Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

Vì sao nhiều đối tượng cốt cán từ bỏ “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời ”?

Khi tìm hiểu về nguyên nhân những đối tượng từng là các thành viên cốt cán của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” từ bỏ tổ chức, chúng ta sẽ thấy được sự mục rỗng của tổ chức phản động lưu vong này và bản chất lừa đảo của Đào Minh Quân.

Có lẽ không ai hiểu Đào Minh Quân bằng chính những người “đồng hội, đồng thuyền”. Song đến thời điểm này, những kẻ từng là “anh em cây khế”, số cốt cán thân cận được ông ta tự phong chức vụ, cấp bậc lại rời xa Quân. Vì sao lại có sự việc này? Tiếng nói của những người trong cuộc sẽ là lời lẽ đanh thép nhất vạch trần bản chất của Quân.

Có thể khẳng định rằng, căn nguyên của “sự ra đi” này là do lòng tham và bản chất lừa đảo của Quân đã bị các đối tượng trong nhóm phát hiện. Những người quan tâm đến Quân ở Mỹ có lẽ đều biết rằng đến thời điểm này, ông ta đã tuyên bố phá sản. Song thực chất, đây chỉ là “chiêu trò” của Quân nhằm chiếm đoạt tài sản từ các thành viên cốt cán của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tài sản của Quân không hề mất đi mà nó được chuyển sang đứng tên vợ ông ta. Việc xây dựng cái được gọi là “Tụ nghĩa đường”, nơi Quân vẫn ra rả tuyên truyền rằng đó là căn cứ hoạt động của tổ chức sau này là một minh chứng. Với lý do xây dựng “Tụ nghĩa đường”, Quân đã “bỏ túi” một khoản tiền không nhỏ.

Cụ thể, để chiếm đoạt tiền của các thành viên trong tổ chức, kẻ “tâm thần chính trị” tuyên truyền, vận động các thành viên cốt cán đóng tiền xây dựng với mục đích tái hiện lại dinh Độc Lập ở đó… Sau đó, để lấy được tiền trong túi của các thành viên cốt cán, Quân đã nghĩ ra một chiêu trò rất tinh quái, đó là ký kết hợp đồng, mua cổ phiếu và cổ tức nhằm xây dựng “Tụ nghĩa đường”. Với mánh khoé này, ông ta đã tàn nhẫn lấy đi cả những đồng lương hưu ít ỏi của các thành viên cốt cán, khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần… Và rồi, sau khi chiếm đoạt được tiền của họ, Quân sử dụng để tiêu xài cá nhân.

Trần Trưng Nguyệt Ánh, một trong những đối tượng cộm cán của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” cũng rời bỏ tổ chức từ năm 2020, sau khi nhận ra bản chất lừa đảo của Đào Minh Quân và tổ chức này. Trước đó, chồng Nguyệt Ánh là Nguyễn Huy Hoàng cũng từng tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và được phong là chuẩn tướng. Để ủng hộ việc xây dựng “Tụ nghĩa đường”, Nguyệt Ánh tôn “tôn sùng” Đào Minh Quân đến mức dỡ cả cửa nhà mình để đưa cho ông ta. Về sau này, do những mâu thuẫn về tiền bạc, lại cay đắng vì biết bị Quân lợi dụng, Nguyệt Ánh đã đến dỡ chiếc cửa mang về nhà.

Trong sự việc này, Quân đã lợi dụng danh nghĩa của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” để kêu gọi đóng góp và vay mượn tiền của các thành viên, trong đó có Nguyệt Ánh nhưng số tiền này, sau đó chỉ được dùng vào việc tiêu xài cá nhân. Không dừng lại ở đó, hiện nay bà Nguyệt Ánh cũng đang phải trả một khoản cước phí với số tiền không nhỏ cho Quân. Trước đó, theo đề nghị của Quân, bà ta từng đứng tên một thuê bao điện thoại để người dân trong nước liên hệ, đăng ký tham gia cái gọi là “Trưng cầu dân ý”. Ban đầu, Quân hứa sẽ trả số tiền trên nhưng sau đó thì phó mặc cho Nguyệt Ánh. Vì thế, hiện nay gia đình Nguyệt Ánh đang phải trả số tiền trên…

Bản chất lừa đảo của Quân cũng có thể được nhìn rõ bởi chỉ nói mà không làm. Việc cụ thể nhất là hứa hẹn về nước. Khoảng vài năm trở lại đây, năm nào Quân cũng hứa sẽ hồi hương về Việt Nam để chia đất, chia tài sản cho những người tham gia “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tham gia “Trưng cầu dân ý”, thế nhưng cho đến thời điểm này thì tất cả chỉ là lời hứa hẹn…

Tiếp đó, để đánh vào lòng tin của một số người dân trong nước, đặc biệt là những gia đình từng có quá khứ từng tham gia Việt Nam cộng hoà; những người gặp khó khăn trong cuộc sống…, tin rằng “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là một tổ chức chính danh, được công nhận, Quân đã thuê một số người Mỹ, người da màu tham dự các cuộc họp. Đối tượng giới thiệu họ là nghị sĩ, những người “có tiếng nói” ở các tiểu bang trong chính quyền Mỹ ủng hộ tổ chức. Đối tượng còn tự vẽ, viết rồi ký vào các văn bản, giả mạo rằng giới chức Mỹ có “quan tâm” và giúp đỡ tổ chức này. Trên thực chất, tất cả chỉ là “chiêu trò” của Quân để lừa bịp, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin ở cả trong và ngoài nước tham gia vào tổ chức.

Nhưng “đi đêm cũng có ngày gặp ma”, sự thật này đã được “tiết lộ” bởi chính những người “quay xe” khi họ từ bỏ “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Một số người sau khi bí mật xác minh thì biết rằng những người được Quân giới thiệu là chính khách và nghị sĩ này thực chất chỉ là những kẻ không có nghề nghiệp ổn định, được anh ta thuê đến dự. Đó là lý do vì sao, Quân tránh không để các thành viên trong tổ chức tiếp xúc với các nghị sĩ giả này.

