Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018


ĐẰNG SAU VIỆC ĐẤU TRANH ĐÒI DÂN CHỦ
 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Đại Nguyễn
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn trong cả nước xuất hiện một số đối tượng phản động, chống đối, lấy danh nghĩa là “nhà dân chủ yêu nước” đã có những hành động điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nếu nghe qua rất nhiều người dễ nhầm tưởng đó là những nhà yêu nước, đấu tranh cho lẽ phải, nhưng thực chất chúng chỉ là những tên dân chủ giả hiệu, lấy vấn đề dân chủ để làm tấm lá chắn; từ đó chuyên đi bới móc, xuyên tạc, tô vẽ, dựng chuyện, nói xấu chế độ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, nhằm gây hoang mang dư luận, kích động, lôi kéo những người thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin tham gia vào các hoạt động chống đối trái pháp luật, gây chia rẽ, đoàn kết nội bộ, làm cho nhân dân hoang mang, dao động, mơ hồ.
Thực chất của vấn đề đấu tranh đòi dân chủ chính là chiêu bài thâm độc của chúng được các đối tượng xấu thường xuyên lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo, vu khống quan điếm, đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời kêu gọi sự ủng hộ từ nước ngoài để phục vụ các mưu đồ chính trị đen tối của chúng. Những tên dân chủ giả hiệu thực chất chỉ là những con bài chính trị tiếp tay cho các thế lực thù địch thực hiện cuộc Cách mạng màu ở Việt Nam mà thôi, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lái Việt Nam đi theo quỹ đạo của các nước tư bản chủ nghĩa.
Qua các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng ta nhất quán và đã khẳng định: Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện rộng rãi với mọi người dân, trong mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương. Đặc biệt, dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm, dân chủ luôn đi đôi và gắn liền với pháp luật. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo bảo đảm và bảo vệ quyền con người; những thành tựu đạt được là rất to lớn, được nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng kiên quyết xử lý với mọi hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các quyền tự do, dân chủ của công dân để xâm phạm, làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc. Mọi công dân đều có quyền bày tỏ chính kiến của mình, có quyền tự do dân chủ nhưng không có nghĩa là “dân chủ quá trớn”, mà các quyền này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật cho phép thực hiện.
Từ cách tiếp cận như trên, chúng ra không khó để nhìn ra bản chất của những người gọi là đấu tranh cho dân chủ, không phải đấu tranh để đòi quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho nhân dân như trước kia mà cha ông ta đã từng làm. Còn nhìn vào thực tế hoạt động của những người tự nhận mình là đấu tranh cho dân chủ, cho cái gọi là lẽ phải ở Việt Nam, thực chất đó là những chiêu bài để kích động, gây rối nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị đen tối. Về thực chất đằng sau những phong trào đó không hề xác định hay hướng tới một giá trị dân chủ đích thực, không hướng tới quyền lợi của quần chúng nhân dân. Để trở thành những  nhà dân chủ theo họ chỉ cần viết một, hai đơn từ kiện cáo hoặc nói xấu cán bộ lãnh đạo hay một cơ quan Ðảng và Nhà nước là trở thành nhà đấu tranh dân chủ. Ðặc biệt, đối với họ, đấu tranh dân chủ không phải là mục đích mà là chiêu bài, là nghề để kiếm sống, nuôi sống bản thân, là hưởng lợi từ tiền hỗ trợ của các hội, đoàn, nhóm chống phá ở nước ngoài: như tổ chức khủng bố Việt tân, khối 8406, quỹ người thương, ủy ban cứu người vượt biển,...Như vậy, về bản chất, họ đang đi ngược lại quá trình dân chủ, vì dân chủ thật sự phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của mọi người dân, chứ không buộc người dân đi theo quan niệm mà thực chất chỉ là một phong trào phản dân chủ mà thôi.
Lợi dụng vào một số thiếu sót trong quá trình lãnh đạo và quản lý đất nước, một số người tự coi mình là nhà dân chủ, xem đây là cơ hội để vu cáo chính quyền, đưa ra các luận điệu vô căn cứ để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do đó, hơn ai hết mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta phải có thế giới quan khoa học, đánh giá, phân tích, nhận diện, phân biệt đâu là người yêu nước chân chính, đâu là nhà hoạt động xã hội có ý thức trách nhiệm và đâu là người đang mượn danh nghĩa dân chủ để cản trở sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; từ đó để có biện pháp đấu tranh loại bỏ. Và đối với chúng ta, một nền dân chủ thật sự chỉ đến từ các công dân có tinh thần tự chủ, yêu chuộng hòa bình, gắn bó với cộng đồng dân tộc bằng tinh thần nhân văn, luôn biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chính mình với lợi ích mọi người và lợi ích của toàn dân tộc – đó mới là điều cốt lõi./.



PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CÁI GỌI LÀ VIỆT NAM
MẤT TỰ DO TÍN NGƯỠNG
                                                                                      Đại Nguyễn
          Ngày 13/4/2018 trên mạng xã hội có bài viết: Việt Nam mất tự do tín ngưỡng tôn giáo và nhân quyền. Có thể nói trong các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thì tự do tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề mà các thế lực thù địch đặc biệt quan tâm và tìm mọi cách để chống phá, phá hoại. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, chúng có thể lợi dụng những sơ hở trong các hoạt động tôn giáo để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đàn áp tôn giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo, nhằm gây chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động với bản chất xuyên tạc và một thái độ áp đặt, chủ quan về dân chủ, nhân quyền đã bóp méo sự thật một cách thô thiển bất chấp thực tế về những thành tựu to lớn của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Họ muốn tạo sự hoài nghi về đường hướng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các chính sách, pháp luật của Nhà nước ta có liên quan đến tôn giáo và hoạt động tự do tôn giáo. Đồng thời, dùng mọi thủ đoạn thâm độc xuyên tạc sai sự thật về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Theo Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định tại Điều 12, chương I khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam là một trong những nước sớm phê chuẩn Công ước quốc tế về nhân quyền. Với nguyên tắc đó, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2017 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác của Quốc hội, của Nhà nước Việt Nam đã quán triệt và thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các quy định pháp lý đó không những phù hợp với tinh thần và nội dung tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Công ước quốc tế, mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, củng cố niềm tin, tạo động lực để đồng bào các tôn giáo “đồng hành cùng dân tộc”, góp phần quan trọng vào củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ  vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng chỉ rõ: “Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”[1].
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nhiều tôn giá khác nhau, tạo nên bức tranh tôn giáo đa màu sắc, do đó việc tổ chức và hoạt động tôn giáo ở Việt Nam là một vấn đề khá phức tạp. Đây vừa là nét đặc sắc của văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc, nhưng đồng thời kèm theo đó là những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành, cũng như vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo đã cho chúng ta có cái nhìn biện chứng, khách quan, toàn diện, đúng đắn và khoa học trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Chính vì vậy đã tạo dựng cho Việt Nam là một đất nước ôn hoà trong quan hệ giữa các tôn giáo với nhau, có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Việc chung sống hoà bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tình nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: thuần tuý nhưng phong phú, đa dạng nhưng ôn hòa, đan xen nhưng không mâu thuẫn...
 Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết lương - giáo và giữa các tôn giáo với nhau, luôn xem đó là một trong những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của mỗi người dân: có thể theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Trong thực tiễn phải đấu tranh phê phán các biểu hiện, thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào theo đạo và không theo đạo; đồng thời, chống mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc thì bị nghiêm cấm và trừng trị thích đáng.
Đặc biệt, cần phải có biện pháp để đấu tranh ngăn ngừa các hiện tượng như: đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dựng ngọn cờ “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”; chia rẽ giữa nhân dân, Quân đội, Công an với Đảng, Nhà nước; chia rẽ lương giáo với các tổ chức quần chúng khác trong hệ thống chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền bản chất của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, chạy theo ham muốn vật chất tầm thường, gieo rắc văn hoá đồi truỵ, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan để thu lợi bất chính…Vì vậy, cần phải kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; bản lĩnh chính trị của Đảng không ngừng được củng cố và nâng cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.









[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB. CTQG. H. 2016. tr, 165.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...