Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỚI VĂN HÓA, VĂN NGHỆ CHỈ LÀ SỰ CƯỜNG ĐIỆU, “BÁO ĐỘNG GIẢ” HAY THỰC SỰ ĐÁNG BÁO ĐỘNG?



Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít nguy cơ, thách thức. Một trong những thách thức, nguy cơ đã được Đảng ta chỉ ra là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, trong đó có việc chúng triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông để tấn công mạnh mẽ hơn về tư tưởng - văn hóa và coi đây là mũi nhọn chống phá Đảng và chế độ ta. Vậy đặc điểm, những biểu hiện của âm mưu này ra sao? Cần có giải pháp ứng phó như thế nào? Đó là những câu hỏi bức thiết cần được giải đáp hiện nay.
1-  Hiện nay, trong dư luận xã hội và trong giới trí thức, văn nghệ sĩ đang có những nhận định, ý kiến khác nhau về tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với văn hóa, văn nghệ nước ta. Có ý kiến khẳng định mạnh mẽ, “báo động” về tác hại trực tiếp và thực trạng rất phức tạp của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực có nhiều đặc thù này. Cũng có ý kiến cho rằng, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, tổ chức, nhân sự, ngoại giao..., còn nói “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thì chỉ là sự cường điệu, thậm chí là “báo động giả”. Vậy cần bình tĩnh, tỉnh táo khi nhận diện những biểu hiện của “diễn biến hòa bình”, đánh giá những tác động, ảnh hưởng của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
Có thể thấy rằng, nghiên cứu, đánh giá tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” với văn hóa, văn nghệ không đơn thuần là vấn đề chính trị mà đó vừa là vấn đề của chính trị, vừa là vấn đề của khoa học. Do vậy, không thể giản đơn, máy móc, quy chụp và cũng không thể lảng tránh, không nhận ra tác động tinh vi, phức tạp của “diễn biến hòa bình” đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, đánh giá cần tránh hai khuynh hướng sau: Một là, mất cảnh giác hoặc phủ nhận tác động của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Hai là, quy chụp với cách nhìn máy móc, cứng nhắc, không hiểu biết đầy đủ về bản thân văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ mới với rất nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn, đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của văn hóa, văn nghệ, góp phần vào sự phát triển của con người và xã hội.
2- Có âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ không? Đây là một câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng đòi hỏi phải tìm được câu trả lời trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Ngay từ năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, cùng với âm mưu xâm lăng nước ta bằng quân sự, các nước đế quốc còn thực hiện âm mưu xóa bỏ những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Nhận định của Bác là sáng suốt, bởi đến nay, mặc dù thế giới đã thay đổi nhanh chóng, tương quan và hình thái xã hội trên toàn cầu đã có nhiều biến đổi, nhưng có thể thấy các nghị quyết, văn kiện của Đảng và Nhà nước ta trong mấy nhiệm kỳ gần đây đều vẫn nhấn mạnh các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Thực tế, không ít các nhà nghiên cứu nước ngoài từng đưa ra những lo ngại, băn khoăn rằng, trong quá khứ Việt Nam có đủ khả năng chống trả ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, nhưng hiện nay liệu người Việt Nam sẽ có những biện pháp gì để chống lại thông tin xấu, độc từ các nước phương Tây nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu đối với xã hội và con người... Không phải vô cớ mà Tổng thống Mỹ R. Nich-xơn, khi thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (trước đây) đã lớn tiếng tuyên bố khâu quyết định có ý nghĩa chiến lược là bằng mọi cách “tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương” và coi tư tưởng, văn hóa, văn nghệ như là “cửa mở” của “cuộc chiến tranh không có khói súng”, các “cuộc cách mạng sắc màu”, “cách mạng nhung”... để đi đến “chiến thắng không cần chiến tranh”...
Hiện nay, nhiều thông tin toàn diện, trong đó có nhiều minh chứng cụ thể đã cho chúng ta thấy rõ hơn các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các blogger đã tấn công cá nhân các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, chiến lược chung là nhằm tạo ra sự mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Hoạt động này đã và đang được thực hiện một cách ráo riết cùng với việc lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức núp dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” và không ít người đã nhận được “hỗ trợ”, “tài trợ” từ các cơ quan nước ngoài, các tổ chức văn hóa, thậm chí trực tiếp từ chính phủ một số nước phương Tây. Về văn hóa, toàn bộ vũ khí văn hóa chống lại “nền tảng tư tưởng” đã được thiết kế, “sản xuất” ở phương Tây, sau đó được “cấy ghép” vào các nước ở Trung và Nam Mỹ, khu vực Nam Phi, vào Trung Quốc, Nga và ngày càng nhiều ở Việt Nam.
Như vậy, dù vẫn còn những người nghi ngờ, lảng tránh, “bỏ qua”, thậm chí cho là “báo động giả”, nhưng thực tế cho thấy, âm mưu của các thế lực thù địch hòng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam là có thật, thậm chí “sản phẩm” này còn được đề ra, được xác định thực hiện trong một thời gian dài, có lộ trình cụ thể và đã được đưa lên thành chiến lược trong thời kỳ mới từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay. Trong chiến lược đó, tư tưởng, văn hóa, văn nghệ luôn là “cửa mở”, “cửa đột phá để tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương”, từ đó nhằm đánh gục đối phương từ bên trong, từ bên trên, từ gốc “nền tảng tư tưởng”.
3- Những năm qua, cuộc “đọ sức” giữa âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật với lực lượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở nước ta (lãnh đạo, quản lý, sáng tác, biểu diễn...) diễn ra tưởng như thầm lặng nhưng thực ra rất quyết liệt, phức tạp, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Mặc dù các thế lực thù địch, cơ hội chính trị hoạt động chống phá ngày càng ráo riết, nhưng cần phải khẳng định rằng, văn hóa, văn nghệ của chúng ta vẫn phát triển đúng hướng, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc. Lực lượng sáng tạo và hoạt động trên lĩnh vực này, theo nhận định sáng suốt của Đảng và nhân dân, là những người tin cậy, trung thành, có nhiều đóng góp, có tình yêu đất nước, dân tộc, nhân dân, tâm huyết với sự nghiệp đổi mới và với nghề nghiệp. Nhận định đó là khách quan, trung thực và đã được minh chứng trong thực tiễn.
Tuy nhiên, cũng không thể lảng tránh một thực tế là tác động của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đã thể hiện ngày càng rõ hơn, tinh vi hơn, cả trực tiếp lẫn gián tiếp trong các khâu của quá trình sáng tạo, quản lý, quảng bá, truyền bá lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Đã xuất hiện những “tác phẩm” có dụng ý chính trị rõ rệt phủ định con đường và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, thông qua việc bôi đen hiện thực lịch sử hoặc dùng những “hình tượng” mang tính ẩn dụ đen tối nhằm giễu nhại con đường cách mạng của dân tộc mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Vũ Thư Hiên, Bùi Tín những năm trước đây, nhóm “mở miệng” trong những năm cuối thế kỷ XX và cả truyện ngắn của một số cây bút trẻ gần đây đã bộc lộ rõ khuynh hướng này. Hùa theo khuynh hướng đó là những người làm phê bình, giới thiệu đã tìm cách đề cao các loại “tác phẩm” như vậy, coi đó là “trung thực”, là “sức mạnh” của bên lề, của ngoại vi đang tấn công để “giải” (hóa giải) trung tâm, là sự “sáng tạo” và “phát hiện” độc đáo. Thực chất, họ đã dùng những thủ pháp nghệ thuật để vu cáo, xuyên tạc, bôi bẩn các giá trị văn hóa dân tộc, các thành tựu cách mạng cả trong quá khứ và hiện tại.