Với thủ đoạn này, Quân dễ dàng “qua mặt” một số người dân trong nước thiếu thông tin; khiến họ lầm tưởng rằng “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là một tổ chức chính danh; tin tưởng vào các chương trình cấp nhà miễn phí; “Trưng cầu dân ý”… Sự thực đã và đang diễn ra đã cho thấy sự lừa đảo và bản chất của Quân. Chương trình xây, cấp nhà miễn phí được Quân và “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” triển khai từ năm 2019, đến thời điểm này đã tròn 4 năm, thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một người dân nào ở trong nước được cấp nhà. Quân cứ nói rằng sắp có và chuẩn bị có nhưng thực tế là sẽ chẳng bao giờ có.

Tiếp đó là việc đánh tráo khái niệm về cái gọi là “Trưng cầu dân ý” nhằm thực hiện mục đích cá nhân của ông ta. Thực tế cho thấy, trưng cầu dân ý của Việt Nam khác hoàn toàn với cái gọi là “Trưng cầu dân ý” do Quân nghĩ ra. Chỉ là một tổ chức bất hợp pháp, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có tư cách gì để tiến hành trưng cầu dân ý? Đối tượng đã vin vào Luật trưng cầu dân ý của Việt Nam; sau đó lập lờ nói rằng, hiến pháp quy định mỗi người đều được trưng cầu dân ý và Luật trưng cầu dân ý đã có, việc bầu Quân là đúng luật nên không có sai phạm. Sau đó, Quân kêu gọi và hứa hẹn mọi người rằng khi tham gia “Trưng cầu dân ý” sẽ có tiền và nhà.

Khi tìm hiểu về tổ chức này, tôi khá ngạc nhiên bởi có những câu chuyện vô cùng hoang đường do Quân tự vẽ ra nhưng vẫn có thể “đánh” vào lòng tham của không ít người. Cụ thể, Quân từng tuyên bố rằng “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã thắng tại Toà án môi trường quốc tế, xử phạt được 18 nghìn tỷ USD do thắng kiện sau sự cố môi trường tại một tỉnh ở miền Trung. Số tiền sau khi thu hồi được sẽ phát cho người dân trong nước để xây nhà… Nếu đủ tỉnh táo thì chắc chắn nhiều người sẽ biết, đây là một điều không tưởng vì thực tế chẳng có một toà án quốc tế nào xử vụ án đó. Trong khi đó “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” chỉ là một tổ chức phản động thì có tư cách gì để khởi kiện?.

Bằng việc làm này, Quân muốn lấy sự thù hận để đi sâu, lôi kéo người dân tham gia vào tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và thực hiện việc “Trưng cầu dân ý”… Về phía người dân, khi tham gia “Trưng cầu dân ý”, họ đã vô tình cung cấp các thông tin cá nhân như CCCD, địa chỉ nhà cho đối tượng mà không biết đồng thời cũng vô tình tiếp tay cho tội phạm “mạng”. Họ không hề biết rằng, chỉ cần bán thông tin cá nhân của một người, Quân cũng có thể “đút túi” 1 USD; mà như ông ta rêu rao trên mạng xã hội thì đang có trong tay khoảng 20 triệu phiếu thông tin. Nếu các dữ liệu này được bán ra bên ngoài, dĩ nhiên Quân sẽ ung dung “bỏ túi” khoảng 20 triệu USD.

Tự nhận mình là vua nhưng khi những thành viên trong nước của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời bị bắt và xử lý do vi phạm pháp luật của Việt Nam, Quân liền “phủi tay”. Trong các cuộc hỏi FCC, khi mọi người đặt vấn đề hỏi đến vấn đề trên thì Quân nói rằng những người ở trong nước đều tự ý hoạt động; không thừa nhận lệnh của “tổng thống” nên phải chịu trách nhiệm về hành vi đã gây ra. Lúc này, một câu hỏi đặt ra là các trường hợp ở trong và nước ngoài đã và đang tham gia tổ chức đã bao giờ được Quân giúp đỡ?

Đến thời điểm này, tất cả những người đứng sau Quân là là Quách Thế Hùng, Nguyễn Đức Thắng, Kelly Triệu Thanh Hoa…, đều rời khỏi tố chức, thay vào đó là một nhân vật mà nhiều người biết đến, đó là Lâm Ái Huệ. Vậy Lâm Ái Huệ là ai? Lâm Ái Huệ người Việt gốc Hoa. Bản thân Quân đang tuyên truyền chống Trung Quốc nhưng lại trọng dụng Lâm Ái Huệ. Được biết, Huệ là người Trung Quốc, trước đây gia đình chị ta sang sinh sống tại Kiên Giang. Năm 1989, Huệ di cư, vượt biên sang Canada, làm kế toán cho một công ty dầu khí. Khi nền kinh tế thế giới suy sụp, Huệ mất việc làm, chuyển sang bán hàng đa cấp bị thua lỗ một khoản tiền rất lớn. Trong lúc này, đối tượng biết đến Quân và đã tham gia vào tổ chức này với hy vọng có thể kiếm tiền…

Huệ là người đầu tiên đề xuất, đưa Quân lên làm “Vua” vào năm 2019 nhưng bị Hùng và một số đối tượng gạt đi. Cũng vì thế, Huệ tìm mọi cách gạt những người bất đồng ý kiến với chị ta ra bên ngoài và bây giờ người đứng quyền lực cao nhất của tổ chức, sau Quân chính là Huệ…

Với những phân tích ở trên đã cho thấy, từ những mâu thuẫn; việc tranh quyền, đoạt vị và hành vi lừa đảo của Quân đã dẫn đến việc các đối tượng cộm cạn từng tham gia tích cực đã từ bỏ “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Từ thực tiễn cho thấy, trong xã hội trước những vấn đề bất cập, tiêu cực dẫn đến một bộ phận nhân dân mất lòng tin nên đã nhẹ dạ, tin theo kẻ xấu.

Một số lại cho rằng chỉ là tham gia trên mạng, nếu nhận được nhà và tiền thì tốt, chẳng có thì cũng không mất gì nên đã tham gia mà không biết rằng đây là hành vi vi phạm pháp luật. Với phương châm “đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”, trong thời gian qua, cơ quan An ninh đã tuyên truyền, vận động nhiều trường hợp ở trong nước, để họ hiểu hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Từ đó, nhiều người đã “quay đầu là bờ”.    

