Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

SỰ PHI LÝ CỦA LUẬN ĐIỆU “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KÌM HÃM TỰ DO, DÂN CHỦ, VI PHẠM NHÂN QUYỀN, CHIA RẼ DÂN TỘC”

SỰ PHI LÝ CỦA LUẬN ĐIỆU “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KÌM HÃM TỰ DO, DÂN CHỦ, VI PHẠM NHÂN QUYỀN, CHIA RẼ DÂN TỘC”
Khánh Anh
 “Đảng Cộng sản Việt Nam kìm hãm tự do, dân chủ, vi phạm nhân quyền, chia rẽ dân tộc” – đó là luận điệu mà các thế lực thù địch, một số kẻ cơ hội chính trị cấu kết với nhau rêu rao từ nhiều năm nay; và năm 2019 này, khi Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục quyết quyết tâm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thì họ càng ra sức công kích. Vậy đâu là sự lý của luận điệu xuyên tạc chống phá trên?
Các thế lực thù địch và mấy nhóm người cơ hội chính trị nói trên không tiếc lời ca tụng, khuếch trương quan điểm dân chủ, nhân quyền của phương Tây, đồng thời ra sức chê bai tình hình dân  chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Trước hết, cần thấy rằng, cách thức một số giới phương Tây đã và đang đẩy tới cuộc tiến công vào dân chủ, nhân quyền đã làm không ít người lo ngại trận địa này sẽ trở thành một “điểm nóng xung đột” rất gay gắt về tư tưởng, văn hóa. Thực tế cho thấy những người chủ mưu đã tung tiền bạc tổ chức, đặc biệt là giúp các tổ chức lưu vong “hải ngoại”, tiến hành vô số hội thảo, hội nghị, tọa đàm, gặp gỡ, trao đổi ý kiến… về dân chủ, nhân quyền. Họ năng nổ cử các đoàn đại biểu đa dạng về thành phần,… tới các xứ sở mà họ coi là “sa mạc về nhân quyền” để điều tra, thẩm vấn, xét hỏi,… “các vụ vi phạm”. Cho dù đa số “đại biểu” là “diễn viên” vốn được xếp hạng trong “gánh hát nhân quyền”, nhưng họ vẫn ngang nhiên tỏ thái độ áp đặt, trịch thượng, kể cả với những nước họ đến “dạy dỗ”, thậm chí ngay cả lãnh đạo các quốc gia này!
Một nhầm lẫn đáng tiếc, nếu không muốn nói là sự áp đặt của một số thế lực phương Tây: họ mặc nhiên coi những giá trị phương Tây là giá trị chung của toàn nhân loại! Hễ ở đâu, có ai đó làm gì trái ý là họ lại lập tức lên giọng phán xét đó là “chà đạp dân chủ, vi phạm nhân quyền”. Họ làm ngơ hoặc vờ như không biết rằng, làm sao có thể tách nhân quyền ra khỏi các điều kiện lịch sử, địa lí, văn hóa, trình độ phát triển của các quốc gia, dân tộc. Đó là căn nguyên lí giải tại sao các tín đồ của Chúa Giêsu sẽ tôn thờ những giá trị tinh thần không hoàn toàn giống một tín đồ của Thánh Ala; một người dân Xômali sinh sống trên sa mạc cháy bỏng sẽ không giám đòi hỏi những điiều kiện vật chất giống người dân Mỹ; và khi một công dân Mỹ tới Xingapo vẽ bậy lên tường, bị luật pháp nước này phạt 50 roi, lại bị Mỹ nhìn nhận như là “một sự vi phạm nhân quyền”, còn phía Xingapo lại khẳng định nếu không xử phạt anh ta mới là vi phạm nhân quyền của người khác…
Dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước. Chúng ta đã và đang từng bước hoàn thiện nền dân chủ, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Điều gì đã giúp cho Nhà nước ta vượt qua tất cả thử thách cam go, tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc” trong các cuộc kháng chiến cứu nước trước đây cũng như ở thời điểm “chuyển dời dâu bể” sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhiều cuộc giông bão do các cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra? Một trong những nhân tố quan trọng nhất là sự gắn bó máu thịt của toàn dân ta với Đảng, với Nhà nước mình. Đó là Nhà nước do chính nhân dân gây dựng nên và Nhà nước đó lại phục vụ chính nhân dân. Căn nguyên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là do Đảng ta đã kế thừa và phát huy cao độ bài học lấy dân làm gốc đã được cha ông đúc kết từ nghìn xưa. Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi từng viết: “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Và giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã viết: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”[1]. Chúng ta xác lập cơ chế đúng đắn Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ. Mọi hoạt động Nhà nước đều nhằm mục đích cao nhất là vì quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân. Đặt con người vào vị trí trọng tâm của mọi chiến lược phát triển là sự dứt khoát của Đảng và nhà nước ta. Mọi công việc của Đảng đều có sự tham gia của toàn dân.
Dân chủ ở nước ta được thể hiện, tăng cường và có cơ chế để bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Về chính trị, dân chủ thể hiện ở việc Đảng Cộng sản Việt Nam là thể hiện cho lợi ích của nhân dân  lao động và dân tộc, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì dân; công việc của Đảng được coi là công việc của toàn dân. Dân chủ thể hiện rõ nét qua các qui định được nêu nhất quán trong các bản hiến pháp: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân, chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu nại các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Rõ ràng, gần gũi và sống động nhất về dân chủ trong chính trị ở thời điểm hiện nay là việc góp ý cho văn kiện đại hội Đảng các cấp đang diễn ra sôi nổi ở khắp mọi nơi, từ trung ương đến địa phương với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân.  Đảng tôn trọng tối đa mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, kể cả các ý kiến phản biện mang tính xây dựng. Quyền của người dân còn được thể hiện qua  các cơ quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể… Mọi vấn đề thiết yếu đều được đưa ra bàn thảo trước khi quyết định.Trên diễn đàn Quốc hội kì họp vừa qua đã diễn ra rất sôi nổi cuộc thảo luận về Luật trưng cầu ý dân. Đặc biệt từ nhiều năm nay, các phiên chất vấn của Quốc hội đều được truyền hình trực tiếp để toàn dân theo dõi, giám sát. Rất ít quốc gia trên thế giới, ngay cả một số nước phương Tây làm được điều này. Nếu không là một đất nước dân chủ, tôn trọng quyền dân chủ, đất nước của nhân dân thì không thể có những sinh hoạt dân chủ như vậy.
