Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Cơ sở khoa học-thực tiễn để bác bỏ luận điệu “chủ nghĩa xã hội là ảo vọng”

Thời gian qua, trên một số diễn đàn, mạng xã hội và trang tin điện tử tiếng Việt của một số cơ quan báo chí nước ngoài, có ý kiến vẫn cố tình cho rằng, “tương lai thế giới này không có chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa xã hội là hoang tưởng”, "chủ nghĩa xã hội-đường đi không đến đích", “chủ nghĩa xã hội là ảo vọng”.

Những ý kiến trên mang hàm ý hoài nghi về tính hiện thực của lý tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nhân loại đang hướng tới và có dụng ý phủ nhận con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, đang xây dựng và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Xu hướng xã hội hóa, dân chủ hóa là tất yếu

Theo quan niệm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, CNXH trước hết và tiêu biểu là sự vận động của đời sống hiện thực theo xu hướng xã hội hóa. Nó đối lập với xu hướng tư nhân hóa của xã hội hiện tồn.

Vậy, biểu hiện của “xu hướng xã hội hóa trên thực tế” là như thế nào?  

Đó là xu hướng ngày càng tăng lên các mối liên kết xã hội trong sản xuất như hợp tác, liên kết, phối hợp, phân công trong sản xuất hoặc dịch vụ. Thực tiễn sản xuất ngày càng mang tính chất xã hội hóa thì cách tổ chức quản lý xã hội cũng buộc ngày càng phải dân chủ hóa. Theo C.Mác, đây là những xu hướng hiện thực cơ bản cho sự ra đời của CNXH. Lý tưởng về xây dựng một xã hội trên các nguyên tắc: Công bằng, bình đẳng, dân chủ, tự do... cũng được xây dựng và hiện thực hóa từ những xu hướng này.      

Thế nhưng, phải đến thế kỷ 19 thì những nhân tố cho việc định hình xu hướng xã hội hóa trên thực tiễn mới rõ ràng. Đại công nghiệp hay quá trình công nghiệp hóa hoặc các cuộc cách mạng công nghiệp là biểu hiện thực tế tiêu biểu nhất cho xu hướng này.

Cùng với sự trưởng thành của phong trào công nhân, sự hình thành các đảng cộng sản, cuộc đấu tranh cho lý tưởng công bằng, bình đẳng, dân chủ, tự do... đã có thêm sự dẫn đường của lý luận CNXH khoa học. Cái tất yếu và cái tự giác hòa quyện với nhau cùng nâng tầm nhận thức và hiệu quả hành động cho nhân loại.            

Tính hiện thực của CNXH thể hiện ở nhiều cấp độ

Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra các cấp độ hiện thực hóa của CNXH như sau:  

Cấp độ thứ nhất, tính hiện thực của CNXH được thể hiện qua những nhân tố, tiền đề mang tính chất xã hội hóa ngay trong thực tế phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điển hình là sự phổ biến phương thức sản xuất công nghiệp, sự tăng lên các mối liên kết của nhân loại trong sản xuất, dịch vụ và sự định hình hệ thống pháp luật-công pháp quốc tế để cùng nhau giải quyết một cách công bằng, bình đẳng những vấn đề của phát triển hiện đại.      

Cấp độ thứ hai, tính hiện thực của CNXH thể hiện ở những phong trào, trào lưu XHCN hướng tới công bằng, bình đẳng, dân chủ... Thực chất là những xu hướng vận động, những cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội với các mục tiêu hòa bình, độc lập, cùng phát triển trong dân chủ, công bằng và bền vững.   

Cấp độ thứ ba là thông qua các cuộc cách mạng xã hội, xác lập chế độ dân chủ XHCN, thông qua đó xác lập quyền làm chủ của nhân dân, chế độ kinh tế XHCN trên cơ sở công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, phát triển nền kinh tế, thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động... Đặc trưng chính trị của chế độ XHCN là giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo thông qua vai trò cầm quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện thông qua nhà nước XHCN.

Cấp độ thứ tư là sự xác lập trên thực tế hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa-chủ nghĩa cộng sản. Một xã hội mới phát triển ở trình độ rất cao cả về sản xuất dịch vụ và tổ chức quản lý, được xây dựng trên nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, con người được phát triển tự do, xã hội không còn giai cấp, không còn nhà nước, môi trường thiên nhiên được bảo vệ bền vững; hòa bình và hữu nghị trở thành quan hệ phổ biến và tất định trong quan hệ quốc tế. Loài người trên trái đất này bước vào một giai đoạn phát triển với trình độ mới: Xã hội cộng sản văn minh.

