Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

Bắt tạm giam chủ tài khoản Facebook đăng tin xuyên tạc, chống phá chính quyền

Thông tin với PV Báo CAND, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ cho biết, chiều 6/10, Cơ quan CSĐT Công an quận Ninh Kiều đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Võ Hoàng Thơ (SN 1985, không có nơi cư trú ổn định) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Theo cơ quan điều tra, trước đó Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, phát hiện tài khoản Facebook “Minh Long”, do Thơ làm chủ đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước, đi ngược chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã chuyển vụ việc đến Công an quận Ninh Kiều điều tra làm rõ. Tại cơ quan điều tra, Thơ thừa nhận hành vi đăng tải 47 bài viết trên Facebook “Minh Long”.

Kết quả giám định của Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ, 47 bài viết của Thơ đều thể hệ tính tiêu cực, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước; xúc phạm danh dự, uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng xấu trong đời sống xã hội.

Bắt đối tượng đăng thông tin xuyên tạc, chống phá chính quyền

Chiều 21/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu đã khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thiên Nghĩa (50 tuổi, HKTT tại TP Hồ Chí Minh) về hành vi “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, viễn thông".

Theo kết quả điều tra của Công an TP Vũng Tàu, trong thời gian tháng 7/2021, thời điểm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng Nguyễn Thiên Nghĩa sử dụng mạng xã hội Facebook có tài khoản Nghia Nguyen Thien để liên tục viết, đăng trên mạng xã hội hàng chục bài viết có nội dung bịa đặt, sai sự thật, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch bệnh của Nhà nước ta. Những bài viết của đối tượng này đã nhận được chia sẻ, bình luận của một số đối tượng xấu, gây dư luận không tốt và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).

Đáng chú ý, ngoài những thông tin không có thật do Nghĩa tự nghĩ ra để viết đăng về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác, đối tượng này còn liên tục xuyên tạc những phát biểu chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo Nhà nước, Bộ Y tế... với những lời lẽ thô tục, vô văn hóa, mang tư tưởng hận thù, kích động chống đối công tác phòng, chống dịch bệnh của Nhà nước và chính quyền các cấp.

Thậm chí đối tượng này còn dùng nhiều từ ngữ phản cảm để xúc phạm, bôi nhọ nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước qua nhiều thời kỳ... gây bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân.

Nguyễn Thiên Nghĩa còn xuyên tạc, đả kích nhiều thông tin chính thống của các cơ quan báo chí đưa tin về những hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động, kêu gọi giúp đỡ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, thông tin về việc nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng chống COVID-19 của Việt Nam, hay các hoạt động chi viện y, bác sĩ vào TP Hồ Chí Minh chống dịch...

Qua điều tra, làm rõ và xác định được đối tượng đăng những bài viết nói trên, Công an TP Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thiên Nghĩa để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự

Các thế lực chống phá tìm cách đánh tráo bản chất các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, từ đó kêu gọi Nhà nước Việt Nam cần “huỷ bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự”.

Pháp luật là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hội loài người, phản ánh ý chí của Nhà nước, giai cấp thống trị. Sự xuất hiện của Nhà nước hay nói cách khác là giai cấp cầm quyền cũng chính là nguyên nhân cho sự ra đời của pháp luật, hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật dựa trên ý kiến tổng hợp, đóng góp của người dân, từ đó đưa ra các qui định chung điều chỉnh, quản lý xã hội. Như vậy, pháp luật ra đời gắn liền với lợi ích của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của những người dân trong xã hội đó. Pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đại diện cho ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mang lại lợi ích chung cho toàn dân tộc. Thế nhưng, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số người dân, các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước tìm cách tác động, hướng lái, tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ một số điều trong Hiến pháp, pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự (BLHS) nhằm thay đổi bản chất, giá trị; bình luận sai lệch một số điều luật và sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước, của cơ quan tiến hành tố tụng.

Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử các đối tượng Cấn Thị Thêu (SN 1962, thường trú tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội); Trịnh Bá Tư (SN 1989, trú tại Đại Đồng, Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 BLHS, các đối tượng phản động, chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ điều luật này. Không chỉ riêng Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, mà một số đối tượng như Phạm Chí Dũng (SN 1966, quê Đồng Tháp, thường trú tại phường 1, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Văn Công Em (SN 1971, cư trú tại Mỹ Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre), Nguyễn Tường Thụy (SN 1950, cư trú tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyễn Thị Cẩm Thúy (SN 1976, thường trú tại Cam Thành Bắc, Cam Lâm, Khánh Hòa)… cũng đã vi phạm quy định của điều luật trên và cơ quan chức năng đã và đang tiến hành các biện pháp tố tụng theo đúng quy định của pháp luật để xử lý hành vi phạm tội.

Các luận điệu tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS trong thời gian qua được các đối tượng phản động, chống đối tuyên truyền rộng khắp, đặc biệt là trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin tuyên truyền, đưa ra các lý lẽ yêu cầu Việt Nam xóa bỏ điều luật này. Điều 117, BLHS quy định: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung từ Điều 88 BLHS năm 1999 với một số điểm mới về tên điều luật, nội dung điều luật theo hướng qui định cụ thể hơn và mở rộng phạm vi khách quan của tội này. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLHS nói chung, Điều 88 của BLHS cũ nói riêng nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, các mặt khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Trước đó, Điều 88 BLHS năm 1999 cũng là điều luật mà các đối tượng chống phá Nhà nước ra sức tuyên truyền, yêu cầu xóa bỏ. Sau khi điều luật này được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo Điều 117, BLHS 2015 thì các phần tử chống đối cũng không từ bỏ âm mưu, mà tiếp tục “bài ca” kêu gọi xóa bỏ nhằm đạt được âm mưu, ý đồ chống phá Nhà nước với mục tiêu xóa bỏ vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Liên quan đến hoạt động kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS, Đài RFA (Đài Á Châu Tự do) dẫn lời của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cùng một số đối tượng chống đối trong nước vu cáo rằng Điều 117, BLHS là “mơ hồ, dập tắt tiếng nói trái chiều”.  Trước đó, diễn đàn “Văn Việt” cũng đã đăng tải một bức thư của nhóm hành nghề luật sư ở hải ngoại kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS với nội dung qui kết rằng: “Điều 117  vi phạm Hiến pháp và đang sử dụng như là một phương tiện trấn áp nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị dưới danh nghĩa luật pháp quốc gia…”. Đặc biệt, khi “nghe tin” phiên tòa xét xử các bị cáo Cấn Thị Thêu, Phạm Thị Đoan Trang sắp diễn ra, số thành phần bất mãn, chống đối chính trị trong, ngoài nước lại tiếp tục kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS với luận điệu “Điều 117 là hạn chế và cản trở quyền công dân qui định tại điều 25 Hiến pháp…”. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các đối tượng chống phá Nhà nước không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xóa bỏ Điều 117, BLHS để đạt được các mục tiêu, ý đồ phá vỡ quy tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, thúc đẩy hoạt động lợi dụng “quyền tự do ngôn luận” để tuyên truyền chống phá chế độ, tạo tiền đề, điều kiện để chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS, các đối tượng phản động, chống phá nhằm tác động trực tiếp đến nền tư pháp Việt Nam. Các lập luận, quan điểm xóa bỏ Điều 117, BLHS nhằm tạo ra kẽ hở về mặt pháp lý cho các phần tử phản động, chống phá có thời cơ để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Có thể nói rằng, muốn có cơ hội cho hoạt động tuyên truyền, tán phát các tài liệu chống phá Nhà nước mà không bị các cơ chế pháp lý ràng buộc thì dĩ nhiên các đối tượng cần phải kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự do ngôn luận” nói lên tiếng nói của công dân. Các hoạt động kêu gọi xóa bỏ điều luật nhằm tạo cơ hội cho các đối tượng chống phá nhà nước tuyên truyền, can thiệp vào các lĩnh vực nhạy cảm của đời sống xã hội của Việt Nam trong vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những mục tiêu mà các đối tượng phản động, chống đối đặt ra là có thời cơ, điều kiện thuận lợi để tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Rõ ràng, mọi hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống phá là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Phải khẳng định rằng, Điều 117, BLHS nói riêng, BLHS nói chung được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc. Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, ngoại trừ các đối tượng có mục đích, ý đồ xấu. Các dấu hiệu, hành vi liệt kê trong Điều 117, BLHS đe dọa đến an ninh quốc gia, chế độ và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành điều luật này là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Bên cạnh đó, không thể cho rằng Điều 117, BLHS là “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”, bởi lẽ trên thực tế ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ và đó cũng là quyền cơ bản của công dân theo qui định của Hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây cần phải hiểu rằng, quyền tự do ngôn luận luôn gắn với nghĩa vụ của công dân, gắn với chế độ chính trị của từng quốc gia, do đó cần phải hiểu đúng các qui định về vấn đề này. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng có các giới hạn, quy định riêng về các quyền tự do ngôn luận để phù hợp với đặc thù của chế độ xã hội, tình hình chính trị, văn hóa của các quốc gia đó. Bàn về vấn đề này, năm 1993, Hội nghị quốc tế về quyền con người ở Vienna (Áo), đại diện các quốc gia đã khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập… Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”…

