Trên blog Dân làm báo, ngày 27/8/2019 đối tượng
Lê Anh Quỳnh tán phát bài: “Cộng sản Việt Nam thắt chặt kiểm duyệt internet trước
thềm Đại hội lần thứ 13”, nội dung xuyên tạc tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền
ở Việt Nam; vu cáo cơ quan chức năng Việt Nam “khống chế”, “kiểm soát” mạng
internet; kêu gọi mọi người trong và ngoài nước phản đối Luật An ninh mạng.
Có thể nói rằng bài viết trên thể hiện sự ấu
trĩ về nhận thức của đối tượng Lê Anh Quỳnh, từ ấu trĩ về nhận thức nên đã dẫn
đến hành động sai trái phản động, kêu gọi mọi người trong và ngoài nước phản đối
Luật An ninh mạng.
Như chúng ta đã biết: Ngày 12/6/2018, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa
XIV thông dự án Luật An ninh mạng với tỷ lệ đại biểu tán thành 86.86%. Những nội
dung quan trọng của Luật An ninh mạng về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân trên không gian mạng là điểm nhấn quan trọng thể hiện rõ nét tính chất
ưu việt của Luật trong bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Song, sự ra đời và chế tài áp dụng
của Luật An ninh mạng cũng chính là rào cản cho hoạt động lợi dụng không gian mạng
chống Đảng, Nhà nước của nhiều phần tử chống đối, trong đó có đối tượng Lê Anh
Quỳnh. Vì vậy, chúng bày ra nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để vu khống,
xuyên tạc tính chất ưu việt của Luật An ninh mạng, kích động, kêu gọi mọi người trong và ngoài nước phản đối
Luật An ninh mạng, với các luận điệu bịa đặt
như: Luật An ninh mạng đang “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “cấm sử
dụng Facebook, Google”, vu cáo
cơ quan chức năng Việt Nam “khống chế”, “kiểm soát” mạng internet …
Song thực chất khi nghiên cứu, nhận
thức rõ về Luật An ninh mạng, chúng ta thấy rõ Luật An ninh mạng không cản trở
hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân mà trái lại Luật đang
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng, bởi lẽ:
quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng không hạn chế hay
bác bỏ quyền của cá nhân, tổ chức hoạt động trên môi trường mạng. Luật An ninh
mạng được xây dựng trên cơ sở có tính thống nhất cao với hệ thống pháp luật hiện
hành của Việt Nam, trong đó phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp một số nội dung
theo 29 điều của Bộ luật Hình sự; có liên quan tới các quy định về bảo vệ quyền
con người trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản khác
có liên quan; đồng thời liên quan chặt chẽ tới Luật Xử lý vi phạm hành chính và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, trong từng chương, các điều luật đều
xoay quanh mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên
không gian mạng; đồng thời đưa ra những quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân để gắn chặt quyền-nghĩa vụ công dân đối với vấn đề bảo vệ an toàn, an ninh
mạng.
Mỗi người dân cần nâng cao ý thức
cảnh giác không nghe theo lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu với những
luận điệu xuyên tạc, thù địch về tính chất ưu việt của Luật; nghiên cứu, nắm vững
các quy định của Luật về những hành vi bị nghiêm cấm, về quyền, lợi ích được Luật
bảo vệ để qua đó chủ động phòng ngừa, không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
trên không gian mạng, đồng thời góp phần phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với
các hành vi xâm phạm an toàn, an ninh mạng.
Hồ Nguyễn