Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư bị tuyên phạt 16 năm tù về tội chống Nhà nước

Ngày 5-5, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử và tuyên phạt đối với bị cáo Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962) và con trai là Trịnh Bá Tư (sinh năm 1989), cùng trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) mỗi người 8 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo hồ sơ vụ án, do có tư tưởng tiêu cực, bất mãn nên trong khoảng thời gian từ ngày 9-1 đến 14-1-2020, Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân phát trực tiếp 8 video có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Trịnh Bá Tư là người sử dụng điện thoại di động, sử dụng tài khoản Facebook của mình trực tiếp nói, phát 1 video; sử dụng tài khoản Facebook của mẹ là Cấn Thị Thêu trực tiếp nói và phát 5 video. 

Ngoài ra, còn có 2 video do Trịnh Bá Tư dùng điện thoại để quay, mớm lời cho Cấn Thị Thêu nói. Các video trên đều có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

Các video bịa đặt của Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu đã được nhiều đối tượng có tư tưởng chống chế độ, chống Nhà nước theo dõi, bình luận, bôi nhọ. Ngoài ra, các đối tượng này còn đăng, phát cả những video chứa nội dung kêu gọi, kích động nhân dân chống chính quyền; đưa thông tin xuyên tạc về vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội); vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, các ngành; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước. 

Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật là làm, đăng tải, phát tán các video có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi nhọ chế độ, phỉ báng chính quyền nhân dân... Bị cáo Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư cũng đã tỏ rõ thái độ ăn năn, thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội của bản thân. 

Căn cứ vào những tài liệu chứng cứ và các tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tuyên phạt các bị cáo Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam cùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, được quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau khi mãn hạn tù, hai bị cáo tiếp tục chịu sự quản thúc trong thời gian 3 năm từ phía cơ quan pháp luật địa phương. 

Trước khi bị Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên phạt 8 năm tù, bị cáo Cấn Thị Thêu đã có 2 tiền án. Cụ thể, ngày 25-11-2014, bị cáo Thêu bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phạt 15 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và ngày 30-11-2016, bị cáo này tiếp tục bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phạt 1 năm 8 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”, đến nay chưa được xóa án tích. Ngoài ra, bị cáo Cấn Thị Thêu còn có 1 tiền sự. Ngày 6-4-2016, Công an phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội) xử phạt vi phạm hành chính 1 triệu đồng đối với Cấn Thị Thêu về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, hiện đối tượng vẫn chưa nộp số tiền này.

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào

 Chiều 6-5, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã hội đàm trực tuyến với Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào. 

Tham dự cuộc hội đàm còn có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng.

Đại tướng Chansamone Chanyalath chúc mừng Thượng tướng Phan Văn Giang được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; bày tỏ tin tưởng trên cương vị công tác mới, Thượng tướng Phan Văn Giang sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng, góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào. Đại tướng Chansamone Chanyalath cảm ơn Bộ Quốc phòng Việt Nam đã kịp thời hỗ trợ Bộ Quốc phòng Lào chuyên gia và một số trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 thời gian vừa qua. 

Về phần mình, Thượng tướng Phan Văn Giang chúc mừng Đại tướng Chansamone Chanyalath được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc tới nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone về vụ tai nạn vừa qua; chia sẻ với những khó khăn mà nhân dân Lào đang phải đối mặt trước sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và đánh giá cao sự nỗ lực của Quân đội nhân dân Lào trong việc giúp Chính phủ Lào phòng, chống dịch. Thượng tướng Phan Văn Giang khẳng định trong khả năng của mình, Việt Nam luôn sát cánh, nỗ lực cao nhất hỗ trợ Lào vượt qua khó khăn, sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường; Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào, trong đó hợp tác quốc phòng là một trong những ưu tiên hàng đầu. 

