Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

 Tin giả đang nổi lên thành vấn nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn nạn tin giả diễn ra tràn lan, gây thiệt hại lớn trên nhiều lĩnh vực, phương diện, nhất là các thế lực thù địch sử dụng tin giả để thực hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta. Do vậy, ngăn chặn, triệt phá tin giả, thông tin xấu độc là nhiệm vụ cấp thiết trong kỷ nguyên số.

Tin giả - hậu quả thật

Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là thông tin cố ý bịa đặt hoặc dùng thủ thuật lừa bịp bằng cách lan truyền qua phương tiện truyền thông hay mạng xã hội (MXH). Tin giả thường được tạo ra để tác động đến tư tưởng, quan điểm, tình cảm, cảm xúc, thái độ, hành vi của người dân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến thực tiễn, nhằm thực hiện các mục đích chính trị, lợi ích kinh tế hay ý đồ xấu xa của chủ thể tiến hành.

Trong điều kiện mới với xu thế phát triển nhanh của MXH và các nền tảng MXH xuyên biên giới, kéo theo việc các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng, tung tin giả ngày càng phổ biến với nhiều chiêu trò, cách thức, thậm chí rất khó nhận diện, đấu tranh, đẩy lùi.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng internet rất cao. Bởi vậy, khi tin giả xuất hiện thì cường độ, tốc độ lan truyền nhanh, tác động rất lớn đến đời sống trên không gian mạng và cộng đồng xã hội. Ví như, khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4-2022, loạt tin đồn thất thiệt trên MXH về việc một số doanh nghiệp ngoài nhà nước niêm yết trên sàn chứng khoán bị thanh tra chuyên đề (hoạt động phát hành trái phiếu và việc thực hiện pháp luật về kế toán, thuế, chứng khoán) gây hoang mang cho nhà đầu tư và gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp. Ngay sau đó, dù có thông tin chính thống để đính chính, trấn an cổ đông, nhà đầu tư nhưng cổ phiếu của các doanh nghiệp này vẫn liên tục giảm mạnh. Điều đó cho thấy, chỉ vì tin giả mà kinh tế đất nước bị ảnh hưởng, chi phối rất nghiêm trọng.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản 

Tương tự, tin giả xuất hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là những vấn đề, lĩnh vực "nóng", "nhạy cảm" liên quan đến công tác nhân sự, bầu cử, bỏ phiếu tín nhiệm, xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao... Tin giả cũng thường xuất hiện trước những sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, đất nước, Quân đội với tần suất ngày càng nhiều và mức độ nguy hiểm, phức tạp khó lường. Đặc biệt, thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin giả về tình hình sức khỏe của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, gây xáo trộn đến tư tưởng, tình cảm và niềm tin của quần chúng; thậm chí còn tạo ra sự hoang mang, tâm lý tiêu cực trong đời sống xã hội.

Rõ ràng, tin giả là một loại thông tin không có thật, nhưng hệ quả và tác hại của nó thì có thật; ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh. Chẳng hạn, vào những năm 80, 90 của thế kỷ 20, trên địa bàn Tây Nguyên, các thế lực phản động ở nước ngoài cấu kết với FULRO tung tin giả về việc người Kinh đang chiếm đất của người Thượng, rồi kích động, lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập biểu tình, gây rối chính trị ở nhiều địa bàn Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004. Tương tự, những sự vụ, sự việc diễn ra ở Thái Bình (năm 1997), Mường Nhé, Điện Biên (năm 2011) và các "điểm nóng" ở Tây Bắc, Tây Nghệ An, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... đều bắt đầu từ những tin tức giả mạo, bịa đặt một cách trắng trợn. Hay sự kiện diễn ra ở Bình Thuận và hàng chục địa phương trong nước năm 2018 là bài học đau lòng, khi kẻ thù bịa ra tin giả về việc cán bộ Trung ương “tự quyết” cho nước ngoài thuê đất đặc khu trong 99 năm là nhằm hiện thực lợi ích nhóm của một bộ phận cán bộ... Tin giả ấy đã tạo ra sự bức xúc trên MXH, rồi lan ra đời sống, gây nhiều tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần.

Làm gì để khống chế, đẩy lùi tin giả?

Là quốc gia có nhiều nỗ lực và đạt kết quả quan trọng trong phòng, chống, xử lý tin giả, đến nay, Việt Nam đã hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường biện pháp quản lý thông tin trên MXH; ban hành các quy định, quy trình xử lý tin sai sự thật; tăng cường hợp tác để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới loại bỏ thông tin sai lệch, vi phạm pháp luật; thiết lập Trung tâm an ninh mạng quốc gia... Thế nhưng, những nỗ lực nêu trên vẫn chưa đủ sức hạn chế, khống chế một cách hiệu quả tình trạng tin giả đang có xu hướng gia tăng trên MXH.

