NHẬN DIỆN ĐÚNG NHỮNG KẺ
ĐÒI “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
Khánh
Anh
Thất bại trong các cuộc chiến tranh
chống Việt Nam, các thế lực thù địch chuyển hướng chống phá cách mạng nước ta
bằng phương thức phi vũ trang, thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”. Một
trong những hướng tấn công chủ yếu của chúng là tập trung mũi nhọn đòi phi
chính trị hóa quân đội, yêu cầu Quân đội phải đứng ngoài chính trị, phủ định
vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân
dân.
Phi chính trị hóa quân đội là một
thủ đoạn không mới, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Thủ đoạn trên đã được các nước đế
quốc và các thế lực thù địch thực hiện thành công ở Đông Âu, Liên Xô, để lại
hậu quả vô cùng đau xót cho nhân loại tiến bộ và tương lai của chủ nghĩa xã
hội.
Nhận diện
đúng những kẻ đòi “phi chính trị hóa” Quân đội giúp chúng ta nhận rõ bản chất
và mưu đồ của họ. Tại sao họ lại không tiếc công sức, tiền của để triển khai
quyết liệt “chủ trương” này? Vậy họ là ai?
Một là, chủ nghĩa đế quốc và một số nhà tư
tưởng của giai cấp tư sản – kẻ thù truyền kiếp của chủ nghĩa xã hội cùng những
kẻ cơ hội phản bội là lãnh đạo cấp cao trong một số Đảng Cộng sản thoái hóa
biến chất
Mũi
tiến công chính diện của thủ đoạn này là đòi phi chính hóa quân đội nhằm tiêu
diệt hoàn toàn tính nhân dân và bản chất giai cấp của quân đội. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sự sụp đổ của
Liên bang Xô viết – nhà nước công nông đầu tiên của nhân loại do nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân cốt lõi nhất chính là ban lãnh đạo Đảng Cộng sản
Liên Xô, đứng đầu là Tổng Bí thư M.Gorbachev đã phản bội những nguyên lý cốt
lõi trong học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới.
Những kẻ phản bội đã xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp Liên bang Xô viết; thực hiện đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Liên Xô đối với quân đội. Khi B.Yeltsin lên làm Tổng thống Liên bang Nga, ngay
lập tức đã ban bố sắc lệnh “phi đảng hóa”, cấm tất cả các hoạt động trong các
cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang. Do đó, quân đội xô viết bị vô hiệu hóa,
mất sức chiến đấu, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo, đất nước mất chế độ, dân
tộc ly tán, loạn lạc, kinh tế - xã hội rơi vào khủng khoảng, suy thoái trầm
trọng.
Do
đã đã từng thực hiện phi chính trị hóa thành công với quân đội Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch tiếp tục “ảo tưởng” với tham vọng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa
bình”, trong đó trọng tâm là phi chính trị hóa quân đội để chống phá các nước
xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó Việt Nam được chúng xác định là một trọng
điểm.
Hai là, những kẻ phản bội Tổ quốc, có nợ máu
với nhân dân cấu kết với những phần tử thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, số văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà văn…biến chất, quay lưng,
trở cờ lập những cái gọi là câu lạc bộ nhà báo tự do, hội dân oan, văn đoàn độc
lập, quỹ người thượng…, thậm chí lập cả các tổ chức chính trị đối lập. Số
đối tượng này thông qua các hình thức: “Thư ngỏ”, “Kiến nghị”, “Góp ý”…(72),
(65), (61), (215)…, trả lời phỏng vấn, viết bài cho các trung tâm truyền thông
để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.
Ba là, nhóm đối tượng núp bóng dưới cái gọi
là phong trào đòi dân chủ nhân quyền, xã hội dân sự, hoặc núp bóng tôn giáo.
