Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018


LẬT TẨY CHIÊU TRÒ CỦA NHỮNG KẺ KÍCH ĐỘNG ĐÃ KÊU GỌI
CÁI GỌI LÀ “TỔNG BIỂU TÌNH”
Một vài đối tượng cực đoan, phản động ở nước ngoài, từ đầu tháng 8-2018 đến nay, trên nhiều trang web, mạng xã hội đã đưa ra cái gọi là phát động cuộc “Tổng biểu tình toàn quốc vào dịp 2-9”. Chúng hô hào, vu cáo rằng “Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu và nhiều đạo luật là “hành dân”, “hại nước”… nên cần phải có một đợt “tổng biểu tình”. Chúng kêu gọi “ngày 2-9, cả nước xuống đường” và hướng dẫn các thủ đoạn như làm kẹt xe, tạo sự tê liệt toàn thành phố, thậm chí phá cầu, chiếm công sở, đốt xe cộ, Quốc kỳ, dùng gạch đá, bom xăng… Chúng đưa ra những mỹ từ như yêu nước, tự do, nhân quyền, hạnh phúc để kêu gọi người dân làm những việc như: Viết bài nói xấu Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội; chia sẻ hình ảnh, clip sau khi tham gia.
Kêu gọi “tổng biểu tình” không phải là chiêu trò gì mới. Chúng đã nhiều lần sử dụng hình thức này để lôi kéo, kích động người dân song đều thất bại, chỉ lôi kéo được một số ít người nhẹ dạ, cả tin hoặc cực đoan tham gia. Những chiêu trò không mới này gắn với một thủ đoạn chống phá lâu dài, nhằm tạo ra những điểm nóng chính trị-xã hội, từng bước kích động, lôi kéo, gây rối, phá hoại hòng tạo cớ gây ra bạo loạn chính trị theo mô hình cách mạng đường phố, “cách mạng hoa nhài”…
Lôi kéo, kích động người dân vào dịp 2-9 vửa qua, các thế lực thù địch có ý đồ rất nham hiểm hòng tạo ra điểm nhấn sự kiện … Chúng cũng nhằm đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc khánh, Tết Độc lập để công phá vào những giá trị tinh thần, niềm tự hào lớn lao của đất nước, hòng phủ nhận ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình, độc lập, tự do, làm mơ hồ nhận thức của thế hệ trẻ.
Nhưng chúng đã lầm. Dịp 2-9 hằng năm cũng là dịp cả đất nước, cả dân tộc hân hoan, náo nức mừng đón Tết Độc lập. Đó cũng là dịp thường có những ngày nghỉ dài, mỗi người, mỗi nhà có dịp đoàn tụ hoặc đi vui chơi, nghỉ dưỡng. Nhân dân Việt Nam đang được hưởng thụ những giá trị đích thực của hòa bình, tự do, độc lập mà Cách mạng Tháng Tám vĩ đại từ mùa Thu lịch sử 73 năm trước mang lại. Lịch sử đã sang trang, đất nước đã và đang đổi mới từng ngày. Dẫu vẫn còn không ít khó khăn và cả những bất cập, thách thức, hạn chế phải đẩy lùi, khắc phục, nhưng không thể phủ nhận được niềm tự hào, giá trị thực tiễn và tinh thần to lớn của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9. Trong những ngày mùa Thu lịch sử này, thế hệ trẻ còn có dịp được nghe thế hệ cha anh mình, lớp người từ trong nô lệ đã vùng đứng lên năm xưa kể lại bao bài học phải khắc cốt ghi tâm. Đó là bài học về sự đoàn kết, bài học về chớp thời cơ cách mạng, bài học về niềm tin theo sự lãnh đạo của Đảng… Nhưng trong đó, có một bài học vô giá là bài học về sự đề cao cảnh giác, không một chút lơi lỏng để gìn giữ hòa bình, độc lập.