Dân chủ về kinh tế thể hiện qua cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho mọi công dân phát huy quyền tự chủ của mình trong sản xuất, kinh doanh. Ở Việt Nam, ngoài kinh tế nhà nước, còn có các thành phần kinh tế khác được tạo điều kiện phát triển, cạnh tranh bình đẳng. Kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Hiến pháp 2013 có hẳn một chương về nhân quyền với những điều luật cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn đời sống chính trị - xã hội Việt Nam. Về hiến định là như vậy, còn trên thực tế, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam không còn là giấc mơ xa mà đang hiển hiện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, phấn đấu cho dân chủ, nhân quyền là quá trình liên tục. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội chính là nền tảng cơ bản tạo ra diều kiện và khả năng khách quan cho việc thực hiện ngày một tốt hơn cho dân chủ và nhân quyền. Nhận thức được rằng đất nước còn nhiều khó khăn, người dân ở nhiều nơi còn nghèo khổ; không ít nơi còn có tình trạng bất công, vi phạm dân chủ nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước đang rất nỗ lực để tăng cường, phát huy dân chủ, cố gắng làm mọi điều có thể để nhân dân được hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ hơn.
Trong lĩnh vực tôn giáo, công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, pháp luật nhà nước cũng nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xúi gục, kích động và lôi kéo người dân làm việc trái pháp luật. Nhiều năm nay, trong các báo cáo về nhân quyền, tôn giáo trên thế giới, một số giới ở phương Tây được sự tiếp tay của một số kẻ cơ hội chính trị thường thiếu thiện chí khi nói về Việt Nam. Trong khi họ la lối Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, thì rất nhiều chính khách ở phương Tây, sau khi thăm Việt Nam trở về, đã tuyên bố rằng, trước đây do thiếu thông tin, hoặc tiếp xúc với những thông tin sai lệch nên đã có những nhận thức không đúng về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Họ khẳng định, Chính phủ Việt Nam đang cố gắng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 bỏ phiếu bầu 15 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kì 2016-2018, trong đó Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất (184/192 phiếu) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tử chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; là minh chứng sống động và thuyết phục về sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với các thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…
Và sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 vào hai ngày 27-28/2/2019 tại sao lại diễn ra ở Việt Nam? Phải chăng là Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền hay sao?  Đó là điều không thể. Mà,  “Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế”, nhà báo Bennett Murray nhấn mạnh. Còn như các quan chức cao cấp của Nhà Trắng đã tuyên bố, Việt Nam có thể đóng vai trò là một lộ trình cho Triều Tiên về một quốc gia có chính đảng duy nhất, phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu. Hà Nội, ngày nay là một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư Mỹ, đã từng hứng chịu bom đạn chiến tranh và hàng thập kỷ bị trừng phạt. Nếu Việt Nam có thể “gác lại quá khứ” với Mỹ, tại sao Triều Tiên lại không?
Thật vậy, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã xây dựng một nền văn hóa lấy tinh thần độc lập, tự do làm nền tảng. Vì quyền được sống trong phẩm giá chân chính của con người, dân tộc độc lập, nhân dân tự do, ấm no, hạnh phúc – khát vọng về nhân quyền lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và hi sinh hàng triệu sinh mạng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỷ XX. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cũng đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong những năm qua, nhưng Việt Nam chưa coi mình đã đạt thành tích tốt về nhân quyền. Sau nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, chúng ta đang cố gắng làm mọi điều có thể để 54 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam được hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng tốt hơn. Một dân tộc như thế ắt biết thẩm định, tôn trọng, phấn đấu cho dân chủ, nhân quyền, cho quyền lợi thiết thực, hạnh phúc đích thực của nhân dân, cho những giá trị cao quý nhất của nhân loại.