Thực tế cho thấy, để đi tới thắng lợi hoàn toàn, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, trong suốt 30 năm (từ năm 1945 đến năm 1975), dân tộc ta đã phải trải qua muôn vàn hy sinh, gian khổ tận cùng. Đó là sự thật lịch sử, và sự hy sinh đó không phải vô ích, vô nghĩa. Chúng ta không hề muốn chiến tranh nhưng kẻ thù đem gươm, súng đến đất nước này thì “giặc dùng đạn bom ta giáng trả bằng đạn bom”, vì sự mất còn của cả dân tộc, vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Chân lý lịch sử đó là rõ ràng nhưng các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị và một số người trẻ “ngây thơ” đã tìm cách xuyên tạc chân lý đó. Một số tác phẩm văn học, nghệ thuật đã miêu tả cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta toàn một màu đen tối, chết chóc, bi kịch, vô nghĩa; phủ định sạch trơn những sáng tạo văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ chiến tranh, coi đó là “minh họa”, là tô hồng, là cao hơn, là đứng trên hiện thực. Chúng ta không phủ nhận những hạn chế lịch sử của mảng văn học, nghệ thuật trong chiến tranh nhưng không thể nhân danh “đổi mới” để bôi nhọ cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc bằng việc chỉ miêu tả mặt đen tối, sự chết chóc và tha hóa con người trong chiến tranh. Khuynh hướng này chỉ là phiến diện, chưa trung thực với lịch sử.
Đã từ lâu, ở phương Tây và ở Mỹ lan truyền một thông tin rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là do bị “giật dây” hoặc đó là một cuộc “nội chiến”. Những năm gần đây, luận điệu đó được “sản xuất” bởi một số chính trị gia phương Tây và đã nhanh chóng được “nhập khẩu” vào Việt Nam, tác động đến suy nghĩ, nhận định của một số trí thức, văn nghệ sĩ. Luận điệu đó đã đi vào một vài “sản phẩm” nghiên cứu, một số sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Ở một vài tác phẩm, các tác giả đã cố tình cài cắm luận điệu “nhập khẩu” đó như là một sự “phát hiện mới” của mình. Có lẽ, do phần lớn trong số họ đều là những người đứng ngoài cuộc chiến đấu nên không hiểu được khát vọng sâu thẳm của hàng triệu người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, hoặc có người chạy theo “mốt thời thượng” về chính trị mà không am hiểu, thậm chí “không muốn hiểu” sự thật lịch sử đã được thừa nhận từ lâu. Thực tế đã chứng minh luận điệu của ai đó cho rằng cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam là “chiến tranh ủy nhiệm” hoàn toàn là sự “ngây thơ” hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử.
Năm 1965, đế quốc Mỹ đem quân ồ ạt vào miền Nam nước ta, bắt đầu chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Nhưng chỉ vài năm sau, chiến lược đó thất bại thảm hại. Tổng thống Mỹ công khai tuyên bố chuyển sang chiến lược mới “Việt Nam hóa chiến tranh”, nghĩa là Mỹ vẫn chủ mưu, vẫn viện trợ, trang bị “tận răng” cho quân đội và chính quyền Sài Gòn. Âm mưu này thâm độc hơn nhưng ngay từ đầu đã mang dấu hiệu thất bại. Đầu năm 1975, khi chúng ta mở chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã kêu gào Mỹ viện trợ tiền và vũ khí và khi không đạt được sự cầu cứu thảm hại đó, chính họ đã “đổ lỗi” cho Mỹ về sự sụp đổ của mình. Mặc dù vậy, tại sao lại vẫn có người cố tình miêu tả, bình luận cuộc chiến này là “nội chiến”.Phải chăng họ đã “ăn phải bả” của một số chính trị gia phương Tây?
Những năm gần đây, rải rác xuất hiện một số sáng tác tập trung miêu tả, khắc họa những con người bi quan, bế tắc, tâm trạng trống rỗng, không tin và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật trong các tác phẩm đó thường là thanh niên hay những người ở độ tuổi mới lớn. Chúng ta không phủ nhận trong xã hội hiện nay có một bộ phận nhỏ rơi vào tâm trạng đó. Song cường điệu điều đó để đi tới sự phủ định những điều tốt đẹp của cuộc sống, tạo ra bức tranh thê thảm của xã hội, reo giắc trong thế hệ trẻ sự bế tắc là trái với bản chất nhân văn của văn học, nghệ thuật. Ví dụ như lời một số ca khúc trong đĩa “Cái nường 8X” của nhạc sĩ Ngọc Đại với 9 bài hát mà hầu hết lời lẽ đều toát lên một tâm trạng uất ức, tức tối, căm giận với những ca từ, như “Thôi chào nhé. Chào vĩnh biệt những mùa xuân thật là thê thảm. Những mùa xuân thật là dã man. Những mùa xuân tối tăm, bệnh hoạn. Những mùa xuân đã chết rồi trong trái tim của anh và em và cũng có thể của cả một dân tộc. Chết dần, chết mòn, chết thật rồi....”(bài Vĩnh biệt). “ Mùa xuân thật là ngu ngốc, chán ngắt, buồn nôn”, “phí hoài, chán ngắt, bước chân mộng du...” (bài Thông điệp hoa hồng)... Đây là những bài hát đi ngược lại thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, tuyên truyền chống Tổ quốc, chống nhân dân, bôi xấu, xuyên tạc chế độ. Có thể thấy, đó là quan niệm lệch lạc của cá nhân nghệ sĩ, vậy “diễn biến hòa bình” ở đâu? Phải chăng đó chính là việc truyền bá chủ nghĩa hư vô, bi quan, trầm cảm và hoài nghi. Mục tiêu chính của nó là làm nảy sinh sự bất mãn, làm sai lệch tư tưởng, làm suy yếu chủ nghĩa yêu nước trong thế hệ trẻ. Tác động tai hại, thâm độc của âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chính là như vậy.
4- Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Song trong tiến trình đó, có lúc chúng ta có khuyết điểm, hạn chế. Nhiều năm nay, đặc biệt là thời gian gần đây, chúng ta đang kiên quyết chỉnh đốn, làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu... Chưa bao giờ chúng ta yêu cầu văn hóa, văn nghệ phải “tô hồng” cuộc sống. Trong lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (tháng 7-2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, văn học, nghệ thuật trực tiếp tham gia sự nghiệp đổi mới đất nước, miêu tả cho hay, cho chân thật, sinh động và có sức thuyết phục sự nảy sinh và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống, dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán những cái xấu xa, thấp hèn, sự thoái hóa, biến chất, tham nhũng, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, qua đó góp phần tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp phát triển con người, phát triển đất nước. Đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam hôm nay và nhiều năm tới. Qua đó cũng thể hiện quan điểm và tư duy biện chứng, xuất phát từ thực tiễn của Đảng ta trên cơ sở thấu hiểu sâu sắc sứ mệnh, chức năng của văn học, nghệ thuật.
Thế nhưng, chịu sự tác động của âm mưu “diễn biến hòa bình” và bản thân “tự diễn biến” theo chiều hướng xấu, một số văn nghệ sĩ đã chỉ chú trọng “phanh phui” mặt tiêu cực, góc tối, cái xấu của xã hội và con người với một giọng điệu giễu nhại đầy ác ý và vô cảm. Số lượng “tác phẩm” loại này không nhiều nhưng tác hại lại rất lớn, vì nó đánh phá vào niềm tin của con người, nó dẫn dụ một bộ phận cán bộ, quần chúng tự tách mình ra khỏi cuộc sống, tự coi mình là vô can để có quyền phủ định, giễu nhại, phán xét. Đó chính là những kẻ cơ hội chính trị trong hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Thực tiễn cho thấy, từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, đã xuất hiện những phần tử cơ hội. Họ tự tách ra khỏi đội ngũ, tỏ ra lo lắng nhưng huênh hoang coi mình là sáng suốt rồi khoái trá đầy ác ý chờ đợi sự thất bại mới của những người không quản nguy hiểm, dũng cảm khai phá con đường mới.

