Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

HẠ BỆ HÌNH TƯỢNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
CHIÊU TRÒ CỦA NHỮNG KẺ PHẢN BỘI LỊCH SỬ
Long Bùi
          Dẫu biết rằng xã hội hôm nay vẫn còn những thứ đáng lên án, nguyền rủa và những con người muốn phản biện không thiếu gì những chủ đề để họ tha hồ thi triển tài năng, vạch trần những thứ phản tiến bộ. Nhưng cũng thấy rằng, có một số thứ luôn luôn là những địa hạt bất khả xâm phạm, không ai có quyền động chạm với bất kỳ những lí do nào. Bởi nơi đó, không chỉ tồn tại niềm tự tôn, sự ngưỡng vọng, niềm tin bất diệt của triệu triệu người dân đất Việt mà còn liên quan đến những giá trị những người Việt Nam luôn cố gắng bảo vệ và theo đuổi. Cái tôi đang nói đó là việc xuyên tạc, dựng nên những câu chuyện để hạ bệ hình tượng, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
          Thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Trong mỗi người dân Việt hôm nay, dù phần lớn không được tiếp xúc, làm việc và một lần được gặp Người nhưng những gì mà Bác Hồ vĩ đại đem lại cho dân tộc đã nói lên những giá trị cao khiết, những điểm sáng trong nhân cách vẹn toàn của một bậc vĩ nhân suốt cuộc đời phấn đấu vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, đem lại no ấm và hạnh phúc cho mỗi người dân đất Việt. Chính Người đã làm đổi đời những con người từng chịu quá nhiều khổ ải, thương đau trong suốt những năm tháng nô lệ dưới ách thống trị của những kẻ thực dân, đế quốc và tạo dựng cho những thế hệ sau hiện thực hóa khát vọng làm chủ cuộc đời. Song không phải người dân Việt nào cũng có cho mình những suy nghĩ đúng đắn và những cách hành xử hợp đạo đời, bởi một số người xuất thân là những tên lính đánh thuê, chịu ơn nặng nghĩa dày với chế độ cũ (thực dân Pháp và đế quốc Mỹ) nên khi có những biến cố lớn lao với sự sụp đổ của chế độ cũ thì họ ôm hận và không ngần ngại phỉ báng tất cả những gì mà không phù hợp với lợi ích cá nhân của họ. Dường như trong tâm thức của những con người như vậy không có gì có thể khiến chúng đổi thay và sức mạnh đồng tiền cùng những giá trị vật chất chúng được thụ hưởng trong quá khứ đã thu hẹp, che khuất tầm nhìn vốn dĩ đã quá hạn hữu của họ. Chúng xem Chủ tịch Hồ Chí Minh là đối tượng chính, quan trọng trong chiến dịch đả phá, hạ bệ những giá trị Việt Nam, thuộc về dân tộc Việt Nam với mong muốn, nếu thành công trên phương diện này thì không có gì mà chúng không thể thực hiện và việc hướng lái dân tộc Việt Nam đi theo quỹ đạo chúng đặt ra chỉ còn là vấn đề thời gian.
          Đáng tiếc hơn, trong thành phần những con người nói trên còn có một bộ phận sinh ra sau chiến tranh, được học tập dưới những ngôi trường là kết quả của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trong quá khứ và được chính đất nước này tạo điều kiện được học tập tử tế, có công ăn việc làm ổn định. Nhưng chỉ vì những lợi ích nhất thời, những ảo tượng do những kẻ cơ hội vẽ nên mà họ sẵn sàng làm những điều phi đạo đức, đạp lên những giá trị đã được định hình trong dòng chảy của dân tộc Việt. Chúng sẵn sàng viết những bài báo, dựng lên những câu chuyện mà có mơ những người dân Việt yêu nước chân chính cũng không thể nghĩ ra. Chúng đã đem những kiến thức, những nền tảng họ được tạo điều kiện cho ăn học chỉ để ngồi nghĩ ra những câu chuyện mang ý nghĩa bôi đen hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai thác những câu chuyện đời tư với những cách hiểu và lí giải khó mà chấp nhận để đánh lừa và gây tâm lý hoang mang cho một bộ phận nhân dân.
