Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

XUYÊN TẠC NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM – VẪN NHỮNG LUẬN ĐIỆU CŨ!

Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề dân chủ, nhân quyền là một trong những mục tiêu trọng tâm mà các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội, phản động thường xuyên lợi dụng, khai thác để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Các đối tượng liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Theo đó, một số phúc trình, báo cáo về nhân quyền thế giới đưa ra những nhận định, đánh giá thiếu khách quan, không chính xác về vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Mặt khác, các đối tượng chống phá không ngừng rêu rao về cái gọi là “tù nhân lương tâm”, từ đó lợi dụng, đòi quyền can thiệp tình hình nội bộ Việt Nam, cổ súy, kích động những đối tượng vi phạm pháp luật, bất mãn và cơ hội chính trị tố cáo Việt Nam vi phạm quyền con người.

Chẳng hạn, báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHR) - một trong những tổ chức phản động người Việt lưu vong tại California, Mỹ đã dựng lên việc hiện có gần 300 “tù nhân lương tâm” đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam và gần 80 người bị chính quyền bắt giữ trong năm 2021. Một số đối tượng được gọi tên và tung hô trên các diễn đàn như “anh hùng” vì đã dũng cảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhưng trên thực tế lại là các đối tượng thường xuyên kích động nhân dân chống đối chính quyền soạn thảo, phát tán nhiều tài liệu chống phá Đảng, Nhà nước, bôi xấu chế độ hoặc vi phạm pháp luật nhà nước.

Ngoài ra, cũng phải nhắc tới một số cá nhân vì bất mãn cá nhân hoặc mục đích riêng thường xuyên trả lời phỏng vấn báo đài, nước ngoài xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; thậm chí tập hợp lực lượng là các phần tử, tổ chức trong nước và ngoài nước, hướng dẫn kỹ năng hoạt động chống phá chính quyền. Tổ chức khủng bố Việt Tân còn dựng lên “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”, đồng thời coi đây như “một nỗ lực đóng góp cụ thể vào công cuộc đấu tranh cho nhân quyền và tự do của dân tộc Việt Nam”! Với chiêu bài cổ súy, bảo vệ cho những hành vi xem thường luật pháp, gây rối trật tự xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá chế độ, các đối tượng chống đối trong nước móc ngoặc với các thế lực thù địch bên ngoài tìm mọi cơ hội để lan truyền những thông tin ngụy tạo, sai sự thật hòng đánh lừa dư luận về những sai lầm khuyết điểm của các tổ chức cá nhân, lên án “sự yếu kém của chế độ”, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Mục đích mà các đối tượng hướng đến là nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự; hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam; kích động chia rẽ làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước phục vụ cho chiến lược “diễn biến hòa bình” và đích cuối cùng là nhằm chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Để không bị kẻ xấu dẫn dắt, tin nghe theo những luận điệu sai sự thật, mỗi người cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin không chính thống xuyên tạc việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam. Các cá nhân trong điều kiện và khả năng thực tế cần tích cực tham gia đóng góp công sức vào quá trình phát triển của đất nước; chủ động đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

VIỆT NAM KIÊN QUYẾT KHÔNG LIÊN MINH QUÂN SỰ VỚI BẤT KỲ NƯỚC NÀO

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2019, trong đó nêu rõ quan điểm: “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc dùng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Chính sách này được nhiều nước và dư luận quốc tế ủng hộ, đánh giá cao; phản ánh tinh thần trách nhiệm của Việt Nam góp phần vào củng cố hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các thế lực thù địch đã công kích, xuyên tạc chính sách quốc phòng – không liên minh quân sự của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt, chúng còn nêu những “đề xuất”, “kiến nghị” đòi thay đổi chính sách quốc phòng của Việt Nam. 

Các thế lực thù địch cho rằng: “Chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia – dân tộc”. Các thế lực thù địch cho rằng, chính sách “không liên minh quân sự” không chỉ dẫn đến mất lãnh thổ, đe dọa đến an ninh tổng thể của Việt Nam. Họ cho rằng, Việt Nam cần liên minh với một nước lớn như: Mỹ, Nga, Nhật,.... thì sẽ được sự hỗ trợ tối đa về quân sự, vũ khí, lực lượng quân đội đến trợ giúp bảo về chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo quốc gia. Các thế lực thù địch cho rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng không liên minh quân sự thì chúng ta dễ bị cô lập trước những tình huống nguy hiểm.