Những năm trước đây, do hoàn cảnh chiến tranh và do hạn chế chủ quan, chúng ta chưa có sự đánh giá khách quan, toàn diện về mảng văn hóa, văn nghệ ở miền Nam vùng Mỹ - ngụy  chiếm đóng. Đó là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều khuynh hướng khác nhau, tiến bộ và lạc hậu, cách mạng, yêu nước và phản động, dân tộc và ngoại lai... Những năm gần đây, chúng ta bắt đầu có cách nhìn mới, tạo dựng sự hòa hợp để tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ mục tiêu trong sáng đó, chúng ta đã và đang nhìn nhận lại và có những đánh giá mới, tìm ra những giá trị tốt đẹp, tiến bộ, yêu nước, tinh thần dân tộc, nhân văn trong một số tác phẩm của mảng văn hóa, văn nghệ trên. Công việc đó chưa thể hoàn kết. Song lợi dụng bối cảnh đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và cả những người thiếu sự tỉnh táo đã tái bản và đề cao thiếu chọn lọc cả những tác phẩm có ý đồ chính trị và tư tưởng sai lầm, phản dân tộc, chống chế độ. Người ta tưởng rằng, nhân dịp này có thể đánh tráo trắng - đen, phải - trái, để truyền bá trong công chúng những tác phẩm như vậy nhằm “chiêu tuyết” một số tác phẩm, tác giả đã bị lịch sử, nhân dân phê phán. Đây là một loại hoạt động tinh vi trong âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Ở một vài trường đại học, việc xuất hiện khuynh hướng chọn các tác phẩm trên làm đề tài nghiên cứu luận văn, luận án cho thấy chúng ta còn lơ là, chủ quan với xu hướng có tác hại lâu dài này. Để làm rõ ý đồ xấu của những kẻ lợi dụng trên, xin trích một đoạn trong bài viết của Thu Tứ - con trai của Võ Phiến, một nhà văn đã có những biểu hiện, quan điểm chính trị sai lầm trong một số sáng tác của mình ở miền Nam thời chống Mỹ: “Chẳng ai muốn chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình! Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm của nhà văn Võ Phiến chứa đựng nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, ảnh hưởng tới đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này... Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến một cách có hại cho đất nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay từ bây giờ”(1).
5- Hiện nay, nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, là bạn và đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đó là một đòi hỏi và cũng là nhu cầu khách quan. Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, in-tơ-nét,... đang tác động hằng ngày vào nước ta, đem lại những tri thức mới, hiện đại, cập nhật, đồng thời cũng du nhập vào nước ta những sản phẩm độc hại, phản văn hóa, phản thẩm mỹ và phản động về mặt tư tưởng. Đây là con đường mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước, những phần tử cơ hội tìm cách “nhập khẩu” những quan điểm thù địch, sai trái vào nước ta, trong đó có không ít những sản phẩm văn hóa, văn nghệ. Một bộ phận quần chúng, nhất là thanh niên đang bị chi phối bởi các sản phẩm loại đó, nhất là trên các trang điện tử, mạng xã hội và trong hoạt động xuất bản. Không ít bản thảo không được xuất bản bằng các bản in chính thống đã được đưa lên mạng, gây nhiễu loạn trong nhận thức chính trị và cảm thụ thẩm mỹ của một bộ phận “cư dân” mạng. Nếu không có sự tỉnh táo và biện pháp cương quyết thì sẽ có nhiều loại sản phẩm kiểu đó tiếp tục xuất hiện.
Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã khẳng định, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, văn hóa, văn nghệ là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng, tinh tế và nhạy cảm. Vì thế, bảo vệ vững chắc, chủ động, kiên định và linh hoạt lĩnh vực này là góp phần trực tiếp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Với ý nghĩa và vị trí đó, cần phải khẳng định rõ ràng rằng, đây là cuộc đấu tranh để bảo vệ con người, “giành giật” con người cho chủ nghĩa xã hội và cho khát vọng Chân - Thiện  - Mỹ của chính con người./.
(1)  Xem  https://www.nhandan.com.vn/binhluan/binh-luan-phe-phan/item/24502802-truong-hop-vo-phien.html

CẦN TỈNH THÁO TRƯỚC NHỮNG THỦ ĐOẠN KÍCH ĐỘNG TRÊN INTERNET



Thời gian qua, nhiều vụ việc cho thấy tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã lợi dụng triệt để sự phát triển của Internet, nhất là mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia các hội, nhóm trá hình trên không gian mạng. Nhóm này luôn sử dụng danh nghĩa phản biện xã hội, đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, xây dựng xã hội dân sự, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ... nhưng thực chất là để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ thù địch của một bộ phận nhân dân.
Cụ thể trong vụ án trên, Đỗ Hoàng Điềm đã sử dụng facebook mang tên “Hoang Nguyen” rồi kết bạn với Trần Văn Quyền thông qua mạng xã hội này. Điềm đã hướng dẫn Quyền sử dụng các ứng dụng mạng xã hội khác và chỉ cho Quyền tìm đọc các vấn đề chính trị xã hội ở Việt Nam, gợi sự bất mãn với chính quyền để lôi kéo Quyền tham gia tổ chức khủng bố “Việt Tân”.
Còn Châu Văn Khảm sử dụng mạng xã hội facebook với tên “Khảm Châu” để giải đáp các thắc mắc về tổ chức “Việt Tân” trên trang facebook “Việt Tân”. Sau khi Châu Văn Khảm bị bắt, trang facebook “Việt Tân” tán phát nhiều tài liệu, có nội dung phản ánh sai lệch sự việc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, tán phát nhiều “thư ngỏ” có nội dung kêu gọi các tổ chức được cho là vì tự do, dân chủ, nhân quyền lên tiếng, can thiệp buộc Chính phủ Việt Nam trả tự do cho Châu Văn Khảm. Đây là những chiêu trò xuyên tạc nhằm chống phá cách mạng Việt Nam của tổ chức khủng bố “Việt Tân”, người dân cần hết sức cảnh giác trước sự bịa đặt của các đối tượng này.
Mới đây, tháng 8/2019, trên cơ sở khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Bộ Công an đã công bố danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố. Ngoài “Tổ chức khủng bố Việt Tân” và “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” (là tổ chức liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố), Bộ Công an còn bổ sung thêm danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố và tài trợ khủng bố do Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc chỉ định./.