MXH với đặc tính dễ ẩn danh, lan truyền nhanh, khó xác minh, truy vết... đã và đang trở thành môi trường thuận lợi cho việc tán phát tin giả. Hơn thế, trong điều kiện mới, các lực lượng thù địch đang ra sức chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó, việc tung tin giả được sử dụng như một mũi công kích chủ yếu.

Để khắc chế, đẩy lùi vấn nạn tin giả, với trách nhiệm rất cao, Việt Nam đã đề xuất thành lập đội phản ứng của ASEAN về tin giả và được các quan chức cao cấp ASEAN đồng thuận, ủng hộ. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, cách thức vận hành đội phản ứng nhanh để đi vào hoạt động hiệu quả vẫn còn là bài toán nan giải. Cùng với đó, việc phát huy vai trò của Trung tâm an ninh mạng quốc gia và Trung tâm phòng, chống tin giả tuy đạt kết quả bước đầu khả quan nhưng vẫn thụ động; chủ yếu là ứng phó, xử lý sự cố, sự việc khi có tình huống mà chưa đề cao đúng mức tính chủ động trong dự báo, ngăn chặn, đẩy lùi tin giả từ sớm, từ xa...

Cùng với đó, để khống chế, đẩy lùi tin giả thì công tác cung cấp, định hướng thông tin chính thống phải được xem là giải pháp trọng yếu, ưu tiên hàng đầu. Theo đó, cơ quan chức năng phải thực sự “đi trước, đón đầu” trong việc cung cấp thông tin chính xác, đồng bộ, rộng khắp; biến thông tin chính thống thành dòng chủ lưu trong đời sống thông tin xã hội để ngăn chặn, phòng ngừa, đẩy lùi tin giả. Khi xuất hiện tình huống tin giả, cơ quan chức năng cần có ngay các giải pháp quản lý, khống chế cả về số lượng, phạm vi, mức độ, cường độ lây lan của tin giả trên không gian mạng. Phải nỗ lực khắc chế, đẩy lùi tin giả từ khi chúng vừa manh nha hình thành, hay chí ít là khi chúng xuất hiện nhỏ lẻ, chứ không thể để tin giả lây lan rộng khắp, trở thành "điểm nóng" trên MXH rồi mới “theo đuôi”, đi tìm cách khắc phục, xử lý...

Vấn đề đáng bàn ở đây là vì sao những tin tức giả mạo, bịa đặt trắng trợn vẫn có thể xuất hiện kéo dài trên MXH, gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng chưa có cơ quan chức năng kịp thời đứng ra nhận trách nhiệm hoặc chủ động đấu tranh, cung cấp thông tin chính thống nhằm điều chỉnh, uốn nắn, định hướng dư luận ở những thời điểm nhạy cảm? Phải chăng vẫn còn vướng mắc nào đó về mặt cơ chế, hay là do chi phối bởi căn bệnh sợ trách nhiệm? Đây là vấn đề cần nhìn nhận thấu đáo để nghiêm khắc rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục.

Trên tinh thần đó, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống, đẩy lùi vấn nạn tin giả, Việt Nam cần có những quy định chặt chẽ hơn trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông; hoàn thiện quy định, quy chế phát ngôn định hướng dư luận; quy rõ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cơ quan chức năng trong việc quản lý, đấu tranh với vấn nạn tin giả. Đó là những vấn đề cần lưu tâm, ưu tiên thực hiện.

Một giải pháp quan trọng nữa là cần đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan quản lý truyền thông Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong việc phát hiện, khống chế, đẩy lùi tin giả; tăng cường phối hợp giữa các tổ chức nghiên cứu độc lập, tổ chức xác minh và nhà cung cấp MXH để đối phó với vấn nạn tin giả trong khu vực và trên thế giới; tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp, ngành, cơ quan, địa phương trong cả nước nhằm chủ động ngăn chặn, phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi tán phát, ủng hộ, cổ xúy tin giả nhằm những mục đích tiêu cực, phản động, vi phạm pháp luật.

NGUYỄN TẤN TUÂN

Nguồn: Báo QĐND

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp bạn bè hữu nghị Romania - Việt Nam

     Trong chương trình thăm chính thức Romania, chiều 21-1 (giờ địa phương), tại Thủ đô Bucharest, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp các đại biểu Hội Hữu nghị Romania - Việt Nam và các hội đoàn, bạn bè hữu nghị Romania với Việt Nam.

Thời gian qua, các hội đoàn, bạn bè hữu nghị Romania đã tích cực phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tổ chức nhiều hoạt động rất có ý nghĩa như kỷ niệm những ngày lễ lớn của Việt Nam và Romania, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, tọa đàm… và nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng.