Tại hội đàm, hai bên thông báo cho nhau về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh mỗi nước. Trước những cơ hội và thách thức to lớn đặt ra hiện nay, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước cần tiếp tục thắt chặt, giữ vững mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào nói chung, hợp tác quốc phòng song phương nói riêng. Bất chấp bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hợp tác quốc phòng song phương thời gian qua vẫn tiếp tục được triển khai tích cực, tập trung vào một số lĩnh vực như hợp tác quản lý biên giới; hỗ trợ giúp đỡ nhau phòng, chống dịch Covid-19; đào tạo cán bộ... Hai bên nhất trí cho rằng trong thời gian tới, dịch Covid-19 có thể còn tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc triển khai các nội dung kế hoạch hợp tác năm 2021 đã ký kết. Vì vậy, cần tìm ra những cách làm mới thiết thực, hiệu quả và phù hợp với điều kiện mới, tập trung vào một số lĩnh vực như: Công tác Đảng, công tác chính trị; đào tạo; tăng cường quản lý biên giới, ngăn chặn và phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép...; ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương mà hai bên là thành viên, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Nguồn: BQĐND

Tăng cường hoạt động đấu tranh, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng (Bài 1)

Trong chiến lược chống phá Việt Nam, âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, cơ hội là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

Để thực hiện âm mưu đó, chúng coi tấn công trên mặt trận tư tưởng, lý luận là “mũi đột phá” hòng làm tan rã niềm tin, gây rối loạn về tư tưởng, lý luận, tạo ra những “khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm chuyển hóa, xóa bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN). 

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn... Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta”. 

Do đó, nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận trở thành mặt trận nóng bỏng hàng đầu của công tác tư tưởng, lý luận, trực tiếp liên quan đến mục tiêu, lý tưởng, sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước, sự mất còn của chế độ XHCN, đến vận mệnh của dân tộc. Vì vậy, trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay phải kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, khắc phục những nhận thức lệch lạc; đồng thời, tích cực bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, chủ động định hướng giá trị đúng đắn đối với sự phát triển của con người và xã hội Việt Nam. Do vậy, phải quán triệt sâu sắc quan điểm: “Gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả. Kết hợp giữa nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài; nâng cao khả năng tự phòng, chống của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn và hoạt động của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị”. Phải kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện thụ động, bị động, hoặc chỉ hô hào chung chung, nhưng trên thực tế không đấu tranh. Trong điều kiện bình thường, nếu chúng ta chủ quan, lơ là, không thường xuyên quan tâm đầy đủ, thấu đáo đến công tác tư tưởng, thì khi xuất hiện những tình huống bất thường, những biến động về kinh tế-xã hội... sẽ rất dễ dẫn đến sự phân tâm, hoang mang, dao động, thậm chí mất phương hướng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng. 

Khi quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, đảng viên cần nhận rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận; trong đó cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: 

Thứ nhất, phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo tiến hành công tác tư tưởng, lý luận; nâng cao tính chiến đấu và sức thuyết phục trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. 

Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại hình tổ chức đảng để xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Cần nhận rõ công tác tư tưởng, lý luận có vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho Đảng có nền tảng tư tưởng vững chắc, có cương lĩnh chính trị và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước được xây dựng trên cơ sở khoa học; có quan điểm, đường lối và chính sách đúng đắn, phù hợp với quy luật vận động phát triển của xã hội và hợp lòng dân, giữ vững được sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy, chính quyền cũng như trong mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo được lòng tin và sự ủng hộ của toàn dân. Đồng thời, xây đắp nền tảng chính trị-tinh thần của chế độ và sự đồng thuận xã hội, định hướng và quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. (Còn nữa)

Tăng cường hoạt động đấu tranh, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng (Bài 2)

 Thứ hai, đề cao vai trò của cán bộ chủ trì, cơ quan tuyên giáo và ban chỉ đạo 35 các cấp. 

