Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Chiêu trò của Tổ chức Freedom House tự cho mình cái quyền được "chấm điểm" để xếp hạng về "quyền tự do" của mỗi quốc gia

Vừa qua, một tổ chức phi chính phủ ở bên kia bán cầu tự cho mình cái quyền được "chấm điểm" để xếp hạng về "quyền tự do" của mỗi quốc gia. Đương nhiên, cái chiêu trò chống phá kiểu này đã quá nhàm, là cái cớ để một số đối tượng phản động, sống lưu vong ở nước ngoài và một số phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước được dịp a dua, bình phẩm trên mạng xã hội.

Theo kết quả công bố trên Đài Á châu Tự do (RFA) thì năm 2020 này, Tổ chức Freedom House đã chấm Việt Nam được 19 trên thang điểm 100, tụt đi 1 điểm so với năm 2019 về  mức độ "Tự do". 

Chả biết đánh giá "Tự do" của Freedom House được xây dựng trên những tiêu chí cụ thể ra sao nhưng năm 2020, khi cả thế giới biến động và thay đổi vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì ở Việt Nam, người dân được sống trong một môi trường có thể nói là "đáng mơ ước" với rất nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia tiên tiến. 

Rất nhiều người Việt Nam sinh sống, học tập tại nước ngoài, kể cả nhiều công dân nước ngoài mong muốn được nhập cảnh vào Việt Nam nhằm "trốn dịch". Một số người nước ngoài thì tận dụng sự ngưng trệ về giao thông hàng không để tránh phải về nước. Các tờ báo, các Chính phủ nước ngoài cũng ca ngợi mô hình chống dịch hiệu quả của Việt Nam. 

Vậy thì tại sao một đất nước như họ nói là "mất tự do" lại thu hút, níu kéo nhiều người đến như vậy? Những người đang sống ở Việt Nam đã đành, những người Việt Nam sinh sống, học tập ở nước ngoài và người nước ngoài chọn Việt Nam để sống và làm việc, tại sao họ lại muốn trở về, muốn gắn bó với mảnh đất hình chữ S này để đổi lại họ bị mất "tự do", bị kìm hãm trong một đất nước "tù túng"? Tổ chức "Ngôi nhà tự do" (Freedom House) khi chấm điểm có trả lời được sự nghịch lý này không? 

Thực ra, họ đã biết và thậm chí biết rất rõ những thành tựu của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, trong đó có quyền con người, quyền tự do của công dân trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. Nhưng họ vẫn làm ngơ vì mục đích của họ là chống phá, là giật dây, hà hơi, tiếp sức cho các phần tử chống đối, nên Freedom House không trừ một thủ đoạn "ăn không nói có" nào để xuyên tạc, vu khống tình hình nhân quyền tại Việt Nam. 

Nhìn lại lịch sử của Freedom House cho thấy rõ điều đó: Được sáng lập từ năm 1941, tổ chức phi chính phủ này được tài trợ nhằm thúc đẩy đấu tranh dân chủ cực đoan tại các quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung chủ yếu vào những quốc gia XHCN. Trong thập niên 40 của thế kỷ trước, Freedom House ủng hộ kế hoạch phát xít hoa ávà có chủ trương chống Cộng cao. Trong thập niên 50, 60, họ ủng hộPhong trào Dân tộc cực đoanở Hoa Kỳ. 

Trong thập niên 80, họ giúp đỡ phong trào Công đoàn cực đoan ở Ba Lan và phe đối lập dân chủ ở Philippines. Gần đây, Freedom House can dự vào việc lật đổ chính quyền ở Serbia, Ukraina và Kyrgyzstan, Iraq, Syria. Như vậy, động cơ chính trị của Freedom House là rõ ràng khi hằng năm công bố mức điểm về "Tự do" của trên 200 quốc gia. Với động cơ chính trị như vậy thì làm sao Feedom House có thể khách quan khi nhìn nhận tình hình của mỗi nước, nhất là khi nước đó nằm trong "tầm ngắm" chống phá của họ. 

Năm 2019, chính Freedom House cũng công bố cái gọi là "Báo cáo về tự do Internet", trong đó, phần về Việt Nam, họ đánh giá chúng ta "không có tự do Internet". Việc đánh giá thiếu khách quan này trong thời điểm Nhà nước xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng nhằm mục đích gây hoài nghi, kích động người dân phản đối việc xây dựng pháp luật trên lĩnh vực này. 

