Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

HRF lại diễn trò “Báo cáo về tự do báo chí”!

 



Thứ Năm, 10/08/2023, 05:05

Ngày 31/7/2023, một tổ chức phi lợi nhuận với tên gọi Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation - HRF) có trụ sở tại New York, Mỹ đã công bố báo cáo cho rằng Việt Nam nằm trong số quốc gia đàn áp báo chí nhất ở châu Á. Những cáo buộc trên nhằm mục đích tuyên truyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí” vi phạm tự do, dân chủ và nhân quyền.


HRW lại tái diễn luận điệu vu cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Tổ chức HRF là gì?


Tổ chức Quỹ Nhân quyền (tiếng Anh: Human Rights Foundation - HRF) là một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động về nhân quyền, có trụ sở tại Hoa Kỳ và văn phòng đại diện ở một số quốc gia. Theo thông tin trên mạng Internet thì tổ chức này được thành lập vào năm 2005 bởi người có tên là Thor Halvorssen, một nhà sản xuất phim và nhà hoạt động nhân quyền người Venezuela hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.


HRF lại diễn trò “Báo cáo về tự do báo chí”! -0

Ảnh minh họa.

Nếu lúc đầu đọc qua tên của HRF, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW). Tuy nhiên, do mới được thành lập nên so với các tổ chức trước đó như Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Ngôi nhà tự do (Freedom House)... thì đây là một tổ chức ít được biết đến.


Nếu căn cứ vào hoạt động của HRF nêu ra ban đầu sẽ khiến mọi người lầm tưởng đây là tổ chức được thành lập với mục đích lên án các hoạt động đàn áp, vi phạm nhân quyền và bảo vệ nhân quyền của người dân trên toàn thế giới. HRF luôn tự khẳng định là tổ chức phi chính phủ độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ chính phủ nào và các báo cáo nhân quyền của mình là công tâm, không vì mục đích chính trị.


Tuy nhiên, cách đưa tin của HRF thiên lệch, sai trái, có dụng ý nhằm vào chỉ trích, phê phán các nước đang hướng theo các giá trị khác với ý thức hệ tư bản và các nước theo đạo Hồi; đồng thời tâng bốc các giá trị “tự do, dân chủ” kiểu Mỹ. Do đó, kể từ khi thành lập đến nay, tổ chức này lặp lại điệp khúc “chọc gậy bánh xe” như một số tổ chức cùng tên gọi “hoạt động nhân quyền” đã khiến tính công tâm, độc lập như tiêu chí của HRF đưa ra chỉ là sự xảo trá, trở thành con rối đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị.


Những năm qua, trong các nước mà HRF quan tâm về tự do dân chủ, nhân quyền thì Việt Nam luôn được “quan tâm” một cách đặc biệt. Một trong những thủ đoạn HRF thường triển khai là tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua báo cáo gọi là “báo cáo nhân quyền” phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. 


Trong báo cáo về tự do báo chí ở châu Á mới đây, HRF đã tiếp tục vu cáo Việt Nam đàn áp các “nhà báo”. Đồng thời tổ chức này cũng liệt kê trong nhiều năm gần đây, nhiều nhà hoạt động và nhà báo tự do đã bị Việt Nam bỏ tù theo tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước” theo Điều 117 hoặc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự…

HRF đưa ra thống kê nói rằng, hiện có hàng chục người đang bị giam cầm theo hai tội danh trên. Từ đầu năm 2023 đến nay, có ít nhất 9 người bị bắt theo Điều 331 và ba người bị bắt theo Điều 117. Đi liền với hoạt động xuyên tạc, vu cáo và chỉ trích, HRF còn thực hiện các hoạt động gây sức ép đòi cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do đối với các “nhà báo” nói trên.

Cần khẳng định ngay rằng, những thông tin mà báo cáo cho rằng Việt Nam nằm trong số quốc gia đàn áp báo chí nhất ở châu Á trong những ngày qua của HRF đưa ra là sai trái, không đúng thực tế với tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam. Những dẫn chứng mà HRF đưa ra rồi coi đó là “bắt nhà báo” thì thực tế, những người này khi thực hiện hành vi không phải là nhà báo, không có thẻ nhà báo, không hoạt động tại một cơ quan báo chí nào được Nhà nước công nhận.

Số này là những phần tử chống đối, thường xuyên viết bài trên mạng xã hội, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài rồi tự coi mình là “nhà báo”! Phải chăng, bất kể facebooker hay blogger nào đó vi phạm pháp luật Việt Nam, gây nguy hại cho an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng được HRF coi là “nhà báo”? Điều đó cho thấy HRF đang thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích của chính họ đặt ra là “bảo vệ tự do dân chủ, nhân quyền”.

