Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

Mạng xã hội - nhận diện và nguy cơ

Cùng với những giá trị tích cực, mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với sự phát triển của đất nước. Nó “được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích”.

Việt Nam là nước có số người dùng Internet và mạng xã hội thuộc tốp đầu trên thế giới, với hơn 64 triệu người dùng Internet (chiếm 67% dân số); hơn 55 triệu người dùng (chiếm 57% dân số) và 436 mạng xã hội đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới.

Nhìn lại mười năm qua, cùng với các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc trên mạng xã hội do các thế lực “mạng đen” tung ra, đã và đang tác động tiêu cực tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Nhìn khái lược, càng gần đây, các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch càng sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn, vừa công khai, trắng trợn, vừa ngấm ngầm hòng phá hoại, bôi nhọ, công kích Đảng, Nhà nước và chế độ ta; đồng thời, liên tục điều chỉnh hình thức và phương pháp chống phá ngày càng tinh vi, thậm chí biến ảo, với những chiêu trò mới rất xảo trá và nguy hiểm, không chỉ về tư tưởng mà còn chuẩn bị tổ chức, lôi kéo, tập hợp lực lượng, trước hết thông qua các cuộc “tập dượt” trên mạng xã hội.

1. Chúng triệt để lợi dụng một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất về phẩm chất, đạo đức, lối sống, để thành lập các hội, nhóm “xã hội dân sự”; thông qua cái gọi là “diễn đàn dân chủ”, sử dụng các website và các trang mạng xã hội dưới danh nghĩa phản biện, để bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, phát tán thông tin xấu độc xâm hại Tổ quốc, dọn đường mưu toan lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.   

Càng gần đây, các thế lực thù địch coi việc hình thành phát triển xã hội dân sự độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc đảm bảo quyền con người, cổ xúy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình… để thực hiện “diễn biến hòa bình”; trong đó, lợi dụng các quyền cơ bản của con người như: Quyền lập hội, quyền công dân, quyền tự do báo chí... 

Chúng núp dưới chiêu bài “dân chủ hóa”, hình thành “kênh phản biện” để cho ra đời các tổ chức đối trọng với các cơ quan, tổ chức trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, đòi giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, lợi dụng các diễn đàn tư tưởng, thông qua hoạt động hợp tác, nghiên cứu khoa học... để đề cao dân chủ tư sản, nhằm chuyển hóa lập trường, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. 

Chúng ra sức cổ xúy cái gọi là quyền bày tỏ chính kiến không giới hạn và liên kết hình thành các tổ chức “độc lập” tham gia vào đời sống cộng đồng, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; lập các hội, nhóm với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ, mục đích thu hút được các tầng lớp, thành phần xã hội tham gia (“Hội Phụ nữ nhân quyền”, “Hội Nhà báo độc lập”, “Hội Anh em dân chủ”…) nhằm lôi kéo quần chúng; phát triển lực lượng, hình thành các hội nhóm hoạt động “bất bạo động”; tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tạo tiền đề tập hợp, phát triển lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Đây chính là những “cây cầu nối” cực kỳ nguy hiểm của chúng.

2. Bằng con đường tổ chức, thông qua liên kết, hợp tác, dưới hình thức tài trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dưới danh nghĩa từ thiện, nhân đạo, chúng len lỏi, luồn sâu và thông qua các tổ chức này tạo lập chỗ đứng, với sự dọn đường, cổ xúy biểu tình và thúc đẩy bạo loạn của mạng xã hội.  

Trên lĩnh vực kinh tế, chúng âm mưu thông qua hoạt động hợp tác, đầu tư để làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hệ thống và cơ cấu kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại Việt Nam; từ đó, tạo ra nền tảng vật chất, xã hội thuận lợi, hình thành nền “chính trị dân chủ” và “xã hội dân sự” kiểu phương Tây. 

Đồng thời, trên lĩnh vực chính trị, chúng kêu gọi “dân chủ hóa chính quyền”, từng bước cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, tạo áp lực về chính trị - xã hội, thậm chí gây bạo loạn, lật đổ, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Với thủ đoạn “thân thiện giả hiệu”, chúng thâm nhập vào hoạt động của nền kinh tế, tìm kiếm cơ hội tiếp cận với các đối tượng chính trị thoái hóa; thậm chí mua chuộc những phần tử này, để xây dựng lực lượng. Mức độ mà mật độ hình thức kiểu này của chúng ngày càng tăng.

Cùng với đó, các thế lực thù địch đẩy mạnh “tiến công” trên lĩnh vực đối ngoại. Chúng chủ động tiếp cận móc nối, hỗ trợ, mua chuộc, lôi kéo các đối tượng, nhất là những phần tử có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, thoái hóa, biến chất, hữu khuynh, cực đoan, thân phương Tây, tạo lực lượng nòng cốt cho “chuyển hóa” và “tự chuyển hóa” tư tưởng ngay từ bên trên, bên trong.