          Trong bài viết "Thực hư việc thờ cúng Hồ Chí Minh" của một tác giả có tên là Lý Trung Nam, tôi thực sự không hiểu tác giả này đã nghĩ gì khi viết nên những câu văn và con chữ này. Trong bài viết này thay vì thể hiện những tình cảm và tâm tư của hậu thế về vai trò, tầm ảnh hưởng của Hồ Chí Minh trong những chuyển biến có tính cách mạng và làm cho người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ thấy được sự vĩ đại cũng như sự cần thiết đẩy việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người thì Lý Trung Nam lại đi khai thác một khía cạnh rất khó chấp nhận. Bởi lẽ, từ lâu trong quan niệm của người dân Việt, tâm linh không đơn thuần là những niềm tin không thể lí giải, những niềm tin đã được hòa quyện với những giá trị thuộc về huyễn hoặc mà nó còn là cách thức để những người dân đất Việt thế hệ sau không quên quá khứ, không quên sự đóng góp của những thế hệ khai hoang, lập đất, đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc. Đó cũng là cách nhắc cho hậu thế thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Việc xây dựng những tượng đài, những công trình có liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam, đến Bác Hồ kính yêu và hầu như tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào cũng có nơi tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh không như việc thực hiện những nghi thức tâm linh thường thấy, mà phản ánh nhu cầu được viếng thăm, tri ân và biết ơn công lao đóng góp trời biển của Người. Những ai đã một lần đến với Quảng trường Ba Đình, một lần được vào Lăng viếng Người chắc sẽ hiểu được vì sao mỗi tỉnh lại cần có một cái quảng trường, một khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh? Sự ra đời của những công trình trên không chỉ tạo điều kiện cho những tấm lòng thành tâm được hướng đến Người mà còn là những địa chỉ đỏ để giáo dục cho thế hệ hôm nay hiểu được những gì đã diễn ra trong quá khứ và thôi thúc họ cần phải làm gì cho hôm nay.
          Cũng xin nói thêm rằng, dù trong quá khứ chính chiến tranh đã vô tình phá hủy và làm hư hại không ít những di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng gắn với từng giai đoạn trong lịch sử dân tộc Việt Nam 4000 năm. Nhưng việc xây dựng, tôn tạo những di tích lịch sử hôm nay trong đó có việc xây dựng tượng đài, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và những công trình gắn với giai đoạn kháng chiến Chống Pháp, Mỹ không nhằm bù đắp những gì đã hư hại cũng như làm "tân thời" những giá trị xưa cũ, mà đó chính là những người dân đất Việt hôm nay thể hiện sự tri ân, trân trọng những gì đã qua, coi trọng và mong muốn phát huy trong thời đại hôm nay. Song nói như vậy không có nghĩa hiện nay những câu chuyện liên quan vấn đề đang nói đều hoàn toàn tốt. Chuyện những người đã đưa tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào cả các đền, chùa… thông qua các nhà ngoại cảm (tự phong) để tuyên truyền việc Bác Hồ lên đồng và tuyên truyền đạo Hồ Chí Minh đã làm cho hình tượng của Người vô tình gắn với những câu chuyện mê tín, dị đoan, với mưu đồ kinh doanh trên danh tiếng của Người.
          Qua đây, tôi muốn nói rằng, hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được định hình trong lịch sử và trong lòng người dân đất Việt, là biểu tượng hùng hồn cho những trang sử hào hùng của dân tộc. Chính vì vậy, mỗi hành động của thế hệ hôm nay dù đứng trên phương diện phát ngôn hay làm một điều gì đó liên quan, xin hãy nán lại một giây phút để suy nghĩ, để hiểu hơn về những đóng góp, hi sinh của Người cho dân tộc. Hạ bệ, bôi đên hình tượng Người chỉ làm cho họ xấu hơn trong con mắt của những bạn bè quốc tế, trở thành những con người bất nhân, bất nghĩa, vô ơn với lịch sử./.                         



Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...