[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10, tr. 453.

VẠCH TRẦN NHỮNG CHIÊU TRÒ XẢO TRÁ CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG

VẠCH TRẦN NHỮNG CHIÊU TRÒ XẢO TRÁ
CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG
Khánh Anh
Trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch ở ngoài nước và những phần tử phản động trong nước ra sức hô hào, kích động người dân hưởng ứng cái gọi là “Con đường đấu tranh”. Chúng dùng các thủ đoạn kích động đã cũ rích như: “Chống Tàu để bảo vệ chủ quyền biển đảo”; bảo vệ môi trường biển; xúi dục biểu tình, phản đối các Dự án Luật về Đặc khu kinh tế, Luật An ninh mạng… Những thủ đoạn trên có điểm chung nhằm lôi kéo, kích động người dân tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, âm mưu chống phá chính quyền theo mô hình “cách mạng đường phố”, “Cách mạng màu”, từ biểu tình gây rối an ninh chính trị đến bạo loạn lật đổ.
Tuy nhiên, âm mưu của chúng luôn bị thất bại, bởi đó là những trò xảo trá đã cũ rích không khó để nhận diện, có chăng chỉ lừa bịp được một số ít người nhận thức chưa đủ, chưa đúng, nghe theo sự xúi dục mà xuống đường biểu tình, chống phá. Tuyệt đại quần chúng nhân dân đều nhận thức đúng đắn và không ai đi biểu tình gây rối khi cuộc sống đang bình yên, quyền lợi và nghĩa vụ của họ được đảm bảo, mọi người được sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Sự hô hào, kích động của những kẻ cơ hội, thù địch chống lại chế độ chỉ là những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt nên mọi người đã nhận rõ âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch hòng phá vỡ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, gây mất ổn định chính trị đất nước.
Thực tế minh chứng, sự ổn định về chính trị và kinh tế phát triển của Việt Nam đã được thế giới nhìn nhận đánh giá một cách khách quan. Điển hình là sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 vào ngày 27 – 28/2/2019. Không phải là ngẫu nhiên mà có sự lựa chọn đó, theo CNBC nhận định “Lãnh đạo Triều Tiên nghiêng về mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam vì nhận thấy đất nước Đông Nam Á, cũng là một quốc gia có diện tích nhỏ, đã hội nhập quốc tế thành công mà vẫn duy trì được sự ổn định của hệ thống chính trị và không lệ thuộc vào sự hậu thuẫn của nước ngoài. Còn cây bút Kavi Chongkittavorn của tờ Bangkok Post, cho rằng: Sự lựa chọn đó là do “Giờ đây Việt Nam là một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất của khu vực Đông Nam Á. Đương nhiên, Trump muốn chứng minh sự tiến bộ và hiện đại hóa của Việt Nam là một mô hình mà Triều Tiên có thể bắt chước”.
Do vậy, cần nói với những kẻ tự xưng là “dân chủ”, “yêu nước” hãy gỡ bỏ mặt nạ với những chiêu trò xảo trá, bỉ ổi bởi không lừa bịp được ai bằng âm mưu thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, kích động cũ rích thì sớm hay muộn cũng sẽ bị lật tẩy. Nhân dân Việt Nam là những người rất bình dị nhưng yêu nước và sáng suốt, họ sẵn sàng hy sinh tất cả khi Tổ quốc cần và sẵn sàng loại bỏ những kẻ xúc phạm đến lòng tin của họ vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Và điều đó đã được chứng minh trên thực tế bằng cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do hạnh phúc của nhân dân./.


KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH
TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Khánh Anh
Trong những mục tiêu chống phá Đảng, Nhà nước ta của bọn phản động thì việc “hạ bệ”, “bôi đen” Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được chúng coi là một mục tiêu quan trọng nhất. Vì chúng cho rằng, một khi đập vỡ được “tượng đài” Hồ Chí Minh trong lòng mỗi người dân Việt Nam thì chúng sẽ đạt được bước tiến lớn trên con đường lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Thực hiện mục tiêu đó, các thế lực thù địch, phản động đã không từ bất kỳ mưu hèn, kế bẩn nào để nhằm hạ uy tín, cống hiến to lớn của Người đối với cách mạng Việt Nam. Tiếp tục những mưu kế lợi dụng những thiếu sót của ta trong cải cách ruộng đất – một chiêu trò quen thuộc đã được các đối tượng giả danh “dân chủ, yêu nước” thường xuyên “nhai đi, nhai lại” để hạ uy tín của Bác.
Thời gian gần đây, cụ thể là những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi, Trần Thị Hải Ý tiếp tục diễn lại chiêu trò này trong bài viết: “Cách mạng và băng đảng lưu manh”, đăng trên trang mạng danlambao. Trong bài viết, Trần Thị Hải Ý đã xuyên tạc rằng: “… Gây tội ác tày đình xong, Chủ tịch của nhà người ta chỉ cần độc diễn một đoạn kịch dụi dụi mắt như khóc, nhận sai lầm, lí nhí xin lỗi dân. Chỉ vậy thôi mà hòa cả xứ!…”. Rõ ràng, đây là luận điệu hết sức phản động, nó đã xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín và cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho giai cấp nông dân. Người khẳng định, để giải phóng giai cấp nông dân, thì song song với cách mạng giải phóng dân tộc, phải triệt để tiến hành cuộc “cách mạng thổ địa”, lật đổ chế độ phong kiến, xóa bỏ giai cấp địa chủ, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Người đã cùng với Đảng, Chính phủ thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, đã ban hành và thực hiện nhiều đạo luật quan trọng về tạm cấp đất của Việt gian cho nông dân nghèo. Đến năm 1953, trước yêu cầu phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp, đảm bảo quyền lợi của giai cấp nông dân, Đảng Lao động Việt Nam đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất, nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến, xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ.
Trong quá trình thực hiện, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải quán triệt và thể hiện tính cách mạng, tính nhân văn, nhân đạo trong cải cách, không được sử dụng nhục hình đối với địa chủ. Người rất đau lòng khi nhận thấy trình độ cán bộ lúc bấy giờ còn rất thấp, không phân biệt được địch-ta, coi đội cải cách là vua “thậm chí, có một số cán bộ hủ hóa, làm hại đến danh dự của Đảng, của Chính phủ, của tất cả cán bộ”. Trước những sai lầm của một số cán bộ, đảng viên trong cải cách ruộng đất, gây ra tình trạng đấu tố tràn lan và oan sai cho một số cán bộ, quần chúng nhân dân, trên cương vị là Chủ tịch nước, ngày 18/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào và cán bộ vạch rõ những sai lầm, khuyết điểm, Người đã xin lỗi đồng bào và cho biết Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm khắc phục các sai lầm đó.
Tại Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1956),  Bác Hồ đã thay mặt Đảng, Chính phủ thẳng thắn nhận khuyết điểm trước Quốc hội. Nước mắt Người đã rơi trước những khuyết điểm do chủ quan, thiếu lắng nghe nhân dân, thiếu sâu sát thực tiễn cơ sở. Trước quốc dân đồng bào, Người đã không ngần ngại công khai khuyết điểm của Đảng, của người lãnh đạo cao nhất chính là Người… Ngay sau đó, Người đã cùng Đảng, Chính phủ thực hiện nhiều chính sách kịp thời để khắc phục khuyết điểm, đến tháng 9/1957, chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại tài sản khoảng 70-80% số người bị oan sai.
Như vậy, trong suốt quá trình hoạt động, lãnh đạo phong trào cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công cuộc giải phóng hoàn toàn giai cấp nông dân, đưa ruộng đất về tay nông dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, ngay sau khi phát hiện những sai lầm mà cán bộ, đảng viên mắc phải, trên cương vị lãnh đạo, Người đã nghiêm khắc phê bình và tự phê bình, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm trước nhân dân và nhanh chóng thực hiện các biện pháp sửa chữa sai lầm, phát huy tính tích cực cao nhất của công cuộc cải cách. Đạo đức và nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời cho đạo đức, nhân cách của người cán bộ, đảng viên mẫu mực – suốt đời tận tụy phục vụ, hy sinh, cống hiến cho dân, cho nước, chứ đâu như những luận điệu bôi đen, xuyên tạc của Trần Thị Hải Ý và bọn phản động đã và đang cố diễn lại chiêu trò cũ./.