Để thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền tác động hướng lái truyền thông. Đồng thời, thành lập nhiều tổ chức và đưa người vào Việt Nam để theo dõi, tìm hiểu, thu thập thông tin về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tiến hành móc nối, cài cắm, truyền bá tư tưởng sai trái, vu cáo, xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam; kêu gọi tập hợp lực lượng, hình thành và công khai hóa tổ chức chính trị đối lập trá hình trên không gian mạng; lợi dụng các vấn đề nhạy cảm chính trị xã hội, vụ việc phức tạp thu hút sự quan tâm của quần chúng để kích động biểu tình, gây bất ổn về an ninh, trật tự, tìm thời cơ tiến hành “cách mạng đường phố” tại Việt Nam…

3. Thực tế đã cho thấy không ít đối tượng có quan hệ khá mật thiết với tổ chức phản động nước ngoài; và khi những đối tượng xuất hiện trên các trang mạng cá nhân, lập tức được các trang tin hải ngoại dẫn lại và được các tổ chức phản động cổ xúy.

Các đối tượng chống đối chính trị thường có mối quan hệ móc nối với các thế lực thù địch bên ngoài, đặc biệt là các tổ chức phản động lưu vong để nhận được sự chỉ đạo và hậu thuẫn tài trợ về vật chất để trang trải, có điều kiện hoạt động chống phá trong nước. Chúng tìm cách tiếp cận, mua chuộc cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đang làm việc trong các bộ phận trọng yếu, cơ mật để cung cấp tài liệu, mua thông tin bí mật quốc gia.

Chúng sử dụng mạng để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội; phương thức lây nhiễm virus, phần mềm gián điệp... mượn môi trường mạng là “miếng đất” để tuyên truyền, tuyển lựa, huấn luyện và chỉ đạo hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội. 

Để đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các thế lực thù địch  thúc đẩy “dân chủ hóa” trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời thực hiện “dân chủ hóa” trong truyền thông và xã hội. Yếu tố thứ nhất mang tính quyết định đến tiến trình “dân chủ hóa” từ bên trên, bên trong nội bộ ta; yếu tố thứ hai sẽ đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của toàn xã hội. 

Mặt khác, lợi dụng sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), các thế lực thù địch mạnh tay chi tài chính cho quảng cáo, đầu tư, tài trợ các chương trình để khống chế, dẫn dắt giới truyền thông hoạt động theo ý đồ của chúng, ý đồ đưa truyền thông tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. 

Ở bên ngoài, một số tổ chức đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, bồi dưỡng năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam nhằm tác động chuyển hóa và phát triển các kênh “phản biện xã hội”. Thông qua đây, họ tác động hình thành trong nội bộ các cơ quan, tổ chức chính trị; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu hướng hoạt động “độc lập”, thậm chí “đối lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta.

Núp dưới chiêu trò “yêu nước”, “tự do ngôn luận”, “phản biện”… gần đây và sắp tới sẽ còn điên cuồng hơn, một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dùng mọi thủ đoạn tập trung kích động, lôi kéo tụ tập đông người, biểu tình trái phép, thậm chí có hành vi quá khích, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội...   

4. Với sự phụ họa của các hãng truyền thông nước ngoài, các thông tin xuyên tạc, bịa đặt này tiếp tục được thổi phồng, phát tán rộng rãi, tinh vi hơn, gây không ít ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. 

Các đối tượng ở nước ngoài cấu kết với số đối tượng trong nước tìm cách hình thành, phát triển cái gọi là “xã hội dân sự” cùng các tổ chức, hội nhóm bất hợp pháp. Chúng lợi dụng “các khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân; kích động trào lưu “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử”, phủ nhận lịch sử dân tộc; cổ xúy, tung hô các “giá trị” dân chủ phương Tây, phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang; kích động biểu tình, gây rối, thực hiện các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” hòng lật đổ chính quyền, tạo cớ kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta.

Nhìn tổng thể, dưới nhiều hình thức và phương tiện, trên mạng xã hội, các thế lực thoái hóa, cơ hội, phản động và các thế lực thù địch tiếp tục tập trung công phá, ở 8 phương diện tư tưởng, lý luận cơ bản nhất và chủ yếu nhất: Thứ nhất, công phá nền tảng tư tưởng chính trị và thủ tiêu ý thức hệ. Thứ hai, bôi nhọ, xuyên tạc đường lối chính trị và công phá thể chế chính trị. Thứ ba, tung hỏa mù về “đảng trị” và vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Thứ tư, chia rẽ phá hoại mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Thứ năm, khoét sâu vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền với thể chế xã hội chủ nghĩa nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại nhân dân. Thứ sáu, thông qua vấn đề chính trị gia và quan hệ giữa các nhà lãnh đạo chính trị, giữa các lực lượng nhằm xâm hại thể chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ bảy, chung quanh vấn đề quan hệ quốc tế, võ đoán các nguy cơ cái gọi là “đu dây bên miệng hố”, kích động cái gọi là “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước khác, cốt phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng ta, cổ xúy cho chủ nghĩa ly khai, xâm hại nhân dân, phá vỡ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Thứ tám, các trào lưu tư tưởng, lý luận du nhập, thẩm thấu bằng mọi con đường, âm mưu gặm nhấm, công phá làm băng hoại dưới mọi hình thức, quy mô và mức độ tư tưởng, lý luận của chúng ta từ nền tảng.

