Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

 LUẬN ĐIỂM “ĐẢNG CÓ VỮNG CÁCH MẠNG MỚI THÀNH CÔNG ” CỦA HỒ CHÍ MINH
 Anh Đồng
Trong tác phẩm Đường kách mệnh năm 1927, Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Đảng có vững cách mệnh mới thành công[1]. Luận điểm của Hồ Chí Minh tưởng đơn giản, một chân lý ai cũng có thể biết, song trên thực tế nó vừa là một đúc rút, kết luận mang tính khoa học, vừa là một lời nhắc nhở đối với Đảng ta ở mọi thời kỳ lịch sử, là định hướng lớn có giá trị không thể thiếu trong gian đoạn cách mạng hiện nay, khi Đảng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với thực hiện Chỉ thi 05 của BCT về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 Luận điểm “Đảng có vững cách mệnh mới thành công” của Hồ Chí Minh cho thấy ở mọi thời kỳ lịch sử, đứng trước bất cứ một nhiệm vụ cách mạng nào, để xây dựng Đảng “vững” về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phải gắn với việc đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, tham nhũng, lãnh phí trong Đảng. Thực tế từ năm 1930 đến nay đã chứng minh tính cách mạng, khoa học, sự đúng đắn của luận điểm trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mọi người đều biết, Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX chìm trong đêm dài nô lệ, bởi sự nô dịch, đàn áp, bóc lột của chế độ thực dân - phong kiến. Khi Đảng ta ra đời, đã tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi hết sức quan trọng tạo nên lịch sử phát triển của dân tộc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là một dấu mốc lịch sử khởi đầu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta, sau đó nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1946 đến năm 1954, cuộc kháng chiến chống Mỹ, năm 1954 đến năm 1975, đó là những thắng lợi rất hiếm có trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cũng như những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của công cuộc đổi mới đất nước 31 năm qua là bằng chứng thực tế về luận điểm “Đảng có vững cách mạng mới thành công” của Hồ Chí Minh.
 Không có một cách lý giải, hay biện luận nào, có thể phủ nhận, xuyên tạc được thực tế lịch sử quá trình lãnh đạo đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác của Đảng ta với luận điểm “Đảng có vững cách mạng mới thành công”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta vận dụng luận điểm “Đảng có vững cách mạng mới thành công” còn những hạn chế nhất định, đặc biệt việc diễn ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, sự suy thoái, tiêu cực ở một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay. Chúng ta cũng nhận thức rằng, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí là bệnh cố hữu, có thể phát sinh ở bất cứ đảng phái nào, dù đó là chính đảng của giai cấp vô sản, hay các đảng của giai cấp tư sản, căn bệnh đó sẽ có ở bất cứ chế độ chính trị nào, ở thể chế một đảng hay nhiều đảng, chỉ là nhận thức và đấu tranh ngăn chặn nó ra sao? Tình hình chính trị của nhiều nước trên thế giới trong thời gian vừa qua, dù là nhóm các nước tư bản phát triển hay không phát triển… đã và đang chứng minh điều đó.
Đảng ta hiện nay đã và đang  nhìn thẳng vào sự thật, khẳng định quyết tâm khắc phục những hạn chế, khuyết đểm, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí, sự suy thoái, tiêu cực ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, tham nhũng, lãnh phí đã và đang thu được những kết quả bước đầu, từ đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, sự chống phá của các thế lực thù địch ở thời điểm lịch sử nào cũng có, khi đấu tranh giàng độc lập dân tộc và khi xây dựng đất nước, điều này cũng không làm mọi người ngạc nhiên. Gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đang thu được những thành tự quan trong trên tất cả các lĩnh vực, vì vậy sự chống phá của các thế lực thù địch diễn ra ngày càng thâm độc hơn; những vụ việc tiêu cực lớn hiện nay có liên quan đến một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong bộ máy Đảng, Nhà nước, được Đảng ta chỉ đạo xử lý nghiêm khắc, thì các thế lực thù địch rêu rao rằng các phe cánh trong Đảng đang “thanh trừng”, “hạ bệ” lẫn nhau, “đảng độc tôn lãnh đạo lên dẫn đến bệnh tham nhũng, lãng phí”, “phải đa đảng để chống tham nhũng”….. Từ cách lập luận mập mờ, thiếu cơ sở khoa học, chúng tìm cách bôi đen, phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ai cũng hiểu rằng, để phân tích, luận giải một vấn đề, nhất thiết phải trên cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn, mới khách quan, trung thực, chứ không vì mục đích đen tốt, “vụ lợi” đưa ra những nội dung thiếu căn cứ./.