Các lập luận, viện dẫn các thông tin cho rằng Điều 117, BLHS “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận” là hoàn toàn không có cơ sở, thiếu căn cứ để ràng buộc. Rõ ràng, đằng sau âm mưu kêu gọi hủy bỏ Điều 117, BLHS của các đối tượng phản động, chống đối nhằm hướng đến mục đích, ý đồ xâm phạm an ninh quốc gia, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ, của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Thực hiện tốt tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam trên vùng biển Tây Nam

Thời gian qua, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã có nhiều giải pháp hiệu quả để đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam sớm đi vào cuộc sống; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên vùng biển giáp ranh Việt Nam - Malaysia - Thái Lan.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 được giao quản lý vùng biển Tây Nam có diện tích rộng khoảng 360.000 km2 với 147 đảo lớn, nhỏ, bãi đá trải dài từ Hà Tiên (Kiên Giang) đến Định An (Sóc Trăng). Đây là vùng biển tiếp giáp các nước: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, có tuyến hàng hải quốc tế đi qua với lưu lượng tàu hoạt động lớn. Tuy nhiên, đây cũng là vùng biển còn tồn tại tình trạng tàu cá tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thời gian qua, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tăng cường tuyên truyền pháp luật cho ngư dân, đặc biệt là Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Biển Việt Nam, kết hợp phát tờ rơi… nhằm giúp ngư dân nắm chắc phạm vi vùng biển Việt Nam, tự giác chấp hành pháp luật khi hoạt động trên biển, không có hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép, nỗ lực chung tay cùng các cấp, các ngành và cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tiến hành kiểm tra 21 tàu cá Việt Nam, lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt và tham mưu cấp trên ra quyết định xử phạt 16/21 tàu, với tổng số tiền 213.100.000 đồng, dẫn giải 5 tàu về cảng để xử lý.

Bên cạnh đó, Biên đội tàu của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tuyên truyền và lấy thông tin được 90 lượt tàu cá Việt Nam; tổ chức trao tặng 32 cờ Tổ quốc, phát 257 tờ rơi các loại, 16 hộp khẩu trang y tế cho các tàu cá hoạt động tại khu vực, tổ chức tốt cho thuyền trưởng các tàu cá viết cam kết chấp hành nghiêm các quy định trong hoạt động khai thác thủy sản.

Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 4035 và KN 270 đã tổ chức sơ cứu thành công cho ngư dân Nguyễn Văn Khang, SN 1996, là thuyền viên của tàu cá KG 91311TS bị thương, nhiễm trùng nặng ở ngón trỏ tay trái. Tàu KN 270 sơ cứu cho 2 ngư dân Trần Văn Nghề và Hồ Văn Duy bị thương trên tàu CM 99046TS do xảy ra xô xát. Đây là những việc làm kịp thời hỗ trợ ngư dân lúc khó khăn, hay khi gặp sự cố xảy ra trên biển, trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Trong thời gian tới, Biên đội tàu Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 xác định, luôn khắc phục mọi khó khăn nhất là về điều kiện thời tiết, sóng gió, làm tốt công tác tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam, vận động ngư dân chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, các quy định về khai thác IUU,  giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc.

Pháp hết sức coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam

Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher khẳng định, Pháp hết sức coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam và mong muốn quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng đến kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục.

Chiều 3/11 (theo giờ Paris), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher.Thủ tướng Chính phủ bày tỏ vui mừng được gặp gỡ và trao đổi với Chủ tịch Thượng viện Pháp, gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, Thượng viện và nhân dân Pháp đã hỗ trợ vaccine và trang thiết bị y tế cho Việt Nam thời gian qua. Về phần mình, Chủ tịch Gérard Larcher cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ kịp thời khẩu trang y tế cho nhân dân Pháp vào thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát nghiêm trọng năm 2020.

Bày tỏ vui mừng được đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm chính thức đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tới Pháp, Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher bày tỏ ngưỡng mộ về việc Việt Nam đã rất thành công trong việc cải cách kinh tế, duy trì được tốc độ phát triển nhanh, nhưng đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, Thượng viện và nhân dân Pháp đã hỗ trợ vaccine và trang thiết bị y tế cho Việt Nam thời gian qua.

Chủ tịch Thượng viện Pháp cho rằng vẫn còn “món nợ” với Việt Nam vì chưa có dịp thăm đất nước này kể từ khi nhậm chức và mong muốn sẽ sớm có dịp đến Việt Nam khi điều kiện y tế cho phép. Chủ tịch Gérard Larcher khẳng định Pháp hết sức coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam và mong muốn quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng đến kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục. Chủ tịch Gérard Larcher chúc mừng thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV của Việt Nam và khẳng định Thượng viện Pháp mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những đóng góp rất quan trọng của cơ quan nghị viện hai nước vào việc củng cố mối quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Pháp, trong đó có quá trình thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, đặc biệt là vai trò cá nhân Ngài Chủ tịch Thượng viện cùng các cộng sự tại Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt.

Thủ tướng mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công Hội nghị Hợp tác giữa các địa phương lần thứ XII tại thành phố Hà Nội vào năm 2022 với sự tham gia đông đảo của các địa phương Việt Nam và Pháp cũng như sự có mặt của Lãnh đạo cấp cao Pháp.

Thủ tướng đề nghị phía Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, đề nghị Pháp xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên hay các kiến trúc mang dấu ấn Pháp tại Việt Nam.

Chủ tịch Gérard Larcher khẳng định Pháp hết sức coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam và mong muốn quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi lĩnh vực.

Hai bên cũng đã trao đổi về một số tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh các quốc gia cần đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, và giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Chủ tịch Thượng viện Pháp cũng nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) và ủng hộ sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) nhằm tối đa hóa tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Pháp và các nước EU, đồng thời bày tỏ sẵn sàng xem xét thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Chính phủ và Thượng viện Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Pháp, và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quý báu này từ Chính phủ, Thượng viện và các cơ quan chức năng của Pháp. Chủ tịch Gérard Larcher cũng đánh giá cao khả năng hòa nhập sâu rộng và thành công của đồng người Việt Nam tại Pháp, tạo cầu nối quan trọng, góp phần giúp cho quan hệ giữa Việt Nam và Pháp ngày càng gắn kết chặt chẽ. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Chủ tịch Gérard Larcher sang thăm Việt Nam.