Cuối năm 1945 đầu năm 1946, chính quyền non trẻ ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc” và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bao lớp người tiền bối đã tỉnh táo, cảnh giác như thế nào để chèo lái con thuyền đất nước? Trong những ngày gian khó ấy, từng có không ít lời có cánh, những chiếc bánh vẽ được bày ra để lôi kéo, lừa phỉnh, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và những nhà cách mạng tiền bối đã không mất cảnh giác, không đánh mất sự độc lập, tự chủ. Bài học đó nhắc nhở chúng ta ngày hôm nay phải biết trân trọng thành quả cách mạng của cha ông. Mỗi giây phút hòa bình, độc lập ngày hôm nay đã phải đánh đổi bằng máu xương, nước mắt của biết bao thế hệ, biết bao triệu người Việt Nam yêu nước. Chúng ta không mơ hồ, ảo tưởng để dễ dàng tin theo, nghe theo những lời dối gian, sàm bậy, dù chúng có núp dưới những cái mũ hoa hòe hoa sói lòe loẹt mang danh tiến bộ, thức thời! Bài học nổi tiếng mà V.I.Lênin từng đúc kết: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ” vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta.
Lời kêu gọi “tổng biểu tình” cùng với những hành vi tán phát thông tin, kích động lôi kéo người dân chính là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải bị đẩy lùi và xử lý nghiêm minh. Đặc biệt, không gian mạng phải được gìn giữ, bảo vệ không để kẻ xấu lợi dụng, biến đó thành môi trường phá hoại sự yên bình của đất nước. Mỗi người dân, mỗi cư dân mạng cần kịp thời vạch trần, đấu tranh, tẩy chay và báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng những thủ đoạn lôi kéo đó. Đối với các cơ quan pháp luật và chính quyền cơ sở, cần chủ động hơn, kiên quyết hơn để nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm; có phương án phòng ngừa, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, không để kẻ xấu thực hiện âm mưu biểu tình, gây rối và kích động phá hoại.
Q.C 504



TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN Ở VIỆT NAM CHO NÊN Ở VIỆT NAM CHỈ CẦN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ ĐỦ KHÔNG CẦN HỌC CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Đại Nguyễn
Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư tưởng nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trên toàn thế giới trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để và được đánh dấu bằng luận điểm nổi tiếng của Người: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[1].
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, “muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lênin”. Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, Người luôn xem chủ nghĩa Mác – Lênin là cẩm nang thần kỳ, là ngọn đèn soi sáng, đồng thời với đó là kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, quyết định đến việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lênin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong nhận thức cũng như hành động không thể nói tư tưởng Hồ Chí Minhchủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, từ đó đưa ra lập luận sai trái rằng ở Việt Nam chỉ cần học tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ không cần học chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là một luận điểm hoàn toàn sai lầm, xuyên tạc bản chất, nguồn gốc, mục đích là nhằm xóa bỏ mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến tới hạ thấp vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong tương lai gần.
 Từ trước đến nay, đặc biệt Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX của Đảng cũng đã ghi rõ: Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Xét về nguồn gốc quyết định, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Và cũng chính Hồ Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu những giá trị của các học thuyết trong lịch sử. Người nói: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê-su, C. Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội…Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”. Điều đó đã minh chứng tư tưởng Hồ Chí Minh là sự chắt lọc, hòa quyện, kế thừa những giá trị, hạt nhân hợp lý của các học thuyết và Người còn góp phần bổ sung, phát triển nhiều luận điểm mới, làm cho kho tàng lí luận thêm phong phú hơn.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng của Mác - Lênin, bắt nguồn chủ yếu từ chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin, mà là sự tổng hòa, sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại phương Đông, phương Tây, đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin. Do đó, không thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh chínhchủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam.