Nguồn: Báo CAND       

Lật tẩy bản chất của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"

Với các hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền, phá hoại sự ổn định phát triển của đất nước bằng bạo động, vũ trang, tháng 1/2018, Bộ Công an đã thông báo "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là một tổ chức khủng bố.

Cùng với công tác đấu tranh, xử lý, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương đã tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu được bản chất của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời". Đến thời điểm này, nhiều đối tượng từng là thành viên cốt cán của tổ chức và một số người từng bị lôi kéo đã từ bỏ, không tham gia vào tổ chức.

Bài 1: Khi những người trong cuộc bỏ "cuộc chơi"

Trong khoảng 4 năm (từ năm 2015-2019) những người theo dõi tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" chắc hẳn đều biết các đối tượng cốt cán, đứng sau Đào Minh Quân là những cái tên như Quách Thế Hùng; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa) và Nguyễn Đức Thắng… Song đến thời điểm này, các đối tượng này đều đã từ bỏ tổ chức. 

Quy y cửa Phật, nhận ra sai lầm

Một trong số đó là Kelly Triệu hay Kelly Triệu Thanh Hoa. Kelly Triệu còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh (SN 1968, sống tại Westminster, California, Mỹ). Sau một thời gian hoạt động, đến thời điểm này, Huỳnh đã từ bỏ tổ chức, tìm đến cửa Phật như một sự giải thoát!. Vì sao một đối tượng cầm đầu, cốt cán của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" lại tự rời bỏ nếu tổ chức này có "thực lực" như những lời Đào Minh Quân vẫn ra rả tuyên truyền trên mạng xã hội.

Lật tẩy bản chất của tổ chức 

Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh sau một thời gian hoạt động đã từ bỏ tổ chức, tìm đến cửa Phật như một sự giải thoát.

Để lý giải cho vấn đề này, trước hết phải lật ngược lại thời gian khi Huỳnh tham gia vào tổ chức. Khoảng tháng 2/2012, trong quá trình làm từ thiện tại một số thành phố ở bang California, Huỳnh quen biết và được Sloan Trương, đại biểu của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" tại Garden Grove, kiêm phụ trách cái gọi là "Ban tài chính" tuyên truyền, giới thiệu, lôi kéo tham gia vào tổ chức. Trước đó, bố Huỳnh từng là đại uý cảnh sát của chế độ Việt Nam cộng hoà nên khi nhận thấy tôn chỉ, mục đích hoạt động của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam, khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hoà, phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của Huỳnh nên bà ta đã đồng ý tham gia tổ chức này.

Sau đó, Huỳnh được Nguyễn Đức Thắng (SN 1951, sống tại Mỹ), đối tượng được phong là Thiếu tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục tiếp vận của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời", nguyên Chánh văn phòng "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" hướng dẫn cách viết đơn và hoàn tất các thủ tục gia nhập tổ chức, với bí danh "Kelly Triệu Thanh Hoa"; phân công làm "Đại biểu của Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" tại Westminter.

Tháng 7/2016, Huỳnh được "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" phong cấp hàm chuẩn tướng, phân công nhiệm vụ phụ trách thanh niên. Không lâu sau đó, đối tượng được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Nha nhân viên - Bộ Quốc phòng. Dưới sự chỉ đạo của Đào Minh Quân, Huỳnh đã thực hiện hàng loạt các hoạt động chống phá quyết liệt.

Cụ thể, đối tượng sử dụng mạng xã hội, móc nối, lôi kéo hơn 30 người tham gia vào tổ chức này; đồng thời thường xuyên sử dụng 2 tài khoản Facebook "Kelly Trieu" và "Thanh Hoa Trieu" để đăng tải, chia sẻ các bài viết, vi deo, hình ảnh có nội dung tuyên truyền về đường lối hoạt động của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"; ca ngợi, suy tôn hình ảnh Đào Minh Quân; kêu gọi người dân đăng ký tham gia "Trưng cầu dân ý"; bầu Đào Minh Quân làm "Tổng thống Đệ tam Việt Nam cộng hoà".

Chìm đắm trong "giấc mộng" do Quân và một số đối tượng dựng lên trong khoảng 10 năm, khoảng năm 2018, Huỳnh phát hiện Quân và số cốt cán của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" lập các công ty giả để kêu gọi thành viên đóng góp cổ phần chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Cùng với đó là những bức xúc, bất mãn âm ỉ đã dồn góp lâu ngày do đã đóng góp nhiều tiền, công sức cho hoạt động của tổ chức nhưng không được ghi nhận công trạng nên đối tượng đã chủ động chấm dứt liên hệ, gặp gỡ với các thành viên của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" và xuất gia, đi tu. 

Năm 2022, dưới tên được "cha sinh, mẹ đẻ" đặt là Huỳnh, đối tượng tìm về quê hương, đất nước. Gần đây nhất, vào ngày 29/8, Huỳnh tiếp tục về Việt Nam để tham dự lễ " Tự tứ kế khoá an cư kiết hạ" (lễ ra hạ/làm từ thiện tại TP Hồ Chí Minh). Để tránh bị liên luỵ do Bộ Công an đã công bố tên Kelly Triệu là thành viên tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" trên cổng thông tin điện tử; đồng thời cũng muốn quên đi quá khứ, đối tượng đã sử dụng tên là Huỳnh làm thủ tục nhập cảnh về nước. Dẫu là muộn nhưng "có vẫn còn hơn không"!

Ngoài Huỳnh, một số đối tượng từng là thành viên cốt cán trong bộ máy của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" trước đây cũng tuyên bố ly khai khỏi tổ chức như Quách Thế Hùng, Đại tướng, Chủ tịch hội đồng quốc lão, kiêm Phó tổng Tư lệnh quân lực Việt Nam Cộng hoà; Nguyễn Đức Thắng, Thiếu tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục tiếp vận "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" (nguyên Chánh văn phòng "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"); Trần Trưng Nguyệt Ánh, Chuẩn tướng, Thứ trưởng Bộ An sinh xã hội; Nguyễn Huy Hoàng, Đại tá, Chánh Văn phòng "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"; Đỗ Đức T, Đại tá, tuỳ viên quân sự; Tuệ Lan, Chủ tịch hội đồng tôn giáo.