Vì thế, cuộc đấu tranh trên mạng xã hội, hơn bao giờ hết, sự phức tạp và quyết liệt, thậm chí có ý nghĩa sinh tử và đầy thách thức.

Vạch trần những nội dung báo cáo sai lệch về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn có nhiều thông tin sai lệch thể hiện cách tiếp cận phiến diện thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.

Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ, phần liên quan đến Việt Nam tuy có một số nội dung đánh giá tích cực hơn năm 2019, song chủ yếu vẫn có nhiều thông tin sai lệch trong đó sử dụng nhiều thông tin do “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) cung cấp, thể hiện cách tiếp cận của Mỹ vẫn phiến diện, đưa nhiều thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.

Cụ thể, Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 đã ghi nhận việc Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn đến đảm bảo tự do tôn giáo như: Quan chức Chính phủ tiếp tục tham dự Đại lễ Phật đản Vesak trong bối cảnh dịch COVID – 19; gửi lời chào và đến thăm các nhà thờ trong dịp Giáng sinh và Phục sinh; Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 46 khoá đào tạo cho hơn 8.800 cán bộ Nhà nước và lãnh đạo tôn giáo, thanh tra việc thực thi Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh; một số Ủy ban của của Quốc hội cũng gặp gỡ quan chức và lãnh đạo của các nhóm tôn giáo địa phương để giám sát việc thực thi Luật; một số chính quyền địa phương tại Tây Bắc, Tây Nguyên đã cấp đăng ký sinh hoạt cho hơn 2.200 chi hội và công nhận 325 chi hội, đăng tải một số biểu mẫu đăng ký hoạt động tôn giáo lên các website chính thức để truy cập dễ dàng hơn; lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo trên cả nước đánh giá quan hệ giữa các nhóm tôn giáo chưa được đăng ký với chính quyền các địa phương tốt hơn các năm trước, các nhóm tôn giáo đã đăng ký được tạo điều kiện thực hành tín ngưỡng mà ít bị chính quyền can thiệp; một số nhà xuất bản được cấp phép để in sách tôn giáo bằng tiếng Việt, Trung, Anh và tiếng dân tộc; tù nhân được tiếp cận tài liệu tôn giáo khi bị giam giữ nhưng có điều kiện kèm theo…

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục thể hiện quan điểm thiếu khách quan về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam như đưa ra thông tin việc Chính phủ không cho đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo trong năm 2020, chính quyền không công nhận bất kỳ tổ chức tôn giáo mới nào, trong đó phần lớn liên quan đạo Tin lành tại Tây Nguyên, Tây Bắc, Thiên chúa giáo, “Dương Văn Mình”.

Đặc biệt, báo cáo đã trích dẫn nhiều thông tin sai lệch của “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” như: cho rằng chính quyền một số tỉnh Tây Nguyên đã chất vấn, đe doạ các thành viên của một số nhóm Tin lành chưa đăng ký như “Hội thánh Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế; vu cáo việc chính quyền gây cản trở và sách nhiễu khi có sự phân công và chuyển giao công việc giữa các chức sắc tôn giáo ở các điểm nhóm địa phương chưa đăng ký như trường hợp linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam ở giáo phận Vinh, mục sư Nguyễn Duy Tân ở giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai; hạn chế quyền tự do đi lại đối với các chức sắc tôn giáo và tín đồ của một số nhóm tôn giáo…

Bên cạnh đó, báo cáo đã xuyên tạc việc cơ quan chức năng Việt Nam “đàn áp, sách nhiễu” các hội, nhóm tôn giáo chưa được thừa nhận, chưa đăng ký hoạt động, “phân biệt đối xử”, cáo buộc chính quyền địa phương “duy trì quy trình đăng ký, công nhận không đúng với quy định” nhằm làm chậm, không chấp nhận, cấm các hoạt động tôn giáo của các hội nhóm tôn giáo không chấp nhận sự quản lý của chính quyền; yêu cầu các hội, nhóm này cung cấp thông tin vượt quá khả năng cho phép, thậm chí đòi hối lộ để được tạo điều kiện trong đăng ký… Nội dung cáo buộc chính quyền cấp tỉnh “gây khó khăn” với các hội, nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng các dân tộc thiểu số khi đăng ký hoạt động.

Chưa hết, báo cáo còn vu cáo chính quyền Việt Nam tiếp tục thông qua các điều luật, quy định “không rõ ràng” để kiểm soát, hạn chế” tự do tôn giáo; sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, các “tội danh mơ hồ” để “đàn áp, hạn chế” tự do ngôn luận, ngăn chặn các bài viết chỉ trích lãnh đạo Đảng, Nhà nước… đòi dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.

Thực tế, đây chỉ là những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo năm 2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ và số đối tượng xấu trong Ủy ban Tự do tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Về các trường hợp linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam (giáo phận Vinh), linh mục Nguyễn Duy Tân (giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai), thời gian qua, các linh mục này có nhiều hoạt động không phải là hoạt động tôn giáo thuần túy, đã lợi dụng tòa giảng để chống chính quyền, có nhiều phát biểu đăng trên phương tiện thông tin đại chúng xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

Những hành vi này đã vi phạm Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định các hành vi bị nghiêm cấm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo.