[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 267, 268.
CẢNH GIÁC VỚI XU HƯỚNG
“XÉT LẠI LỊCH SỬ”, “VIẾT LẠI LỊCH SỬ”
                                                                                              
Gần đây, ý kiến “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” được nêu lên dưới một số hình thức với một số biến tướng khác nhau, nhưng qua biểu hiện của chúng có thể sơ bộ quy lại trong ba nhóm: Một là, Viết lại lịch sử vì cho rằng thiếu chân thực (về tư liệu) và thiếu hiểu biết (về phương pháp); Hai là, Viết lại lịch sử để tô vẽ bản thân; Ba là, Viết lại lịch sử với mưu đồ chính trị”.
Không rõ do động cơ và ý đồ không trong sáng, do thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm, hay do “thói quen giật tít câu like hay comment” mà một số tờ báo, tạp chí đã góp phần làm sai lệch một số vấn đề lịch sử? với mức độ, tốc độ lan truyền thông tin như hiện nay, với sự thiếu trách nhiệm trong kiểm chứng hoặc thẩm tra độ chính xác của thông tin, thì điều này gây tác hại rất lớn. Như có tờ báo phỏng vấn “nhà cách mạng lão thành”, nhưng “nhà” này “nhớ nhầm”, nói sai, quy công lao, “tự nhận” thành tích về mình. Có sách lại viết về “nhân vật lịch sử quá cố” với bao niềm thương tiếc, trong khi chính người này lại vẫn sống khỏe mạnh. Có báo, sách công bố sai lệch nhiều tư liệu, chữa lại cả sự kiện lịch sử đã được khẳng định - mà cái “sự mới” do họ viết ra lại không dựa trên cơ sở khoa học nào… Những ấn phẩm đó mang danh viết về lịch sử nhưng lại làm “nhiễu”, sai lệch chân lý, kiến thức, gây mơ hồ và chính sự mơ hồ đó dẫn đến sai lệch trong tư duy, dẫn đến nghi vấn về sự thật.
Ðiều đáng nói là một số cơ quan, cán bộ có trách nhiệm tổ chức, quản lý công việc viết sử lại bỏ qua, giữ thái độ im lặng, “án binh bất động”, tuy họ thừa hiểu rằng làm như vậy là sai. Do đó, họ đã (vô tình hay hữu ý) im lặng trước một việc sai, có thể tiếp tay cho cái sai tiếp theo, đó là điều cần phê phán. Bên cạnh đó, việc một số cuốn sách, tờ báo thiếu cẩn trọng đưa thông tin sai sự thật tới công chúng, hoặc đưa thông tin không chính xác, thậm chí sai về lịch sử cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức chung. Việc nghiên cứu và viết sử cần ở người viết một cái tâm trong sáng, khách quan, tầm nhìn rộng hơn ngoài chuyên môn sâu của mình để phân định điều gì của lịch sử đã được khẳng định, điều gì còn là tồn nghi, điều gì bị chi phối bởi “tâm lý xã hội”.
Nhu cầu hiểu biết về quá khứ luôn là một đòi hỏi của con người. Nhà sử học Nga O Va-in-xten cho rằng: “Lịch sử là sự tập hợp những tấm gương để cho người ta bắt chước những hành vi tốt và tránh đi những hành vi xấu”. Các bài học, kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử vẫn mang những giá trị to lớn đối với xã hội hiện tại. Để động viên nhân dân trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi,… yêu dân trị nước tiếng để muôn đời”; “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn…”. Sự khách quan, tính trung thực chính là điều làm cho sử học hấp dẫn, hứng thú khi đọc và học lịch sử cũng bắt nguồn từ đó. Nhưng lịch sử không cần và không chấp nhận việc “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” với tầm nhìn hẹp, hoặc từ cái tâm thiếu trong sáng.

