SỰ CỐ TÌNH XUYÊN TẠC, BÓP MÉO CHIẾN THẮNG
30 THÁNG 4 NĂM 1975
Thời gian gần đây, trên các trang
mạng xã hội có nhiều bài viết của những kẻ được cho là “dân chuyên đi nghiên
cứu lịch sử” đã đăng tải nội dung bài viết ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân
tộc Việt Nam 30 tháng 4 năm 1975. Nếu tâm tư của họ như vậy thì hoàn toàn tốt,
đằng này, tâm địa của họ lại không phải vậy. Đằng sau những lời sẽ mà họ tung
hô đó là những luận điệu xuyên tạc, cố tình làm sai lịch sử, họ đưa những
nghiên cứu không có căn cứ ra để hòng bóp méo lịch sử, gây ra sự hoài nghi
trong lòng người dân Việt Nam.
Trong thế kỷ
XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong những trang lịch sử
rực rỡ đó có thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải
phóng hoàn toàn miền Nam ,
thống nhất đất nước. Đúng như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã
viết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một
trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới
như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế
to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Lịch sử không
thể thay đổi. Người ta chỉ có thể thay đổi cách nhìn nhận về lịch sử tùy theo
quan điểm và lợi ích chính trị của mình mà thôi. Vì những lý do khác nhau,
trong thời gian qua, không ít kẻ đã cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử dân tộc Việt
Nam ,
trong đó có ngày Chiến thắng 30-4-1975. Có kẻ nói rằng, cuộc kháng chiến chống
Mỹ là “nồi da, nấu thịt”, là “Cuộc chiến tranh của Hà Nội”, “Ngày 30-4-1975
không phải là ngày giải phóng miền Nam vì quân đội Mỹ đã rút”… Thậm chí gần đây
có kẻ còn nói: “Người Mỹ không thua vì tổng số thương vong, người Mỹ bị thiệt
hại ít hơn hẳn đối phương”; hay: “Cuộc chiến tranh này với mục tiêu ngăn chặn
làn sóng Cộng sản ở Đông Nam Á nên không thể nói là chính phủ Mỹ thất bại”(!).
Lịch sử dân
tộc Việt Nam từng ghi nhận nhiều chiến công hiển hách, đã từng đánh bại nhiều
đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ dân tộc Việt
Nam lại phải đương đầu với một lực lượng xâm lược ở một trình độ phát triển cao
hơn mình về nhiều phương diện đến thế. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ đương nhiên không phải là một thắng lợi dễ dàng mà đây còn là cuộc đối
đầu về ý chí, bản lĩnh và trí tuệ của hai bộ máy lãnh đạo chiến tranh. Để đi
đến thắng lợi 30-4-1975, quân và dân Việt Nam đã đánh bại 3 chiến lược chiến
tranh của Mỹ và với 5 đời tổng thống Mỹ.
Vì vậy, thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam đã được bè
bạn quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong điện chúc mừng thắng lợi của nhân dân
Việt Nam, ngày 30-4-1975, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc viết:
“Thắng lợi của nhân dân Việt Nam một lần nữa chứng minh hùng hồn rằng, nhân dân
một nước, dù là nhân dân một nước nhỏ, miễn là dám vùng dậy đấu tranh, dám cầm
vũ khí, lấy chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa, thì nhất
định có thể đánh bại bất cứ kẻ thù nào… nhằm bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc,
giải phóng dân tộc”. Trong điện mừng của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Cu-ba, có đoạn viết: “Trong hơn 20 năm qua, toàn thể nhân dân Việt Nam ở miền
Bắc cũng như ở miền Nam, với chủ nghĩa anh hùng tuyệt vời đã chiến đấu chống
lại những hình thức xâm lược đế quốc tàn bạo nhất… Thắng lợi của nhân dân Việt Nam
đã mở ra một giai đoạn mới cho nhân dân Việt Nam ”.
Còn từ phía
bên kia, trong cuốn hồi ký với tiêu đề “Nhìn lại quá khứ- Tấm thảm kịch và
những bài học về Việt Nam”, Robert S.McNamara, từng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa
Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không chỉ thừa nhận thất bại của Mỹ, coi đó là
“một thảm kịch”, mà còn thừa nhận đây là cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ gây ra do
những sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống! Trong những sai lầm đó có
những sai lầm về: “Đánh giá sai những chủ đích địa chính trị của các đối thủ,
đã phóng đại những mối nguy hại của họ đối với nước Mỹ”; rồi: “Chúng ta đánh
giá thấp sức mạnh tinh thần dân tộc của họ”; và: “Cách nhìn nhận của chúng ta
về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hóa và
chính trị của nhân dân Việt Nam”.
Ý nghĩa và
tầm vóc vĩ đại của Chiến thắng 30-4-1975 đã được lịch sử kiểm chứng sáng tỏ, rõ
ràng như vậy. Nhưng thời gian gần đây, vẫn có những kẻ hoặc là thiển cận về
chính trị, hoặc vì “đầu óc nô lệ” đã không thể hoặc không muốn thừa nhận thắng
lợi vĩ đại đó của dân tộc Việt Nam. Thế nên, họ cố tình lập luận một cách phi
lý rằng: Những cuộc xuống đường của nhân dân Mỹ và sự nhân nhượng của Chính phủ
Mỹ đâu phải là “thắng lợi của Việt Nam”(!), hay như: Thất bại của chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” (sau khi Mỹ rút dần quân đội ở chiến trường) đâu
phải là trách nhiệm của quân đội Hoa Kỳ(!).
Trên thực tế,
những kẻ xuyên tạc cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta không biết
một điều căn bản rằng, cách nhìn nhận một cuộc chiến tranh trước hết phải bắt
đầu xem xét tính chất của cuộc chiến tranh đó, tức bên nào là chính nghĩa, bên
nào là phi nghĩa. Trong cuộc chiến tranh này không chỉ là cuộc chiến tranh giữa
hai quốc gia mà còn là cuộc đấu tranh giữa hai phía: Chính nghĩa và phi nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Bộ Chính trị, cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam đã làm rõ ý nghĩa, giá
trị của chính nghĩa trong việc huy động sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
như thế nào. Bởi vậy, không phải là không có lý khi nhiều nhà nghiên cứu chiến
tranh Việt Nam đã thừa nhận rằng, lực lượng hiếu chiến,
chống cộng Mỹ “đã thua Việt Nam
ngay trên đất nước mình”. Còn ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Thủ tướng chính quyền Sài
Gòn sau 30 năm chiến tranh kết thúc, năm 2004, lần đầu tiên trở về quê hương đã
nhìn nhận về chính quyền cũ như sau: “Quân đội miền Nam không có ai đáng giá
cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh trở xuống. Trong
số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ
chết!”.
Tôn trọng
tính chân thực của lịch sử, không chỉ vì bảo vệ các giá trị của dân tộc mà còn
để bảo đảm sự công bằng đối với các thế hệ đi trước. Đồng thời còn giúp cho các
thế hệ sau nắm bắt được những bài học quý báu của thế hệ cha anh. Tôn trọng
lịch sử không chỉ là vấn đề chính trị mà còn là vấn đề đạo đức. Vì vậy chúng ta
không cho phép bất cứ ai xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận thắng lợi vĩ đại của cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược vì đó là sự xúc phạm đến danh dự, phẩm
giá chính nghĩa của cả một dân tộc anh hùng, xúc phạm đến anh linh của hàng
triệu đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì
hạnh phúc của nhân dân.
Q.C.504