Phản ánh các cấp độ phát triển của CNXH hiện thực là lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Hiện thực hóa lý luận này tiêu biểu nhất là quá trình xây dựng CNXH hiện thực trên thế giới mà khởi đầu là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và các xu hướng đi lên CNXH hơn 100 năm qua. Trải qua khá nhiều thăng trầm, tính hiện thực của CNXH vẫn được thể hiện trên nhiều phương diện và cấp độ.                 

CNXH hiện diện ở nhiều quốc gia là minh chứng khách quan

Ở cấp độ là những nhân tố, tiền đề mang tính chất xã hội hóa, cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp đang nối tiếp nhu cầu thúc đẩy xu hướng này, khiến cho sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng ngày càng gắn bó. Cùng với đó là các biểu hiện mới của xã hội hóa hiện đại, như: Toàn cầu hóa, phân công và hợp tác lao động quốc tế, sự hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất, kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó có nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế, chế tạo, tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Các liên kết hợp tác, đồng thuận giữa nhiều nước trong quản trị để giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Tất cả xác định rằng, xu thế xã hội hóa hiện nay đang rất mạnh mẽ.

Ở cấp độ là những xu hướng, trào lưu XHCN hướng tới công bằng, bình đẳng, dân chủ... mà biểu hiện cụ thể là tìm tới một mô hình tổ chức xã hội khác với chủ nghĩa tư bản. Đó là sự phủ định kiểu tổ chức xã hội “lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội”-như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”.

 Hiện nay, mô hình phát triển này đang là thực tiễn ở nhiều nước Bắc Âu và một số quốc gia phát triển khác. Ở những nước này, như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuy vẫn còn là chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng khá nhiều giá trị XHCN, nhân tố XHCN đã và đang được tích lũy. Giá trị xã hội, lợi ích xã hội, mục tiêu xã hội, ý nghĩa xã hội của các hoạt động rất được xem trọng và được coi như những nhân tố hữu cơ của các quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Những thành quả ấy trước hết là kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân nhưng mặt khác, cũng cần thấy rằng, chính quy luật của cuộc sống-ở đây là xu thế xã hội hóa, đã thúc đẩy những tiến bộ xã hội ấy.

Ở cấp độ là chế độ XHCN, sau cuộc khủng hoảng của một mô hình xây dựng CNXH ở Đông Âu và Liên Xô (1989-1991), nhiều nước vẫn giữ vững chế độ XHCN, tiến hành cải cách đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. CNXH hiện thực đang là thực tế ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba... Ở những quốc gia này, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã và đang gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Chế độ dân chủ XHCN, vai trò lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhà nước XHCN, quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân đều là những thực tế không thể phủ nhận. Đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH trong cải cách đổi mới ở các nước XHCN hiện nay không chỉ xác nhận xu thế đi lên CNXH ở cấp độ quốc gia mà còn cống hiến những con đường, biện pháp mới mẻ để xây dựng CNXH. Những cống hiến đó đã được các đảng cộng sản và đảng công nhân, các lực lượng tiến bộ trên thế giới thừa nhận như những giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh, xu thế thời đại ngày nay.

Những “mảnh ghép” tốt đẹp đang định hình xã hội tương lai

Điều khá thú vị là, một số “mảnh ghép” của xã hội tương lai-chủ nghĩa cộng sản, cũng đang dần xuất hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống hiện nay. Chế độ tự quản của các cộng đồng dân cư, cái mà C.Mác cho rằng sẽ thay thế cho nhà nước trong xã hội cộng sản, hiện nay cũng đã xuất hiện ở nhiều nước trong một số lĩnh vực quản trị xã hội. Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh thế thế giới và cũng là tác giả của khái niệm “cách mạng công nghiệp 4.0” nhận định rằng: Hiện nay chúng ta đã có chủ nghĩa cộng sản về thông tin! Hàm ý của ông phản ánh một thực tế là hiện nay, nếu bạn có phương tiện nối mạng, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu, chỉ cần tra một từ khóa vào công cụ tìm kiếm, sẽ có ngay hàng triệu thông tin và gần như hoàn toàn miễn phí! Ngay ở Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, rất nhiều hành động thiện nguyện tự giác cũng phản ánh lối tư duy và hành động của con người trong xã hội tương lai: “Bánh mì miễn phí”, “nước uống miễn phí”, “dịch vụ sửa xe miễn phí”...