Thực tế, theo nghiên cứu của một tờ báo thuộc Nhật Bản thì Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao nhất châu Á. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới. Chính từ việc có số lượng sử dụng mạng xã hội quá lớn, kéo theo nhiều vi phạm trong lĩnh vực này, từ việc bán hàng lừa đảo, đưa những clip trái với thuần phong mĩ tục lên mạng đến việc lợi dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai sự thật vì động cơ cá nhân v.v... nên Nhà nước phải xây dựng Luật An ninh mạng để kiểm soát, nhằm làm lành mạnh hóa không gian trên mạng xã hội chứ không hề cấm đoán, kiểm soát người dân sử dụng Internet như nhận định của Freedom House đưa ra. 

Trở lại việc chấm điểm của Freedom House: Năm 2020, Việt Nam bị tụt một điểm về chỉ số "Tự do". Khi thông tin này được công bố và được một số đài nước ngoài thông tin, kèm theo những bài phỏng vấn một vài phần tử phản động lưu vong, trong đó có Nguyễn Văn Đài, một đối tượng vi phạm pháp luật, ra tù và đang sinh sống tại nước ngoài. Theo Nguyễn Văn Đài, năm 2020, Nhà nước Việt Nam đã "đàn áp" 32 nhà hoạt động dân sự, trong đó có Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng - đó là lý do để Freedom House hạ điểm về quyền "Tự do" của người dân Việt Nam... 

Nếu Freedom House chấm điểm dựa theo việc thực thi pháp luật của Nhà nước Việt Nam đối với những công dân vi phạm pháp luật (như Nguyễn Văn Đài đã trả lời phỏng vấn RFA), thì càng thể hiện việc Freedom House đã dùng những điểm số nhằm mục đích chính trị, can thiệp vào hoạt động tư pháp bình thường của Nhà nước Việt Nam. 

Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: Ở Việt Nam không có "tù nhân lương tâm", không có việc đàn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, mà chỉ có việc điều tra, xét xử những công dân vi phạm pháp luật. Một tổ chức phi chính phủ hay một quốc gia dù lớn mạnh cỡ nào cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với Việt Nam bằng những nhận xét về tình hình tự do, nhân quyền một cách thiếu trách nhiệm. 

Nhân dân Việt Nam đã và đang được sống trong một đất nước tự do, trong đó, những quyền cơ bản của con người được tôn trọng và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật. Cho nên mọi sự xuyên tạc từ các tổ chức hay các thế lực từ bên ngoài không làm thay đổi được tình hình ở Việt Nam, bởi chỉ có người dân sống trên Tổ quốc này mới cảm nhận rõ những gì tốt đẹp mà họ đang thụ hưởng.

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn khác, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được diễn ra đồng thời vào ngày 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp. 

Người dân được trực tiếp đi bầu cử đại biểu của mình, đây là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đã được hiến định. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương nói riêng. 

Bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp lần này diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Hơn 75 năm, từ Quốc hội khóa I cho đến nay, dù ở vào thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào, Quốc hội Việt Nam đều có những đóng góp to lớn, xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng. Sự thành công, thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thiết thực thực hiện Nghị quyết Đại đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020- 2025. 

Cuộc bầu cử là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, thể hiện bản chất tốt đẹp, dân chủ, nhân văn của chế độ, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân; cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng trên mọi mặt của đời sống xã hội. 

Lợi dụng vào sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã tung ra “chiến dịch” tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt, chống phá cuộc bầu cử. Luận điệu mà họ tập trung công kích, xuyên tạc, diễn biến có thể khái quát ở mấy điểm sau đây: 

Một là, xuyên tạc, kích động phá hoại bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Họ  bịa đặt, suy diễn: “Việc bầu cử Quốc hội không phải là quyền lợi, nghĩa vụ, không có dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, sắp xếp, chia chác “ghế ngồi”, nhân dân không có quyền thật sự”. 

Hay “ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử”, đó là “chế độ Đảng cử - dân bầu”, là “dân chủ trình diễn”…, từ đó họ kêu gọi phải sửa đổi nguyên tắc, quy định bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do, còn “nếu với tư cách tổ chức bầu cử này, xã hội sẽ không có tự do và dân chủ”! 

Hai là, kêu gọi toàn dân tẩy chay cuộc bầu cử. Tổ chức khủng bố Việt Tân, Hội anh em dân chủ, những phần tử phản động, lưu vong kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử. Chúng ngụy biện tung ra các luận điệu: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tham gia bỏ phiếu bầu cử là quyền con người, quyền công dân chứ không phải là nghĩa vụ của công dân”. 