NGĂN CHẶN KỊP THỜI HÀNH VI PHÁ HOẠI



Sau khi thành lập, “Việt Tân” đã tổ chức tuyển dụng, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch đưa các nhóm vũ trang với hàng trăm đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa. Hiện, “Việt Tân” tiếp tục tuyển dụng, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… 
Tương tự như vụ án Châu Văn Khảm, để thực hiện mục tiêu chống phá, “Việt Tân” đã nhiều lần cho các thành viên xâm nhập trái phép về Việt Nam. Năm 2007, Nguyễn Hải, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon là các thành viên của “Việt Tân” đã xâm nhập về Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo “cơ sở nội địa” làm, phát tán truyền đơn có nội dung kích động biểu tình, phá rối án ninh, bạo loạn nhằm gây hoang mang quần chúng nhân dân. Nhóm đối tượng này bị lực lượng chức năng ngăn chặn kịp thời, đưa ra xét xử vào tháng 5/2008. 
Một vụ việc khác tinh vi hơn là đối tượng Phạm Minh Hoàng (thành viên của “Việt Tân” tại Pháp) về Việt Nam trà trộn vào làm giảng viên hợp đồng của một trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian tại đây, Hoàng đã viết 33 bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam rồi gửi cho tổ chức khủng bố Việt Tân đăng phát trên mạng internet nhằm mục đích kích động, lôi kéo người dân biểu tình. Năm 2011, Hoàng phải hầu tòa vì những hành vi phạm tội của mình.
Ngoài ra, từ tháng 8/2009 đến tháng 11/2011, tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã đưa 17 đối tượng làm cơ sở trong nước nhiều lần sang Thái Lan, Campuchia, Lào, Philippine và Mỹ để được các “lãnh đạo của Việt Tân” huấn luyện. Ngày 2/8/2011, khi các đối tượng nhập cảnh về Việt Nam thì bị Cơ quan An ninh Bộ Công an phát hiện, bắt giữ.

CẢNH GIÁC, NGĂN CHẶN KỊP THỜI HÀNH VI CHỐNG PHÁ CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ “VIỆT TÂN”



Trong những năm qua, tổ chức khủng bố “Việt Tân” vẫn liên tục có những hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với sự cảnh giác cao độ, lực lượng chức năng Việt Nam đã không ít lần ngăn chặn kịp thời các hành vi chống phá, đưa các đối tượng khủng bố ra chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngày 11/11 tới, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Trong vụ án này, 3 bị cáo: Châu Văn Khảm (sinh năm 1949, quốc tịch Việt Nam, Úc; chỗ ở và nơi đăng ký nhân khẩu thường trú tại số 12 Kingsland Rd, Berala, NSW 2141, Úc) , Nguyễn Văn Viễn (sinh năm 1971, trú tại khối 3, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), Trần Văn Quyền (sinh năm 1999, trú tại xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo quy định tại Điều 113, khoản 2, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015. Ba bị cáo còn lại bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” do đã có hành vi làm giả nhiều chứng minh nhân dân, hồ sơ xin việc làm cho các đối tượng trong vụ án. 
BIẾT BỊ CẤM, VẪN CỐ TÌNH THAM GIA
Tổ chức “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (viết tắt là “Việt Tân”) là tổ chức phản động lưu vong người Việt, do Hoàng Cơ Minh (nguyên chuẩn tướng, Phó Đô đốc Hải quân chính quyền Sài Gòn cũ) thành lập năm 1982 tại Thái Lan, hiện do Đỗ Hoàng Điềm (sinh năm 1963, quốc tịch Mỹ) là Chủ tịch “Việt Tân”. Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phương thức hành động ban đầu của “Việt Tân” là dùng bạo động, vũ trang, khủng bố, phá hoại ở Việt Nam, sau đó chuyển sang phương thức “đấu tranh bất bạo động hiện đại”, bản chất là kết hợp giữa “đấu tranh bất bạo động” với “bạo lực cục bộ địa phương”. Ngày 4/10/2016, Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố tại Việt Nam, đồng thời nêu rõ: “Người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Việt Tân”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của “Việt Tân”… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Nhưng, năm 1982, Đỗ Hoàng Điềm đã tham gia vào tổ chức “Việt Tân”. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, Đỗ Hoàng Điềm tiếp tục chỉ đạo các thành viên cốt cán, tổ chức móc nối phát triển lực lượng, huấn luyện, đào tạo, xâm nhập về Việt Nam cung cấp tài chính, kích động biểu tình… để chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn Châu Văn Khảm tham gia tổ chức khủng bố “Việt Tân” từ năm 2010, là một trong những đối tượng hoạt động tích cực, làm đại diện “cơ sở đảng bộ Sydney” kiêm “Bí thư Đảng bộ Úc Châu”, hoạt động với bí danh Hoàng Liêm.
Theo sự chỉ đạo của Đỗ Hoàng Điềm, đầu tháng 1/2019, Châu Văn Khảm nhập cảnh vào Campuchia, sau đó sử dụng giấy Chứng minh nhân dân mang tên Chung Chính Phi để xâm nhập bất hợp pháp vào Việt Nam qua biên giới đường bộ Campuchia. Hoạt động tại Việt Nam, Châu Văn Khảm đã lôi kéo, kết nạp Nguyễn Văn Viễn (là tài xế xe Grab bike) vào tổ chức khủng bố “Việt Tân”.  Sáng 12/1/2019, Khảm gặp Viễn tại một quán cà phê ở Quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây, Khảm tuyên truyền cho Viễn về phương thức hoạt động của “Việt Tân”; nhận định của “Việt Tân” về một số vấn đề quốc tế và quan điểm về Việt Nam. Đồng thời, Khảm đưa cho Viễn 400 USD và sau đó Viễn đã đồng ý tham gia tổ chức. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã kịp thời bắt giữ Khảm và Viễn.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Công an bắt giữ thêm Trần Văn Quyền (là thợ lắp camera) và 3 đối tượng khác. Quyền đã từng cùng với Viễn sang Campuchia tham gia lớp huấn luyện của tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Đỗ Hoàng Điềm cũng gửi 900 USD cho Quyền đề Quyền bố trí việc làm cho người của tổ chức. Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, Châu Văn Khảm đã tham gia các buổi gây quỹ để hỗ trợ các đối tượng hoạt động trong nước, tham gia các cuộc biểu tình chống Việt Nam; tìm chọn đối tượng để phát triển lực lượng; dùng giấy tờ của người khác xâm nhập về Việt Nam cung cấp tài chính, tuyên truyền đường lối cho đảng viên mới của “Việt Tân”. Nguyễn Văn Viễn được Đỗ Hoàng Điềm tác động, lôi kéo tham gia tổ chức “Việt Tân” và giới thiệu với Trần Văn Quyền để bố trí việc làm; xuất cảnh sang Campuchia để tham gia khóa huấn luyện do Đỗ Hoàng Điềm cùng đồng bọn tổ chức. 
Trần Văn Quyền tham gia tổ chức khủng bố “Việt Tân” từ tháng 9/2018. Quá trình tìm hiểu và tham gia tổ chức, Quyền đã thuê đối tượng trong nước làm 2 giấy chứng minh nhân dân giả cho các thành viên “Việt Tân”; khảo sát một số tuyến đường có lắp đặt vị trí camera để cung cấp cho Đỗ Hoàng Điềm; khảo sát các tuyến xâm nhập đường bộ khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia; xuất cảnh sang Campuchia tham gia lớp huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức; nhận tiền để bố trí việc làm cho người của tổ chức khủng bố “Việt Tân”…
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khẳng định, Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền biết rõ “Việt Tân” là tổ chức khủng bố tại Việt Nam theo công bố của Bộ Công an Việt Nam, nhưng vẫn tham gia tổ chức. Đối với Đỗ Hoàng Điềm, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhận định đây là đối tượng chủ mưu trong vụ án này. Hiện Đỗ Hoàng Điềm đang ở Mỹ nên Bộ Công an đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