Quy định này áp dụng đối với mọi người hoạt động tôn giáo ở Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với khoản 3 Điều 18 của ICCPR (Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác).

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cũng được đảm bảo thực thi trong thực tế. Hàng năm, trong cả nước có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Việt Nam có 53 cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo. 

Tính đến nay, hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo (hơn 20.000 cơ sở thờ tự, chiếm 80%) được sửa chữa, nhiều cơ sở thờ tự được xây mới. Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 1646/TTLT-TCĐC-TGCP, ngày 30/10/2000 về hướng dẫn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng.

Tại các địa phương, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo được thực hiện đúng pháp luật. Nhiều tỉnh, thành phố giao đất với diện tích phù hợp cho các tổ chức tôn giáo, như: TP HCM đã giao 7.500 m² đất cho Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện Thánh kinh thần học; tỉnh Thừa Thiên - Huế giao 20ha đất cho Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế sử dụng; TP Đà Nẵng giao 6.000 m2 đất cho Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam sử dụng; TP Hà Nội giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam khoảng 11ha đất để xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội...

Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện in ấn, phát hành kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ hoạt động tôn giáo. Từ năm 2013 đến nay, đã có gần 6 ngàn xuất bản phẩm tôn giáo được xuất bản, hơn 19 triệu bản in; nhiều xuất bản phẩm được in bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, tiếng dân tộc; 15 tờ báo, tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động; phần lớn các tổ chức tôn giáo (kể cả tổ chức tôn giáo trực thuộc) có website riêng. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số được đảm bảo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tại TP Cần Thơ để đáp ứng nhu cầu đào tạo của tu sỹ Phật giáo Nam Tông Khmer. Kinh sách của các tổ chức tôn giáo đã được phép xuất bản bằng 13 thứ tiếng dân tộc. Năm 2020, có 5.000 bản in Kinh thánh bằng tiếng Ê đê, 3.000 bản in Kinh thánh tiếng Jrai.

Tại khu vực các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước hiện có khoảng  583.000 tín đồ (97% là đồng bào dân tộc thiểu số) sinh hoạt tôn giáo tại hơn 2.000 Hội thánh, điểm nhóm. Tại khu vực miền núi phía Bắc có hơn  230.000 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt tôn giáo tại 1.640 Hội thánh, điểm nhóm.

Hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng. Hàng năm, có hàng trăm đoàn của tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; nhiều chức sắc nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo.

Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam: Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa Minh thế giới tại Đồng Nai; Tin lành kỷ niệm 100 năm đạo Tin lành truyền vào Việt Nam; Giáo hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam đã thu hút sự tham dự của 3.000 đại biểu, trong đó có 1.650 đại biểu khách quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, 250 kiều bào là tăng ni sinh từ 40 quốc gia, trên dưới 20.000 lượt tăng ni, phật tử tham dự các hoạt động bên lề của đại lễ và được dư luận quốc tế đánh giá cao.

20 năm “đi lạc” và những vụ diễn trò của Lê Dũng Vova

Ngày 30/6, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội đã bắt được bị can Lê Văn Dũng (tức Lê Dũng Vova), sau hơn một tháng trốn truy nã. Hiện Lê Văn Dũng đang bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, xử lý theo quy định. Đây là cái kết đã được báo trước cho chuỗi thời gian tự xưng nhà báo, học giả, tham gia các hội, nhóm hoạt động chống phá đất nước dưới cái mác dân chủ, cải cách…

Lê Văn Dũng, sinh năm 1970, tại Hà Nội, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông. Trước khi “dấn thân” vào “nghề dân chủ”, Dũng là kỹ sư nhưng với ảo vọng ngông cuồng đã khiến Dũng lần lượt gia nhập và là thành viên của rất nhiều hội, nhóm bất hợp pháp như No-U Hà Nội, Hội Bầu Bí tương thân, Hội nhà báo độc lập; thường xuyên tham gia biểu tình trái phép. Dũng cũng đã lập và là chủ nhân của những blog như lacainews9.blogspot.com, lehienduc2013.blogspot.com, thường xuyên đưa các bài viết, hình ảnh có nội dung sai lệch, đả phá chế độ, chính quyền nhân dân.

Lê Văn Dũng tự phong cho mình là một “học giả”, nghe có vẻ trí thức nhưng sự oái ăm của Dũng cũng chính bởi danh hiệu tự phong có vỏ mà không có lõi. Thay vào đó, hoạt động thường xuyên và chủ yếu của Dũng là tự quay livestream Facebook, YouTube, bày tỏ quan điểm sai trái.