Còng lưng trả nợ vì nghe theo kẻ "tâm thần chính trị"

Đó là câu chuyện của Quách Thế Hùng (SN 1948), một đối tượng cốt cán từng chống cộng quyết liệt. Hùng mang quốc tịch Mỹ, là bác sĩ, đi du học ở Mỹ năm 1974. Đối tượng từng tham gia lễ kỷ niệm "Ngày thành lập quân lực Việt Nam cộng hoà" tại "Tụ nghĩa đường" Mỹ nhằm "Tưởng niệm quân đội Việt Nam cộng hoà đã hy sinh vì lý tưởng tự do".

Thông qua đó, Hùng và các đối tượng đã tuyên truyền, khuyếch trương về hoạt động của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"; kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia chương trình "Trưng cầu dân ý" đợt 2 bầu Quân về nước làm Tổng thống "Đệ tam Việt Nam cộng hoà" nhằm "giải thể" Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hùng còn tham gia tuyên truyền cái gọi là "Thi đua truyền thống quốc tế" với nội dung gồm thuyết trình các phim, ảnh, tư liệu về tiểu sử Quân; xây dựng các bài viết ca ngợi tinh thần "đấu tranh" của các thành viên trong nước; biên soạn tài liệu, sách, báo giới thiệu về "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"…

Không dừng lại ở đó, Hùng còn cùng đồng bọn xây dựng tượng đài Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ tại "Tụ nghĩa đường"; xuyên tạc chính quyền Việt Nam "hèn nhát" không dám đề cập đến sự kiện lịch sử liên quan đến các cuộc xâm lược của Trung Quốc; ủng hộ Quân và "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" về Việt Nam tiếp quản chính quyền, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Hùng cùng các đối tượng cốt cán đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phá hoại tư tưởng. Đối tượng còn triệt để lợi dụng việc trong nước tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XIII; bầu cử quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp để tán phát hàng nghìn tài liệu, bài viết, video nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tuyên truyền, xuyên tạc tình hình bầu cử, tình hình chống dịch tại Việt Nam; kêu gọi nhân dân tẩy chay bầu cử, tẩy chay việc tiêm vaccine của Trung Quốc. Song đến thời điểm này, Hùng đã không tham gia tổ chức. Từng là những đối tượng hoạt động tích cực; tham gia với vai trò điều hành, cốt cán, vì sao các đối tượng cầm đầu tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lại từ bỏ tổ chức"?

Nguồn: Báo CAND

Tỉnh táo với luận điệu “thúc đẩy tự do học thuật” nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng

 Đổi mới giáo dục theo hướng phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong thời kỳ mới của Đảng ta. Tuy nhiên, những năm gần đây, lợi dụng việc đổi mới trong giáo dục của ta, các thế lực thù địch, phản động tung ra luận điệu “thúc đẩy tự do học thuật” nhằm tách giáo dục ra khỏi chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cảnh giác trước luận điệu “tự do học thuật” phi giai cấp

Theo nhiều học giả phương Tây, “tự do học thuật” được hiểu là “tự do của một người trong việc giảng dạy và nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự thật không giới hạn mà không gặp phải nỗi sợ hãi về hình phạt hay mất việc vì đã xâm phạm một quan điểm chính thống về chính trị, tôn giáo hay xã hội”; hay “Tự do học thuật là sự tự do của người dạy và người học trong việc dạy, học, tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hay giới hạn vô lý của pháp luật, nội quy hay áp lực công cộng”.

Những quan điểm đó đang được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá cách mạng Việt Nam cổ xúy, tung hô. Cùng với đó, họ tổ chức “hội thảo khoa học” bàn về vấn đề này và kêu gọi học sinh, sinh viên Việt Nam đấu tranh cho cái gọi là “đòi quyền tự do học thuật”.

Theo những quan điểm trên thì giáo dục phải đứng ngoài chính trị, nhà nước và giai cấp cầm quyền không được quy định về nội dung giáo dục hay truyền bá, lồng ghép tư tưởng chính trị của mình vào việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai để bảo vệ quyền và lợi ích của chính giai cấp họ.

Tuy nhiên, quan điểm “tự do học thuật” theo ý nghĩa trên chưa bao giờ tồn tại trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp. Kể từ khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời, giai cấp chủ nô đã xem giáo dục là công cụ để thực hiện mục đích chính trị và bảo vệ nền chính trị, họ đã lợi dụng những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn để thâu tóm quyền lực, lợi dụng kinh thánh, giáo lý của các tôn giáo này để mị dân, ru ngủ, thủ tiêu tinh thần, ý chí phản kháng của quần chúng nhân dân nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình.

Tỉnh táo với luận điệu “thúc đẩy tự do học thuật” nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng
Ảnh minh họa: TTXVN 

 

Sang thời kỳ phong kiến, tầng lớp vua quan, quý tộc, địa chủ đã tìm mọi cách để nhồi nhét vào đầu óc của quần chúng nhân dân tư tưởng “trung quân” (trung với vua); trong dạy học và giáo dục thì coi trọng truyền bá cho người học những tư tưởng xem vua là thiên tử, “lệnh vua là mệnh trời”, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”.

Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, sau khi lợi dụng được quần chúng nhân dân lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư sản lại một lần nữa ra sức lợi dụng kinh thánh, giáo lý của những tôn giáo lớn hoặc thông qua nền giáo dục tư bản chủ nghĩa để truyền bá những tư tưởng tư sản. Bên cạnh đó, họ còn tung ra những chiêu bài với cái gọi là “tự do”, “dân chủ” theo kiểu hỗn độn trong một khuôn khổ nhất định, khuyến khích lối sống không quan tâm đến xã hội để dễ quản lý và bóc lột.