Nguồn: Báo CAND

Chống bệnh quan liêu, vô cảm với nhân dân của cán bộ, đảng viên hiện nay

Hồ Chí Minh khẳng định: bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Cán bộ, đảng viên đặc biệt là những người lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì: có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Bệnh quan liêu không chỉ là sự sai lầm về tác phong, phương pháp công tác mà xét về bản chất là sự tha hóa quyền lực của cơ quan công quyền, là hệ quả của sự suy thoái lập trường tư tưởng, chính trị, đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh chỉ ra những biểu hiện cụ thể của bệnh quan liêu: chỉ đạo xa rời thực tế, xa quần chúng; áp dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính; chỉ biết hô hào khẩu hiệu chỉ thị, xem báo cáo, làm việc qua loa; lời nói không đi đôi với việc làm; chủ quan, tự mãn, coi thường quần chúng… Cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu: Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ.

Trên thực tế, có thể thấy hiện nay căn bệnh này diễn ra xảy ra ở hầu hết các cấp, các ngành, các địa phương, với những mức độ khác nhau. Những vụ việc kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân như việc tố cáo, khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm; hàng loạt dự án hiện đang “đắp chiếu” có thâm niên chục năm với hàng nghìn tỷ đồng; việc xây dựng trụ sở hành chính quá lãng phí trong khi địa phương còn nghèo hay dùng ngân sách ưu tiên phục vụ cho nhà riêng của cán bộ lãnh đạo; những câu chuyện "hành dân" của một số bộ phận trong cơ quan công quyền hoặc ứng xử không đúng với chuẩn mực của người cán bộ ở các địa phương; những đại biểu nhân dân chỉ biết “ngủ gật” trước bức xúc của dân, vấn đề cuộc sống “rất nóng” nhưng hội trường HĐND cấp tỉnh, huyện, xã thì “rất lạnh” cũng không phải hiếm gặp. Nhiều chính sách ban hành viển vông, xa rời thực tế, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức trì trệ, vô trách nhiệm “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.

Ngày 25/10/2021, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm trong đó có nhiều điểm mới so với Quy định 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011. Một trong điểm mới là Đảng làm rõ và bổ sung thêm biểu hiện căn bệnh quan liêu ở Điều 3: “Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”. Có thể nói, đó là sự bổ sung xác đáng từ nhận thức sâu sắc về thực trạng và tác hại của căn bệnh quan liêu, xa dân, vô cảm với dân đã tồn tại dai dẳng, thậm chí có mặt diễn biến phức tạp hơn trong đội ngũ cán bộ, đảng viên - căn bệnh mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: bệnh quan liêu, xa dân là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền.

Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại và dân chủ hiện nay, việc tăng cường đối thoại với nhân dân là một trong cách hiệu quả nhất để giải quyết những điểm nóng ở cơ sở. Bộ Chính trị đã ban hành quy định số 11-QĐI/TW ngày 18/2/2019 về “Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”. Điều quan trọng hơn là từ cuộc đối thoại trực tiếp đó, các cấp ủy đảng, chính quyền cần có hành động thiết thực, cụ thể giải quyết nhu cầu chính đáng của nhân dân, tránh nói suông, hứa suông làm mất niềm tin của dân. Thực hiện các quy định trên sẽ là liều thuốc “đặc trị” căn “bệnh mãn tính” quan liêu, thờ ơ, vô cảm của cán bộ, đảng viên; xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Đảng với dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp

Ngay sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị COP26 và thăm làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 3/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Orly ở Thủ đô Paris, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-5/11 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex.


Đây là chuyến thăm song phương chính thức đầu tiên tới một quốc gia châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính kể từ khi nhậm chức.

Trong chương trình chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hội đàm với Thủ tướng Pháp, hội kiến Tổng thống Pháp, gặp Chủ tịch Thượng viện Pháp, gặp Chủ tịch Quốc hội Pháp.

