Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

ĐẤU TRANH VỚI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHÁ HOẠI CHIẾN THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979


ĐẤU TRANH VỚI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHÁ HOẠI CHIẾN      THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979
   Đại Nguyễn
Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2019), trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh, cựu chiến binh, nhà nghiên cứu về cuộc chiến biên giới phía Bắc hào hùng của dân tộc,... nhằm tái hiện lịch sử truyền thống chiến đấu anh dũng quả cảm của quân và dân ta. Hầu hết các bài viết đều tập trung nêu bật giá trị to lớn của cuộc chiến đấu anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và khẳng định sâu sắc sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với các gia đình thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng đối với cuộc chiến. Tuy nhiên, cũng nhân dịp này các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối đã lợi dụng để xuyên tạc, vu khống, vu cáo, đưa tra nhiều lập luận sai trái, nhằm nói xấu Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Cụ thể chúng cho rằng: Đảng, Nhà nước ta đang cố tình né tránh, che lấp lịch sử, cố tình lãng quên lịch sử, sao nhãng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Bên cạnh đó, còn có nhiều quan điểm sai trái cho rằng, Đảng, Nhà nước ta không quan tâm đến chính sách hậu phương đối với những thương binh, thân nhân, gia đình liệt sĩ, cựu binh trực tiếp, tham gia cuộc chiến đấu biên giới phía Bắc năm 1979.
Liên quan đến vấn đề này, có các bài viết sai trái như: trên trang facebook của Việt Tân (tổ chức phản động lưu vong do Hoàng Cơ Minh, nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lập ra) rất nhiều bài liên quan đến cuộc chiến đã được đăng tải. Trong đó có bài viết: Vì sao không được biết đến, nhắc đến cuộc chiến biên giới? Nội dung bài viết có những đoạn mang đặc mùi phản động như: “Trận chiến đó thật ra không kết thúc sau 1 tháng như lời tuyên bố của Bắc Kinh mà còn âm ỉ kéo dài đến mãi tận 1988…sau 10 năm chống Trung Quốc. Chúng cho rằng, sau 10 năm chống Trung Quốc, Việt Nam muốn kết thúc đã phải cầu cạnh, nhất bái chịu tội phản nghịch để kết thúc chiến tranh; thậm chí nhiều bài viết còn lập luận  Việt Nam sẽ trở thành một huyện của Trung Quốc vào năm 2020. Trong hoàn cảnh cầu cạnh cứu sống đó Việt Nam đã sẵn sàng thỏa mãn mọi điều kiện phía Trung Quốc đưa ra”. Thậm chí, ở một số bài viết, các đối tượng còn xuyên tạc trắng trợn rằng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã câu kết với Trung Quốc để quân đội Trung Quốc đi vào tấn công quân và dân các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Rõ ràng đây là những luận điệu xuyên tạc, sai trái trắng trợn, vu khống, bóp méo sự thật, hoàn toàn trái với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cuộc chiến tranh, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay.
Thực tế, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ lãng quên lịch sử, lãnh quên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 đầy đau thương mất mát. Luôn xem đó là một sự thật lịch sử không thể nào quyên, bởi những to lớn mà phía Trung Quốc đã gây ra. Tuy nhiên, với chủ trương gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, bán anh em xa mua láng giềng gần, năm 2014, trong hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và Chính phủ, khi một số đại biểu đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 11 năm 2011 quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 23/2012/NĐ-CP, ngày 3 tháng 4 năm 2012 quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc…
Để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, nhiều địa phương ở các tỉnh biên giới phía Bắc phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể địa phương đã xây dựng đài tưởng niệm, tu tạo nghĩa trang liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học ở địa phương, nhằm tưởng nhớ công ơn to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã xả thân hi sinh vì Tổ quốc.
Suy cho cùng, việc đăng tải các bài nói, bài viết với những nội dung sai trái, xuyên tạc như trên tất cả đều chỉ nhằm mục đích tấn công, hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ra sự khủng hoảng niềm tin trong quần chúng nhân dân, gây mâu thuẫn và phá vỡ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, thực tế Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta chưa bao giờ và không bao giờ có tư tưởng né tránh, lãng quyên cuộc chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 của dân tộc; cũng như việc quan tâm chăm lo đến công tác chính sách đối với những người có công trong cuộc chiến tranh này. Do vậy, chúng ta cần cảnh giác với âm mưu thâm độc, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, lợi dụng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc để phát tán những bài nói, bài viết, những nội dung xấu, trái với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước./.