Tại cuộc gặp, những người bạn Romania khẳng định tình cảm sâu sắc, đặc biệt với Việt Nam, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có những người đã tới thăm Việt Nam 16 lần, thậm chí 50 lần; khẳng định nhiều người dân Romania rất ngưỡng mộ sự nghiệp chính nghĩa, chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam, đất nước đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện các Hội đoàn và bạn bè hữu nghị Romania. Ảnh: TTXVN

Theo các đại biểu, nhiều sản phẩm của Việt Nam ngày nay đã được biết tới rộng rãi ở Romania; tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành “con hổ”, “con sư tử” mới về kinh tế của châu Á, vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, tiến hành hiện đại hóa thành công nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc của mình và Romania có thể tham khảo các kinh nghiệm của Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng và xúc động trong chuyến thăm đất nước Romania tươi đẹp, nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó sâu sắc, được gặp đại diện các hội đoàn, bạn bè hữu nghị Romania, những người bạn thân thiết đã bằng lòng nhiệt thành và tình cảm hữu nghị trong sáng không ngừng vun đắp cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước, sự hiểu biết, chia sẻ, gắn bó giữa hai dân tộc.

Theo Thủ tướng, trong gần 75 năm qua, các thế hệ người dân Việt Nam và Romania đã không ngừng xây dựng, vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, dựa trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ, ủng hộ, chia sẻ để cùng phát triển. Việt Nam luôn ghi nhớ những tình cảm và sự hỗ trợ quý báu của Romania dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.

Romania đã tích cực phản đối chiến tranh xâm lược tại Việt Nam; giúp đỡ đào tạo hơn 4.000 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam. Gần đây, Romania là quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên hỗ trợ vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam; đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Trước đại dịch COVID-19, hàng nghìn lao động, nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có mặt tại Romania.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và mức độ tin cậy cao. Sự tin cậy cao là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy đưa quan hệ kinh tế song phương lên tầm cao mới, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn. Hai bên cũng đều có mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và nền kinh tế hai nước có nhiều thế mạnh mang tính bổ sung cho nhau. EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) cũng là những yếu tố quan trọng, tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại, đầu tư song phương. Do đó, điều quan trọng là thúc đẩy triển khai các đề án, dự án hợp tác kinh tế cụ thể; khắc phục khó khăn về khoảng cách địa lý thông qua chuyển đổi số, thương mại điện tử.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyến thăm chính thức của Thủ tướng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Romania lần này nhằm mục đích tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Romania, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc; phát huy hơn nữa nền tảng và những thành tựu trong quan hệ song phương suốt gần 75 năm, đồng thời tiếp thêm những động lực mới cho quan hệ hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết trong chuyến thăm, Thủ tướng sẽ hội đàm với Thủ tướng Romania, gặp các nhà lãnh đạo Romania để cùng trao đổi, đưa ra các biện pháp tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam - Romania. Thủ tướng cảm ơn và mong muốn những người bạn hữu nghị Romania tiếp tục tạo động lực, truyền cảm hứng cho mọi người dân Romania đóng góp thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững của hai nước.

TTXVN

Nguồn: Báo QĐND

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu thăm chính thức Romania

Chiều 20-1 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Henri Coandă tại thủ đô Bucharest, bắt đầu chuyến thăm chính thức Romania theo lời mời của Thủ tướng Romania Ion Marcel Ciolacu.

Đón Thủ tướng và đoàn tại sân bay, về phía Romania có Bộ trưởng Bộ Kinh tế Doanh nghiệp và Du lịch Stefan-Radu Oprea; Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila; Vụ trưởng Vụ Lễ tân và Quan hệ quốc tế Oana Cozina Bercu. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Romania Đỗ Đức Thành và phu nhân; đại diện cán bộ Đại sứ quán và một số kiều bào.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 
<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu thăm chính thức Romania. Ảnh: Dương Giang

Việt Nam và Romania thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3-2-1950. Chuyến thăm này mở đầu cho một năm mới, chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, sẽ mang lại khí thế mới, tạo động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ trao đổi với người đồng cấp và lãnh đạo Romania về các biện pháp để tiếp tục phát huy, thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực nhiều tiềm năng.

Dự kiến Thủ tướng hai nước cùng khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Romania, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp, chứng kiến lễ ký kết một loạt văn kiện hợp tác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm các cơ sở kinh tế, trường học, viện nghiên cứu, gặp gỡ một số bạn bè người Romania và cộng đồng người Việt tại Romania...

Romania là 1 trong 3 nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).

EVFTA đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, đưa kim ngạch trao đổi thương mại song phương Việt Nam- Romania năm 2022 tăng hơn 1,6 lần so với năm 2019, từ 261 triệu USD lên 425 triệu USD, trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi.

Sau khi được toàn bộ các nước EU phê chuẩn, EVIPA sẽ có tác động bổ trợ với EVFTA trong thu hút đầu tư để thúc đẩy trao đổi thương mại trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh như nông sản chế biến, hóa chất, dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, các sản phẩm công nghệ thông tin…

Về đầu tư, tính đến hết năm 2022, Romania có 5 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1,56 triệu USD, đứng thứ 42/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Hiện nay có khoảng 4.000 lao động Việt Nam tại Romania làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, đóng tàu, may mặc, chế biến thực phẩm… Số lượng lao động Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do Romania cần nguồn lao động.

HỒ QUANG PHƯƠNG (từ thủ đô Bucharest, Romania)

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...