Thủ tướng sẽ có các cuộc hội kiến, tiếp, gặp Tổng Giám đốc UNESCO, Tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, Giám đốc điều hành chương trình COVAX, Hội hữu nghị Pháp - Việt; gặp gỡ cộng đồng và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và một số nước châu Âu…

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đang trên đà phát triển tích cực. Hai nước có mối quan hệ hợp tác, gắn bó truyền thống qua các thăng trầm của lịch sử. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Pháp thời gian qua đã gia tăng quan tâm, nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ. Hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2023. 

Hiện, Pháp là bạn hàng lớn thứ 4, nhà đầu tư lớn thứ 2 và nhà tài trợ ODA hàng đầu của Việt Nam trong EU. Nhiều tập đoàn lớn của Pháp mong muốn đầu tư vào các dự án tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, cơ sở hạ tầng và đô thị thông minh, năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu, công nghệ cao.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Lê Văn Thương - từ kẻ vô kỷ luật đến chống phá đất nước

Thời gian gần đây, một số đối tượng vì bất mãn, hám lợi đã bị các phần tử xấu, các tổ chức phản động dụ dỗ, lôi kéo thực hiện những hành vi sai trái, chống phá đất nước.

 Mặc dù đã chạy trốn ra nước ngoài, trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, nhưng các đối tượng này vẫn ngoan cố lợi dụng không gian mạng tán phát thông tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ chính quyền khiến dư luận hết sức bất bình.

Một trong số đó là Lê Văn Thương, kẻ vô kỷ luật, thoái hóa biến chất, hiện đang bị cơ quan công an truy nã với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Lê Văn Thương (sinh năm 1988 tại Quảng Ngãi) từng có thời gian phục vụ trong quân ngũ, được quan tâm tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành, nhưng do không chịu rèn luyện, tu dưỡng, nhiều lần vi phạm kỷ luật. Mặc dù đã được động viên, giáo dục, Thương vẫn tính nào tật ấy, do đó đã bị kỷ luật và được giải quyết cho xuất ngũ.

Thương được cho phục viên về quê mở xưởng mộc. Lẽ ra, nếu giữ gìn bản lĩnh và nhân cách, Thương có thể làm lại cuộc đời, sửa chữa sai lầm bởi xưởng mộc của Thương cũng khá đông khách. Nhưng Thương lại bị kích động, lôi kéo, bỏ trốn ra nước ngoài và lên mạng xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, quân đội.

Với giọng điệu ngông cuồng của kẻ thoái hóa biết chất, Lê Văn Thương còn tuyên bố thành lập lực lượng hòng thay đổi chế độ ở Việt Nam. Mặc dù chỉ được ở trong quân ngũ thời gian ngắn, nhưng Lê Văn Thương đã ảo tưởng tuyên bố có thể chỉ huy những đội quân lớn, có thể làm thay đổi tình hình đất nước.

Trước những hoạt động chống phá đất nước, Lê Văn Thương đã bị khởi tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đồng thời đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Quảng Ngãi phát lệnh truy nã sau khi bỏ trốn khỏi địa phương vào năm 2018. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần có văn bản gửi gia đình, vận động, kêu gọi Thương ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Sau khi bỏ trốn ra nước ngoài, Lê Văn Thương tiếp tục lún sâu vào con đường tội lỗi khi núp bóng các thế lực phản động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Để được các thế lực ngoại bang sử dụng và có tiền sinh sống, Lê Văn Thương đã tạo lập các tài khoản trên không gian mạng để xuyên tạc, nói xấu tình hình đất nước. Trên tài khoản facebook cá nhân và tài khoản youtube “Tiếng nói Dân chủ Việt”, Lê Văn Thương đã công khai bộc lộ là một kẻ phản bội khi liên tục phát tán những thông tin sai trái, bịa đặt.