                               Bình Nguyễn
                 


“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Chiến thắng của nhân tố chính trị, tinh thần
Cách đây hơn bốn thập kỷ, thời gian càng lùi xa, càng cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về sự kiện trọng đại  – “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đó là biểu tượng cao đẹp về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiến thắng  “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố chính trị, tinh thần có ý nghĩa quyết định và thể hiện trước hết ở sự  lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Đảngvà Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư duy chính trị, quân sự sắc sảo, độc đáo, Đảng tavà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra âm mưu, thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ ngay từ những  năm 1960 và dự báo: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội”. “Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Từ dự báo chiến lược đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân và các quân khu: Phải sẵn sàng đối phó với khả năng Mỹ đưa không quân chiến lược đánh phá trở lại miền Bắc. Những dự báo cùng những chỉ thị, chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vang lên như lời hịch kêu gọi toàn dân, toàn quân ta với ý chí quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
Từ 18/12 đến 30/12/1972, Quân và dân Hà Nội mà nòng cốt là các lực lượng phòng không - không quân đã làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng của Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi của sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vừa là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại chiến công hào hùng của quân và dân ta, đồng thời, thêm một lần khẳng định tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là sức mạnh của cuộc chiến tranh chính nghĩa - cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của các nước XHCN anh em; sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng, hòa bình và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đó còn là sự thể hiện sức sống mãnh liệt của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng.
Tự hào về Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã và đang vượt qua thử thách, vươn lên giành thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng, chuẩn bị toàn diện, nhằm huy động cao nhất sức mạnh tổng hợp của cả nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Trong các nhân tố đó, xây dựng và phát huy nhân tố chính trị, tinh thần của quân và dân vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Để xây dựng và phát huy nhân tố chính trị, tinh thần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trước hết phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trang bị vũ khí, kỹ thuật ngày càng hiện đại cho lực lượng vũ trang trước hết cho một số lực lượng, trong đó có bộ đội phòng không - không quân. Chủ động xây dựng, phát triển, huy động tiềm lực chính trị - tinh thần sẵn có thành sức mạnh chính trị - tinh thần khi chiến tranh xảy ra nhằm, đó là sự chủ động bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.
Gần 45 năm đã qua, trở lại với một sự kiện lịch sử mà tầm vóc, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó không chỉ đối với Tổ quốc - dân tộc Việt Nam mà còn vang vọng khắp năm châu bốn biển. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” gợi mở nhiều vấn đề chúng ta cần phải tiếp tục tìm tòi, làm sáng tỏ thêm về sự kiện lịch sử này, đúc rút những bài học về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
                                                                  Hùng Mạnh