Chúng ta có thể coi những ví dụ trên là những “mảnh ghép” của hiện thực đang định hình cho xã hội tương lai-xã hội cộng sản chủ nghĩa.           

Như vậy, với một cách nhìn khoa học, chúng ta có thể khẳng định CNXH vẫn đang là một thực tế với nhiều cấp độ trên thế giới hiện nay. Thực tế đó đang biểu hiện rất sinh động, có sức hấp dẫn mạnh mẽ với nhân loại. Thế giới đang đi lên CNXH với nhiều con đường, cách thức khác nhau. Như lời C.Mác và Ph.Ăng-ghen: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra”.    

PGS, TS NGUYỄN AN NINH

(Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)

Chủ động, linh hoạt, sáng tạo để phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại nhân dân

 Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đối ngoại nhân dân (ĐNND) đã có một năm bứt phá, thành công sau thời gian dài bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Đây là lời khẳng định của bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 4-1.

Phóng viên (PV): Được biết, năm 2022, cùng với hai trụ cột đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, ĐNND đã có bước khởi sắc và bứt phá sau một thời gian dài bị gián đoạn. Bà đánh giá như thế nào về những kết quả, thành tựu nổi bật của công tác ĐNND năm vừa qua?

Bà Nguyễn Phương Nga: Cùng với các thành tựu đối ngoại chung của cả nước trong năm 2022, ĐNND đã có một năm rất thành công. Chúng ta đã đạt được hầu hết nhiệm vụ lớn đề ra trong năm. Các hoạt động ĐNND được triển khai với hình thức và nội dung đa dạng theo hướng đi vào chiều sâu, hiệu quả, bảo đảm kế hoạch và yêu cầu đề ra.

Triển khai trọng tâm đối ngoại năm 2022 là các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, VUFO đã tham gia và trực tiếp chủ trì nhiều hoạt động nổi bật trên cả bình diện song phương và đa phương, với nhiều hình thức, quy mô đa dạng. Có thể kể tới là những hoạt động có sức lan tỏa lớn trong Năm đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022, Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2022, qua đó góp phần vun đắp, củng cố hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với hai nước láng giềng thân thiết này.

Trên bình diện đa phương, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới. Đây là lần đầu tiên chúng ta đăng cai tổ chức một sự kiện lớn như vậy của Hội đồng Hòa bình thế giới, qua đó cho thấy sự đóng góp tích cực và đầy trách nhiệm của Việt Nam vào các hoạt động của Hội đồng Hòa bình thế giới nói riêng và phong trào hòa bình thế giới nói chung. 

Bên cạnh đó, năm 2022 cũng là năm chúng ta hết sức nỗ lực vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra để tiếp tục tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước ngay cả trong điều kiện mới. Chúng ta đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ, 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Áo, 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc... Thông qua các hoạt động này, chúng ta đã góp phần mở rộng, thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn.

Một trong những điểm rất nổi bật nữa của năm 2022 là sự gắn kết giữa Trung ương và địa phương. Các hoạt động hữu nghị, hòa bình, đoàn kết nhân dân không chỉ được tổ chức trong phạm vi các cơ quan, các tổ chức hữu nghị ở Trung ương mà được tổ chức ở rất nhiều địa phương, tỉnh, thành phố trong cả nước.

Năm 2022 cũng là năm đầu tiên chúng ta triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”. Do vậy, VUFO cùng các tổ chức thành viên đã cố gắng để các hoạt động ĐNND ngày càng trở nên thiết thực và gắn sát với các mục tiêu phát triển của đất nước hơn nữa.

Cũng với tinh thần như vậy, năm 2022, chúng ta đã có một văn bản chỉ đạo mới (Nghị định số 58/2022/NĐ-CP của Chính phủ) về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN). Trong năm qua, VUFO với tư cách là đầu mối, cơ quan chuyên trách về vận động PCPNN đã nỗ lực thông tin tới các tổ chức PCPNN về những chủ trương, chính sách và khung pháp lý của Việt Nam đối với các hoạt động của các tổ chức PCPNN, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức PCPNN triển khai hoạt động tại Việt Nam trong điều kiện cả thế giới đang phục hồi sau Covid-19. Mặc dù trong điều kiện khó khăn, nguồn lực bên ngoài ngày càng trở nên khan hiếm, vận động viện trợ PCPNN trong năm 2022 vẫn đạt kết quả khả quan với tổng giá trị viện trợ hơn 200 triệu USD.