Một số đối tượng như Nguyễn Văn Đài thường xuyên livestream, phát tán trên mạng xã hội, suy diễn rằng “đã là quyền con người, quyền công dân thì mọi người có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước không có quy định nào bắt buộc công dân Việt Nam phải tham gia đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp”… Từ đó, rêu rao,  ra sức kêu gọi cử tri tẩy chay bầu cử Quốc hội. 

Ba là, hạ thấp vai trò của Quốc hội, như: “Quốc hội là một hình thức ngụy dân chủ của nhà nước độc tài CSVN để lừa dối nhân dân, là một công cụ của Đảng để cai trị nhân dân và đất nước”; “tất cả những người mà được gọi là đại biểu Quốc hội đều được tầng lớp chóp bu độc tài CSVN lựa chọn và quyết định từ trước, bầu cử chỉ là hình thức”.

 Hay xuyên tạc kết quả bầu cử là “mù mờ”, thiếu khách quan kiểu “kể cả người trúng cử cũng như người bị trượt, tỷ lệ phiếu bầu trúng cử bao nhiêu % cũng được tầng lớp chóp bu quyết định trước”. 

Bốn là, thông tin bịa đặt, bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước được đề cử ứng cử đại biểu Quốc hội. Chúng bịa đặt, bôi nhọ về nguồn gốc xuất thân, gia đình tới bản thân cán bộ lãnh đạo, từ quá trình trưởng thành, học hành kém cỏi, thành tích bất hảo, tư cách đạo đức yếu kém đến việc nâng đỡ, ưu ái khuất tất trong quá trình công tác; bôi nhọ lối sống sa hoa, buông thả, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, lợi ích nhóm để trục lợi vơ vét tiền của, sắp xếp “cánh hẩu” để tham nhũng chức quyền… Những thông tin bịa đặt, sai trái được viết theo kiểu quy chụp đen tối, bao nhiêu tiêu cực, xấu xa đều quy cho cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quy chụp cho chế độ. 

Mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc cuộc bầu cử là ngày hội lớn để bầu ra cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội và các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thể hiện bản chất chế độ, tính dân chủ, nhân dân sâu sắc của Nhà nước pháp quyền XHCN. Quy định bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp về quy trình, nguyên tắc tổ chức, ứng cử, tự ứng cử, quyền lợi, nghĩa vụ công dân… đã được pháp luật quy định một cách chặt chẽ trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; được thực hiện một cách cẩn trọng, chắc chắn, bài bản, dân chủ, khách quan. 

 Những luận điệu mà các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội nêu ra là xuyên tạc, bịa đặt với phương thức, thủ đoạn tinh vi, nhằm hạ thấp vai trò, ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, gieo rắc nhận thức lệch lạc, sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử ở Việt Nam là “hình thức”, “ngụy dân chủ”; xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, hình ảnh méo mó về thể chế chính trị, đời sống chính trị, xã hội ở Việt Nam trên trường quốc tế. 

Các đối tượng kêu gọi tẩy chay, phá hoại cuộc bầu cử; cổ súy những phần tử bất mãn, thoái hóa biến chất lập hồ sơ tự ứng cử, lợi dụng kết quả các đối tượng này bị loại khỏi danh sách bầu cử trong quá trình hiệp thương, lấy phiếu tín nhiệm nhân dân để xuyên tạc, kích động, đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Bịa đặt, suy diễn, hạ thấp uy tín lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước… 

Từ việc phá hoại bầu cử, chúng tiến tới làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tuyên truyền, ca ngợi, cổ súy hình thức bầu cử, xu hướng chính trị tư bản, mô hình nhà nước “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự” kiểu phương Tây. 

Trên các trang truyền thông quốc tế như RFA, VOA, BBC…, họ đưa ra các bài viết, phỏng vấn có nội dung xuyên tạc về cuộc bầu cử như “Nhiều cử tri tẩy chay cuộc bầu cử”, “Bầu cử Quốc hội Việt Nam thiếu tự do và không công bằng”, “Ứng viên độc lập bị giam cầm”… Đồng thời, tung ra các bài viết kích động chống phá trên diễn đàn mạng xã hội Facebook, YouTube, các website, blog chống đối. 

Do đó, cần nhận diện thủ đoạn, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động để nhân dân, cử tri đề cao cảnh giác, không a dua, cổ suý, mắc mưu kẻ xấu; nêu cao ý thức, trách nhiệm công dân trước sự kiện chính trị quan trọng của nước nhà…     

Nguồn: Báo CAND 

Tình hình dịch Covid-19 trong ngày 11-5

Sáng 11-5, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 28 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (1 người), Bắc Ninh (13 người), Vĩnh Phúc (7 người), Bắc Giang (5 người), Lạng Sơn (1 người), Hải Dương (1 người). Đây là các bệnh nhân trong khu vực đã được phong tỏa.