Nhận thức đúng quan điểm mác-xít về vai trò to lớn của giáo dục

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quán triệt quan điểm của C.Mác: “Lý luận cũng có thể trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng”, những người cộng sản đã làm cho Chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong phong trào công nhân thế giới, tạo nên một sức mạnh góp phần lật đổ ách thống trị của phong kiến, đế quốc, thực dân. Thực tiễn đã chứng minh rằng, nếu muốn cầm quyền, đảng chính trị (chính đảng) nhất thiết phải có một nền tảng tư tưởng riêng, không được tách rời và cần phải ra sức truyền bá nền tảng tư tưởng đó vào lực lượng quần chúng của mình, trừ khi muốn biến nó thành một đảng hay một tổ chức khác. V.I.Lênin đã khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”.

Vận dụng trung thành và sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò vô cùng to lớn của giáo dục. Người chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục vì con người, có vai trò huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của nền giáo dục là “phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế”.

Chống việc lợi dụng “tự do học thuật” với dụng ý chính trị xấu

Ở Việt Nam, những năm gần đây, nhất là khi Luật Giáo dục đại học năm 2012 được ban hành (sửa đổi, bổ sung năm 2018), nhiều ý kiến trong và ngoài nước cho rằng cần “thúc đẩy tự do học thuật” để đưa nền giáo dục Việt Nam bắt kịp thế giới. Một số ý kiến còn đưa ra những dẫn chứng về cơ sở pháp lý cho rằng tự do học thuật được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Họ đã trích Điều 25 Hiến pháp năm 2013 của nước ta: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” và luận giải rằng, quyền tự do học thuật hàm chứa trong quyền tự do ngôn luận đã được hiến định từ lâu. Họ còn trích khoản 3, Điều 32 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định: “Cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn”; khoản 7, Điều 55 của Luật này quy định giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học” và cho rằng cách diễn đạt này thể hiện tinh thần của quyền tự do học thuật.

Trên thực tế, Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định về tự do học thuật theo kiểu “tự do của một người trong việc giảng dạy và nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự thật không giới hạn mà không gặp phải nỗi sợ hãi về hình phạt hay mất việc vì đã xâm phạm một quan điểm chính thống về chính trị, tôn giáo hay xã hội”, mà chỉ quy định về việc tự do ngôn luận, tự chủ về việc giáo dục, đào tạo theo luật định. Khoản 11, Điều 1 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định: “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”. Khoản 7, Điều 55 của Luật này cũng quy định: Giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”.

Như vậy, những quy định của Luật Giáo dục đại học hiện hành quy định rõ các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ trong việc ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học-công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật và những chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của xã hội Việt Nam, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội Việt Nam, hoàn toàn không quy định về việc người dạy và người học có thể tự do bày tỏ quan điểm, nghiên cứu những vấn đề không chịu sự ràng buộc của quan điểm chính trị hay tôn giáo.

Tự do học thuật ở Việt Nam cần được hiểu là việc người dạy và người học có quyền lựa chọn những vấn đề nghiên cứu, phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa và quy định của pháp luật Việt Nam vì mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam; phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tỉnh táo để đi đúng hướng

Thực chất việc “thúc đẩy tự do học thuật” mà các thế lực thù địch rêu rao là đặt giáo dục ra ngoài chính trị, nhưng đây chính là một thủ đoạn nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại văn hóa và truyền thống của dân tộc ta, làm cho giáo dục không thể thực hiện được chức năng giáo dục nhân cách, chức năng định hướng tư tưởng, xây dựng niềm tin cho người học. Chính vì vậy, mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là những người làm công tác giáo dục cần phải hết sức tỉnh táo để công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam đi đúng hướng.

Giáo dục là công cụ sắc bén nhất để bảo vệ chính trị, là vấn đề cốt lõi, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của một quốc gia, dân tộc; chính giáo dục cùng với hệ thống pháp luật làm cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội. Vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên hiểu đúng vai trò của giáo dục đối với sự tồn vong của chế độ, với sự tồn tại, phát triển của quốc gia, dân tộc, hiểu đúng ý nghĩa của thuật ngữ “tự do học thuật” và việc thực hiện quyền tự chủ trong học thuật của các cơ sở giáo dục.

Trong đổi mới giáo dục và thực hiện quyền tự chủ về học thuật, các cơ sở giáo dục-đào tạo cần tuân thủ nghiêm túc những quy định của Hiến pháp và pháp luật; việc đổi mới và thực hiện quyền tự chủ về học thuật phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác-Lênin được cấu thành bởi 3 bộ phận là triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Trước đây, 3 bộ phận này được tổ chức giảng dạy bài bản, chuyên sâu trong chương trình đào tạo đại học. Tuy nhiên những năm gần đây, do giảm thời lượng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, một số cơ sở giáo dục đã và đang có biểu hiện xem nhẹ việc giảng dạy 3 môn học quan trọng này. Mặt khác, việc lựa chọn các môn lý luận tự chọn của sinh viên hiện nay chủ yếu dựa vào cảm tính và tự tìm hiểu qua các lớp học trước nên động cơ, thái độ học tập của các em có thời điểm chưa đúng đắn, chưa tích cực.

Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục cần cân nhắc kỹ lưỡng việc quy định tên của môn học, việc cắt giảm thời lượng lý thuyết, nhất là thời lượng dạy học 3 môn cấu thành nên Chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời làm tốt công tác quy định, định hướng cho việc lựa chọn các môn học tự chọn, các nội dung nghiên cứu của người học. Trong tình hình hiện nay, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc giảng dạy, giáo dục lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin trong các cơ sở giáo dục đại học cũng là một giải pháp hữu hiệu để góp phần phòng ngừa việc lợi dụng “tự do học thuật” nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đại tá, Thạc sĩ TRƯƠNG THANH QUẢNG (Hệ Chiến dịch-Chiến lược, Học viện Quốc phòng)

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

 Thời gian qua, lợi dụng những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thông qua nhiều âm mưu nham hiểm nhằm xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Sự nham hiểm của những luận điệu xuyên tạc

Biển là không gian chiến lược mở, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đường lối, chiến lược và tương lai phát triển của đất nước. Biển Đông là “bản lề” nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là nơi hội tụ lợi ích chiến lược và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Về mặt tiềm năng phát triển, Biển Đông có nhiều lợi thế. Nơi đây đã và đang trở thành tâm điểm của sự cạnh tranh lợi ích, quyền lực và tầm ảnh hưởng của các nước lớn, được các chuyên gia quân sự ví như vùng “chảo lửa” trên bàn cờ chính trị của khu vực với nhiều diễn biến phức tạp, nhạy cảm.

Lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị khai thác triệt để, biến tấu thành nhiều bài viết, hình ảnh, video nhằm bịa đặt tình hình, bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong công tác quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo; lợi dụng các trang mạng xã hội để lan truyền, tán phát thông tin, gây tâm lý hoang mang, bất ổn, chia rẽ đoàn kết trong nước và quốc tế.

Với những nội dung xuyên tạc xảo trá, họ thường lặp đi lặp lại luận điệu cũ rích rằng: “Cộng sản Việt Nam làm ngơ về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông”; Đảng, Nhà nước Việt Nam im lặng vì đã thỏa hiệp với nước lớn, không cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình Biển Đông, không có giải pháp đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo... Những thông tin xuyên tạc này ít nhiều đã tác động tiêu cực tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của một bộ phận nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.

Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo. Quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết, kiên trì đấu tranh quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên các vùng biển, đảo quốc gia. Sinh thời, khi đến thăm cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Những năm qua, Đảng ta luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển mạnh kinh tế-xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-2-2007 “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo”. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định: “Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”. Tại Đại hội XIII (năm 2021), Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”.

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Ngư dân lao động trên vùng biển Phú Yên. Ảnh: ĐÌNH HOÀNG 

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo là một bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng không thể tách rời, bất khả xâm phạm của Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc nói chung, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, bảo đảm an ninh, an toàn và lợi ích quốc gia-dân tộc trên các vùng biển, đảo nói riêng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quá trình hoạch định và triển khai thực hiện đường lối bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại và tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phát triển kinh tế biển gắn với quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia bằng biện pháp hòa bình

Bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trong đó chủ quyền biển, đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, về biện pháp tiến hành, cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, linh hoạt, thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong các tình huống cụ thể với mục tiêu cao nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia-dân tộc. Quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quốc gia theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là rất rõ ràng và hoàn toàn có đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.

Với những vấn đề còn tồn tại bất đồng, tranh chấp, Việt Nam nhất quán giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế. Là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã tham gia ký kết UNCLOS 1982, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật pháp và nguyên tắc quan hệ quốc tế; kiên trì con đường giải quyết các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực, quốc tế.

Trên thực tế, trong những thời điểm mà quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông bị đe dọa, Đảng, Nhà nước và toàn dân ta luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình trên các diễn đàn quốc tế, khu vực thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi đoàn các cấp trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; chủ động kiềm chế, không có các hành động khiêu khích, không làm phức tạp tình hình; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thể hiện thiện chí để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình để giải quyết bất đồng, tranh chấp với các bên, các nước có liên quan, như biện pháp ngoại giao (đàm phán hòa bình; thương lượng; điều tra; trung gian hòa giải; sử dụng các tổ chức quốc tế, khu vực; ký kết các hiệp định song phương, đa phương...).

Trên tinh thần đó, Việt Nam luôn nỗ lực cao nhất để xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn trên biển; duy trì quan hệ hữu nghị với các bên, các nước. Kiên trì mục tiêu không để nước ngoài lấn chiếm nhưng cũng không để xảy ra xung đột; kiên trì tìm kiếm giải pháp lâu dài và yêu cầu các bên liên quan không có những hành động quá khích, cực đoan, làm phức tạp thêm tình hình, tuân thủ các cam kết đã ký kết, giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và nguyên tắc chung sống hòa bình. Coi trọng thúc đẩy xây dựng lòng tin chiến lược với các đối tác; đẩy mạnh hợp tác đa phương trên các lĩnh vực bảo đảm an ninh, nghiên cứu khoa học-công nghệ, phòng, chống tội phạm trên biển... để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Một mặt, Việt Nam không tạo phe, không kết nhóm, không chọn bên, không liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam nhằm tấn công các nước khác, không đi theo nước này để chống lại nước kia, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, chúng ta cũng không mơ hồ, mất cảnh giác, né tránh, nhân nhượng vô nguyên tắc, không thụ động, không dựa dẫm, không trông chờ ỷ lại; không mắc mưu lôi kéo, kích động, khiêu khích của bất cứ thế lực nào; chỉ chọn theo chân lý, đứng về lẽ phải, dựa trên luật pháp quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển.

Nhằm quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, thực hiện phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” trên tinh thần “thêm bạn, bớt thù”, tranh thủ tối đa sự đồng thuận, ủng hộ của các bên liên quan cùng các nước trong khu vực và trên thế giới để hạn chế những bất đồng, khắc phục sự khác biệt, triệt để khai thác các nhân tố có lợi từ bên ngoài tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Tập trung giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật trên biển (hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư, dân quân tự vệ biển) vững mạnh; xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng chính trị-tinh thần vững chắc.

Tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động khai thác, quản lý, bảo vệ biển, đảo phù hợp với luật pháp quốc tế. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, pháp lý, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh; tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại quốc phòng về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.

Những quan điểm nêu trên là đường lối chính trị, căn cứ pháp lý để xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin trong nước, quốc tế, tạo thành nền tảng và sức mạnh tổng hợp quốc gia; đồng thời là cơ sở để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động; để dư luận quốc tế hiểu rõ về lập trường, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong tình hình hiện nay.

Đại tá, ThS TRẦN ĐỨC TIẾN, Khoa Lịch sử nghệ thuật quân sự, Học viện Chính trị

Trụ cột nòng cốt hợp tác giữa Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam

Chiều 5-12, tại Thủ đô Vientiane, Lào, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ nhất, 3 Ủy ban Đối ngoại Quốc hội CLV họp; Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam làm việc với Tổng thư ký Quốc hội Lào.