LẬT TẨY BỘ MẶT CỦA THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG PHÁ HOẠI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU TẠI VIỆT NAM

LẬT TẨY BỘ MẶT CỦA THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG PHÁ HOẠI
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU TẠI VIỆT NAM
Thông tin Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 sẽ diễn ra tại Việt Nam từ ngày 27-28/02/2019 đang nhận được sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Sự kiện này đã khiến cho một số đối tượng như Truc Hoang Le, Diệu My Trần, Kim Trần, Du Lê Du Lê… đã ngày đêm ra sức kích động người dân biểu tình nhằm “giành lại chính quyền”; “lật đổ chế độ”; “đòi tự do nhân quyền”. Thậm chí, các đối tượng còn đánh vào yếu tố kinh tế để kêu gọi mọi người xuống đường “chào đón Tổng thống Trump sẽ được phát 500 nghìn”. Điều đáng nói là lời kêu gọi đang được lan truyền với tốc độ rất nhanh trên mạng xã hội.
Sự kiện Tổng thống Mỹ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Việt Nam liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa trọng đại, thu hút sự quan tâm của dư luận toàn thế giới. Theo tờ Diplomat đã đăng tải bài viết nhận định, “nếu Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 được tổ chức thành công tại Việt Nam, quốc gia này sẽ gặt hái được những lợi ích đáng kể trong quan hệ song phương và đa phương”. Có thể thấy, việc Việt Nam đứng ra tổ chức sự kiện mang tầm quan trọng rất lớn đối với an ninh và ổn định khu vực sẽ là một bằng chứng không thể tốt hơn cho tư thế chủ động của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế hiện nay. Không những thế, qua Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ nhất được tổ chức tại Singapore, nước chủ nhà đã có cơ hội rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh của quốc gia trên các kênh truyền thông CNN, BBC.
Chính vì vậy, lợi dụng sự kiện chính trị quan trọng này, các đối tượng đã ra sức kêu gọi người dân xuống đường để tạo sự chú ý của truyền thông quốc tế đối với Việt Nam. Thực chất lời kêu gọi biểu tình, hay là với cái tên mỹ miều hơn là “chào đón tổng thống Mỹ” đi chăng nữa thì cũng đều là kích động, lôi kéo người dân tụ tập thành đám đông. Âm mưu của các đối tượng là lợi dụng đám đông này, để kích động bạo loạn, phá hoại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp tới. Xa hơn là mưu đồ tạo cớ chuyển thành bạo động phá hoại trên diện rộng, tiến tới bạo loạn chính trị. Điều này sẽ khiến Việt Nam bị mất uy tín trên trường quốc tế, không những thế còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trước những âm mưu, thủ đoạn hết sức đê hèn, bẩn thỉu của các đối tượng, mỗi người dân cần phải hết sức cảnh giác, tránh để những thông tin xuyên tạc, bịa đặt tác động dẫn đến bị lôi kéo vào các hoạt động gây mất an ninh trật tự. Nếu phát hiện ai có hành vi kích động người dân tham gia tập trung đông người, biểu tình, phá hoại gây bất ổn tình hình trước, trong thời điểm diễn ra cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều thì hãy báo ngay cho cơ quan chức năng xử lý, ngăn chặn; góp phần bảo vệ sự bình yên đất nước và hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện, hiếu khách trong cộng đồng quốc tế. Tin rằng, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ được tổ chức thành công tốt đẹp, mở ra một trang mới trong quan hệ Mỹ – Triều, góp phần quan trọng cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Và điều hiển nhiên là khi đó niềm tin, uy tín, vị thế của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế cũng ngày càng tăng cao. Đây chính là cú tát đau đớn vào mặt các đối tượng, cơ hội chính trị, những phần tử chống đối ở trong và ngoài nước luôn thêu dệt, xuyên tạc, nói xấu chế độ và chính quyền Việt Nam.

                                                                                            “504”

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...