Suốt quãng thời gian qua, Dũng xuất hiện nhiều trong các hoạt động biểu tình, tuần hành do đội bóng dưới danh nghĩa No-U Hà Nội tổ chức với những chương trình như “Chủ nhật tươi hồng” vào các năm 2011, 2012. Ngoài tư cách là thành viên tích cực và chủ chốt của No-U Hà Nội, với tư cách cá nhân, Dũng từng làm trò gây chú ý với những sự việc điển hình như:

Vụ 3/7 nữ sinh của Trường Đại học Ngoại thương tử nạn trong một mùa hè tình nguyện. Trước cái chết thương tâm của các em, thay vì dùng chính tình thương để sẻ chia, để an ủi thì trái lại, Dũng đã thốt lên những lời suy diễn khó nghe và xỉ vả nền giáo dục, bôi nhọ chế độ: “Một hệ thống giáo dục ấu trĩ: sinh viên đại học của một quốc gia cạnh biển, nhiều sông suối nhưng không bắt buộc học bơi, đi học triết Mác Lê, dao găm nên chết đuối. Cũng không bắt buột học lái xe máy, ôtô nên ra đường chết cả loạt vì tai nạn”. Phát biểu trên hoàn toàn mang mục đích chống phá chứ không vì bất cứ sự chia sẻ hay vì sự tiến bộ nào. Mục đích của những luận điệu này là nhằm đả phá, tấn công vào nền giáo dục và quy kết rằng đó là sản phẩm lỗi của chế độ cộng sản!

Lê Văn Dũng thường tung tin bịa đặt về tình hình nội bộ chính quyền địa phương. Khi dư luận báo chí, mạng xã hội râm ran chuyện “cả họ làm quan”, chỉ trích ông Triệu Tài Vinh, khi đó là Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang thì Dũng vừa có các bài viết nhắm vào ông Triệu Tài Vinh, vừa quy kết, suy diễn “lỗi do chế độ”. Dũng cho rằng, dưới chế độ cộng sản, chỉ “đẻ” ra những sản phẩm “cả họ làm quan”, không có chỗ cho người nghèo, người giỏi tiến thân. Từ đó kêu gọi tẩy chay chế độ, chỉ trích, chống phá Đảng.

Dũng từng lấy một ảnh chụp ống cống xả thải ở Đà Nẵng, sau đó phao tin áp đặt tuyên truyền rằng sự việc xảy ra ở Hà Tĩnh trong bối cảnh dư luận bức xúc sau vụ Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển nhằm “đổ dầu vào lửa”, kích động quần chúng nhân dân biểu tình. Lê Dũng Vova đã lợi dụng thời điểm “dễ tổn thương”, khi dư luận đang bức xúc để lập lờ đánh lận, tung tin, hình ảnh giả để phá hoại. Lê Văn Dũng hoàn toàn hiểu quy luật và mục đích của những thông tin kiểu này là gây náo loạn xã hội, kích động chống phá, làm giảm lòng tin của người dân vào chế độ.

Lê Văn Dũng cũng từng dính lùm xùm trên mạng xã hội liên quan nghi vấn biển thủ tiền từ thiện. Cụ thể, trong một lần minh bạch hóa hoạt động lợi dụng từ thiện, giả danh “đấu tranh dân chủ” để kiếm tiền, nhóm bất hợp pháp “Minh bạch Việt Nam” do Lâm Ngân Mai cầm đầu đã lên mạng tố cáo không ít người vốn tự xưng đấu tranh cho dân chủ, trong đó có Lê Dũng Vova. 

Các thông tin của nhóm “Minh Bạch Việt Nam” cho biết: “Dựa vào kết quả công bố của Nguyễn Lân Thắng về số tiền ủng hộ cho đồng bào lũ lụt miền Trung vừa qua, “4 người chúng tôi gồm anh Lê Dũng Vova, anh Lã Việt Dũng, chị Mai Phương Thảo và tôi Nguyễn Lân Thắng đã nhận được mỗi người hàng trăm triệu đồng, hàng ngàn đô la Mỹ và nhiều loại ngoại tệ khác nhau”, riêng Lê Dũng Vova nhận được hơn 200 triệu cùng nhiều ngoại tệ nhưng sau đó, sau nhiều tháng hứa hẹn không thấy Lê Dũng Vova “minh bạch” các khoản tiền nhận/chi này. Ngày 28/11/2016, ông Lê Dũng Vova còn có tên trên bản công bố tiền nhận được của ông Nguyễn Lân Thắng rằng: “Phần Vova thứ 6 ra nhờ sao kê chưa được, bà con vui lòng thông cảm”. Từ đó đến nay, đã hơn 5 năm, xem trên Facebook, các trang chính thức của Lê Dũng Vova không thấy ông công bố minh bạch bản sao kê ông đã thực nhận được bao nhiêu tiền”. Vụ này sau đó không rõ thực hư thế nào song nó cũng cho thấy những khuất tất phía sau bức màn từ thiện của Lê Dũng Vova.

Trên thực tế, Dũng thường lợi dụng các sự kiện xã hội nhạy cảm để tát nước theo mưa, kích động, thêu dệt làm trầm trọng hóa vấn đề. Mục đích nhằm hướng lái dư luận xã hội theo chiều hướng tiêu cực.