Tại phiên họp, các đại biểu nhất trí đánh giá Quốc hội ba nước đã thực hiện tốt công tác giám sát, thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận, cam kết trong tất cả các lĩnh vực giữa ba Chính phủ, góp phần phát triển khu vực CLV-DTA, làm sâu sắc và bền chặt hơn quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa ba nước. Phiên họp nhất trí ba Quốc hội cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa, phối hợp giữa đối ngoại nghị viện và ngoại giao để có thể ứng phó các thách thức và phát huy các tiềm năng của ba nước, nhất là khu vực CLV-DTA.

Trụ cột nòng cốt hợp tác giữa Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam
 Phiên họp 3 Ủy ban Đối ngoại Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam.
 

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Vũ Hải Hà đánh giá chính trị - đối ngoại là một trụ cột nòng cốt trong hợp tác giữa ba Quốc hội cũng như ba nước. Trong giai đoạn mới, hợp tác chặt chẽ giữa ba Quốc hội và ba nước là nhu cầu tất yếu và mang tính chiến lược. Chủ nhiệm Vũ Hải Hà đề nghị Quốc hội ba nước CLV tiếp tục phối hợp, tăng cường trụ cột quốc phòng - an ninh, xây dựng tuyến biên giới, ngăn chặn cách mạng màu, ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống, thực hiện các thỏa thuận đã ký kết, vận động nguồn lực bên ngoài để kết nối ba nền kinh tế, gia tăng hợp tác địa phương dọc biên giới khu CLV-DTA, lập Nhóm nghị sĩ khu vực Tam giác phát triển. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá sau hơn 20 năm phát triển, hợp tác CLV-DTA khẳng định là cơ chế hợp tác hiệu quả. Thứ trưởng đề xuất các biện pháp tăng cường phối hợp giữa Ngoại giao và Quốc hội ba nước trong bối cảnh mới là gia tăng giá trị chiến lược của tình đoàn kết hữu nghị ba nước, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại các cơ chế quốc hội; đẩy mạnh quan hệ hợp tác thực chất trên tất cả các lĩnh vực, với trọng tâm là kết nối, phát triển nguồn nhân lực, triển khai mô hình “ba nước, một điểm đến”, hỗ trợ doanh nghiệp; đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hợp tác tiểu vùng Mê Công; thúc đẩy hợp tác với các đối tác phát triển nhằm thu hút nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao vai trò lập pháp của Quốc hội ba nước, bảo đảm nguồn lực thực hiện hiệu quả các cam kết để xây dựng khu vực CLV-DTA phồn vinh và thịnh vượng.

* Cùng ngày, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có cuộc làm việc với Tổng thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma.

Trụ cột nòng cốt hợp tác giữa Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và đoàn Việt Nam. 

Tại cuộc làm việc, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chúc mừng và đánh giá cao công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước CLV lần thứ nhất với chương trình nghị sự phong phú, thiết thực, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Quốc hội ba nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa ba nước. 

Tổng thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma nồng nhiệt chào mừng Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cùng các thành viên Ban Thư ký của Quốc hội Việt Nam tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước CLV, thăm và làm việc tại Lào của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; trân trọng cảm ơn sự chia sẻ, hỗ trợ của Ban Thư ký, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đối với Ban Thư ký Quốc hội Lào trong quá trình tham mưu, phục vụ Quốc hội Lào chuẩn bị tổ chức Hội nghị cấp cao lần này; mong muốn Văn phòng Quốc hội Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Ban Thư ký Quốc hội Lào trong công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng AIPA-45 trong năm 2024, nghiên cứu mở lớp học tiếng Việt tại Lào và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ Lào trong công tác báo chí, thông tin truyền thông về Quốc hội. 

Trụ cột nòng cốt hợp tác giữa Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trao quà tặng Tổng thư ký Quốc hội Lào. 

Hai Tổng thư ký Quốc hội bày tỏ vui mừng về những kết quả tích cực trong quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước và quan hệ hợp tác giữa Ban Thư ký, Văn phòng Quốc hội hai nước thời gian qua. Hai bên đã triển khai hiệu quả các nội dung Thỏa thuận hợp tác được ký giữa Quốc hội hai nước và Ban Thư ký, Văn phòng Quốc hội hai nước được ký trong chuyến thăm chính thức Lào năm 2022 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ...

 
Trụ cột nòng cốt hợp tác giữa Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam
Tổng thư ký Quốc hội Lào và đại biểu Lào tại cuộc gặp mặt. 

Hai Tổng thư ký Quốc hội nhất trí cho rằng, cùng với việc Quốc hội 3 nước đã thiết lập cơ chế hợp tác ở cấp cao nhất, 3 cơ quan tham mưu, giúp việc cho Quốc hội 3 nước cũng cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động và phối hợp tham mưu, phục vụ Quốc hội 3 nước triển khai kịp thời, hiệu quả các nội dung của Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước CLV lần thứ nhất cũng như các hoạt động hợp tác giữa Quốc hội 3 nước trong thời gian tới. 

Nhân dịp này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã trao quà của Quốc hội Việt Nam tặng Quốc hội Lào.

Tin, ảnh: CHIẾN THẮNG (từ Vientiane, Lào)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam

Sáng 5-12, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc và Phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ nhất. Hội nghị có sự tham dự của hơn 350 đại biểu là đại biểu Quốc hội, đại diện các bộ, ngành và địa phương của ba nước, đại diện của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) và Hàn Quốc (KOICA).

Tham dự và phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chúc mừng Quốc hội 3 nước CLV đã nâng hợp tác lên cấp Chủ tịch của 3 Quốc hội; đánh giá cao việc 3 Quốc hội tiếp tục hợp tác toàn diện, hỗ trợ các Chính phủ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm an ninh - xã hội tại khu vực Tam giác phát triển CLV nói riêng và 3 nước nói chung. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith phát biểu. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đề nghị ba Quốc hội tiếp tục nâng cao vai trò Quốc hội, nhất là trong việc giám sát, đôn đốc thúc đẩy các dự án hợp tác giữa 3 nước và với quốc tế.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước CLV lần thứ nhất có ý nghĩa lịch sử trong hợp tác Quốc hội 3 nước. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực ngày càng nhiều thách thức đan xen cơ hội, trên cơ sở những thành tựu trong hợp tác giữa Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam trong những thập kỷ qua, Quốc hội ba nước cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị đoàn kết Campuchia-Lào-Việt Nam, tăng cường hợp tác kinh tế - văn hóa - xã hội. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane phát biểu. 