XÂY DỰNG LÝ LUẬN SẮC BÉN ĐỂ ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÓ HIỆU QUẢ VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH



  Đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư tưởng của Đảng. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, nhanh chóng và khó lường của tình hình thế giới, khu vực; những thuận lợi, thời cơ, triển vọng và cả những khó khăn, thách thức mới của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước… đã xuất hiện và phát triển những quan điểm sai trái, thù địch với nhiều cấp độ, trình độ và hình thức biểu hiện từ nhiều đối tượng khác nhau.
Những quan điểm này của các thế lực thù địch, các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn và có cả những người trong nội bộ chúng ta do trình độ lý luận, trình độ nhận thức chính trị yếu kém mà nảy sinh những quan điểm sai trái đang tấn công toàn diện, vừa trực tiếp vừa gián tiếp vào những vấn đề về tư tưởng, chính trị đến các vấn đề xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh: từ những vấn đề về đối nội đến các vấn đề đối ngoại; từ những vấn đề về chủ trương, chính sách đến các vấn đề thuộc tổ chức thực hiện; từ con người đến tổ chức, đặc biệt là tổ chức Đảng; từ quá khứ, lịch sử đến hiện tại và cả tương lai phát triển của dân tộc; từ cả những thành tựu, ưu điểm đến những hạn chế, nhược điểm, khó khăn, thách thức của chúng ta… Điều đó đã và đang gây nên nhiều nguy hại đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhiều người trong số họ còn có trình độ học vấn, trình độ lý luận khá cao. Đây thực sự là một khó khăn, một thách thức đối với chúng ta trong việc làm thế nào để đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch một cách có hiệu quả.