Gần 20 năm đi vào con đường sai trái, Lê Văn Dũng hăng hái tham gia hoạt động của các tổ chức chống đối, như nhóm No-U, Hội Bầu Bí tương thân, rồi các vụ khiếu kiện đất đai ở Đông Anh (Hà Nội), Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên) đến ô nhiễm môi trường (Formosa)… Nhưng do bản chất các đối tượng chủ yếu là mưu lợi cá nhân dẫn đến sự nghi kỵ, chia rẽ nội bộ, mâu thuẫn, chửi bới, tố cáo lẫn nhau nên Lê Văn Dũng chọn cho mình một con đường riêng và kênh TV qua Facebock “CHTV Việt Nam” ra đời, Dũng tự phong cho mình là “nhà báo”.

Lê Văn Dũng là thành viên cốt cán của các tổ chức chống phá như nhóm No-U, Hội Bầu Bí tương thân, Hội nhà báo độc lập. Dũng đã từng bị Công an TP Hà Nội bắt vào năm 2017 về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và chiếm đoạt tiền bạc từ hải ngoại gửi về trợ giúp hoạt động “dân chủ” của các thành viên Non-U và một số quỹ từ thiện. Từ đây, hoạt động của Dũng lộ ra nhiều góc khuất hơn.

Tuy nhiên, sau đó Dũng không hề ăn năn, hối cải. Với bản thành tích đen ngày càng dày lên, từ năm 2017 đến nay, từ “kênh 4” ban đầu, nhằm che giấu hành vi tuyên truyền, xuyên tạc để tránh bị cơ quan chức năng xử lý, đối tượng đã đổi tên “Kênh 4 phong trào chấn hưng nước Việt” thành “Thông tấn xã vỉa hè”, “Chấn hưng tivi”, “CHTV VietNam”… hoạt động livestream trực tuyến. Nội dung Lê Dũng Vova phản ánh tập trung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, xúc phạm đời tư của một số lãnh đạo; kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự; tuyên truyền, cổ súy “xã hội dân sự”, đa nguyên, đa đảng; đào tạo, huấn luyện kỹ năng hoạt động chống đối, cách thức thực hiện “cách mạng màu”, lật đổ chế độ tại Việt Nam… 

Đến nay, trên các trang tự lập, Lê Văn Dũng cùng đồng bọn đã thực hiện hàng nghìn video clip xuyên tạc, bóp méo sự thật về các vấn đề như: Quy hoạch bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh); vụ việc phức tạp tại trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang)… Hầu hết các video clip này đều được các tổ chức phản động lưu vong, các báo, đài nước ngoài có thái độ thù địch với Việt Nam khai thác, cổ súy. 

Thậm chí khi vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), Lê Văn Dũng cùng nhiều đối tượng chống đối trong, ngoài nước đã liên hệ với số đối tượng cốt cán của “Tổ đồng thuận” để “hỗ trợ pháp lý”, hướng dẫn cách thức đăng tải, cập nhật tình hình Đồng Tâm; viết đơn, thư gửi các tổ chức quốc tế, chính giới các nước nhằm kêu gọi sự hỗ trợ. Và cũng chính nhờ các buổi livestream đó mà những đối tượng chống đối có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ các thế lực phản động để phạm tội giết người, chống người thi hành công vụ.

Với những hành động đó, ngày 28/5/2021, cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố Lê Văn Dũng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 5-7, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

 “Thưa các đồng chí Trung ương,

Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,

Trong không khí cả nước đang hân hoan, phấn khởi trước những thành công rực rỡ của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cũng như kết quả rất tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức đồng lòng, vừa chủ động, tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, hôm nay Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bắt đầu khai mạc. Hội nghị có nhiệm vụ: Thảo luận, quyết định một số vấn đề quan trọng như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025; xem xét, ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhiệm kỳ khóa XIII; Quy định thi hành Điều lệ Đảng và Quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nhiệm kỳ khóa XIII; tiếp tục kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sắp tới; và một số vấn đề quan trọng khác.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, các đại biểu tham dự Hội nghị; và xin gửi tới các đồng chí lời thăm hỏi chân tình và lời chúc tốt đẹp nhất.

Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề, mong được các đồng chí quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định. Tôi xin nói 4 vấn đề:

1. Về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhất trí cao đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để thể chế hóa, cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đề ra, thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, cập nhật tình hình, nhất là tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; đồng thời, phân tích, dự báo xu hướng phát triển của đất nước trước những biến động của thế giới từ đầu năm đến nay để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện, trình Trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị lần này.

Đây là những kế hoạch hết sức quan trọng, rộng lớn, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Đề nghị Trung ương căn cứ vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Tờ trình, các báo cáo, tài liệu tham khảo của Ban cán sự đảng Chính phủ, cũng như thực tiễn tình hình ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình, dành thời gian nghiên cứu, thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay và phân tích, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới dưới tác động của đại dịch Covid-19, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các xu hướng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh mới trên thế giới.