PV: Bên cạnh những thành tựu như vậy, hoạt động ĐNND của Việt Nam năm vừa qua có những hạn chế và khó khăn gì thưa bà? VUFO đã rút những bài học kinh nghiệm như thế nào để năm 2023, chúng ta sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa?

Bà Nguyễn Phương Nga: Năm 2022, tình hình quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Những biến động về địa chính trị, cạnh tranh chiến lược rất gay gắt giữa các nước lớn, nguy cơ khủng hoảng kinh tế, sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu, lạm phát... là khó khăn mà tất cả các quốc gia đều phải đối mặt. Trong bối cảnh ấy, hoạt động ĐNND vấp phải nhiều khó khăn.

Tình hình quốc tế phức tạp cũng tác động đến lập trường, quan điểm của các tổ chức đối tác bạn bè của Việt Nam, khiến đôi lúc giữa các bên có những quan điểm khác biệt, cái nhìn không đồng nhất. Việc duy trì quan hệ hợp tác, tìm tiếng nói chung trở thành điều kiện tiên quyết. Điều này cũng đòi hỏi chúng ta phải kiên định lập trường, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước “chọn công lý, chọn lẽ phải chứ không chọn bên”.

Đối với những bài học kinh nghiệm rút ra được qua thực tiễn năm 2022, tôi cho rằng bài học đầu tiên là cần quán triệt sâu sắc, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt đường lối đối ngoại của Đảng, đặc biệt là những chủ trương, đường lối mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã vạch ra. ĐNND phải được thực hiện một cách hài hòa để vừa đáp ứng được lợi ích quốc gia dân tộc nhưng đồng thời cũng đóng góp vào những lợi ích chung của nhân loại, vì sự tiến bộ, công bằng và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa 3 trụ cột đối ngoại là: Đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và ĐNND. Phát huy sức mạnh đồng bộ của tất cả các tổ chức làm công tác ĐNND từ Trung ương đến địa phương, qua đó giúp các hoạt động của VUFO ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, có chiều sâu.

Công tác đào tạo cán bộ, đội ngũ chuyên trách làm công tác ĐNND cũng rất cần thiết bởi chủ trương đặt ra thì phải có người thực hiện. Yếu tố con người là rất quan trọng. Làm công tác ĐNND thì cần phải có quyết tâm, sáng tạo và đổi mới.

Bà Nguyễn Phương Nga: Năm 2023, chủ đề của hệ thống VUFO sẽ là ĐNND phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Chúng tôi xác định mục tiêu này dựa trên ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta coi năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 cũng như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong quá trình khắc phục hậu quả của dịch Covid-19, đây cũng là năm quyết định khi chúng ta đang tập trung mọi nỗ lực để phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, cũng là để tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, phát triển bền vững. Nhiệm vụ của ĐNND cũng là một trong những trụ cột của đối ngoại, có sứ mệnh, vai trò tiên phong trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Xác định theo chủ đề như vậy, ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục phát huy hiệu quả các quan hệ ĐNND, đưa ĐNND đi vào chiều sâu hơn nữa, tăng cường hơn nữa tính thiết thực và hiệu quả.

Năm 2023, chúng ta sẽ có rất nhiều dịp kỷ niệm quan hệ ngoại giao với các nước. Đây là cơ hội để Việt Nam thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thiết thực tăng cường hợp tác, gắn chặt với những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội để huy động nguồn lực cả về vật chất cũng như về tri thức, kinh nghiệm, công nghệ... đóng góp cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước sau đại dịch.

Nguồn: Báo QĐND

Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tối 10-1, tại Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức gặp mặt hữu nghị đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ nước ngoài nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Gặp mặt hữu nghị đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế 

Phát biểu tại sự kiện, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chân thành cảm ơn đoàn ngoại giao, chính phủ và nhân dân các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã ủng hộ, hợp tác và giúp đỡ Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, công tác đối ngoại nhân dân có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam, góp phần vào việc tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước.

Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
 Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại buổi lễ. 

Đánh giá cao những đóng góp của VUFO, ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine, Trưởng đoàn ngoại giao tại Việt Nam cho rằng, VUFO đã tích cực thúc đẩy các giá trị của tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác thông qua những nỗ lực không mệt mỏi nhằm phát huy tối đa động lực của ngoại giao nhân dân Việt Nam. Đại sứ một lần nữa khẳng định sự sẵn sàng, quyết tâm tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy, phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên cơ sở cùng có lợi, vì một thế giới bình đẳng, thịnh vượng, hợp tác, hòa bình và phát triển bền vững.

Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
 

Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Cùng ngày, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ VI, nhiệm kỳ 2019-2024, tổng kết công tác năm 2022, triển khai phương hướng công tác năm 2023 và thông qua một số nội dung công tác quan trọng của VUFO và các tổ chức thành viên.

Trong năm vừa qua, VUFO đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực và mục tiêu công tác. Về công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, VUFO và các tổ chức thành viên đã triển khai các hoạt động thiết thực hướng đến việc tăng cường kết nối và xây dựng mạng lưới, củng cố và vun đắp mối quan hệ, tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước.

Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
 Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga phát biểu. 

Các hoạt động đối ngoại nhân dân được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, bên cạnh mục tiêu tăng cường hiểu biết về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người và chính sách của Việt Nam, còn hướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác phát triển kinh tế, thương mại. Công tác phi chính phủ nước ngoài được thực hiện ngày càng chủ động và tích cực hơn. Trong năm 2022, giá trị giải ngân viện trợ phi chính phủ nước ngoài ước đạt gần 224 triệu USD.

Về trọng tâm công tác năm 2023, Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga nêu rõ, VUFO sẽ tiếp tục triển khai công tác đối ngoại nhân dân theo hướng chủ động và hiệu quả, lấy chủ đề năm 2023 là “Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.

Nguồn: Báo QĐND

Nhận thức đúng vai trò của công tác kiểm tra, giám sát

 Ngày 10-1, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến tất cả các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương chủ trì hội nghị. 

Nhận thức đúng vai trò của công tác kiểm tra, giám sát
 Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao, biểu dương những thành tích mà các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp đã đạt được trong năm 2022. Gợi mở một số nội dung công tác năm 2023, Thường trực Ban Bí thư chỉ rõ, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, nhất là người đứng đầu phải nhận thức đúng, đầy đủ vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, tổ chức; xác định công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng là một phương thức lãnh đạo quan trọng.

Từ nhận thức trên, các cấp ủy, tổ chức đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát phải khả thi, thực chất, phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương, đơn vị; tiếp tục quán triệt phương châm "giám sát phải mở rộng" để kịp thời phát hiện, nhắc nhở, cảnh báo, phòng ngừa xảy ra vi phạm từ sớm, không để khuyết điểm, vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng dẫn đến vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật.

Nhận thức đúng vai trò của công tác kiểm tra, giám sát
 Quang cảnh hội nghị.

Bên cạnh đó, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; xử lý kỷ luật phải nghiêm minh, kịp thời, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”; thực hiện đồng bộ giữa kiểm tra và giám sát, chú trọng địa bàn, lĩnh vực dễ nảy sinh vi phạm, những nơi có nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân... 

Thường trực Ban Bí thư lưu ý, UBKT các cấp nghiêm túc, khẩn trương thực hiện nhiệm vụ do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh giao. Đặc biệt, phải tập trung kiểm tra, làm rõ sai phạm của các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn FLC, Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC)...

Bên cạnh việc kiểm tra các vụ án, vụ việc cụ thể, UBKT các cấp phải chủ động tham mưu cho cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là việc cụ thể hóa, thể chế hóa thành pháp luật, chính sách để chủ trương, đường lối của Đảng thực sự đi vào cuộc sống.

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Võ Văn Thưởng trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm UBKT Trung ương vì đã có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Nguồn: Báo QĐND

Động lực mạnh mẽ cho quan hệ Việt Nam - Lào

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1.

Đây là chuyến thăm chính thức Lào đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị mới và Thủ tướng Chính phủ cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Lào kể từ khi Thủ tướng Sonexay Siphandone được bầu làm Thủ tướng.

Là hai nước láng giềng anh em gần gũi, núi sông liền một dải, cùng uống chung dòng nước Mê Công, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhân dân Việt Nam-Lào vốn có mối quan hệ truyền thống, thủy chung, gắn bó lâu đời. Trong suốt chiều dài lịch sử của hai dân tộc Việt Nam-Lào, nhất là chặng đường hơn 60 năm từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1962-2023), tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong kính yêu đặt nền móng, đã trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng; là tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc. “Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có những tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài, toàn diện như quan hệ Lào-Việt Nam”, như lời Chủ tịch Kaysone Phomvihane từng phát biểu tại Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15-12-1976.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp và khó lường, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào vẫn tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, to lớn cho cả hai nước. Quan hệ chính trị được coi trọng, giữ vai trò nòng cốt, định hướng trong tổng thể quan hệ hợp tác; các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai Đảng, hai Nhà nước tiếp tục phát huy tốt hiệu quả. Hợp tác kinh tế có bước đột phá, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục là một trong những đối tác đứng đầu về đầu tư và thương mại của Lào. Hợp tác về quốc phòng, an ninh ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và giữ vai trò là một trong những trụ cột trong quan hệ giữa hai nước, góp phần duy trì ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội của mỗi nước và khu vực biên giới giữa hai nước. Hợp tác giáo dục-đào tạo, văn hóa-du lịch tiếp tục được quan tâm; hợp tác giữa các địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới tiếp tục được tăng cường...