NHẬN DIỆN MỘT SỐ THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
THỰC HIỆN “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong thế giới hiện đại, dân chủ, nhân quyền được xem là giá trị chung của nhân loại. Các dân tộc không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa đều có đóng góp nhất định vào giá trị chung đó. Dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền”, họ tự xưng mình là những người có "sứ mệnh" đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt những vấn đề "dân chủ, nhân quyền" nhằm nói xấu chế độ ở Việt Nam nhằm mục đích gì? Sự thật các thế lực thù địch chưa bao giờ chúng từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta, mà thủ đoạn cơ bản của chúng, là thông qua hoạt động lợi dụng các vấn đề về dân chủ, về nhân quyền để từng bước vô hiệu hóa và tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển hóa toàn diện chế độ chính trị ở Việt Nam theo quỹ đạo Chủ nghĩa đế quốc và phương Tây. Trong đó đáng chú ý là những âm mưu cụ thể sau đây:
Dùng vấn đề nhân quyền làm “khẩu hiệu, ngọn cờ” để liên kết, tập hợp lực lượng nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng và nhà nước Việt Nam.
Có thể nói hình thành lực lượng đối lập ở Việt Nam là một mục tiêu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch đối với nước ta để thực hiện âm mưu chuyển hóa, lật đổ chế độ ở Việt Nam trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Để hình thành lực lương đối lập chúng có thể thông qua nhiều hình thức, con đường tác động, núp dưới nhiều chiêu bài khác nhau, song cơ bản nhất, thuận lợi nhất là thông qua chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền bởi nó có thể che đậy được bản chất phản động, dễ lôi kéo, lừa bịp quần chúng và dễ tranh thủ được sự ủng hộ từ bên ngoài.
Lợi dụng vấn đề nhân quyền tác động trên lĩnh vực dân tộc và tôn giáo gây mất ổn định chính trị, tạo cớ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của ta, gây sức ép buộc Việt Nam phải chấp nhận các yêu sách về vấn đề nhân quyền của Chủ nghĩa đế quốc và phương Tây.
Tôn giáo, dân tộc là một trong những lĩnh vực chính trị xã hội phức tạp và nhạy cảm. Lợi dụng vấn đề quyền con người tác động chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc của các thế lực thù địch là một trong những hướng tác động nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh chính trị, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước ta hiện nay.
Hiện nay, các lực lượng thù địch nhìn nhận tôn giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và đang hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần và vật chất, phục vụ cho âm mưu sử dụng tôn giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá” nhằm làm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Chính sự hậu thuẫn này là nhân tố kích động số phần tử quá khích trong tôn giáo có thái độ thách đố với chính quyền, như: Chúng có ý đồ thành lập “Uỷ ban liên tôn chống cộng”, lôi kéo tín đồ, tụ tập đông người, xúi giục biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để chờ bên ngoài can thiệp.
Dùng vấn đề nhân quyền để kích động các hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra sự rối loạn, gây mất ổn định chính trị xã hội, khi có thời cơ và điều kiện sẽ đẩy tới hoạt động bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội chũ nghĩa Việt Nam.
Thực hiện âm mưu này, các thể lực thù địch lợi dụng triệt để, khai thác những vấn đề tiêu cực, phức tạp trong đời sống xã hội, những yếu kém, bất cập, sơ hở thiếu sót trong việc ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền con người, khai thác tâm lý, tâm trạng bất bình, bất mãn của một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ đảng viên để kích động, lôi kéo quần chúng nhân dân vào các hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt hiện nay, chúng đã và đang lợi dụng, khai thác tình trạng quan liêu, tham nhũng, tình trạng vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân của một bộ phận cán bộ công chức, lợi dụng mâu thuẫn xã hội, lợi dụng những vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc thiểu số, lợi dụng những thiếu sót yếu kém trong việc ban hành và thực hiện các chính sách có liên quan đến các tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên và các chính sách liên quan đến tôn giáo, dân tộc, nông nghiệp, nông thôn để kích động các hoạt động chống đối dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền.
Tóm lại, dưới danh nghĩa đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền chúng sẽ tiếp tục tung ra nhiều luận điệu, thủ đoạn xảo trá để xuyên tạc, kích động gây chia rẽ, hạ uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại đoàn kết nội bộ của chúng ta. Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ tiếp tục bị chúng đả kích, xuyên tạc và bôi nhọ. Nhiều tin đồn, luận điệu thất thiệt, giả mà như thật, bịa đặt hoàn toàn với các tình tiết mĩ miều, ly kỳ sẽ được tung ra trên các diễn đàn. Tuyệt nhiên không tin được các thông tin ngoài luồng, bịa đặt kiểu như này. Mục đích của chúng là gây rối loạn và càng rối loạn thì đám phản loạn lại càng mừng vui. Do vậy, mỗi người dân, cán bộ, đảng viên, thanh niên, cần nâng cao cảnh giác, miễn dịch với các thông tin độc hại.


                                                                  Hục Dương 

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...