Chú ý phân tích, đánh giá thật sâu sắc, làm rõ thêm thực tế tình hình: Trong 6 tháng đầu năm vừa qua, cả nước vẫn phải tiếp tục nỗ lực, quyết liệt chống dịch; đợt bùng phát dịch lần thứ tư lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, phức tạp, khó kiểm soát, có thể còn tiếp tục kéo dài; thậm chí vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới. Kinh tế - xã hội đất nước tuy tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra. Sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, nhất là ở những vùng có dịch và những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng chưa vững chắc; thương mại và đầu tư quốc tế suy giảm; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, vẫn còn nguy cơ lâm vào khủng hoảng. Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, khu vực, trong đó có nước ta; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị và tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải thay đổi định hướng, chiến lược phát triển kinh tế theo hướng nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị trường trong nước, phát triển kinh tế số, xã hội số...

Từ đó, cho ý kiến vào các vấn đề lớn nêu trong Tờ trình và các báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ, nhất là những vấn đề quan trọng thuộc về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo còn có ý kiến khác nhau. Chú ý làm rõ, tạo sự thống nhất cao về những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ chủ yếu, một số chỉ tiêu cơ bản, và đặc biệt là các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể, sát hợp với thực tế, có tính đột phá, khả thi cao, bảo đảm thực hiện thành công các kế hoạch đề ra. Quán triệt thật đúng, tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương, quyết sách lớn của Đại hội XIII về hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; củng cố, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao nội lực, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với xác định rõ trách nhiệm và tăng cường hiệu lực, hiệu quả phối hợp, giám sát, kiểm tra việc thực hiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển...

2. Về xây dựng Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Đây là việc làm cần thiết ngay đầu nhiệm kỳ mỗi khóa sau Đại hội Đảng, nhằm cụ thể hóa Điều lệ Đảng, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và phương pháp công tác của các cơ quan lãnh đạo đảng, bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Trên cơ sở Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện và kế thừa Quy chế làm việc của khóa XII, bám sát Nghị quyết Đại hội XIII và Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa này cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đổi mới, cải tiến chế độ, lề lối làm việc, phương pháp công tác của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ và phù hợp; tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót việc. Đây là những cơ sở quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đảng, tăng cường sức mạnh, kỷ luật, kỷ cương, phát huy dân chủ, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Tờ trình của Bộ Chính trị đã nêu rõ các nội dung mà Trung ương cần thảo luận. Đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến và góp ý trực tiếp vào dự thảo các quy chế, nhất là những nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Ví dụ như nội dung về: Trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Thường trực Ban Bí thư; chế độ sơ kết, tổng kết, chế độ đi công tác cơ sở, phương pháp, lề lối làm việc, mối quan hệ công tác v.v...

3. Quy định về thi hành Điều lệ Đảng và Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; quyết định không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng. Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu để điều chỉnh, thông qua các quy định, hướng dẫn của Trung ương; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thi hành nghiêm, thống nhất Điều lệ trong toàn Đảng.

Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan có liên quan phối hợp chuẩn bị các Tờ trình và Dự thảo các quy định. Nội dung của tờ trình và dự thảo các quy định đã bám sát Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng, trên cơ sở các Quy định số 29, ngày 25-7-2016 và Quy định số 30, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII để đề xuất những nội dung cần hướng dẫn, quy định, cho phù hợp với thực tiễn thi hành Điều lệ Đảng.

Đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ và có ý kiến, góp ý vào dự thảo các quy định về những nội dung mà qua thực tiễn thi hành còn có những vướng mắc, bất cập, nhất là các vấn đề cụ thể phát sinh từ cơ sở, từ các chi bộ, đảng bộ. Đó là những vấn đề như: Quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; sinh hoạt định kỳ của đảng bộ cơ sở, chi bộ; việc giới thiệu và kết nạp người vào Đảng; trường hợp kết nạp và công nhận đảng viên chính thức sai quy định; phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên, ghi hồ sơ đảng viên; việc bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên; việc lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy; quy định về nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và thẩm quyền, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp; thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm pháp luật, quy định về việc xử lý khi phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý; quy định về các trường hợp không giải quyết tố cáo...; công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng; thi hành kỷ luật và biểu quyết kỷ luật; khiếu nại kỷ luật đảng...

4. Về việc giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026

Đây là công việc rất hệ trọng. Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII (tháng 3-2021), Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao là cần sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định giới thiệu nhân sự các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và cho ý kiến giới thiệu nhân sự đảm nhiệm 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước. Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (tháng 3, 4-2021), Quốc hội đã bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và bầu hoặc phê chuẩn đối với 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước.

Đến nay, sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021- 2026), Ban Chấp hành Trung ương có trách nhiệm chuẩn bị và tiếp tục giới thiệu nhân sự để Quốc hội khóa XV bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất sắp tới theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét, giới thiệu nhân sự theo hướng: Đối với các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước đã được Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII giới thiệu hoặc cho ý kiến thông qua với số phiếu tín nhiệm cao thì Ban Chấp hành Trung ương không tiến hành bỏ phiếu giới thiệu hoặc lấy ý kiến lại. Đối với 23 chức danh còn lại chưa lấy phiếu giới thiệu tại Hội nghị Trung ương 2 và các chức danh có dự kiến thay đổi so với lần trước, Bộ Chính trị sẽ xin ý kiến Trung ương bằng phiếu trước khi chính thức giới thiệu để Quốc hội xem xét bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sắp tới.

