thương mại, kinh tế quốc tế; cho rằng cần tăng cường hợp tác quốc tế để đối phó với các thách thức trên, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, phát huy các sáng kiến khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường an ninh biển.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, biển và đại dương là nguồn tài nguyên to lớn của nhân loại, là huyết mạch của giao thương quốc tế, cửa ngõ kết nối các quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia, dân tộc; khẳng định Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là Hiến pháp về biển và đại dương có tính toàn vẹn và phổ quát, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và là cơ sở hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức chung. Thủ tướng cho rằng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức an ninh trên biển ngày càng phức tạp như khủng bố, tội phạm có tổ chức, ô nhiễm môi trường biển, những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trên biển, thậm chí đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, làm ảnh hưởng đến hòa bình, hữu nghị, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, giao thương cũng như những nỗ lực chung xử lý các thách thức an ninh biển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển. Thứ nhất, cần có nhận thức toàn diện và đầy đủ về tầm quan trọng của biển và những nguy cơ đe dọa an ninh biển, đề cao trách nhiệm và quyết tâm chính trị, củng cố lòng tin, xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, khai thác bền vững nguồn lợi từ biển. Thứ hai, an ninh biển là vấn đề toàn cầu nên cần có giải pháp toàn cầu; tiếp cận một cách toàn diện, tổng thể trên cơ sở hợp tác đối thoại và luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác ở mọi cấp độ và khuôn khổ nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh biển.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất thiết lập một mạng lưới các cơ chế, sáng kiến về an ninh biển khu vực do Liên hợp quốc điều phối để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp hành động, kịp thời ứng phó với các thách thức chung. Việt Nam đánh giá cao vai trò và đang tích cực tham gia các sáng kiến, cơ chế hợp tác thực chất trong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác về an ninh biển ở khu vực Biển Đông, giúp tạo diễn đàn đối thoại, xây dựng lòng tin, góp phần điều phối hợp tác về an ninh trên biển ở khu vực. Thứ ba, chính sách, pháp luật và ứng xử của các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền, lợi ích và hoạt động kinh tế hợp pháp của các quốc gia ven biển, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, và bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không, tránh có các hoạt động làm phức tạp tình hình, gây căng thẳng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, là một quốc gia ven biển, Việt Nam nhận thức rất sâu sắc giá trị to lớn của biển cũng như những thách thức đặt ra đối với an ninh biển. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam đang triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển để khai thác bền vững và có trách nhiệm các nguồn lợi từ biển phục vụ phát triển, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm xử lý tốt các vấn đề trên biển, đóng góp tích cực vào duy trì môi trường hòa bình, an ninh, sinh thái và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam quyết tâm cùng ASEAN và Trung Quốc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời đàm phán xây dựng tiến tới đạt được bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, và phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Tại Phiên thảo luận, Hội đồng Bảo an cũng đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an với nội dung chính là kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực nhằm ứng phó với các thách thức an ninh, an toàn biển; ghi nhận ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; khuyến khích Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ các quốc gia nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong xử lý các nguy cơ về an ninh biển.

Nguồn: Báo QĐND

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Ngay sau Lễ đón chính thức và cuộc gặp xã giao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì cuộc hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu cấp cao hai nước.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, đồng thời nhất trí lấy năm 2022 là “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022” để kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Lào.

Trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi về các chủ trương, biện pháp nhằm tiếp tục đưa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất; đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chào mừng và đánh giá cao ý nghĩa hết sức quan trọng của chuyến thăm, diễn ra ngay sau thành công tốt đẹp của Đại hội mỗi Đảng và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội của mỗi nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhấn mạnh việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chọn Lào là nước đầu tiên đi thăm trên cương vị mới đã thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cá nhân đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đối với việc gìn giữ, bảo vệ và không ngừng vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Chuyến thăm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trở lại thăm đất nước Lào tươi đẹp trên cương vị mới; chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị, chu đáo, ấm áp và thắm tình hữu nghị; chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã đạt được trong những năm qua. Chia sẻ những khó khăn của Lào trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư Thongloun Sisoulith đứng đầu, nhân dân Lào anh em sẽ vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quốc gia 5 năm lần thứ IX giai đoạn 2021-2025, không ngừng nâng cao vị thế và vai trò trên trường quốc tế.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã luôn dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí tình chí nghĩa trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay; đồng thời nhấn mạnh sẽ tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc không ngừng củng cố và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; coi đây là quy luật phát triển, có ý nghĩa sống còn và là một trong những nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước.

Hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song hai bên đã nỗ lực duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, giáo dục-đào tạo, thương mại, đầu tư … tiếp tục có bước phát triển mới. Trong đó kim ngạch thương mại hai chiều nửa đầu năm nay  đạt 670 triệu USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam có 209 dự án tại Lào còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký khoảng 5,2 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các nước đầu tư trực tiếp vào Lào. Năm học 2020-2021 phía Việt Nam đã đón 1.200 sinh viên Lào sang học tập, đưa tổng số lưu học sinh đang học tập ở Việt Nam là gần 16.100 người.

Hai nhà lãnh đạo dành nhiều thời gian trao đổi về các biện pháp để hỗ trợ nhau giải quyết các khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với mỗi nước và đối với quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào; đồng thời nhất trí cùng thúc đẩy quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, đến giáo dục, kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng, văn hóa, khoa học kỹ thuật… để cùng nhau vượt qua các thách thức, tận dụng tốt các cơ hội do Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cần tiếp tục thực hiện tốt các thỏa thuận Cấp cao và các kết quả đạt được tại Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào; triển khai hiệu quả Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025, Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030, cũng như các kết quả đạt được trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vừa qua của đồng chí Thongloun Sisoulith và chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Hai bên nhấn mạnh cần tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu; hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược liên quan đến an ninh và phát triển mỗi nước; duy trì các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước dưới nhiều hình thức; chủ động trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, mở rộng hội nhập quốc tế; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước. Hai bên nhất trí lấy năm 2022 là “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022” để kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Lào.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh để đối phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như trong đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt các cấp; triển khai tốt Đề án về hợp tác giáo dục Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2030 và Đề án đưa nội dung của Bộ Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. Đẩy mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư và năng lượng; nỗ lực có các biện pháp mạnh, mang tính đột phá để giải phóng nguồn lực cho hợp tác kinh tế song phương; thường xuyên quan tâm và giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp hai nước; tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do hai nước cùng tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), hoặc các hiệp định lớn Việt Nam bước đầu tham gia hiệu quả như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU để giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút dòng đầu tư từ bên ngoài.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí chia sẻ thông tin kịp thời và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt; tăng cường phối hợp với Campuchia thực hiện Thỏa thuận giữa ba Thủ tướng về khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ba nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2030; đồng thời phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác với nhau và với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan để quản lý, sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); cùng các bên liên quan thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Các văn kiện hợp tác ký kết và trao đổi gồm: Biên bản hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng về xây dựng công trình Trường Văn hóa dân tộc quân đội tại Lào do Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath; Ý định thư giữa hai Bộ Quốc phòng về hợp tác tìm kiếm, cứu nạn do Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath ký; Văn bản Kế hoạch hợp tác bổ sung năm 2020 giữa hai Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Công an Lào Vilay Lakhamphong ký; Bản ghi nhớ về hợp tác phòng chống ma túy giữa hai Bộ Công an do Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc và Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Công an Lào Vanthong Kongmany ký; Thỏa thuận hợp tác giữa hai Văn phòng Chủ tịch nước giai đoạn 2021-2025 do Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lào Khemmani Pholsena ký; Chương trình hợp tác năm 2022 giữa hai Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào Phayvy Sibualipha ký; Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bắc Giang và tỉnh Xaysomboun giai đoạn 2021-2025, do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương và Tỉnh trưởng Khamlieng Uthakaysone ký.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào chứng kiến đại diện các doanh nghiệp trao các thoả thuận hợp tác bao gồm: Hợp đồng hợp tác khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken, bạc và sắt tại huyện Borikham, tỉnh Bolikhamsai giữa Công ty TNHH CAVICO và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào; Biên bản ghi nhớ về tìm kiếm, thăm dò thiếc tại bản Nậm-sảng, tỉnh Bolikhamsai giữa Công ty cổ phần Khoáng sản Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào; Biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu mua bán điện từ cụm Nhà máy thủy điện Nậm U và Nhà máy thủy điện Nậm Ngừm 4 giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực quốc gia Lào; Biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu mua bán điện từ cụm Dự án thủy điện Nậm Chiên giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty EDL Generation; Biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu mua bán điện từ Nhà máy thủy điện Sê Công 5, Nhà máy thủy điện Nậm Ngone 1 và Nhà máy thủy điện Nậm Ngone 2 giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Phongsupthavy; Bản ghi nhớ về hợp tác thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại Lào giữa Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam với Tập đoàn Phongsupthavy; Bản ghi nhớ về nghiên cứu khả thi Dự án thủy điện Nậm Mạ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào và Liên doanh nhà đầu tư gồm Công ty Trung Sơn, Công ty Mekong, Tập đoàn Phongsupthavy.

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...