Sự thực khách quan

Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam là quyền tự do có giới hạn. Việc giới hạn quyền tự do đó được quy định theo “nguyên tắc gây hại”, “nguyên tắc xúc phạm”, hoặc xung đột với các quyền khác. Những quy định hạn chế quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong luật pháp Việt Nam đối với một số trường hợp là hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã cam kết.

Quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25, Hiến pháp (năm 2013) ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Tại Chương II, Luật Báo chí (năm 2016) cũng quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Trong đó, Điều 13 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”; “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”.

Điều 14, Luật Báo chí đã bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học, như: cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên. Quy định này cũng cho phép các cơ sở giáo dục, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc loại hình tư thục, có đầu tư của nước ngoài được phép ra tạp chí khoa học.

Với những quy định này, mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động báo chí, tự do tìm kiếm, phát hiện đề tài và đưa ra sản phẩm báo chí, đảm bảo quyền tự do hoạt động theo quy định của Luật Báo chí và các luật liên quan.

Theo số liệu chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2022, nước ta có 869 cơ quan báo chí được cấp phép. Tất cả đều thuộc các tổ chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hội nghề nghiệp… với khoảng 41.000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, trong đó có 19.356 trường hợp được cấp thẻ nhà báo.

Đây chính là “binh chủng” truyền thông đa phương tiện, tạo ra sức mạnh truyền thông cộng hưởng, giữ vai trò định hướng, chi phối thông tin, với vị thế là nguồn thông tin chính thống. Cùng với các cơ quan báo chí, mạng xã hội tại Việt Nam cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Theo Báo cáo Digital tại Việt Nam 2023 được We are social đưa ra, tính đến đầu năm 2023, nước ta có 77,93 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 79,1% tổng dân số, tăng thêm 5,3 triệu người so với năm 2022. Số lượng người đang dùng mạng xã hội là khoảng 70 triệu người. Trong đó, 5 ứng dụng mạng xã hội phổ biến là Facebook (91,6%), Zalo (90,1%), TikTok (77,5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55,4%). Thông qua mạng xã hội, mỗi người dùng đều dễ dàng đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Trong thời gian qua, báo chí đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt, trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vừa góp phần phát hiện các vụ việc vi phạm, vừa đóng góp những ý kiến, giải pháp để hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng.

Cùng các cơ quan báo chí trong nước, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều cơ quan báo chí nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện hoặc cử phóng viên thường trú tại Việt Nam. Ngoài ra, hiện có khoảng 57 kênh truyền hình nước ngoài được cung cấp trên dịch vụ truyền hình của Việt Nam. Rõ ràng, đời sống báo chí ở Việt Nam đang diễn ra hết sức sôi nổi.

Từ thực tiễn trong nước cùng sự soi chiếu đối với các quốc gia trên thế giới cho thấy, quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của người dân Việt Nam luôn được bảo đảm. Đó là sự thật không thể xuyên tạc.

Báo cáo cho rằng Việt Nam nằm trong số quốc gia “đàn áp báo chí nhất ở châu Á” của HRF dựa trên những thông tin sai trái của các tổ chức, cá nhân phản động, các đối tượng hoạt động chống phá Việt Nam nên không thể coi đó là kết quả khảo sát, căn cứ đánh giá về tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền. Rõ ràng, HRF dù với tên gọi có thể khác về câu chữ nhưng động cơ, cách làm cũng chỉ là sự tái diễn những điêp khúc mà những tổ chức như HRW, RSF, CPJ… đã làm.

Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm BRICS

 Chiều 17-8, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan hệ giữa Việt Nam và Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới - BRICS, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:

 “Là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu, khu vực. Cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng tôi quan tâm theo dõi tiến trình thảo luận về mở rộng thành viên của Nhóm BRICS”.

Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm BRICS
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng.

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm BRICS được tổ chức tại Nam Phi tới đây là Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15. Việt Nam là một trong 71 nước được nước chủ nhà Nam Phi mời tham gia hội nghị. Lần này có hai hội nghị là Hội nghị BRICS - châu Phi và Hội nghị đối thoại BRICS mở rộng. Việt Nam dự kiến sẽ cử đại diện tham gia các hội nghị này.

Tin, ảnh: TTXVN

Nguồn: Báo QĐND

Không ngừng làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

 Chiều 27-3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế. Cuộc hội đàm diễn ra ngay sau khi Trung Quốc tổ chức thành công Kỳ họp thứ nhất lưỡng hội Trung Quốc khoá XIV, kiện toàn Ban Lãnh đạo Nhà nước khóa mới và là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo chủ chốt của hai Đảng, hai nước kể từ đầu năm 2023.