Thưa các đồng chí,

Nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này bao gồm nhiều vấn đề rất cơ bản và hệ trọng, liên quan đến việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong nhiệm kỳ khóa XIII, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới. Đề nghị các đồng chí Trung ương dành thời gian tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn.

Nguồn: BQĐND

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới

 Sáng 5-7, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.

 Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc trong không khí cả nước đang hân hoan, phấn khởi trước những thành công rực rỡ của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cũng như kết quả rất tốt đẹp của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức đồng lòng, vừa chủ động, tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương tập trung nghiên cứu, thảo luận, quyết định một số vấn đề quan trọng như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2021- 2025; xem xét, ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhiệm kỳ khóa XIII; Quy định thi hành Điều lệ Đảng và Quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nhiệm kỳ khóa XIII; tiếp tục kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và một số vấn đề quan trọng khác.

Tổng Bí thư nêu rõ: Đại hội XIII của Đảng đã nhất trí cao đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để thể chế hóa, cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đề ra, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, cập nhật tình hình, nhất là tình hình, kết quả thực tế đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020. Đồng thời, phân tích, dự báo tình hình, xu hướng phát triển của đất nước trước những biến động của thế giới từ đầu năm đến nay để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện, trình Trung ương xem xét dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia và đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 tại Hội nghị này.

Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là những kế hoạch hết sức quan trọng, rộng lớn, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Tờ trình, các báo cáo, tài liệu tham khảo của Ban cán sự đảng Chính phủ, thực tiễn tình hình ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình, Trung ương dành thời gian nghiên cứu, thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, phân tích, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới dưới tác động của đại dịch Covid-19, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và các xu hướng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh mới trên thế giới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương cần chú ý phân tích, đánh giá thật sâu sắc, làm rõ thêm thực tế tình hình: Trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước vẫn phải tiếp tục nỗ lực, quyết liệt chống dịch; đợt bùng phát dịch lần thứ tư lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, phức tạp, khó kiểm soát, có thể còn tiếp tục kéo dài; thậm chí vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các đợt dịch mới. Kinh tế - xã hội đất nước tuy tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra. Sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, nhất là ở những vùng có dịch và những ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng chưa vững chắc; thương mại và đầu tư quốc tế suy giảm; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, vẫn còn nguy cơ lâm vào khủng hoảng. Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, khu vực, trong đó có nước ta ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cần làm rõ, tạo sự thống nhất cao về những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ chủ yếu, một số chỉ tiêu cơ bản và đặc biệt là các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể, sát hợp với thực tế, có tính đột phá, khả thi cao, bảo đảm thực hiện thành công các kế hoạch đề ra; quán triệt thật đúng, tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương, quyết sách lớn của Đại hội XIII về hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh và bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường; củng cố, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao nội lực, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam. Cùng với đó, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với xác định rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả phối hợp, giám sát, kiểm tra việc thực hiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển...

Về xây dựng Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đổi mới, cải tiến chế độ, lề lối làm việc, phương pháp công tác của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ và phù hợp; tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót việc. Đây là những cơ sở quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đảng, tăng cường sức mạnh, kỷ luật, kỷ cương, phát huy dân chủ, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Về Quy định về thi hành Điều lệ Đảng và Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương nghiên cứu kỹ và có ý kiến, góp ý vào dự thảo các quy định về những nội dung mà qua thực tiễn thi hành còn có những vướng mắc, bất cập, nhất là các vấn đề cụ thể phát sinh từ cơ sở, từ các chi bộ, đảng bộ. Đó là những vấn đề như: Quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; sinh hoạt định kỳ của đảng bộ cơ sở, chi bộ; việc giới thiệu và kết nạp người vào Đảng; trường hợp kết nạp và công nhận đảng viên chính thức sai quy định; phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên, ghi hồ sơ đảng viên; việc bầu đại biểu đi dự Đại hội đảng bộ cấp trên; việc lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy; quy định về nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và thẩm quyền, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra các cấp; thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm pháp luật, quy định về việc xử lý khi phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý; quy định về các trường hợp không giải quyết tố cáo...; công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng; thi hành kỷ luật và biểu quyết kỷ luật; khiếu nại kỷ luật đảng...

Về việc giới thiệu nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026, tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét, giới thiệu nhân sự theo hướng: Đối với các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và 24 chức danh lãnh đạo khác của các cơ quan nhà nước đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa XIII bỏ phiếu giới thiệu hoặc cho ý kiến thông qua với số phiếu tín nhiệm cao thì Ban Chấp hành Trung ương không tiến hành bỏ phiếu giới thiệu hoặc lấy ý kiến lại. Đối với 23 chức danh còn lại chưa lấy phiếu giới thiệu tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 và các chức danh có dự kiến thay đổi so với lần trước, Bộ Chính trị sẽ xin ý kiến Trung ương bằng phiếu trước khi chính thức giới thiệu để Quốc hội xem xét bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này bao gồm nhiều vấn đề rất cơ bản và hệ trọng, liên quan đến việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong nhiệm kỳ khóa XIII, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới. Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Trung ương dành thời gian tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...