Ngay sau khi tiếp cận được với chủ nghĩa Mác – Lênin (1920), trở thành một đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã vạch rõ sự khác nhau giữa thực tiễn của các nước tư bản phát triển ở châu Âu mà C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin đã chỉ ra với thực tiễn Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp, lạc hậu ở phương Đông. Do đó, theo Hồ Chí Minh cần phải có sự bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử phương Đông. Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Quốc tế Cộng sản, Người viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây... Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”[2]. Điều này đã khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin không phải bất biến, khuôn mẫu để vận dụng một cách nguyên xi, giáo điều, mà theo Người cần thiết phải bổ sung những luận điểm mới trên cơ sở thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Có như vậy thì mới làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin thực sự phát triển và có giá trị ở tầm cao hơn, sáng tạo hơn gấp nhiều lần.
Chắc hẳn, chúng ta còn nhớ vào ngày 15 tháng 7 năm 1969, nghĩa là chỉ gần 2 tháng trước khi Người qua đời, trong bài trả lời phỏng vấn đồng chí Sác lơ Phuốc ni ơ, phóng viên Báo Nhân đạo (Pháp) về vai trò của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng… một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam…mà giành được thắng lợi to lớn…Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều yếu tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng…trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là Chủ nghĩa Mác-Lênin”[3]. Điều đó đã minh chứng sát thực nhất cho việc nhận thức, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh ở Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở căn cứ khoa học.
Việc tiếp thu, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh là cả quá trình gắn với hoạt động thực tiễn hoạt động cách mạng của Người. Người nhấn mạnh rằng, việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, trước hết phải nắm vững “cái cốt lõi”, “linh hồn sống” của nó là phương pháp biện chứng; học tập “tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”.
 Từ những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận nhất quán của Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa Mác – Lênin đã thể hiện sâu sắc tư duy độc lập, tự chủ, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn quá trình cách mạng ở Việt nam. Người đã vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và đã đưa vào nhiều luận điểm mới, góp phần phát triển phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin cho đến tận ngày nay. Vì vậy, cần phải nhận thức đúng các giá trị, tư tưởng, quan điểm của Người và đấu tranh với quan điển sai trái cho rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minhchủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam. Đây là một luận điểm hoàn toàn sai lầm, nhằm xóa bỏ nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ mối quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến tới hạ thấp vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay./.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tâp 1, NXB. CTQG – ST, H.2011, tr. 9.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tâp 1, NXB. CTQG – ST, H.2011, tr. 509.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tâp 15, NXB. CTQG – ST, H.2011, tr. 589 -590.


PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHỈ LÀ SỰ RẬP KHUÔN MÁY MÓC CÁC QUAN ĐIỂM
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
                                                                                                   Đại Nguyễn
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, Người đã có nhiều cống hiến kiệt xuất vào kho tàng tư tưởng – lí luận của dân tộc và nhân loại. Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; Người còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng của Người. Vậy nhưng trong thời gian gần đây lại xuất hiện một số quan điểm, luận điệu sai trái cho rằng: Không có tư tưởng Hồ Chí Minh, có chăng thì tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng quan cũng chỉ là sự sao chép chủ nghĩa Mác - Lênin một cách dập khuôn máy móc; hoặc chỉ là sự khéo tưởng tượng của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Trước những luận điệu xuyên tạc như vậy, mỗi người dân Việt Nam nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng cần có nhận thức đúng, nắm chắc cơ sở, quan điểm, tư tưởng, cũng như những sáng tạo to lớn của Người để đập tan những hành động sai trái chống phá hiện nay của các thế lực thù địch.
Xét về tư duy, quá trình nhận thức của Đảng, ngay từ rất sớm Đảng ta đã nhìn nhận, đánh giá và chỉ ra sự cần thiết phải học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là Di sản và tài sản vô cùng to lớn và có giá trị bền vững, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 18/2/1995 của Bộ Chính trị khóa VII khẳng định: “Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cũng chỉ rõ:  “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”. Điều đó đã minh chứng tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sự sao chép nguyên xi hay tiếp thu cứng nhắc, giáo điều, sách vở, rập khuôn máy móc. Người tiếp thu trên cơ sở những giá trị với một thế giới quan, phương pháp luận khoa học, để làm cơ sở luận cứ của quá trình cách mạng. Bên cạnh đó Người còn đưa thêm vào nhiều nội dung, luận điểm mới, sáng tạo góp phần phát triển phong phú thêm Chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện, hoàn cảnh mới.
Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những bài học sâu sắc từ Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga nhưng Người không rập khuôn, sao chép máy móc, mà tiếp thu cái tinh thần của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Qua luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy được cái cần thiết cho dân tộc Việt Nam – con đường giải phóng dân tộc. Từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những hiểu biết sâu sắc văn hóa phương Đông, văn hóa Pháp, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin, Người cho rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc”, nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình, cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở một nước thuộc địa… Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa Mác – Lênin như là một kim chỉ nam, như cẩm nang cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo “cẩm nang thần kỳ” đó.
Từ phương pháp tiếp cận đúng đắn, khoa học, cách mạng trong kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời bám sát thực tiễn Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin trong vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Thể hiện:
Một là, luận điểm về chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc. Bằng những tác phẩm “Bản chất chế độ thực dân Pháp” (1925) và “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất, quy luật vận động, địa vị lịch sử, những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ những nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Hồ Chí Minh đã vượt hẳn những gì mà những nhà lí luận mácxít đề cập đến. Người đã nêu lên những luận điểm sáng tạo: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ chặt chẽ với cách mạng chính quốc, nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc “có thể chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc và qua đó, thúc đẩy cách mạng chính quốc phát triển.
Hai là, khi phân tích xã hội các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo. Người tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn cho dân tộc, đó là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[1]. Theo Hồ Chí Minh, ở Việt Nam cũng như các nước phương Đông, do trình độ sản xuất chưa phát triển nên sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của sự phát triển đất nước”[2]; gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới, nghĩa là Người đã quốc tế hóa những vấn đề của cách mạng nước ta.
Ba là, về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và con người. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là “từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”[3]. Điều này thực sự là một sáng tạo lớn, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin chưa có điều kiện chỉ ra.
Bốn là, về Đảng và về công tác xây dựng Đảng. Với một đất nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư như Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác định quy luật hình thành của Đảng là “kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, bản chất của Đảng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu – Đảng là của giai cấp, đồng thời của dân tộc và của nhân dân. Trong khi lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra qui luật hình thành Đảng Cộng sản trên cơ sở hai yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân.
Năm là, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến sáng tạo về tư tưởng quân sự, đặt nền móng cho sự hình thành học thuyết quân sự cách mạng Việt Nam thời hiện đại. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, ngay từ đầu, Người đã xác định: Phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng, bằng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố, không chịu hạ vũ khí. Những tư tưởng quân sự của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục là cơ sở để Đảng ta xây dựng và phát triển quân đội ta ngày càng vững mạnh, xứng đáng là quân đội của dân, do dân và vì dân.
Sáu là, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nên nền chuyên chính vô sản. Ở Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển một hệ thống các quan điểm sáng tạo về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Người đã vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên. Vì vậy, trong chánh cương vắn tắt (1930), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Thiết lập chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông. Tại Hội nghị TW8 (5/1941), Người đề ra chủ trương thành lập “một nước Việt Nam dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng một giai cấp nào, mà của chung toàn thể dân tộc”.
Bảy là, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Hồ Chí Minh đã có các quan điểm sáng tạo về chiến lược đại đoàn kết dân tộc theo phương châm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Những luận điểm trên đây là những sáng tạo nổi bật trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; đồng thời cũng là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại với các quan điểm sai trái cho rằng: không có tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hoặc có thì cũng chỉ là sự rập khuôn, máy móc, giáo điều, tiếp thu nguyên bản, sao chép của chủ nghĩa Mác – Lênin...
Hiện nay, Đảng và Nhân dân ta đều thống nhất và khẳng định nhất quán: Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta, là cơ sở dẫn đường, chỉ lối cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi người dân Việt Nam hiện nay nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng./.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, NXB. CTQG – ST, H.2011, tr.1.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB. CTQG – ST, H.2011, tr.511.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, NXB. CTQG – ST, H.2011, tr.411.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...