Chính Lê Văn Thương đã tự bôi xấu bản thân, làm ảnh hưởng đến những người thân và tự chọn con đường quay lưng lại với trở về quê hương mà một số kẻ đã sai lầm mắc phải trước đây. Nhiều đồng đội đau xót cho Thương chỉ vì thiếu bản lĩnh mà sa ngã. Đó là bài học đắt giá về việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Nếu không tu dưỡng, rèn luyện có thể sa ngã, thậm chí từ tự diễn biến tự chuyển hóa chuyển rất nhanh sang tiếp tay cho thế lực thù địch.

Nguồn: báo QĐND

Đừng làm sai lệch sự thật để bênh vực cho nhóm "Báo Sạch"

Ngày 29-10 vừa qua, sau khi tòa án ở Việt Nam xét xử công khai và tuyên án 5 đối tượng thuộc nhóm "Báo Sạch", thông cáo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu ra những ý kiến thiếu khách quan, sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam để bênh vực cho những đối tượng vi phạm pháp luật.

 Bản thông cáo có đoạn viết: “Một tòa án Việt Nam đã kết án các nhà báo liên kết với nhóm "Báo Sạch" (Clean Journalism), Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Lê Thế Thắng, kết án họ nhiều năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự”.

Lạ lùng hơn, bản thông cáo còn nêu: “Chúng tôi hiểu nhóm nhà báo này tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng, tất nhiên, không phải là tội phạm” để rồi “kêu gọi trả tự do cho 5 nhà báo này và tất cả những người bị giam giữ vô cớ”.

Cái gọi là Tổ chức Phóng viên không biên giới cũng đã ra thông báo phản đối các bản án đối với “các nhà báo” của nhóm "Báo Sạch", vu cáo Việt Nam “gia tăng đàn áp truyền thông độc lập”. Còn cái gọi là Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ngày hôm qua 1-11 cũng ra thông cáo có nội dung sai sự thật khi yêu cầu Việt Nam "ngưng đàn áp các nhà báo".

Cái gọi là Sáng kiến pháp lý Việt Nam do hai đối tượng Trịnh Hữu Long và Trần Quỳnh Vi - những kẻ có quan hệ mật thiết với Voice ngoại vi của Việt Tân trước đó cũng ra tuyên bố, cho rằng việc điều tra, bắt giam và truy tố, xét xử đối với các thành viên nhóm “Báo Sạch” là vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Dư luận và người dân Việt Nam chẳng ai xa lạ gì luận điệu bổn cũ soạn lại của những tổ chức như Phóng viên không biên giới, Sáng kiến pháp lý Việt Nam hay những đối tượng như Trịnh Hữu Long và Trần Quỳnh Vi hay Phạm Đoan Trang. Đây là những tổ chức, cá nhân thường xuyên lợi dụng, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng, nhà nước Việt Nam.

Cũng không lạ khi Trịnh Hữu Long bênh vực Báo Sạch bởi Long nằm trong bộ 3 với Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan Trang được Voice đào tạo để chống phá đất nước. Trong chuỗi hoạt động của những đối tượng này mấy năm qua, có nhiều sự việc từng được một vài thành viên nhóm "Báo Sạch" tham gia hoặc cổ xúy.

“Tim đen” của họ thì đã rõ nhưng quả là đáng thất vọng khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một cơ quan có đầy đủ thông tin hơn, nắm rõ hơn về sự phát triển của tự do báo chí ở Việt Nam lại có thể đưa ra những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí như vậy.

Trong vụ việc này, TAND huyện Thới Lai (Cần Thơ) đã tuyên phạt các bị cáo là thành viên nhóm “Báo Sạch” tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ Luật Hình sự.

Quá trình xét xử, tranh tụng công khai, dân chủ. Chính các luật sư cũng cho rằng, việc truy tố các bị cáo là không oan sai vì có nhiều bài viết đã xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức.Các bị cáo cũng đã nhận tội và tỏ ra ăn năn, ân hận.