Tham dự hội đàm trực tuyến, về phía Việt Nam có Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường... Về phía Trung Quốc có Phó ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Vương Đông, Tổng thư ký Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Lưu Kỳ, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Lâu Cần Kiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Ba Âm Triều Lỗ...

Không ngừng làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc hội đàm. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường; chúc mừng thành công Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc và Kỳ họp thứ nhất Lưỡng hội Trung Quốc khóa XIV, chúc mừng đồng chí Triệu Lạc Tế được tín nhiệm bầu làm Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Ban Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khóa mới của Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo, nhân dân Trung Quốc sẽ hoàn thành thắng lợi tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XX và Kỳ họp Quốc hội vừa qua đặt ra.

Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Triệu Lạc Tế cho biết cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là cuộc tiếp xúc đầu tiên trên cương vị mới với một lãnh đạo chủ chốt nước ngoài, nhằm củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước, sẵn sàng cùng Quốc hội Việt Nam thực hiện Nhận thức chung và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước đã xác lập. Đồng chí Triệu Lạc Tế bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thăm Việt Nam trong năm nay. Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế cũng khẳng định sẵn sàng thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp và trân trọng mời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung Quốc.

Tại hội đàm, hai bên bày tỏ trân trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, núi liền núi, sông liền sông, vừa là đồng chí vừa là anh em được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông dày công xây dựng, là tài sản quý báu giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước; kiên trì hợp tác thực hiện mục tiêu và tầm nhìn phát triển theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; tiếp tục tăng cường tiếp xúc cấp cao, các cấp và giao lưu nhân dân; thúc đẩy hợp tác thương mại song phương cân đối, bền vững; kiểm soát ổn thỏa bất đồng trên biển, bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, tận dụng các cơ chế đối ngoại hiện có để đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực; hai Quốc hội cần hợp tác thực chất trên mọi lĩnh vực để triển khai nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, là cầu nối hữu nghị của nhân dân hai nước.

Không ngừng làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế. 

Về các phương hướng hợp tác lớn trong quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Trung Quốc quan tâm, mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nhất là nông sản có thế mạnh của Việt Nam, tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam quá cảnh đi qua nước thứ 3 qua tuyến đường sắt Á - Âu; thúc đẩy sớm có các dự án đầu tư quy mô lớn, chất lượng cao, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc tại Việt Nam; sớm khắc phục vướng mắc tại một số dự án công nghiệp giữa hai nước; phối hợp đẩy nhanh tiến độ các dự án viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc; tăng cường kết nối đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không phục vụ nhu cầu giao lưu, đi lại của nhân dân hai nước; tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, duy trì tốt các hoạt động giao lưu truyền thống cũng như các cơ chế giao lưu, trao đổi khác giữa các cấp, các ngành; tăng cường tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hai nước hiểu biết đầy đủ về thành tựu của mỗi nước và tình hữu nghị truyền thống của hai Đảng, hai nước, tạo nền tảng dân ý vững chắc cho quan hệ hai nước; duy trì hòa bình, ổn định, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển theo Nhận thức chung và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhau, kiên trì giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước UNCLOS 1982 của Liên hợp quốc, thực hiện hiệu quả và đầy đủ DOC và sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả.

Không ngừng làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội và đoàn đại biểu Việt Nam dự hội đàm. 

Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế đề nghị hai bên tăng cường giao lưu tiếp xúc kênh Đảng, đặc biệt là trao đổi chiến lược giữa lãnh đạo cấp cao nhằm hoạch định phương hướng cho quan hệ hai Đảng, hai nước; không ngừng làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện thông qua phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung - Việt; tích cực thúc đẩy các dự án về đầu tư, kết nối giao thông; khẳng định Trung Quốc sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để nông sản Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc góp phần phát triển thương mại song phương.

Về quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục thực hiện tốt Thỏa thuận hợp tác đã ký kết vào tháng 12-2015; mời đoàn nghị sĩ trẻ của Nhân đại toàn quốc Trung Quốc sang Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 9-2023 tại Hà Nội.

Tại hội đàm, hai bên cũng thông tin thêm về tình hình của mỗi nước, đồng thời hai người đứng đầu cơ quan lập pháp tái khẳng định cùng phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

CHIẾN THẮNG

Nguồn: Báo QĐND

Bộ trưởng Phan Văn Giang gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

 Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Thủ tướng Phạm Minh Chính, sáng 27-6, tại Bắc Kinh, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc gặp song phương với Thượng tướng Lý Thượng Phúc, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Bộ trưởng Phan Văn Giang bày tỏ vui mừng được gặp Bộ trưởng Lý Thượng Phúc, đồng thời bày tỏ tin tưởng Bộ trưởng Lý Thượng Phúc sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai Quân đội, hai Bộ Quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phát triển.