Cụ thể, các bệnh nhân từ số 3462 đến số 3464; từ số 3466 đến số 3469; số 3471, 3472; từ số 3474 đến số 3476; số 3478 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh, đều liên quan dịch tễ với ổ dịch xã Mão Điền. Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 9-5, các bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện, các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. 

Bệnh nhân 3465 ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Phúc, nữ, 39 tuổi địa chỉ tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc làm việc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hoa Sen. 

Bệnh nhân 3470, nam, 41 tuổi địa chỉ tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là F1 của chuyên gia Trung Quốc. 

Bệnh nhân số 3473, nữ, 26 tuổi địa chỉ tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc làm việc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hoa Sen. 

Bệnh nhân 3477, nữ, 20 tuổi địa chỉ tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc làm việc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Hoa Sen. 

Bệnh nhân 3479, nữ, 52 tuổi địa chỉ tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là F1 của bệnh nhân 3228. 

Bệnh nhân 3480, nữ, 19 tuổi địa chỉ tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thông tin dịch tễ đang tiếp tục điều tra. 

Bệnh nhân 3481, nữ, 42 tuổi địa chỉ tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan dịch tễ với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. 

Các bệnh nhân trên đã được cách ly tập trung từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 10-5, các bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện, các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc. 

Bệnh nhân 3482, nữ, 44 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là F1 của bệnh nhân 3238 và 3239. Kết quả xét nghiệm ngày 9-5, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. 

Bệnh nhân 3483 đến số 3487 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang; đều liên quan đến ổ dịch Công ty SJ Tech trước đó. Kết quả xét nghiệm ngày 9-5, các bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. 

Bệnh nhân 3488 ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (nhân viên y tế đã được cách ly trong bệnh viện). 

Bệnh nhân 3489, nữ, 28 tuổi, địa chỉ tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương có tiền sử đi về xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động đi khai báo y tế. Kết quả xét nghiệm ngày 10-5 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện, bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương. 

Như vậy, tính đến sáng 11-5, Việt Nam có tổng cộng 2.056 ca ghi nhận trong nước và 1.433 ca nhập cảnh. Số mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 486 ca. Số lượng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 từ ngày 27-4 đến nay là 211.016 mẫu. Cả nước đang cách ly, theo dõi sức khỏe 67.877 người, trong đó cách ly tại bệnh viện 1.018 người; cách ly tập trung 27.641 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 39.218 người. 

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế tính đến thời điểm này, nước ta đã có 2.618 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, hiện 25 người có kết quả xét nghiệm âm tính lần một với virus SARS-CoV-2; 17 người âm tính lần hai; 25 người âm tính lần ba. 

Cụ thể, Bộ Quốc phòng 1.425 người; Hà Nội 345 người; Hải Phòng 386 người; Thái Bình 2.227 người; Nam Định 699 người; Hà Nam 851 người; Ninh Bình 1.009 người; Phú Thọ 156 người; Vĩnh Phúc 229 người; Hải Dương 360 người; Thái Nguyên 384 người; Quảng Ninh 145 người; Hòa Bình 174 người; Nghệ An 180 người; Lai Châu 97 người; Lạng Sơn 420 người; Hà Giang 916 người; Cao Bằng 47 người; Lào Cai 267 người; Sơn La 103 người; Điện Biên 331 người; Quảng Bình 761 người; Thừa Thiên Huế: 60 người; Quảng Nam 348 người; Quảng Ngãi 190 người; Bình Định 265 người; Khánh Hòa 309 người; Bình Thuận 175 người; Kon Tum 149 người; Đắk Lắk 211 người; Đắk Nông 394 người;  Bà Rịa - Vũng Tàu 951 người; Đồng Nai 12 người; Tiền Giang 857 người; Long An 2.438 người; Tây Ninh 1.010 người; An Giang 432 người; Bến Tre 799 người; Vĩnh Long  65 người; Bình Dương 2.200 người; Bình Phước 1.256 người; Cà Mau 1.424 người. 

Như vậy tính đến chiều 10-5, Việt Nam đã tiêm chủng 892.454/917.600 liều vaccine phân bổ, đạt 97%. Những người được tiêm là các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương, các lực lượng công an, quân đội. 

Trước tình hình dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết; không được chủ quan, lơ là; luôn đề cao cảnh giác phòng, chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời. 

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...