Căn cứ đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị trong từng thời kỳ, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp phải đề ra được các biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận có hiệu quả; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mọi cán bộ, đảng viên, của mọi cấp, mọi ngành. Cơ quan tuyên giáo phải phát huy vai trò là cơ quan tham mưu, đồng thời trực tiếp tổ chức tiến hành các hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Ban chỉ đạo 35 của Trung ương cần có sự chỉ đạo thường xuyên, tạo sự thống nhất giữa các bộ, ban, ngành trong định hướng đấu tranh; có cơ chế cung cấp thông tin cho ban chỉ đạo 35 cấp trực thuộc Trung ương và các cơ quan thông tấn, báo chí; định hướng kịp thời trước những vấn đề nảy sinh tác động đến dư luận, tâm trạng xã hội. 

Thứ ba, xây dựng lực lượng nòng cốt và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận. 

Phải tập trung nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn, các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí... Cần nghiên cứu tăng cường lực lượng thường trực tham gia đấu tranh trên internet, các trang mạng xã hội. Lực lượng này phải được tổ chức có hệ thống, trang bị đầy đủ phương tiện và có kỹ thuật tác nghiệp cao. 

Thứ tư, có cơ chế phối hợp chặt chẽ ở các cấp và phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận. 

Do tính chất hệ trọng và nhạy cảm của nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, phải coi trọng việc giáo dục, động viên, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên, tạo nên lực lượng đông đảo, rộng khắp đấu tranh trên mặt trận này. Thực tiễn luôn vận động, phát triển, theo đó lý luận cũng luôn phát triển với những nội dung mới. Mặt khác, các thế lực thù địch luôn tìm cách đưa ra những chiêu thức mới, những luận điệu và cách thức chống phá mới. Vì thế, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên được giáo dục, cập nhật tình hình. Cần công khai hóa các thông tin cần thiết liên quan đến đấu tranh tư tưởng, lý luận trước hết trong cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và các tổ chức quần chúng, để định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong toàn xã hội, góp phần đấu tranh vạch trần các quan điểm sai trái, thù địch. (Hết)

Nguồn: https://www.qdnd.vn/tien-toi-dai-hoi-xiii-cua-dang/y-kien-tam-huyet-voi-dang/tang-cuong-hoat-dong-dau-tranh-giu-vung-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-658505

Nhận diên và đấu tranh bác bỏ thủ đoạn bôi nhọ, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”. Người là sự hội tụ và phát huy đến mức cao nhất, hoàn mỹ nhất tinh hoa của dân tộc và nhân loại từ cổ chí kim, từ phương Ðông và phương Tây, trí dũng và nhân văn, vĩ đại và giản dị, khiêm nhường. Tư tưởng của Người là nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta. Chính vì thế, để chống phá sự nghiệp đổ mới ở Việt Nam hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để bôi nhọ danh dự, hình tượng Hồ Chí Minh, phá hoại “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng cách ngụy tạo chứng cứ và xuyên tạc bóp méo tài liệu lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh hòng làm mất đi lòng tin tưởng, tôn kính của nhân dân ta, từ đó đi đến suy giảm niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.  

Thực hiện mưu đồ trên, các thế lực thù địch thường tập trung khoét sâu vào các vấn đề nhân thân, lai lịch, đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo kiểu dựa trên những nguồn thông tin không rõ nguồn gốc, hình ảnh đã photoshop hoặc cắt xén để nhào nặn ra những tác phẩm sai trái có liên quan đến con người, thân thế và sự nghiệp của Người.

Chúng dùng thủ đoạn là tung tin cho rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Trung Quốc và con người bằng xương, bằng thịt mà cả dân tộc Việt Nam tôn kính là một người Đài Loan (Trung Quốc). Chúng còn bịa đặt dàn dựng những vở kịch về đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh không phải là người vĩ đại đã hy sinh cuộc đời riêng cho dân tộc, mà từng có vợ, con nhưng không dám thừa nhận và nhẫn tâm bỏ mặc vợ con mình. Chúng còn bịa đặt ra những câu chuyện, trong đó Hồ Chí Minh được miêu tả như một con người tầm thường, bản năng và sống xa hoa hưởng lạc, chứ không hề giản dị thanh bạch như “cộng sản tuyên truyền”. Chúng còn “tung tin” rằng Hồ Chí Minh, không hề yêu nước thương dân, mà suốt đời chỉ tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản quốc tế, làm “tay sai” cho Trung Quốc, Liên Xô, từ đó quy kết, xuyên tạc Hồ Chí Minh “bán nước”.

