Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

LẠI LÀ LUẬN ĐIỆU BÓP MÉO SỰ THẬT CỦA NHÓM “HAI LÚA”
                                                       Thành Đăng
Hiện nay, trên một số trang mạng xuất hiện một số bài viết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội về vai trò lãnh đạo của Đảng ta, về vấn đề dân chủ... nhằm tạo ra sự hoài nghi trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Trong một số bài viết đó, có bài viết với tiêu đề “Dấn Thân Hơn Nữa, Quyết Liệt Hơn Nữa” của một số kẻ có danh xưng là “Nhóm Hai Lúa”.
Thứ nhất, bài viết đã xuyên tạc, phủ nhận quá trình đổi mới và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Chúng cho rằng chế độ ở nước ta hiện nay không thể kéo dài quá năm 2020. Thực chất của luận điệu này là phủ nhận thành tựu công cuộc đổi mới và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước. Công cuộc đổi mới đất nước thực sự là quá trình cải biến tích cực, thực chất, sâu sắc, toàn diện vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua hơn 30 năm đổi mới, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, nếu năm 1990, tổng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ ở mức 220USD thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên 2.215USD. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. An sinh xã hội được đảm bảo; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Thành tựu công cuộc đổi mới đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng ta với tiến trình cách mạng và tương lai, tiền đồ tươi sáng của đất nước, của dân tộc.
Thành tựu qua hơn 30 năm đổi mới được các nước trên thế giới và khu vực ghi nhận và đánh giá cao. Vậy mà, “Nhóm Hai Lúa” cố tình bóp méo sự thật về tình hình Việt Nam. Qua đó bôi nhọ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước. Đây là luận điệu phản động cần phải đấu tranh bác bỏ.
Thứ hai, chúng xuyên tạc tình hình, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng cho rằng: từ giữa năm 2017 đến nay nhà nước ta đã bắt và bỏ tù tới 23 người mà chúng gọi là “nhà đấu tranh” cho dân chủ. Những “nhà đấu tranh” cho dân chủ theo cách gọi của “Nhóm Hai Lúa” là những phần tử hoạt động chống đối chế độ và Nhà nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật nhà nước.
Nền dân chủ của Việt Nam nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bản chất cốt lõi nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của đại đa số Nhân dân. Trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngay lời nói đầu đã khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp: 1) Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; 2) Đảm bảo các quyền tự do, dân chủ; 3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nêu rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”.  
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Hiện nay, Việt Nam có trên 70.000 chức sắc trong các tổ chức tôn giáo đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước; có hơn 20 triệu người theo tôn giáo. Quyền tự do báo chí, tự do hội họp được thực hiện theo quy định của pháp luật. Những số liệu trên trên đã thể hiện một cách rõ ràng và sinh động quyền làm chủ, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí của nhân dân, thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp, ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta.
Sự thật tình hình Việt Nam là như vậy, nhưng “Nhóm Hai Lúa” vẫn cố tình đổi trắng thay đen, xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình đất nước ta. Một việc làm hại dân, hại nước cần phải lên án và loại bỏ./.


CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÀ THỰC TIỄN SINH ĐỘNG
Công Đặng
Với cái nhìn của kẻ cơ hội, phản động, trong bài viết “Quan điểm về cộng sản ở Việt Nam” trên BlogFRA, Nguyễn Vũ Bình đã cố tình bịa đặt, xuyên tạc cho rằng: “nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lợi dụng quyền lực, sử dụng quyền lực để trục lợi từ các chính sách kinh tế” và Y còn vu cáo trắng trợn rằng Đảng, Nhà nước ta: “đã dồn nén mọi giai tầng xã hội, mọi tôn giáo một cách cực kỳ khốc liệt”. Tuy nhiên, lịch sử và thực tiễn ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu sai trái của y.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Với mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh anh dũng, kiên cường giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lại chịu hậu quả rất nặng nề của chiến tranh. Sau khi thống nhất đất nước, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, hơn 30 năm qua nền kinh tế liên tục phát triển. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không chỉ đã đảm bảo được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Từ một nước thuần nông, thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 đô la/năm (1986), đến nay Việt Nam đã có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu nền kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt trên 83%; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.300 đô la/năm (2015). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Tỉ lệ người nghèo giảm từ 75% năm 1986 xuống còn 5,6% năm 2017. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm gần 3 lần; tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 6 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 74 tuổi năm 2017, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á… Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên đất nước có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những đối tượng chính sách, người có công, thực hiện an sinh và nhiều vấn đề xã hội được giải quyết.
Cùng với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm tốt giải quyết vấn đề an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Thường xuyên chăm lo, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào trên mọi miền đất nước. Tính đến năm 2017, cả nước có 13 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, với trên 30 triệu tín đồ, hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Trong những ngày lễ lớn của các tôn giáo như: Nô-en của đạo Công giáo, Phật đản của Phật giáo… đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến chúc mừng, động viên. Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo vẫn duy trì tốt những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, phong chức, phong phẩm và bổ nhiệm chức sắc, chức việc nhà tu hành tôn giáo.
Những kết quả thực tế đó chứng minh thuyết phục ở Việt Nam, tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã và đang yên tâm hành đạo, tin tưởng ở chủ trương, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm: “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”; vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của “con Lạc, cháu Hồng” đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái thi đua lao động, sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt, trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhất là trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã tác động không nhỏ tới niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Nhưng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã và đang kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực đó.
Với những thành tựu to lớn trên, có thể khẳng định rằng: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đang vững bước trên con đường xây dựng nước một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây cũng là bằng chứng sinh động, thể hiện bản lĩnh, sự kiên định, tính đúng đắn, sáng tạo của những người cộng sản Việt Nam.
Vì thế, những luận điệu bịa đặt của Nguyễn Vũ Bình chẳng những không đánh lừa được ai mà còn làm cho mọi người nhận rõ bản chất cơ hội, phản động của hắn. Chúng ta cần lên án, đấu tranh kiên quyết với những luận điệu sai trái nêu trên./.


CẦN NHẬN RÕ SỰ PHẢN ĐỘNG SAU BÀI THUYẾT GIẢNG VỀ LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NGUYỄN NGỌC NAM PHONG TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ

Trong buổi Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình diễn ra vào tối 25/2/2018 tại nhà thờ Thái Hà, trước hàng trăm giáo dân, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ngạo nghễ thuyết giảng về lòng yêu nước.
Ông ta nói rằng: “Người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt. Chúng ta không thể là giáo dân tốt nếu chúng ta không sống tốt tư cách của một công dân, một công dân mẫu mực, yêu nước thương nòi. Thư chung viết: yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Đối với người công giáo không những là một tình cảm tự nhiên mà nó còn là một đòi hỏi của tin mừng.” Hoàn toàn đúng, người công giáo tốt phải là người công dân tốt. Nhưng thử xem, nếu xét trên phương diện này, liệu linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong có phải là công dân tốt hay không?
Nguyễn Ngọc Nam Phong được biết đến là một vị linh mục với “bề dầy” thành tích xuyên tạc, phản động và học được nhiều chiêu được cho là có “năng khiếu” hò la giáo dân quấy rối chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương. Cộng thêm với việc tán dương, ca ngượi, khích lệ hoạt động chống phá của các đối khác, đã và đang bị cơ quan chức năng xét xử và giam giữ.
Điển hình, tháng 9/2016, ông ta từng nói: “Những người như anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Cấn Thị Thêu và rất nhiều những tù nhân lương tâm khác – những người đã chấp nhận trả một cái giá quá đắt cho sự thật, chấp nhận chịu tù đầy, không vì sự an nguy của bản thân, của gia đình, đã can đảm lên tiếng trước những bất công của xã hội, nhất là trước sự an nguy của tổ quốc; một cách nào đó, họ đang làm nhiệm vụ của một ngôn sứ thay cho chúng ta”. Hay ngay trước buổi Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình ngày 25/2/2018 vừa qua, Nguyễn Ngọc Nam Phong còn tỏ ra vui mừng giới thiệu sự có mặt của Cấn Thị Thêu và suy tôn ả là “nữ anh hùng của làng Dương Nội” bị “giam giữ bất công”, “đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp”…. Vậy, suy tôn những kẻ bị pháp luật xét xử; ngang nhiên vi phạm pháp luật, liệu linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong có tư cách để nói về lòng yêu nước, công dân tốt, giáo dân tốt hay không?
Và như để biện minh cho những hành vi sai trái của mình, vị linh mục này lấp liếm rằng: “Nhưng thưa anh chị em, ở đất nước chúng ta, người ta hay đánh đồng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội cho nên hôm nay chúng ta phải dứt khoát nói với nhau rằng yêu nước không phải là yêu chủ nghĩa xã hội như những người cộng sản người ta thường tuyên truyền vì chế độ chính trị nào rồi cũng sẽ thay đổi theo thời gian chỉ có dân tộc là trường tồn thôi. Do đó, yêu nước là đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, là đồng hành với những con người cụ thể, đã và đang làm nên dân tộc này, nhất là những người cùng khổ.” Đúng, dân tộc thì trường tồn, chế độ thì cũng có sự thay đổi, nhưng không thể vin vào cớ đó để cho rằng yêu nước là phải chống đối chế độ. Vấn đề ở đây là cần phải xác định chế độ đó là chế độ xấu hay tốt, có hướng tới mục tiêu phát triển đất nước và dân tộc mình hay không. Khi một chế độ tốt lãnh đạo đất nước, góp phần giúp đất nước phát triển, cải thiện đời sống của người dân, thì lúc đó, yêu nước chính là yêu chế độ, cống hiến để chế độ phát triển và ngược lại.
Trong lịch sử, chúng ta chứng kiến rất nhiều bài học về lòng yêu nước và thực sự chỉ với lòng yêu nước, dân tộc ta mới có thể trường tồn và phát triển đến ngày hôm nay. Chúng ta nhớ lại thời kỳ nhà Trần với 3 lần chiến thắng quân Mông Nguyên. Trong thời khắc vận nước mong manh như vậy, chỉ có tinh thần yêu nước mà biểu hiện rõ nét nhất ở đây là chung sức, chung lòng với vua tôi nhà Trần - chế độ chính trị lúc đó, nhân dân ta mới giành được chiến thắng, bảo vệ sự độc lập chủ quyền của đất nước. Chúng ta nhớ tới thời kỳ 1954 -1975, khi nhà nước Việt Nam Cộng hòa trở thành tay sai của đế quốc Mỹ, sẵn sàng dùng vũ lực để giết hại hàng vạn đồng bào, cán bộ chiến sỹ của ta, thì lúc đó, yêu nước không còn là yêu chế độ nữa mà yêu nước phải là đứng lên lật đổ chế độ bán nước để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, mặc dù trong xã hội còn một số vấn đề như tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, nhưng xét một cách tổng thể, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo dân tộc Việt Nam đi đúng con đường phát triển, nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao một cách toàn diện. Điều đó khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là đúng đắn, là lựa chọn khách quan của lịch sử. Và như vậy, yêu nước chính là yêu chế độ, yêu Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bằng sự lắt léo trong câu chữ của mình, Nguyễn Ngọc Nam Phong định bao biện, lấp liếm hành vi vi phạm pháp luật của mình, đánh đồng những kẻ bán nước, phản quốc như ông ta với những con người yêu nước chân chính. Tuy nhiên, dù có diễn giải như thế nào, dư luận vẫn nhìn thấy rõ bộ mặt và ý đồ đen tối của y mà thôi!

Q.C.504


Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...