Về bản chất của các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch không thuần túy là kêu gọi liên minh quân sự cho Việt Nam, mà mục đích sâu xa là kích động dư luận xã hội gây áp lực với Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tạo nên những bất ổn, tiêu cực về quốc phòng, an ninh, gây mất ổn định chính trị, phá vỡ nền hòa bình, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó mới chính là mục đích thực sự chúng.

Chúng ta thấy rằng, không liên minh quân sự là chủ trương đúng đắn, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đó là cơ sở quan trọng để chúng ta đấu tranh bác bỏ ý kiến sai trái kêu gọi Việt Nam phải liên minh quân sự để bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh của bảo vệ Tổ quốc của một dân tộc không phải dựa vào liên minh quân sự mà phải dựa vào sức mạnh dân tộc đoàn kết, có nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh độc lập, tự lực, tự cường. Lịch sử đã chứng minh, Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược bởi chúng ta có một thứ “vũ khí” vô cùng quan trọng, đó là nhân tố chính trị - tinh thần to lớn, lòng yêu nước nồng nàn với niềm tin bất duyệt “toàn dân là lính” của dân tộc.

Việt Nam xây dựng nền quốc phòng dựa trên sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, lấy sức mạnh nội lực của dân tộc là chính, coi trọng xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần, sự đoàn kết thống nhất, cả nước đồng lòng, toàn dân một ý chí. Đó chính là việc quy tụ “ý Đảng, lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Phát huy sức mạnh chính nghĩa thống nhất với bản chất tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và lòng nhân ái, khoan dung của người Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là một minh chứng điển hình cho việc phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận diện rõ bản chất xuyên tạc của các thế lực thù địch, mọi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nắm chắc đường lối, quan điểm của Đảng, chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh chống lại để giữ vững mặt trận tư tưởng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân trong mọi tình huống.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC VỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát...

Luận điệu mà các đối tượng đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân. Các đối tượng đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt động. 

Chúng còn cho rằng, Việt Nam đề ra chính sách pháp luật nhưng không thực hiện. Trong các báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế hàng năm do Cục Dân chủ, nhân quyền và lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đều nêu nội dung: “Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo”. Trong các báo cáo này còn nêu ra “các biện pháp hạn chế tự do tôn giáo”, “các trường hợp lạm dụng tự do tôn giáo…, một số tín đồ tôn giáo tiếp tục bị đàn áp hoặc sách nhiễu…”.

Các đối tượng còn tuyên truyền, chỉ trích, vu cáo “chính quyền Việt Nam cấm đoán nhiều tổ chức, hệ phái tôn giáo hoạt động” và “kiểm soát chặt chẽ” hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ công nhận, “cấm mục sư Tin lành đi lại truyền đạo, cấm con em những người theo đạo đến trường”, yêu cầu chính quyền “chấm dứt sự phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo” (thực tế, Vatican đã thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam phải được Nhà nước Việt Nam chấp thuận).

Một số tổ chức, cá nhân trên các danh nghĩa khác nhau đã gặp gỡ, tiếp xúc số chức sắc, tín đồ có tư tưởng cực đoan, quá khích trong các tôn giáo như: Thích Không Tánh (Phật giáo), Nguyễn Văn Lý (Công giáo), Nguyễn Hồng Quang (Tin lành), Hứa Phi (Cao Đài),... để hậu thuẫn, kích động, hỗ trợ cho số này tiến hành hoạt động vi phạm pháp luật. Khi những đối tượng này có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý (bắt, giam giữ, truy tố, tù giam), chúng thường có phản ứng quyết liệt để bênh vực, bảo vệ họ như: phản đối, lên án ta đàn áp tôn giáo, yêu cầu ta phải trả tự do cho những người mà họ gọi là “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân lương tâm”.

Sự thật hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân được bảo đảm. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”... Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo... Trong các văn bản pháp luật này đều khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.

Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đa dạng, được Đảng, Nhà nước bảo đảm hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, chứ không thể có sự tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc. Và dĩ nhiên, Việt Nam cũng vậy. Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật.

