Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

VỀ CÁI GỌI LÀ “CHỦ NGHĨA CHIA RẼ VÀ CỰC ĐOAN DƯỚI HÌNH THỨC CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN”
                                                                                   Thanh Thiên
Trong các quan điểm, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin của các thế lực phản động hiện nay, có cái gọi là “chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan thể hiện dưới hình thức chủ nghĩa Mác - Lênin”. Thực chất của quan điểm này đem quy chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan, đối lập với tư tưởng đoàn kết giai cấp vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Đây là sự quy chụp, áp đặt cho chủ nghĩa Mác - Lênin một cách vô căn cứ, vu khống, bịa đặt. Bởi vì chia rẽ, cực đoan không phải là bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin mà đó là tư tưởng sai lầm của những người theo chủ nghĩa chia rẽ, bè phái, tả khuynh hoặc hữu khuynh... Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học phản ánh những quy luật khách quan của thế giới, dựa trên phương pháp biện chứng duy vật với các quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn chứ không phải dựa trên chia rẽ và cực đoan, phiến diện, không thể đồng nhất, lẫn lộn những sai lầm đó với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trên thực tế, như chúng ta biết, Mác, Ăngghen, Lênin luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong phong trào cách mạng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã đưa ra khẩu hiệu “vô sản toàn thế giới hãy đoàn kết lại!”. Về sau này Lênin bổ sung thêm: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng các chính đảng cách mạng, Mác, Ăngghen, Lênin đều yêu cầu phải đoàn kết, thống nhất để tạo thành sức mạnh của tổ chức cách mạng. Lênin coi giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng Cộng sản như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn Đảng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy khi nào đoàn kết thì thắng lợi, chia rẽ là thất bại. Đảng đấu tranh chống lại tư tưởng và hành động cực đoan, phiến diện, duy ý chí, chia rẽ, bè phái. Coi chia rẽ, bè phái là một trong những tội nặng nhất, làm phá hoại tổ chức đảng. Tổng kết 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh năm 2011 của Đảng đã đúc rút bài học quan trọng: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng cũng khẳng định, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng “ngày nay chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan làm cho Việt Nam hòa bình đã 40 năm, song vẫn còn bị chia rẽ”.
Ý kiến trên đây là cực đoan, võ đoán, bất chấp thực tế lịch sử. Trước kia đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau là do sự xâm lược của đế quốc Mỹ muốn xâm chiếm Việt Nam, chia cắt đất nước ta. Để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhân dân ta phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong suốt 21 năm. Đến ngày 30-4-1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được hòa bình, thống nhất, không còn bị chia rẽ. Hiện nay, đối với những người đã từng tham gia chế độ cũ trước đây, đường lối của Đảng và Nhà nước ta là khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, lấy lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc làm mẫu số chung để đoàn kết toàn dân; lấy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm mục tiêu chung, làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, tôn trọng những người có ý kiến khác, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; thực hiện hòa hợp dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung… để tăng cường đồng thuận xã hội, tập hợp đoàn kết mọi người vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có những người nào sau 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước rồi nhưng vẫn ôm mối hận thù dân tộc, vẫn bị định kiến chi phối, không vượt qua được sự mặc cảm của quá khứ mới tách mình ra khỏi dân tộc, thậm chí tìm cách chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một bộ phận nhỏ người Việt ở nước ngoài do thiếu thông tin khách quan, trung thực về tình hình trong nước, vẫn ôm hận thù, chống phá Đảng và Nhà nước ta, vu khống Việt Nam đàn áp tôn giáo, dân tộc thiểu số, vi phạm dân chủ, nhân quyền, vận động các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Việt Nam. Chính những người này mới là lực lượng đang theo chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan./.


Lại một sự xuyên tạc trắng trợ về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
                                                                                       Thanh Thiên
HƯƠNG ĐẤT VIỆT: Trong thời gần đây, nhiều phần tử cơ hội, phản động trong và ngoài nước tiếp tục có những hành động xuyên tạc về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Đáng chú ý là: vào ngày 08/12/2016, đối tượng Trần Gia Phụng (trú tại Canada) tán phát tài liệu, nội dung tuyên truyền, vu khống các cơ quan chức năng của Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo”; xuyên tạc Đảng và Nhà nước ta “dùng bạo lực để đàn áp giáo dân”; đồng thời kêu gọi các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài hỗ trợ cho các phong trào đấu tranh ở Việt Nam”.
Hành vi và luận điệu mà Trần Gia Phụng đưa ra là một sự xuyên tạc trắng trợ, không có căn cứ về quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam, không một tôn giáo nào đang hoạt động đúng pháp luật mà bị cấm đoán. Việc người dân theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào là trên cơ sở tự nguyện. Tuyệt nhiên, không có chuyện các cơ quan chức năng ở Việt Nam “dùng bạo lực để ép buộc giáo dân”. Giáo hội các tôn giáo khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và tạo thuận lợi để hoạt động tôn giáo bình thường trong khuôn khổ luật pháp. Các tín đồ tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cộng đồng người Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi của một công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo và tín đồ tôn giáo không ngừng tăng lên. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 39 tổ chức tôn giáo, một pháp môn tu hành, với trên 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Cả nước có gần 53 nghìn chức sắc, 133,7 nghìn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Trên thực tế, ai chũng nhận thấy, các lễ: Nôen, Phật đản cũng như những lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian từ lâu đã trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện đáp ứng. Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi. Nhiều chính quyền địa phương còn cấp đất cho giáo hội làm nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo.