Tại Phiên toàn thể thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam chia sẻ đánh giá việc  thành lập Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước CLV góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa 3 nước CLV. Ba Chủ tịch Quốc hội khẳng định cam kết tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác và đối tác nghị viện nhằm duy trì hợp tác chặt chẽ, cùng có lợi giữa Quốc hội 3 nước, qua đó vun đắp tình hữu nghị đoàn kết, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực của 3 nước. 

Đặc biệt, ba Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh vai trò giám sát của Quốc hội trong ứng phó các thách thức toàn cầu, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận, dự án chung vì lợi ích chung của người dân trong khu vực Tam giác phát triển CLV (CLV-DTA) nói riêng và ba nước nói chung.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Campuchia phát biểu tại hội nghị. 

Trong phát biểu tại Phiên toàn thể thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quan hệ đoàn kết hữu nghị, gắn bó và tin cậy chính trị giữa 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam là di sản vô giá, có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của 3 nước. Việt Nam luôn coi trọng và coi đây là nhiệm vụ chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định việc thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV là mốc son quan trọng trong lịch sử hợp tác giữa ba Quốc hội, đánh dấu sự nâng tầm hợp tác giữa ba cơ quan lập pháp lên cấp cao nhất, là bước hiện thực hóa kết quả đạt được tại cuộc gặp cấp cao của người đứng đầu ba Đảng tháng 9-2021. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề xuất nhiều biện pháp tăng cường hợp tác giữa ba Quốc hội Campuchia-Lào-Việt Nam. Về chính trị - đối ngoại, Quốc hội 3 nước tiếp tục cùng nhau gìn giữ, vun đắp, gia tăng giá trị chiến lược của tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Campuchia-Lào-Việt Nam. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị.

Ba cơ quan lập pháp tăng cường hợp tác trong hoàn thiện thể chế, ban hành chính sách pháp luật hỗ trợ các Chính phủ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại các cơ chế hợp tác nghị viện IPU, APPF, AIPA, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng Mê Công. 

Về kinh tế, thương mại, đầu tư, Quốc hội ba nước tiếp tục giám sát triển khai hiệu quả các văn kiện hợp tác đã ký, đàm phán để ký văn kiện mới tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thuận lợi trong hợp tác giữa song phương cũng như giữa ba nước nhằm tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, tăng cường bổ trợ, kết nối giữa ba nền kinh tế CLV; chú trọng các cơ chế, chính sách đặc thù cho khu vực CLV-DTA. Về văn hóa - xã hội, Quốc hội ba nước phối hợp, giám sát việc tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, xúc tiến mô hình “3 quốc gia - 1 điểm đến”, thúc đẩy hợp tác y tế, giáo dục - đào tạo, giao lưu văn hóa, góp phần giáo dục thế hệ trẻ 3 nước về quan hệ hữu nghị Campuchia-Lào-Việt Nam. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị. 

Đặc biệt, ba Quốc hội chú trọng đề nghị các Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người gốc Việt, Campuchia, Lào sinh sống, học tập, làm việc tại mỗi nước. Về môi trường và biến đổi khí hậu, ba Quốc hội tăng cường phối hợp, trao đổi về thông qua các luật và hợp tác với các đối tác liên quan đến môi trường, tài nguyên nước, nhất là quản lý và sử dụng bền vững, hiệu quả nguồn nước sông Mê Công vì lợi ích chung và mỗi quốc gia ven sông. Quốc hội 3 nước khuyến khích các Chính phủ và các bên liên quan thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu, ứng phó biến đổi khí hậu. 

Về quốc phòng, an ninh, Quốc hội ba nước tiếp tục ủng hộ lẫn nhau để bảo đảm giữ vững ổn định, trật tự, an ninh ở mỗi nước, không để cho bất kỳ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ nước này chống nước kia. Cơ quan lập pháp 3 nước tạo điều kiện thúc đẩy sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền giữa các nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và 3 Chủ tịch Quốc hội CLV và các đại biểu dự Lễ khai mạc hội nghị. 

Chia sẻ tại Hội nghị, đại diện của WB, ADB, JICA và KOICA đánh giá cao hợp tác Quốc hội giữa ba nước CLV, hỗ trợ thúc đẩy hợp tác bổ trợ lẫn nhau giữa các địa phương khu vực CLV-DTA, từ đó lan tỏa kết nối 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam. Các thể chế tài chính quốc tế và cơ quan hợp tác của Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết tiếp tục hỗ trợ 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam phát triển bền vững, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

* Ngay trước Lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhấn mạnh quan hệ 3 nước ở cả ba cơ chế Người đứng đầu ba Đảng, ba Thủ tướng và ba Chủ tịch Quốc hội như kiềng 3 chân, góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ gắn bó giữa 3 nước để đem lại lợi ích cho nhân dân ba nước, đặc biệt là người dân trong khu vực CLV-DTA. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam
Ba trưởng đoàn và các đại biểu tới chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của Hội nghị đặc biệt diễn ra đúng dịp kỷ niệm 48 năm Quốc khánh Lào. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hội nghị là mốc son quan trọng hiện thực hóa thỏa thuận Người đứng đầu 3 Đảng, tạo thêm cơ chế cấp cao mới, tạo thế kiềng 3 chân, góp phần đem lại phồn vinh cho người dân 3 nước, cùng các nước ASEAN bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tin tưởng kết quả Hội nghị lần này sẽ là cơ sở tốt để Việt Nam chuẩn bị tổ chức Hội nghị tiếp theo. Hai Chủ tịch Quốc hội Campuchia và Việt Nam khẳng định sẵn sàng ủng hộ, hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch AIPA 2024.

Tin, ảnh: CHIẾN THẮNG (từ Vientiane, Lào)

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...