CHẶN ĐỨNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

Vừa qua, mượn cớ một số tàu thuyền nước ngoài có hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động kích động, tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước. Họ trắng trợn xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta có liên quan về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam và lợi ích quốc gia của nước ta trên biển. Họ quy chụp, vu cáo rằng, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta “không dám đối đầu với bọn cướp biển”; “nhu nhược, hèn nhát”, “không kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích quốc gia trên biển”. Một số đối tượng còn cho rằng, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta vì “đường lối ngoại giao cây tre” nên không dám “dùng lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển để giải quyết tranh chấp, bất đồng, sự khác biệt trên biển”, “lúc nào cũng chỉ muốn đối thoại, đàm phán hòa bình” nên để nước ngoài “… lấn tới, ngang ngược, làm mưa làm gió trên Biển Đông”, “liên tục gây rối, quấy phá quần đảo Trường Sa”, “chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa” nhưng “Đảng, Nhà nước Việt Nam im lặng, không dám nói gì”; “thật lãng phí tiền thuế của dân khi chi hàng tỷ đô la mua tàu ngầm ki-lô, nuôi quân đội…”, v.v..

Từ đây, các đối tượng ra sức xuyên tạc sự thật về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước có biển; tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tâm lý bài nước này, thân nước kia.. kích động tinh thần chống đối Đảng, Nhà nước; hạ thấp vị thế, vai trò, sức mạnh của Quân đội; phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó thực sự là những luận điệu xuyên tạc, kích động công cuộc, nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang tiến hành một cách đồng bộ, bài bản, bởi:

Thứ nhất, những tư tưởng, đường lối, chính sách, văn kiện, chiến lược, kế hoạch… phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay đều khẳng định rất rõ ràng, biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; lợi ích quốc gia trên biển là vấn đề trọng yếu, thường xuyên và lâu dài của Việt Nam. 

Thứ hai, suốt trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, chưa bao giờ Đảng, Nhà nước và Quân đội ta lơ là, sao nhãng nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước, chúng ta luôn thấm nhuần quan điểm “giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ lúc nước chưa nguy…” Đảng, Nhà nước luôn ưu tiên giành mọi nguồn lực tốt nhất cho nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo.

Thứ ba, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước ta chủ trương thực hiện triết lý “ngoại giao cây tre” mà thực chất là mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt. Mục tiêu lớn nhất là tránh được xung đột, không để xảy ra chiến tranh; giữ gìn, bảo vệ được lợi ích quốc gia – dân tộc, chúng ta phải biết nhu – cương; biết thời – thế và biết thực lực; biết mình – biết người; biết tiến – biết lui đúng lúc, hợp thời…là rất cần thiết. Đó cũng là triết lý nhân sinh “lấy bất biến ứng vạn biến”, “lạt mềm, buộc chặt” mà ông cha ta đã đúc rút từ bài học đấu tranh dựng nước và giữ nước…

Do đó, những luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thực sự là những mưu đồ đen tối với âm mưu kích động, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam với các nước trên thế giới…cần phải được nhận diện, lên án, đấu tranh kịp thời./

BÓC MẼ NỘI DUNG XUYÊN TẠC CỦA CÁI GỌI LÀ: “Phòng thông tin Phật giáo quốc tế”

 Thời gian vừa qua, các thế lực thù địch trong và ngoài nước lại “bới lên” những thông tin mà chúng luôn cho là “ngòi nổ” chống phá Đảng, Nhà nước ta. Các thế lực thù địch, đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài đã triệt để lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; xuyên tạc đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, kích động một bộ phận nhân dân khiếu kiện, chống đối, hòng gây mất ổn định chính trị – xã hội, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Thông qua những kẻ đội lốt Phật giáo ở nước ngoài, chúng “vươn vòi bạch tuộc” hà hơi tiếp sức cho các phần tử Phật giáo cực đoan trong nước, như: Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, đứng ra đòi phục hoạt cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” (GHPGVNTN) - một tổ chức mà về lịch sử cũng như pháp lý đã không còn là tổ chức tôn giáo độc lập. Thông qua tổ chức này, họ đòi tự do tôn giáo theo quan điểm phương Tây và ngụy tạo nhiều sự kiện vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Hơn nữa, mượn cớ nhà sư Thích Tuệ Sỹ chết, chúng lại gia tăng kích động tín đồ biểu bình đồi tách Phật giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước.