Muốn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, nhất thiết chúng ta phải xây dựng được hệ thống lý luận thật sự sắc bén. Nội hàm cơ bản và tính thực tiễn của lý luận sắc bén biểu hiện ở chỗ, nó phải có đủ sức, đủ khả năng vạch rõ được âm mưu, thủ đoạn, tính chất sai trái, phản khoa học, phi lịch sử, tính chất nguy hại... của các quan điểm sai trái, thù địch, phải đấu tranh, phản bác thật sự thuyết phục. Nhìn nhận thực tế, lý luận đấu tranh, phản bác của chúng ta hiện còn thiếu độ sắc bén, tính thuyết phục còn nhiều hạn chế. Nhiều bài viết đấu tranh mới chủ yếu nhấn mạnh tính chất phản động, chống Đảng, chống chế độ mà chưa vạch rõ được tính chất sai trái, phản khoa học của các quan điểm sai trái, thù địch. Ở không ít bài, việc luận giải tính chất sai trái, phản khoa học của các quan điểm sai trái, thù địch còn có biểu hiện “gượng ép”, phê phán, phản bác lấy được, theo kiểu “hàng tôm hàng cá”. Một số công trình khoa học, tác phẩm, bài viết đấu tranh còn thoát ly, xa rời thực tiễn xã hội và thực tế đấu tranh; đưa ra quan điểm ở dạng mô phỏng, minh họa đường lối, quan điểm của Đảng, thậm chí mô phỏng còn hời hợt, nông cạn và cả lệch lạc, chưa cắt nghĩa được đủ độ sâu các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Không ít công trình nghiên cứu sử dụng các luận điểm kinh điển chỉ để minh họa mà không phân tích sâu sắc bản chất của các sự vật, hiện tượng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bị xơ cứng, thiếu tính sáng tạo, sống động, nên đấu tranh, phản bác kém hiệu quả.
Xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một vấn đề tất yếu, cấp thiết và đặc biệt quan trọng hiện nay. Đó không phải là hoạt động tức thì mà là một quá trình: xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh phản bác gắn chặt với quá trình đấu tranh, gắn với thực tiễn đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình”, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Quá trình xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh phản bác cũng đồng thời phải là quá trình vận dụng, đưa lý luận vào thực tiễn đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện lý luận chặt chẽ, đảm bảo cho nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”(1). Đồng thời, cần phải thực hiện hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện; trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Trước hết, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Yêu cầu cơ bản là phải nắm chắc hơn, sâu sắc hơn những nguyên lý lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đấu tranh, phản bác. Trong đó, cần làm rõ những giá trị bền vững; những luận điểm lý luận đã bị lịch sử vượt qua, hoặc từng bị hiểu sai; những luận điểm lý luận không còn phù hợp với thực tế hiện nay trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thời gian qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác lý luận, việc tổ chức, triển khai nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong thời kỳ đổi mới đã có những bước phát triển, “góp phần quan trọng trong việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước”(2). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Đảng cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém, bất cập của công tác lý luận nói chung; trong đó, có công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn: “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều bất hợp lý. Phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị còn lạc hậu”. Biểu hiện cụ thể là chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng; chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là một số vấn đề về đảng cầm quyền, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta… Nhìn chung, lý luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn.
Những hạn chế đó đã được lý giải là do công cuộc đổi mới đất nước càng đi vào chiều sâu càng nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, rất “hóc búa” về lý luận và thực tiễn, không có sẵn trong hệ thống kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin; tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chúng ta có nhiều thuận lợi song phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức… Song, có lẽ là do chúng ta chưa thực sự coi trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; ở nhiều nơi, công tác nghiên cứu lý luận còn hình thức, hời hợt, sao chép, thiếu tính chiến lược; tổng kết thực tiễn qua loa, chiếu lệ.
Hơn lúc nào hết, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với phương pháp thực sự khoa học. Nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ thực tiễn của đời sống xã hội phong phú, sinh động, không ngừng biến động và để phát triển lý luận. Đồng thời, cần quan tâm nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các lý thuyết mới trên quan điểm khách quan biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang diễn ra trong sự vận động của thế giới đương đại với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiều vấn đề thực tiễn bức thiết đòi hỏi phải được làm sáng tỏ; nhiều vấn đề lý luận cần được bổ sung, phát triển và hoàn thiện đặt ra yêu cầu phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với phương pháp thực sự khoa học. Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi các chủ thể nghiên cứu vừa phải đứng vững trên lập trường cách mạng, lập trường của giai cấp công nhân vừa phải thực hiện việc nghiên cứu với một tinh thần và phương pháp khoa học nghiêm túc, đúng đắn. Phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; lấy thực tiễn làm điểm xuất phát và điểm đến của nghiên cứu lý luận; nghiên cứu lý luận, vận dụng và phát triển lý luận phải dựa chắc trên cơ sở hiện thực. Kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện của bệnh chủ quan duy ý chí, cực đoan, phiến diện, bảo thủ, trì trệ, hời hợt, đại khái trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.
Thứ hai, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ cao. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ cao là cốt “vật chất” và là yêu cầu cơ bản trong xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. Nhìn chung, hiện nay chúng ta đã có được đội ngũ cán bộ lý luận có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, được đào tạo về chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế là: đội ngũ cán bộ lý luận còn nhiều hạn chế, bất cập, hẫng hụt, số cán bộ trẻ chưa thay thế được cán bộ nhiều tuổi; số cán bộ có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm phó giáo sư, giáo sư tăng lên, nhưng chất lượng khoa học chưa tăng nhiều, trình độ lý luận chưa thể nói là đã cao. Không ít cán bộ lý luận có học hàm, học vị, nhưng chưa tương xứng với học hàm, học vị đó, rất khó khăn khi viết một bài đấu tranh lý luận.
Trong khi đó, sự hiểu biết về lý luận của nhiều cán bộ, đảng viên, của không ít cán bộ nghiên cứu lý luận còn hạn chế; nhiều ấn phẩm, công trình của các nhà nghiên cứu khoa học, của giới lý luận không rõ cái mới, thiếu những điểm nhấn thể hiện tính sáng tạo, còn nặng về “tổ hợp” những vấn đề lý luận đã được nói nhiều, thiếu thực tiễn nên sức thuyết phục và giá trị chưa cao. Việc bố trí đội ngũ cán bộ lý luận còn nhiều bất cập, số giảng viên lý luận chính trị có học hàm, học vị tập trung chủ yếu ở các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở một số trường, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị mỏng và hạn chế về trình độ lý luận; việc bổ sung lực lượng rất khó khăn.
Thực tế cho thấy, chỉ khi có được đội ngũ cán bộ lý luận vững mạnh cả về phẩm chất chính trị, cả về trình độ lý luận, thực sự xứng tầm thì công tác nghiên cứu lý luận và đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch mới có sự “đột phá” mạnh mẽ. Vấn đề cấp thiết là phải chú trọng xây dựng, bồi dưỡng những cán bộ nghiên cứu lý luận giỏi, có trình độ cao; nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo điều kiện để đội ngũ này tự học, tự bồi dưỡng lý luận, gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn, để có thể tạo ra được đội ngũ cán bộ lý luận xứng tầm.
Đảng ta xác định: “Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những chuyên gia đầu ngành”. Theo đó, mỗi cơ quan khoa học, cơ sở nghiên cứu cần chủ động hơn trong việc xây dựng, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu lý luận; khắc phục tình trạng thụ động, ngồi chờ theo kiểu “ăn sẵn”, thiếu sự đầu tư thỏa đáng. Bồi dưỡng toàn diện, đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho cán bộ lý luận trình độ, khả năng nắm chắc “ta” và “địch”; phải nắm chắc các quan điểm sai trái, thù địch - đối tượng đấu tranh trực tiếp. Trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, mỗi bài viết cần có nội dung đấu tranh cụ thể, dùng đủ lý luận, luận cứ và đúng bút pháp đấu tranh để “đánh đúng” và “đánh trúng” vấn đề;  để phản bác, phê phán một cách có hiệu quả, làm suy giảm và mất hiệu lực, làm giảm ảnh hưởng và tác động xấu của quan điểm sai trái, thù địch.
Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận phương pháp khoa học trong nghiên cứu lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn. Tăng cường đưa các nhà khoa học, lý luận ra nước ngoài học tập, bồi dưỡng, tham gia các hội thảo quốc tế, trao đổi chuyên gia, học thuật, tiếp cận thông tin, hợp tác nghiên cứu với các cơ quan khoa học nước ngoài; trong đó, cần chuẩn bị tốt về nhận thức chính trị, chuyên môn, phong cách, ngoại ngữ cho cán bộ lý luận trong hợp tác quốc tế về lý luận.
Thứ ba, xây dựng các cơ quan nghiên cứu lý luận thực sự vững mạnh. Xây dựng cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh có nhiều việc phải làm, song quan trọng là phải giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa cơ quan nghiên cứu lý luận với đội ngũ cán bộ lý luận. Có cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh mới có cán bộ lý luận mạnh; cán bộ lý luận mạnh lại là “cốt vật chất” bảo đảm cho cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh. Không thể có cơ quan nghiên cứu lý luận mạnh, nếu không có được đội ngũ cán bộ lý luận mạnh; đội ngũ cán bộ lý luận mạnh chỉ có thể phát huy tốt sức mạnh và trình độ lý luận của mình trong một môi trường làm việc thuận lợi của cơ quan nghiên cứu lý luận thực sự vững mạnh.
Trong tình hình hiện nay, cần kiện toàn hệ thống các cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng; nghiên cứu rà soát, sắp xếp các cơ quan khoa học (các học viện, viện nghiên cứu, trường đại học...) theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, đảm bảo phù hợp, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chú ý đặc thù khoa học của từng cơ quan.
Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động lý luận, thực hiện tốt dân chủ trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học chính trị, trong công tác lý luận; tiếp tục “đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng”. Xây dựng cơ chế gắn kết giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, giữa công tác nghiên cứu lý luận và công tác đào tạo, giảng dạy lý luận, giữa cán bộ lý luận và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn; phối hợp giữa các cơ quan lý luận với nhau; giữa các cơ quan lý luận với các cơ quan chỉ đạo đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; giữa các cơ quan lý luận với các cơ quan tư vấn, hoạch định chính sách, cơ quan tham mưu, cơ quan chỉ đạo thực tiễn.