Cũng cần phải nói thêm rằng, tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam được bảo đảm theo đúng pháp luật quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam, không có cái gọi là nhà báo độc lập, nhà báo công dân như lập luận của một số tổ chức thiếu thiện chí.

Còn xét về luật pháp quốc tế, theo những giá trị phổ quát nhất, tự do báo chí luôn mang tính lịch sử, cụ thể gắn với hoàn cảnh phát triển, văn hóa của mỗi quốc gia; không thể có tự do báo chí vô hạn độ đến mức có thể xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm hại nhân phẩm, danh dự của người khác.

Trong bối cảnh quan hệ Việt - Mỹ đang được tăng cường, phát triển tốt đẹp. Trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam luôn nỗ lực nghiêm túc thực hiện cam kết, nghĩa vụ theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế. Trong đó, đặc biệt coi trọng Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Phát biểu vào tháng 9 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Thực tế, những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ.

Trên thực tế, những thành tựu mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước là những bằng chứng không thể phủ nhận cho các nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm thực thi quyền con người. Việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người luôn được Ðảng, Nhà nước ta thể chế hóa cũng như thực thi nghiêm túc trong thực tiễn. Việc thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam luôn được tuân thủ nghiêm túc theo những cam kết, nghĩa vụ trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia điển hình trong tiến trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, tiếp tục triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững.

Tại Hội thảo quốc tế về xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Bộ Ngoại giao phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 14-7-2021 với sự tham dự của hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế, thành tựu của Việt Nam về công tác nhân quyền tiếp tục được ghi nhận. Ông Kamal Malhotra - Ðiều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, hoan nghênh Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và bảo vệ quyền con người mà minh chứng là quyết định thực hiện Báo cáo giữa kỳ tự nguyện. Liên hiệp quốc đánh giá cao Việt Nam.

Thiết nghĩ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên thay đổi cách tiếp cận và khách quan hơn, toàn diện hơn khi đề cập vấn đề liên quan đến nhóm "Báo Sạch"; không để những thông tin gây nhiễu dẫn đến những bình luận sai lệch; không chỉ đối với vụ án nhóm "Báo Sạch" mà trong nhiều vụ án, vụ việc khác.

Nguồn: Báo QĐND

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp

Đúng 13 giờ 30 phút ngày 3-11 (theo giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Orly ở thủ đô Paris, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 đến 5-11 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex.

Trong thời tiết nắng ấm, đón Thủ tướng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại sân bay có đại diện Nhà nước Pháp tại chính quyền địa phương; Đại sứ Pháp tại Việt Nam; Lãnh đạo cục Lễ tân, Bộ Ngoại giao Pháp; Đại sứ Việt Nam và cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Ngay sau khi tới Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới đặt vòng hoa tại tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm không gian Hồ Chí Minh ở  thành phố Montreuil (cách Paris khoảng 15km về phía Đông).

Trong chương trình chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hội đàm với Thủ tướng Pháp; hội kiến Tổng thống Pháp; gặp Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Quốc hội Pháp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội kiến, tiếp, gặp Tổng Giám đốc UNESCO, Tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, Giám đốc điều hành chương trình COVAX, Hội hữu nghị Pháp - Việt; gặp gỡ cộng đồng và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và một số nước châu Âu.

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đang trên đà phát triển tích cực. Hai nước có mối quan hệ hợp tác, gắn bó truyền thống qua các thăng trầm của lịch sử. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Pháp thời gian qua đã tăng cường quan tâm, nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy quan hệ song phương. Hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2023.

Hiện Pháp là bạn hàng lớn thứ 4, nhà đầu tư lớn thứ 2 và nhà tài trợ ODA hàng đầu của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Nhiều tập đoàn lớn của Pháp mong muốn đầu tư vào các dự án tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, cơ sở hạ tầng và đô thị thông minh, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu, công nghệ cao.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...