Bộ trưởng Phan Văn Giang gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Lý Thượng Phúc. 

 

Đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước thời gian qua, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Việt Nam luôn trân trọng tình cảm, sự giúp đỡ của Trung Quốc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Về phần mình, Bộ trưởng Lý Thượng Phúc khẳng định, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Trung Quốc và Việt Nam là một trong những hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở mỗi nước cũng như của khu vực và thế giới.

Tại cuộc gặp, hai Bộ trưởng đánh giá, kể từ khi dịch Covid-19 được kiểm soát tại cả hai nước, các hoạt động trao đổi đoàn, các cơ chế thường niên dần được nối lại và tiếp tục được duy trì. Thông qua các cuộc gặp, tiếp xúc, nhất là ở cấp cao, hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề, cùng tìm ra những biện pháp để đưa hợp tác quốc phòng song phương ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả. Kết quả hợp tác thời gian qua đã tiếp tục góp phần tăng cường tin cậy chính trị và có sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.

Bộ trưởng Phan Văn Giang gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
 Bộ trưởng Phan Văn Giang trao đổi với Bộ trưởng Lý Thượng Phúc tại cuộc gặp.

 

Hai Bộ trưởng tái khẳng định, hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Hai Bộ trưởng nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng để hiện thực hóa nội dung hợp tác đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Trên cơ sở đó, hai Bộ trưởng thống nhất cần tích cực phối hợp khôi phục các hoạt động hợp tác quốc phòng song phương, trong đó chú trọng vào trao đổi đoàn, nhất là trao đổi đoàn cấp cao; sớm thống nhất triển khai chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8; đẩy mạnh hợp tác về công tác Đảng, công tác chính trị; tăng cường quan hệ hợp tác biên phòng, quản lý biên giới cả trên bộ và trên biển, thúc đẩy ký kết các văn bản hợp tác về biên phòng, hải quân; duy trì, thúc đẩy và mở rộng các lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng như giáo dục đào tạo, công nghiệp quốc phòng, quân y...

Nhân dịp này, Bộ trưởng Phan Văn Giang mời Bộ trưởng Lý Thượng Phúc sớm sang thăm chính thức Việt Nam và bày tỏ sẵn sàng sang thăm chính thức Trung Quốc vào thời gian sớm nhất.

Tin, ảnh: NGỌC HÀ (từ Bắc Kinh, Trung Quốc)

Nguồn: Báo QĐND

Một số hình ảnh hoạt động của Bộ trưởng Phan Văn Giang tại LB Nga

 Từ ngày 13 đến 17-8, tại thủ đô Moscow, Liên bang (LB) Nga, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Hội nghị an ninh quốc tế Moscow lần thứ 11 (MCIS-11) và Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự quốc tế 2023 (Army 2023) theo lời mời của Đại tướng Sergei Shoigu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng LB Nga.

Chuyến tham dự MCIS-11 và Army 2023 của đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thành công tốt đẹp, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế và khu vực; thể hiện sự ủng hộ và tích cực tham gia các hoạt động đa phương quốc tế do Bộ Quốc phòng LB Nga tổ chức; góp phần tăng cường quan hệ quốc phòng song phương, đóng góp vào mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga.

Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu một số hình ảnh hoạt động nổi bật của Bộ trưởng Phan Văn Giang trong chuyến tham dự MCIS-11 và Army 2023.

Một số hình ảnh hoạt động của Bộ trưởng Phan Văn Giang tại LB Nga
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi chụp ảnh lưu niệm tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow, LB Nga. 
Một số hình ảnh hoạt động của Bộ trưởng Phan Văn Giang tại LB Nga
 Bộ trưởng Phan Văn Giang phát biểu tại Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 11. 
Một số hình ảnh hoạt động của Bộ trưởng Phan Văn Giang tại LB Nga
 Bộ trưởng Phan Văn Giang gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc bên lề Hội nghị MCIS-11.
Một số hình ảnh hoạt động của Bộ trưởng Phan Văn Giang tại LB Nga
 Bộ trưởng Phan Văn Giang thăm gian hàng trưng bày của Việt Nam tại Army 2023.
Một số hình ảnh hoạt động của Bộ trưởng Phan Văn Giang tại LB Nga

 Bộ trưởng Phan Văn Giang thăm gian hàng của công ty Rosoboronexport (LB Nga) tại Army 2023.

THU TRANG (thực hiện)

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...