Điển hình là, trong thời gian gần đây, trên các trang web, mạng Internet của các tổ chức phản động ở nước ngoài, cụ thể là trang thông tin có tên mạo danh “GHPGVNTN hải ngoại” mà trực tiếp là Võ Văn Ái (ở Pháp) - “Giám đốc Phòng thông tin Phật giáo quốc tế” (chức tự phong) làm phát ngôn viên chính thức đã cho đăng tải một số bài viết xuyên tạc tình hình trong nước, làm cho các nước trên thế giới hiểu sai về nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam; làm một số tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước ngộ nhận, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể là vào ngày 14-5-2011, cái tổ chức gọi là “Phòng thông tin Phật giáo quốc tế” đã cho đăng tải bài viết có tiêu đề “CSVN đàn áp chùa Giác Minh Đà Nẵng nhân đại lễ Phật Đản”. Theo đó, đoạn mở đầu bài viết có nội dung: “Mấy năm qua các đại lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan... tại chùa Giác Minh luôn luôn là tiêu đích đàn áp không ngừng của nhà đương quyền Cộng sản. Chỉ vì nhà cầm quyền Cộng sản lấy cớ chùa là trụ sở của Ban Đại diện GHPGVNTN Quảng Nam - Đà Nẵng, đồng thời cũng là trụ sở của Tổng vụ Thanh niên và Gia đình Phật tử Việt Nam. Trong khi ấy, nhà cầm quyền Cộng sản luôn nại cớ GHPGVNTN bị liệt vào tổ chức bất hợp pháp, cấm không cho hoạt động. Mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản không trưng được một văn kiện nào của Nhà nước CHXHCNVN ghi rõ “tính bất hợp pháp” của GHPGVNTN”...

Có thể nói, khi cho đăng tải những thông tin như vậy, cái tổ chức được gọi là “Phòng thông tin Phật giáo quốc tế” không hiểu gì về tình hình trong nước cũng như chính cái tên mà tổ chức “GHPGVNTN” này đã mạo danh. Như đã nói ở trên, ngày 7-11-1981, Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam được tiến hành trên cơ sở hợp nhất các tổ chức Phật giáo trong nước. Trong Hiến chương GHPGVN ghi rõ: “GHPGVN là tổ chức duy nhất đại diện cho PGVN về mọi mặt quan hệ trong nước và ngoài nước”. Vì vậy, thông tin mà bài viết này đăng tải cho rằng đây là trụ sở của “Ban đại diện GHPGVNTN Quảng Nam - Đà Nẵng” là sai sự thật, vì tổ chức “GHPGVNTN” đã không còn ý nghĩa về mặt pháp lý và lịch sử.

Hơn nữa, việc bài viết cho rằng, “nhà cầm quyền Cộng sản luôn nại cớ GHPGVNTN bị liệt vào tổ chức bất hợp pháp, cấm không cho hoạt động. Mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản không trưng được một văn kiện nào của Nhà nước CHXHCNVN ghi rõ “tính bất hợp pháp” của GHPGVNTN”.... Xin nói rõ: Tại Công văn số 5978/VP-NCPC ngày 14-11-2005 của UBND TP Đà Nẵng gửi đích danh ông Thích Quảng Độ - với chức danh tự phong là “Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN” trả lời về việc ông Quảng Độ ra quyết định “chuẩn y thành phần nhân sự Ban đại diện GHPGVNTN Quảng Nam - Đà Nẵng nhiệm kỳ 2005-2007”.

Như vậy là đã rõ, nội dung bài viết được “Phòng thông tin Phật giáo quốc tế” cho đăng tải là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, vu cáo một cách trắng trợn, thô thiển tình hình thực tế ở trong nước; đi ngược 

Thủ tướng Vương quốc Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

 Hôm nay (11-12), Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet, Thủ tướng Vương quốc Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính.

Cùng đi với Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet có: Phó thủ tướng, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Phát triển Campuchia Sun Chanthol; Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Sok Chenda Sophea; Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Dith Tina; Bộ trưởng Bộ Thương mại Cham Nimul; Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Hem Vanndy; Bộ trưởng Bộ Du lịch Sok Soken; Bộ trưởng Ban Thư ký nhà nước về công tác biên giới Lam Chea; Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng Sry Thamarong; Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng So Naro; Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng Koy Pisey; Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng Tain Jean-Francois; Chủ tịch Hội đồng Phát triển Campuchia Chea Vuthy; Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Sok Phal; Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Neang Phat; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Soeung Rathchavy; Đại sứ Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chea Kimtha.

Thủ tướng Vương quốc Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
 Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. 

Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet sinh ngày 20-10-1977 tại ấp Koh Thmar, huyện Memot, tỉnh Tboung Khmum. Năm 1995, ông gia nhập Quân đội Hoàng gia (QĐHG) Campuchia. Năm 2008, ông được thăng quân hàm Đại tá, bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt chống khủng bố. Năm 2013, ông được thăng quân hàm Đại tướng (ba sao), bổ nhiệm giữ chức Phó chỉ huy liên quân QĐHG Campuchia. Năm 2018, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng Tư lệnh kiêm Tư lệnh Lục quân QĐHG Campuchia; được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) bầu vào Ban Thường vụ Trung ương CPP (tháng 12-2018). Năm 2020, ông được Ban Chấp hành Trung ương CPP bổ nhiệm kiêm giữ chức Trưởng ban Công tác thanh niên Trung ương CPP. Năm 2021, ông được Ban Chấp hành Trung ương CPP giới thiệu làm ứng viên Thủ tướng của CPP trong tương lai. Năm 2023, ông được thăng quân hàm Đại tướng (bốn sao). Vào tháng 8-2023, ông được Quốc vương Norodom Sihamoni ký sắc lệnh bổ nhiệm làm Thủ tướng Vương quốc Campuchia nhiệm kỳ VII (2023-2028) và sắc phong tước hiệu Kitti Tesa Phibal Bandith. Tháng 9-2023, ông được Quốc vương Norodom Sihamoni sắc phong tước hiệu Samdech Moha Bovor Thipadei.

Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point (Hoa Kỳ) vào năm 1999, Thạc sĩ kinh tế tại Đại học New York (Hoa Kỳ) vào năm 2002 và Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol (Anh) vào năm 2008; theo đạo Phật; đã kết hôn và có 3 người con.

VĨNH AN

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam

 Sáng 11-12, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón trọng thể Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 đến 12-12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: VIỆT TRUNG 

Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet kể từ khi đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Vương quốc Campuchia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam
Các cháu thiếu nhi Hà Nội vẫy cờ chào đón hai Thủ tướng. Ảnh: VIỆT TRUNG 

Thủ tướng Phạm Minh Chính ra tận nơi đón, bắt tay và ôm hôn thắm thiết Thủ tướng Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet. Các cháu thiếu nhi thủ đô Hà Nội vui mừng vẫy cờ hoa chào đón hai Thủ tướng.  

Tiếp đó, hai Thủ tướng bước tới bục danh dự, thực hiện nghi thức chào Quốc kỳ hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính mời Thủ tướng Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo lần lượt giới thiệu các thành viên đoàn đại biểu cấp cao hai nước dự lễ đón.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet nghe quân nhạc cử quốc thiều hai nước. Ảnh: VIỆT TRUNG 
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ Campuchia tung bay trong gió. Ảnh: VIỆT TRUNG 

Sau lễ đón, hai Thủ tướng di chuyển tới trụ sở Chính phủ, cùng tham quan triển lãm trưng bày ảnh về quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia trước khi bước vào hội đàm. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet thực hiện nghi thức chào cờ. Ảnh: VIỆT TRUNG 

Kể từ khi đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet đã có nhiều cuộc tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Hợp tác đầu tư, thương mại là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Campuchia với kim ngạch thương mại hai chiều tính từ đầu năm đến hết tháng 10-2023 đạt 7,1 tỷ USD. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Campuchia thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet tham quan triển lãm ảnh về quan hệ Việt Nam-Campuchia. Ảnh: VIỆT TRUNG 

Hợp tác quốc phòng, an ninh giữa hai nước tiếp tục được tăng cường, ngày càng đi vào hiệu quả và thực chất. Hai bên luôn khẳng định không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho an ninh của nước kia. Hai bên phối hợp chặt chẽ triển khai công tác phân giới cắm mốc đạt 84% đường biên giới trên đất liền và tích cực trao đổi để giải quyết 16% còn lại, nhằm tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

Hợp tác trong các lĩnh vực khác tiếp tục được quan tâm thúc đẩy. Đặc biệt, Việt Nam và Campuchia đã phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau kịp thời và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thông qua nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp tích cực cho nỗ lực kiểm soát dịch bệnh tại mỗi nước, thể hiện sống động tinh thần đoàn kết và truyền thống tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn giữa hai dân tộc. Hai nước thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu vùng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...