Những đối tượng này sử dụng các phương tiện, hình thức thể hiện khác nhau, đa
dạng, thâm độc để hoạt động như: các trung tâm tâm truyền thông BBC, RFI, VOA…,
truyền đơn, vận động, cổ vũ trực tiếp bằng các phong trào, các cuộc biểu tình,
mạng xã hội, một số cơ quan báo chí chính thống (do sơ suất trong biên tập,
trách nhiệm, trình độ chính trị non kém, hoặc vô tình hay hữu ý trở thành
phương tiện, công cụ hoạt động của chúng)… Cùng với đó là nhóm đối tượng phản
động trong các tôn giáo, các tà đạo cũng là những lực lượng cổ súy cho tư tưởng
phi chính trị hóa quân đội nhân dân.
Bốn là, những đối tượng có nhận thức non kém
về tư tưởng chính trị, thiếu bản lĩnh, dễ bị lợi dụng, lôi kéo như: trí thức
trẻ, công nhân, một bộ phận người dân bất mãn, bất đồng chính kiến hùa
theo.
Trong số những đối tượng này có cả
người Việt Nam ở nước ngoài sống trong môi trường tự do dân chủ tư sản, hấp thu
một chiều lối sống phương Tây. Một bộ phận cán bộ, học sinh, sinh viên đi học tập,
nghiên cứu, công tác ở nước ngoài bị kẻ xấu mua chuộc, dụ dỗ “té nước theo
mưa”, quay lưng, trở cờ, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,
thông qua các bài viết, luận văn, luận án, hội thảo, hội họp để kích động chống
phá. Cùng với đó, cũng có những kẻ bị tác động bởi mặt trái cơ chế thị trường,
cơ hội, lợi dụng chính trị để mưu cầu lợi ích vật chất trước mắt.
Tuy
nhiên, loại trừ sự thiếu hiểu biết chính trị, hoặc sự “a dua” theo số đông,
những kẻ chống chủ nghĩa xã hội đều hiểu biết rất rõ bản chất của vấn đề nhưng
cố tình lảng tránh và ngây ngô để dễ bề che đậy dã tâm đen tối của chúng. Không
ai có thể phủ nhận rằng, cả lý luận tư sản và lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
đều thừa nhận, nhà nước là một hiện tượng xã hội lịch sử, gắn liền với cuộc đấu
tranh giai cấp, là công cụ để giai cấp cầm quyền hiện thực hóa quyền lực và bảo
vệ quyền thống trị của mình. Bên cạnh việc tổ chức ra Nhà nước, giai cấp cầm
quyền cũng đồng thời tổ chức ra quân đội – công cụ bạo lực nhằm thực hiện chức
năng trấn áp, bảo vệ lợi ích sống còn của mình. Do là một bộ phận cấu thành bộ
máy nhà nước, nên quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của nhà nước đã
tổ chức và nuôi dưỡng nó. Tính giai cấp của nó được thể hiện nổi bật ở sự lãnh
đạo của một đảng phái chính trị đại diện cho giai cấp cầm quyền đối với quân
đội; quân đội cũng luôn đặt mọi hoạt động theo đường lối chính trị của đảng cầm
quyền và pháp luật của nhà nước do đảng cầm quyền chi phối. Không có quân đội
nào phi giai cấp, đứng ngoài lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Thực
tiễn lịch sử cũng cho thấy, cả học giả tư sản và vô sản đều thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị”,
và như vậy sẽ không thể có quân đội phi chính trị, vì quân đội ra đời là để đáp
ứng yêu cầu của chiến tranh, để thực hiện mục tiêu chính trị của chiến tranh.
Chính V.I.Lênin cũng là người đã từng đánh giá cao luận điểm này, Người chỉ rõ:
“Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính
trị - đó là khẩu hiện của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và
của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội
vào chính trị phản động”[1];
hiện nay cũng như trước kia và sau này, quân đội không bao giờ có thể trung lập
được. Điều đó hiển nhiên đến mức không có bất kỳ người nào dù ngây thơ về chính
trị cũng không khó để nhận ra. Cô lập và vô hiệu hóa quân đội, tách quân đội ra
khỏi Đảng là phương thức hiệu quả nhất triệt tiêu sự tồn tại của Nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Đây chính là phương thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh ý thức hệ
trong điều kiện mới: đấu tranh phi vũ trang.