BẢO VỆ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY


BẢO VỆ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH –
NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY
Đại Nguyễn

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên mạng xã hội, các thế lực thù địch tìm cách cắt, dán, ghép, đưa ra những lập luận, quan điểm sai trái về Hồ Chí Minh cũng như tư tưởng của Người. Họ coi Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là người cộng sản chân chính. Họ cho rằng việc Hồ Chí Minh vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm không thể tha thứ và là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước hiện nay và sau này. Chúng tự gán ghép, tự dựng chuyện phi thực tế về thân thế, đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh hòng bôi nhọ lãnh tụ, làm xấu hình ảnh cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ lợi dụng, khoét sâu những thiếu sót trong phát triển kinh tế, trong đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta và Nhà nước ta, nhất là những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và một số ít các vụ việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra gần đây để xuyên tạc rằng, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn đất nước hiện nay và xu thế phát triển của thời đại. Với những thủ đoạn đó, chúng hy vọng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta dần dần sẽ dao động, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về thành tựu đổi mới của đất nước, về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Từ đó, lôi kéo, kích động nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở các địa phương trong cả nước.
Mục đích của chúng là nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, phủ nhận những giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng. Họ sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn, trong đó, tập trung vào một số phương thức hoạt động cơ bản, như: Thông qua internet, mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Các tổ chức phản động lưu vong, như: “Việt Tân”, “chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… đã lập hơn 400 trang web, blog, hàng chục tạp chí, báo, nhà xuất bản, hơn 60 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, như VPR, VOA, RFI... lập ra các diễn đàn để tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận một cách trắng trợn về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như Chủ nghĩa Mác – Lênin.  
Họ tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, diễn đàn nhằm xuyên tạc, phủ nhận về tư tưởng, cuộc đời, thân thế, sựu nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, họ còn tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo ở các nước có đông đảo bà con Việt kiều đang sinh sống, làm việc, như: Australia, Mỹ, Canada... rồi gửi thư ngỏ, tài liệu truyền bá tư tưởng phản động, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng trong nước, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài; thông qua tiếp xúc gặp gỡ các đoàn ra nước ngoài làm việc, tham quan. Qua đó, chúng ra sức rêu rao rằng tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, lạc hậu, đề nghị Đảng, Nhà nước Việt Nam cần thay đổi bằng hệ tư tưởng mới khoa học, tiến bộ hơn, còn hệ tư tưởng nào thì họ lại không chứng minh được.
Cùng những việc làm trên đây, chúng tìm cách tác động các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với điều kiện thay đổi cải cách chính trị, pháp luật theo kiểu phương Tây, trong đó có thay đổi Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản; đồng thời tìm cách móc nối, mua chuộc cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất viết bài, tung tin tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh; kích động tâm lý hoài nghi của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng từ bên trong xã hội.
Cần khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, bao gồm một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một tư tưởng, hệ tư tưởng được đánh giá là cách mạng, khoa học khi và chỉ khi xuất phát và phản ánh đúng thực tiễn, soi đường cho hoạt động thực tiễn, thúc đẩy thực tiễn phát triển, điều này luôn đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh. Với thế giới quan, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và với một trí tuệ sắc sảo, khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa của dân tộc và của nhân loại để hình thành nên hệ thống tư tưởng của mình. Tư tưởng đó là sự thống nhất, quan hệ biện chứng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, không chỉ giải quyết vấn đề lý luận, mà cao hơn là tư duy hành động, giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn đuốc soi đường đưa cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào phong trào cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của thời đại, để kiến tạo nên một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam - thời đại Hồ Chí Minh, là một mốc son sáng ngời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là một chân lý không ai có thể phủ nhận được. Hồ Chí Minh, Người là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế, đấu tranh không biết mỏi mệt cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại; là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn cao cả, đã cống hiến cả cuộc đời mình để đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Với những cống hiến vĩ đại cho dân tộc và cho nhân loại, với tấm gương đạo đức sáng ngời, Người đã được cả dân tộc Việt Nam, cộng đồng quốc tế và nhân dân tiến bộ trên thế giới tôn vinh, ngưỡng mộ. Chính vì lẽ đó, những luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, bóp méo, xuyên tạc thân thế, cuộc đời,  sự nghiệp của Người chỉ là những luận điệu phi lịch sử, phản khoa học cũ rích, vô giá trị mà thôi, do đó chúng ta cần phải đấu tranh, loại bỏ ra khỏi tư duy nhận thức và hành động.  
Trong thời gian tới, các thế lực thù địch vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, hòng phủ nhận hệ tư tưởng lý luận của Đảng ta và toàn xã hội, thúc đẩy “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động này, cần tập trung vào một số biện pháp sau đây:
Một là, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, của cơ quan chính trị, đội ngũ chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cùng với mọi cán bộ, chiến sĩ trong các cơ quan đơn vị.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối nội và đối ngoại nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài nước về bản chất cách mạng và những giá trị, sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, khẳng định vị thế, giá trị, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạch định đường lối xây dựng và phát triển đất nước; làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh có sức sống mãnh liệt, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần, tư tưởng của xã hội ta.
Bốn là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về báo chí, truyền thông, internet và thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiên những tổ chức, cá nhân vi phạm trên lĩnh vực này.
Năm là, tiếp tục khẳng định và thực hiện thắng lợi sự nghiệp của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho các tầng lớp nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; không ngừng nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế nhằm khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta./.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...