Trong hai năm chịu tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam và Lào vẫn luôn dành cho nhau sự hỗ trợ cả về tinh thần lẫn vật chất, thể hiện truyền thống “chia ngọt sẻ bùi”, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau sớm cùng vượt qua đại dịch để phục hồi kinh tế-xã hội và tiếp tục phát triển bền vững... Ở bất cứ hoàn cảnh nào, lãnh đạo hai nước luôn cùng nhau nỗ lực đưa hợp tác song phương đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả, thiết thực.

“Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022” là một năm đặc biệt sôi nổi, có nhiều kết quả tốt đẹp. Hai bên đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong các hoạt động kỷ niệm những sự kiện trọng đại của quan hệ Việt Nam-Lào, qua đó truyền tải tinh thần đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước và giúp bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ đặc biệt, trong sáng Việt-Lào.

Trong niềm tự hào, phấn khởi trước những bước phát triển hết sức tốt đẹp của mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng giữa hai nước, chuyến thăm chính thức Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn trước sau như một, coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào. Chúng ta tin tưởng chuyến thăm chính thức Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào và bế mạc "Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022" sẽ thành công tốt đẹp, là động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

 QĐND

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức CHDCND Lào

 Sáng nay 11/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, sang thăm chính thức nước CHDCND Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức CHDCND Lào - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội, sang thăm chính thức CHDCND Lào. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone, sáng 11/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, sang thăm chính thức nước CHDCND Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào từ ngày 11 đến 12 tháng 01 năm 2023. 

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng trong năm 2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đón thăm.

Đoàn đại biểu chính thức cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CHDCND Lào có: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến; Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc; Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thị Hoàng Vân; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng.

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào còn có Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng; lãnh đạo nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam đang phát triển vững chắc. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hai nước vẫn giữ được đà và phát triển quan hệ trên các lĩnh vực.

Quan hệ chính trị tiếp tục phát triển tốt đẹp, hai bên phối hợp tổ chức thành công: Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào; thường xuyên tổ chức các chuyến thăm, tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao và các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nổi bật, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022 và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, cùng nhiều hoạt động có ý nghĩa khác tại thủ đô và các tỉnh, thành của mỗi nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức CHDCND Lào - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội, sang thăm chính thức CHDCND Lào. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trong hơn hai năm dịch COVID-19 bùng phát, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã hỗ trợ nhau cả về kinh phí, vật tư, trang thiết bị y tế và cử chuyên gia hỗ trợ nhau phòng, chống dịch. Hợp tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, nhất là trong hợp tác cứu hộ, cứu nạn; tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong thời kỳ chiến tranh; kiểm soát biên giới; phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là vấn đề buôn bán, vận chuyển ma túy.

Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tiếp tục được duy trì tốt. Việt Nam hiện có 238 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Lào, tổng vốn đăng ký khoảng 5,34 tỷ USD, duy trì vị trí thứ 3 đầu tư vào Lào.

Kim ngạch thương mại hai chiều tính đến hết tháng 11/2022 đạt 1,5 tỷ USD, ước đạt hơn 1,6 tỷ trong cả năm 2022, tăng hơn 20% so với năm 2021. Bên cạnh kinh tế, hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác giáo dục, đào tạo và văn hóa. Tổng số lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam khoảng 14.000 người.

Các địa phương hai nước, nhất là các địa phương có chung biên giới tiếp tục được tăng cường, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại các khu vực biên giới hai nước. Trong đó, các địa phương của Việt Nam tiếp tục tiếp nhận bệnh nhân của Lào sang cấp cứu, điều trị tại Việt Nam, được Bạn đánh giá cao.

Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ ASEAN, Liên hợp quốc và các cơ chế tiểu vùng...

Nguồn: Báo Dân trí


Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...