Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

PHÂN CHIA CHỦ NGHĨA MÁC THÀNH “CHỦ NGHĨA MÁC CÁCH MẠNG” VÀ “CHỦ NGHĨA MÁC XÂY DỰNG” - MỘT MƯU ĐỒ CHỐNG PHÁ CHỦ NGHĨA MÁC




                                                                                        Tất Thắng
Chủ nghĩa Mác về bản chất là hệ thống tư tưởng khoa học, lôgic và hoàn chỉnh. Do đó, phân chia chủ nghĩa Mác thành “chủ nghĩa Mác cách mạng” và “chủ nghĩa Mác xây dựng” là một trong những hình thức chặt cụt chủ nghĩa Mác, một hình thức chống lại chủ nghĩa Mác hết sức tinh vi, nguy hiểm của các thế lực thù địch phản động.
          Trong đó, những người theo quan điểm này cho rằng, chủ nghĩa Mác truyền thống chỉ lấy cách mạng là chủ đề của mình, hiện nay trên thế giới đã từng xuất hiện các nước xã hội chủ nghĩa, cho nên chủ đề này của chủ nghĩa Mác đã không đủ nữa, cần tăng thêm chủ đề xây dựng, vì thế không chỉ cần có “chủ nghĩa Mác cách mạng” mà cần có cả “chủ nghĩa Mác xây dựng”.
Trên thực tế, việc phân chia chủ nghĩa Mác thành “chủ nghĩa Mác cách mạng” và “chủ nghĩa Mác xây dựng”, nói từ bất cứ một ý nghĩa nào sau đây cũng đều không khoa học, cũng không thể thành lập được. Từ bản chất của chủ nghĩa Mác mà nói, nó là cách mạng và phê phán. Bản chất hoặc thuộc tính này của chủ nghĩa Mác, không chỉ nói nó chỉ là học thuyết cách mạng chỉ đạo giai cấp vô sản xây dựng thế giới mới. V.I.Lênin có lúc cũng gọi chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa cách mạng, điều đó vừa là nhấn mạnh bản chất của nó, vừa là để phản đối chủ nghĩa xét lại cắt xén tính tiên phong cách mạng của nó, chứ không phải nói chủ nghĩa Mác chỉ là chủ nghĩa Mác của thời kỳ cách mạng. Ở thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bản chất của chủ nghĩa Mác vẫn là cách mạng, phê phán. Cho nên không tồn tại hình thái “chủ nghĩa Mác xây dựng” độc lập đứng ngoài “chủ nghĩa Mác cách mạng”.
Mặt khác, xét về bản chất của chủ nghĩa Mác mà nói, cách mạng và xây dựng đều là đối tượng nghiên cứu và chủ đề nó phải giải quyết, vì thế không nghi ngờ gì trong nội dung lý luận của chủ nghĩa Mác đã bao hàm lý luận về cách mạng và lý luận về xây dựng. Chúng đều là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận quý báu của chủ nghĩa Mác, chứ không phải hình thái mới của lý luận, đứng độc lập ở ngoài chủ nghĩa Mác thống nhất.
Chính vì vậy, âm mưu và hành động phân chia chủ nghĩa Mác thành “chủ nghĩa Mác cách mạng” và “chủ nghĩa Mác xây dựng” là một trong những thủ đoạn hết sức thâm hiểm của các thế lực thù địch mà chúng ta cần cảnh giác và đập tan.


CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI LẬP V.I.LÊNIN VỚI C.MÁC



         Tất Thắng
 V.I.Lênin là người đã bảo vệ một cách cương quyết và triệt để nhất những quan điểm, tư tưởng, lý luận cơ bản có ý nghĩa thời đại của C.Mác, Ph.Ăngghen nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung. Đồng thời, không ngừng bổ sung, phát triển, làm sinh động, sâu sắc và từng bước hoàn thiện chủ nghĩa Mác. Chính V.I.Lênin đã thực hiện một cách xuất sắc yêu cầu chủ yếu của phương pháp tư duy biện chứng: cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể. V.I.Lênin đã thực sự làm phong phú thêm ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác bằng những phát hiện mới - những phát hiện đó không chỉ mang tính chất rời rạc, cục bộ mà làm nằm trong một hệ thống hoàn chỉnh, chặt chẽ.
Thế nhưng các nhà mác học tư sản lại luôn lớn tiếng cho rằng, chủ nghĩa Lênin là một thứ lý luận hoàn toàn trái ngược, mâu thuẫn, đối lập với chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã làm mờ đi bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác, làm mất đi tư tưởng chân chính, thuần khiết ban đầu của C.Mác. Họ phê phán V.I.Lênin là đã không biết đến con người, mà chỉ say mê, tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp, với sự tàn khốc và bạo lực, nội chiến, chiến tranh cách mạng. Họ cũng lên án V.I.Lênin là kẻ hơn ai hết đã đề xướng một cuộc đấu tranh không điều hòa về mặt ý thức hệ. Và vì thế họ cho rằng, sự phát triển chủ nghĩa Mác của V.I.Lênin đã đi theo giống như cái cách mà Ph.Ăngghen đã từng làm. Trong cuốn sách “Trong thực tế Mác đã nói gì?” (xuất bản năm 1968) để “kỷ niệm” 150 năm ngày sinh của Mác, phần tử xét lại nổi tiếng ở Áo khi đó là E.Phise sau khi nhai lại những luận điệu của bọn tư sản về chủ nghĩa Mác “nhân đạo”, hắn đã viết rằng: Cho đến nay đã từng có bốn loại hình của chủ nghĩa Mác. Đối với chúng ta, thì đã quá rõ ràng là trong dòng nước ngược của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, thỏa hiệp giai cấp, đầu hàng giai cấp đang tràn ngập các Đảng dân chủ - xã hội hồi đó.
Bên cạnh đó, thực tiễn cũng đã ghi nhận, sự xuyên tạc của R.Garôdi đối với V.I.Lênin có lẽ là một điển hình ít thấy về thái độ vô liên sỉ của một phần tử biến chất, phản bội. Nếu như vào năm 1964 trong cuốn “Các Mác” và năm 1966 trong cuốn “Chủ nghĩa Mác của thế kỷ XX”, y còn cho rằng V.I.Lênin là người đã hiểu đúng chủ nghĩa Mác với tư cách là “một phương pháp luận của sự sáng tạo lịch sử” (thực chất là nhằm che đậy quan điểm duy tâm chủ quan của y về tính chủ thể ), thì đến năm 1968 trong cuốn sách nhỏ “Lênin”, y lại cho rằng luận điểm của V.I.Lênin về một đảng vô sản kiểu mới được trình bày trong tác phẩm “Làm gì” là bắt nguồn từ Cauxky và là nguyên nhân sâu xa đã dẫn đến sự tha hóa năng lực sáng tạo lịch sử và quyền lực của quần chúng vào bộ máy quan liêu của Đảng, chăn dắt và điều khiển hoạt động của họ từ trên xuống.
Ngoài ra, còn xuất hiện một dạng khác của mưu toan tư sản và xét lại đem đối lập V.I.Lênin với C.Mác. Trong đó, bọn mác học tư sản và bọn xét lại nói rằng, dù cho có lấy sự phát triển về sau của C.Mác (tức là sau 1844) để hiểu chủ nghĩa Mác đi nữa thì cũng vẫn không thể nào tìm ra đường dây thống nhất của sự phát triển từ C.Mác đến V.I.Lênin. Bởi theo họ, ở C.Mác là “quyết định luật kinh tế”, là “sự bất lực của con người trước quy luật kinh tế có tính chất định mệnh”, còn ở V.I.Lênin lại là “ý chí luận”, là “ý muốn, nghị lực của con người có thể đạt tới mọi cái”.
Thật ra C.Mác và V.I.Lênin là những nhà tư tưởng vĩ đại đã sáng tạo ra và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Qua đó, lần đầu tiên đã giải quyết được một cách khoa học mối quan hệ giữa tất yếu và tự do, giữa khách thể và chủ thể, giữa quy luật khách quan và hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhờ đó mà làm cho con người nhìn rõ phương hướng đạt tới sự tự do chân chính. Cái mới ở V.I.Lênin so với C.Mác là trên cơ sở các tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về tất yếu - tự do, ông đã vận dụng các tư tưởng đó vào thời đại cách mạng vô sản trực tiếp và nhất là sau khi giai cấp vô sản đã trở thành người chủ tập thể của xã hội. V.I.Lênin đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhân tố chủ quan, của chủ thể. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, chủ thể - tức là quần chúng nhân dân lại có điều kiện và khả năng to lớn để sáng tạo lịch sử để đẩy nhanh tốc độ phát triển của lịch sử như trong thời đại cách mạng vô sản và trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Toàn bộ hoạt động cách mạng sôi nổi, chiến đấu và xây dựng đang diễn ra khắp nơi trong thời dại chúng ta chứng minh rằng V.I.Lênin là bậc thầy trong việc vận dụng phép biện chứng để phát hiện ra cái mới xuất hiện trong cuộc sống.
Đưa ra sự đối lập tưởng tượng giữa một C.Mác của “quyết định luận kinh tế” với một V.I.Lênin “ý chí luận”, phải chăng các học giả tư sản và bọn cơ hội xét lại chỉ muốn chứng minh “sự đối lập” giữa C.Mác và V.I.Lênin? Ở đây, C.Mác đã được biến thành một đại biểu của chủ nghĩa duy vật kinh tế tầm thường, còn V.I.Lênin cũng đã được biến thành đại biểu của chủ nghĩa duy vật chủ quan.











Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...