Những luận điệu sai trái, xuyên tạc trên đây đều nằm trong thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Trên thực tế, chính sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng và cùng với Đảng ta lãnh đạo toàn dân thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước nên được nhân dân yêu mến, tôn thờ. Vậy nên mỗi người dân Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận dạng và đấu tranh bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch bôi nhọ đến thanh danh, đạo đức, nhân phẩm Chủ tịch  Hồ Chí Minh.

Vạch trần bộ mặt thật của “Hội anh em dân chủ”

Tổ chức “Hội anh em dân chủ” được thành lập từ năm 2013 là một tổ chức phi chính phủ của người Việt Nam tự đặt ra mục đích đấu tranh bảo vệ các quyền con người và vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh tại Việt Nam. Nhưng kỳ thực đây là tổ chức “treo đầu dê, bán thịt chó” núp bóng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” quy tụ các phần tử chống đối có nhiều hoạt động chống phá lật đổ chính quyền Việt Nam, trong đó có Nguyễn Văn Đài - một trong những đối tượng cầm đầu của tổ chức này, sau khi ra tù, xin tị nạn tại nước ngoài, có nhiều hoạt động chống phá đất nước, nhân dân.

Tổ chức “Hội anh em dân chủ” đã đội lốt “dân chủ, nhân quyền” để chống phá cách mạng Việt Nam, chúng đưa ra mục tiêu chính trị của mình là: Đấu tranh bảo vệ và thực thi các quyền con người được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế ghi nhận, vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh, huấn luyện kỹ năng phát triển nhóm, vận động quốc tế, truyền bá về xã hội dân sự, các kiến thức về nhân quyền…Trong cái gọi là tuyên ngôn của mình, Hội anh em dân chủ hùng hồn tuyên bố: “Không thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Hội anh em dân chủ là một tổ chức tự nguyện của người Việt Nam ở trong và ngoài nước đang đấu tranh bảo vệ các quyền con người và vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng”.

Chúng ta thấy, đối với mỗi quốc gia có độc lập, chủ quyền, văn minh thì mọi tổ chức, cá nhân đều phải hoạt động, ứng xử tuân thủ những quy định của pháp luật nước sở tại. Không có nơi nào lại cho phép tồn tại tổ chức hoạt động vô pháp, vô thiên như thế. Hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, hội này vi phạm quy định về thành lập hội, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mình theo quy định tại Nghị định 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo đó, thành lập hội phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, hội được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ hội, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không trái với pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật (khoản 1, 2, Điều 3 Nghị định 88/2003/NĐ-CP, ngày 30-7-2003).

Chính vì vậy, ngày 05-04-2018, phiên tòa xét xử đối với các bị cáo trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng phạm” với tội danh Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại điều 79, Bộ luật Hình sự với tổng cộng bản án 66 năm tù giam và 17 năm quản chế đã được dành cho 6 bị cáo cộm cán của tổ chức này. Cụ thể: Nguyễn Văn Đài bị tuyên 15 năm tù giam và 5 năm quản chế; Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù giam và 03 năm quản chế, Trương Minh Đức 12 năm tù giam, 3 năm quản chế; Lê Thu Hà 9 năm tù giam và 02 năm quản chế; Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù giam và 3 năm quản chế; Nguyễn Văn Trội 7 năm tù giam và 1 năm quản chế.

Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần nhận rõ bộ mặt thật của tổ chức phi pháp, phản động này để cảnh giác không bị chúng lợi dụng, lôi kéo hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...