Tuy nhiên, công tác tôn giáo ở nước ta do nhiều nguyên nhân cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Trong đó, có khó khăn do cả khách quan và chủ quan; có những khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống; có những khó khăn do cơ chế, chính sách, pháp luật và khâu thực hiện; nhưng cũng có khó khăn do sự khác biệt về nhận thức, do chưa thấu hiểu nhau giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức tôn giáo; có khó khăn do sự xúi giục, kích động từ các thế lực thù địch. Những luận điệu mà Trần Gia Phụng đưa ra tuy không mới, nhưng nó dễ đánh lừa những người nhẹ dạ, cả tin. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nêu cao cảnh giác để không bị mắc phải những “chiêu trò” mà các phần tử cơ hội, phản động đang thực hiện nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta./.
MỘT SỐ YÊU CẦU VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
                                                                                       Thanh  Thiên
                   Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhất là sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đã minh chứng hùng hồn: bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn cao cả là nguồn gốc sức mạnh của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiện nay, trước những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của tình hình khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trước sự chống phá điên cuồng của các thế lực phản động, thù địch đối với cách mạng nước ta, chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng những mâu thuẫn, đối lập nhau trong trật tự thế giới đa cực, trong quá trình toàn cầu hóa do chủ nghĩa tư bản chi phối hiện nay để chọn bước đi thông minh, sáng tạo, có lợi cho sự phát triển. Để đạt được mục đích đặt ra mà vẫn giữ vững phương hướng chính trị, không phạm sai lầm về đường lối, đòi hỏi Đảng ta không những phải nắm vững, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải vận dụng sáng tạo trong điều kiện, tình hình mới.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và có hệ thống những di sản tư tưởng, lý luận của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh; phải đổi mới tư duy để trở về với chính thực chất hệ thống luận điểm của các ông đã hình thành trong những điều kiện lịch sử cụ thể, trong đó cần hết sức chú ý đến những bổ sung, phát triển mà chính các ông phác họa trước những thay đổi của thực tiễn.
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở khách quan, dám nhìn thẳng vào sự thật và chấp nhận thách thức. Chúng ta phải kiên quyết phê phán những quan điểm đi ngược lại những gì thuộc về bản chất, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, phải dựa chắc trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh giá đúng đắn tính chất, hiệu quả từng bước đi, từng sách lược xây dựng, phát triển đất nước, dám nhìn thẳng vào những sai lầm để khắc phục và hoạch định cho sự phát triển đi lên.
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thực tiễn xây dựng đất nước và những điều kiện cụ thể của thế giới đương đại. Điều này đòi hỏi chúng ta phải kiên định mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải luôn tìm tòi sáng tạo những giải pháp đặc thù cho sự phát triển đất nước. Trong khi đòi hỏi phải cảnh giác với nguy cơ chệch hướng, chúng ta cũng cần phải đặt ra vấn đề chống chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ - một thứ nguy cơ có thể dẫn tới những hậu quả tiêu cực đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phải luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất, đó là con người. Trong suốt hành trình của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không bao giờ xa rời mục tiêu giải phóng con người, giải phóng xã hội, giải phóng loài người. Đó là tư tưởng khoa học, mang tính nhân văn cao cả và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động trên toàn thế giới. Điều đó, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng sáng tạo, hình thành những giải pháp hợp lý, xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta để từng bước thực hiện mục tiêu giải phóng và phát triển con người toàn diện. Cương lĩnh chính trị của Đảng ta khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển”. Từ định hướng có tính nguyên tắc chung ấy cần phải cụ thể hóa nhanh chóng thành các chính sách, xây dựng những cơ chế xã hội bảo đảm thực hiện các chính sách về con người, làm cho con người Việt Nam ngày càng được hưởng cuộc sống tự do hơn, hạnh phúc hơn cùng với mỗi bước phát triển của đất nước./.


Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...