THÀNH QUẢ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VẪN LUÔN TỎA SÁNG



QĐND - Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản (Bôn-sê-vích) Nga, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Mười năm 1917, mở ra bước ngoặt mới trong tiến trình lịch sử nhân loại. Thế nhưng, các thế lực thâm thù với cách mạng vẫn không ngớt xuyên tạc, phủ nhận về Cách mạng Tháng Mười Nga. Song, "bàn tay không che nổi mặt trời”, cuộc cách mạng vĩ đại này của giai cấp vô sản vẫn luôn tỏa sáng và sống mãi trong lòng nhân loại.
1. Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc cùng những kẻ thâm thù với Chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm thay đổi lịch sử và giá trị Cách mạng Tháng Mười Nga
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi, giai cấp tư sản Nga vừa bị đánh đổ đã cầu viện 14 đế quốc liên kết, tập trung toàn bộ sức mạnh nhằm tiêu diệt chính quyền cách mạng Xô-viết non trẻ, ra sức xuyên tạc, vu cáo lãnh tụ V.I.Lênin và những người cộng sản Nga. Chúng cho rằng, đó là sự “đảo chính”, “tiếm quyền” lãnh đạo của giai cấp tư sản và việc thiết lập Nhà nước công-nông Xô-viết là “đi chệch” khỏi quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Đặc biệt, từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Ðông Âu lâm vào thoái trào trong thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước, các thế lực thù địch tăng cường chống phá quyết liệt chủ nghĩa xã hội (CNXH). Chúng tìm mọi cách công kích, bôi nhọ, xóa nhòa những lý tưởng nhân văn, nhân đạo của Cách mạng Tháng Mười Nga và cơ sở tư tưởng, lý luận của cuộc cách mạng này là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng tung ra và cổ xúy đủ mọi luận điệu xuyên tạc trắng trợn, thâm độc, như: Cách mạng Tháng Mười chỉ là “cuộc nổi dậy mang tính chất Nga thuần túy”; là “một cuộc bạo động phản dân chủ”; là “quái thai của lịch sử”, thậm chí cho rằng đó là một sự “đẻ non”… nhằm lừa bịp, đánh đồng sự sụp đổ của mô hình XHCN hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu với sự thất bại của Chủ nghĩa Mác-Lênin và võ đoán rao giảng rằng: “Mô hình đổ thì học thuyết cũng đổ theo”(!). Từ đó, chúng không ngớt rao giảng rằng, CNXH đã đến “hồi kết thúc”. Chúng còn ra sức khuếch trương cổ xúy chỉ có chủ nghĩa tư bản (CNTB) là “vĩnh hằng” nhằm hướng lái các quốc gia, dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đi theo quỹ đạo của CNTB.
2. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra trang sử mới đối với nước Nga và tiến trình phát triển của nhân loại-mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới
Cuộc cách mạng vĩ đại đó của giai cấp vô sản Nga đã khai phá con đường đi lên CNXH cho toàn thể nhân loại, đưa đến khả năng sáng tạo to lớn và cách mạng triệt để của giai cấp vô sản cùng nhân dân lao động ở các nước trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, đế quốc. Đồng thời, trở thành “ngọn đuốc” soi đường, chỉ lối cho giai cấp vô sản các nước vững niềm tin bước lên vũ đài chính trị với tư cách là giai cấp trung tâm của thời đại mới-“hạt nhân” của phong trào cách mạng thế giới, đưa thời kỳ “bão táp cách mạng” từ châu Âu lan tỏa nhanh chóng và mạnh mẽ sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin, đã khiến cho giai cấp tư sản vô cùng hoảng sợ, buộc phải lùi bước, xuống thang và điều chỉnh để tồn tại.
Thực tiễn cho thấy, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với đường lối phù hợp với tiến bộ xã hội, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là lãnh tụ V.I.Lênin đã lãnh đạo giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh... đưa Liên Xô từ nước tư bản trung bình trở thành quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Điều đó tạo nên thế và lực để Hồng quân Liên Xô trở thành lực lượng chủ yếu quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít, cứu nhiều dân tộc trên thế giới thoát khỏi thảm họa diệt chủng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Dưới tác động to lớn, sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga và chế độ XHCN ở Liên Xô, hàng loạt nước trên khắp các châu lục đã tiến hành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, giành được độc lập; nhiều quốc gia, dân tộc đã lựa chọn con đường phát triển lên CNXH.
Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến cuối thập niên 1980, CNXH hiện thực với mục tiêu “độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội” đã trở thành giá trị phổ quát mang tính thời đại, được đông đảo các nước, các dân tộc trên thế giới hướng tới xây dựng và nhanh chóng phát triển thành một hệ thống XHCN hùng mạnh trên thế giới. Thực tế đó đã làm sụp đổ hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân, đế quốc được thiết lập trên toàn thế giới trong nhiều thế kỷ; do đó, sự “vĩnh hằng” của CNTB không còn nữa, nó đã bị phủ định về mặt nguyên tắc; mọi mưu toan của các thế lực phản động, cơ hội chính trị hòng bôi nhọ, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và CNXH, phủ nhận những giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga đều vô vọng.
3. Ngày nay, mặc dù thế giới có nhiều biến động, đổi thay, nhưng Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn giữ nguyên giá trị
Trong quá trình vận động, phát triển hơn một thế kỷ đã qua (kể từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi năm 1917), nhân loại đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm, phức tạp. Trong đó, tổn thất do những kẻ thâm thù với cách mạng gây ra cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế suốt mấy thập kỷ qua là vô cùng lớn, nhưng xu thế vận động khách quan của lịch sử mà Cách mạng Tháng Mười Nga vạch ra và tính tất yếu thắng lợi của CNXH là không thể đảo ngược. Hiện nay, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội vẫn là xu thế lớn của thời đại. Lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại vẫn đang hiện diện và đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới đã và đang lựa chọn con đường tiến lên XHCN bằng những phương thức cụ thể khác nhau. Đồng thời, đảng cánh tả ở nhiều nước tư bản đang từng bước chiếm ưu thế trên chính trường... Điều đó cho thấy, mặc dù CNXH hiện thực đang gặp nhiều sóng gió, thử thách lớn; các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phủ định, hạ thấp ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại và ảnh hưởng to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng con đường mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra vẫn là “ngọn đuốc” vạch thời đại, là mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới; bởi nó phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử và ước nguyện ngàn đời của con người. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”1.
4. Cách mạng Tháng Mười Nga là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới
Thấu hiểu hơn ai hết nỗi thống khổ của người dân mất nước, từ tháng 6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp bốn biển, năm châu để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Khi nghiên cứu “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” do V.I.Lênin soạn thảo và được thông qua tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản (năm 1920), Nguyễn Ái Quốc đã vui mừng đến phát khóc, ngồi một mình nhưng Người đã nói to như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”2. Từ đó, Người khẳng định: “Cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo con đường của V.I.Lênin-con đường Cách mạng Tháng Mười Nga; muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”3. Năm 1924, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Giô-van-ni Giéc-man-ét-tô, đăng trên Báo L'Unita của Đảng Cộng sản Italy, Người nói: “Chúng tôi đã đau khổ nhiều và chúng tôi còn phải đau khổ nữa. Những người “khai hóa” ở các nước chúng tôi không để chúng tôi tự do. Nhưng chúng tôi tiếp tục đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra, chúng tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn những bài học đã học được”4.
Trong gần 90 năm qua, Đảng ta luôn trung thành với lý tưởng cao đẹp của Chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định với con đường Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, thành lập Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á; lãnh đạo toàn dân tiến hành các cuộc kháng chiến thần kỳ chống ngoại xâm, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; tiếp theo giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng do bè lũ phản động Pol Pot-Ieng Sary gây ra…
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng ta đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ sự thoái trào của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và một số nước ở Đông Âu, để kịp thời đề ra những quyết sách đúng đắn, khắc phục triệt để các sai lầm, khuyết điểm và khởi xướng, lãnh đạo đường lối đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986). Đảng ta đã khẳng định quan điểm nhất quán: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là làm cho các mục tiêu đó được thực hiện tốt hơn bằng những quan niệm đúng, hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp.
Qua hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, những lý tưởng nhân văn, nhân đạo cao cả của Cách mạng Tháng Mười Nga đã được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện thực hóa bằng nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao”5. Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng ta là hoàn toàn đúng, phù hợp với xu thế thời đại; “lòng dân, ý Đảng” luôn hòa quyện, gắn kết chặt chẽ với nhau trong thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Kỷ niệm 102 năm Cách mạng Tháng Mười Nga thành công trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, chứa đựng những yếu tố khó lường. Các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị đã và đang tranh thủ lợi thế về kinh tế, khoa học-công nghệ, mạng xã hội, sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn mới, chống phá quyết liệt Chủ nghĩa Mác-Lênin, xuyên tạc, phủ nhận giá trị và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga. Bởi thế, sự nghiệp đấu tranh của nhân dân các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song, dấu ấn lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn không ngừng tỏa sáng, giữ nguyên giá trị là một cuộc cách mạng “vạch thời đại”.
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
1 - Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 15, Nxb. CTQG, H. 2011, tr. 387.
2 - Sđd, Tập 12, tr. 562.
3 - Sđd, Tập 2, tr. 603.
4 - Sđd, Tập 1, tr. 467.
5 - ĐCSVN – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H.2016, tr.66.

PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM CHO RẰNG: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM LÀ MỘT THỨ “ĐẦU NGÔ MÌNH SỞ”?



                                                                                           
Thực tiễn đã chứng minh, kinh tế thị trường là một thành tựu chung của văn minh nhân loại chứ không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội đạt ở trình độ cao, phản ánh trình độ văn minh của nhân loại và là kết quả của sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Vì kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại nên nó có thể được áp dụng cho mọi nước, với mọi chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Theo đó, Việt Nam cần và có thể xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường không những không đối lập mà còn là một điều kiện khách quan, cần thiết của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, do kinh tế thị trường luôn chứa đựng hai mặt - tích cực và tiêu cực. Cho nên, chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những khuyết tật của thị trường, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, phấn đấu đạt được các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Hơn thế nữa, trong thực tiễn, quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện ngay trong sự vận động của các thành tố kinh tế thị trường, phản ánh xu thế phát triển tất yếu của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay, chứ đâu phải là sự gán ghép, chắp vá một cách vụng về, khiên cưỡng. Điều quyết định cơ bản là, nếu như dưới chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường được xem là mục tiêu, thì dưới chủ nghĩa xã hội ở nước ta nó chỉ là công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu đã xác định. Chúng ta chỉ coi kinh tế thị trường là phương tiện, cách thức để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội gắn chặt với việc không ngừng nâng cao đời sống toàn diện của nhân dân, chứ hoàn toàn không phải là vì mục đích giành lấy lợi nhuận tối đa bằng mọi giá như chủ nghĩa tư bản đã và cố sức làm. Vì thế, đối với nước ta, nếu bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa đi thì kinh tế thị trường đơn giản chỉ là thứ kinh tế thị trường hoang dã, hay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Điều đó một lần nữa chứng tỏ, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi tất yếu khách quan, là điều hết sức bình thường, rõ ràng, chứ tuyệt nhiên không phải là thứ “đầu ngô mình sở” như luận điệu xuyên tạc, đặt điều của các thế lực thù địch.
 Tất Thắng



CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU: Ở VIỆT NAM CHỈ CÓ ĐỔI MỚI KINH TẾ, KHÔNG CÓ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ



                                                                                                                  Tất Thắng
Cùng với những thành tựu to lớn trong tiến trình đổi mới toàn diện đất nước hơn 30 năm qua nói chung và sự đúng đắn trong nhận thức, tư duy về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta nói riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng bước giải quyết hài hòa, linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả mối quan hệ giữa hai lĩnh vực cơ bản này; góp phần quan trọng vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trên thực tế, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đã trở thành nền tảng, điều kiện để triển khai sâu rộng và vững chắc công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đối ngoại, quốc phòng - an ninh, v.v.. Và không phải ngẫu nhiên mà trong Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng, được Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XII vừa thông qua, quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị vẫn được xác định là một trong các mối quan hệ lớn trong quá trình phát triển đất nước. Ấy vậy mà vẫn có không ít những kẻ cơ hội chính trị, phần tử phản động vẫn cố tình xuyên tạc rằng, ở Việt Nam chỉ có đổi mới kinh tế, không có đổi mới chính trị; đổi mới chính trị “lệch pha” so với đổi mới kinh tế,…
Xét đến cùng, bản chất của những luận điệu nói trên là một sự “ngụy biện” có chủ đích; một sự xuyên tạc, bó mép trắng trợn, thô thiển. Bởi lẽ, sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, sự thống nhất biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là nét độc đáo riêng có của Việt Nam, hoàn toàn khác với Liên Xô, với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, cũng như khác ngay cả với Trung Quốc. Nếu như ở Liên Xô, ngay trong bước đầu của cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đi vào cải tổ chính trị, nêu ra dân chủ hóa, công khai hóa; hơn nữa, lại để phong trào phát triển vô chính phủ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tách Đảng khỏi Nhà nước, tách Nhà nước ra khỏi Đảng, nêu khẩu hiệu Đảng hóa thân vào Nhà nước. Xét đến cùng, đây là sự vô hiệu hóa Đảng, nên đã dẫn đến tan vỡ Đảng, sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Trong khi đó, Trung Quốc ngay từ đầu đã tiến hành đồng bộ cải cách thể chế chính trị với cải cách kinh tế, chính vì vậy đã tạo sự phát triển ấn tượng. Nhưng, sau sự kiện năm 1989, tốc độ cải cách chính trị có phần chững lại, không theo kịp đà cải cách và phát triển trong lĩnh vực kinh tế. Bất cập này đã tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế, làm nảy sinh các tiêu cực và nhiều vấn đề khác như phân hóa xã hội, gia tăng bất bình đẳng về thu nhập,... Trái lại, ở Việt Nam, ngay từ khi đề ra đường lối đổi mới cũng như trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định: “Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị”[1]; “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị”[2]; “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp”[3], v.v..
Điều đó có nghĩa, công cuộc đổi mới ở nước ta vừa có đổi mới kinh tế, vừa có đổi mới chính trị. Đổi mới kinh tế không phải là đổi mới một cách tùy tiện, vô nguyên tắc mà theo một định hướng chính trị nhất định. Đổi mới, phát triển kinh tế tạo ra môi trường và điều kiện để củng cố cơ sở kinh tế cho đổi mới chính trị, là nhân tố suy đến cùng quyết định sự ổn định chính trị - xã hội. Ngược lại, đổi mới chính trị lại tạo ra cơ sở chính trị - pháp lý cho sự phát triển kinh tế; đồng thời tạo động lực và gia tăng sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế.
Với những luận chứng, luận cứ trên chứng minh rõ ràng rằng, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam luôn song hành, hỗ trợ, bổ sung cho nhau; làm cơ sở, tiền đề, điều kiện của nhau; luôn có mối quan hệ biện chứng và thống nhất hữu cơ với nhau.





[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 54.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1996, tr. 71.
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 99.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...