KHÔNG
THỂ ĐÒI HỎI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
PHẢI THAY ĐỔI CƯƠNG LĨNH
|
Long Vĩ
|
Trong
những năm gần đây, âm mưu, thủ đoạn chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng
của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt và nguy hiểm. Một trong
những biểu hiện chủ yếu là phủ nhận, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh mà thực chất đó là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đòi Đảng ta phải “từ bỏ” hoặc “thay đổi” Cương
lĩnh.
Thực tế lãnh đạo đất nước hơn 87 năm qua đã cho thấy, nhờ
kiên định vận dụng sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, được cụ
thể bằng Cương lĩnh của Đảng mà Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam không ngừng
phát triển, giành những thắng lợi to lớn. Những thắng lợi đó đã đưa nước ta từ
một xứ thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát
triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở
thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế
rộng rãi, vị thế đất nước ngày càng được nâng lên… Thế nhưng, trong nhiều năm
qua, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn, với mục tiêu
chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trước hết là tập trung chống phá nền tảng
tư tưởng của Đảng đã lợi dụng và thổi phồng những hạn chế đó, rồi xuyên tạc,
quy chụp nguyên nhân là do chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc
biệt, cứ sau các dịp Đảng ta tiến hành đại hội thành công thì sự chống phá của
các thế lực thù địch càng ráo riết hơn, quyết liệt hơn. Lần này cũng vậy, mục
đích của chúng là không thay đổi, song thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Trong
đó, một số người dưới danh nghĩa đảng viên, tự cho mình là “thực sự yêu nước”,
“tâm huyết trăn trở với vận mệnh của đất nước” đã viết và phát tán
trên internet với nhiều quan điểm sai trái.
“Họ”
viết: “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối
sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết, được coi là dựa trên
chủ nghĩa Mác – Lênin. Công cuộc đổi mới 30 năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường
lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn
trị nhằm kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng bộ máy cầm
quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất
chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng khoảng toàn diện, ngày
càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh”. “Họ” đã vẽ nên tình hình đất nước
ta hiện nay bằng một màu tro xám xịt, nào là “khủng khoảng toàn diện”, nào là
“tình thế hiểm nghèo”, nào là “Tổ quốc lâm nguy”! Có thật như vậy không?
Như Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) chỉ rõ: “Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng
đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt
động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta trong những
thập kỷ tới”[1].
Cương lĩnh không phải
là sản phẩm của một vài cá nhân, hay của một nhóm người nào đó. Cương lĩnh là ý
chí của toàn Đảng, mà đại diện cao nhất là Đại hội Đảng, là Ban chấp hành Trung
ương và Bộ Chính trị. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 so với Cương lĩnh
1991, đã có nhiều sự bổ sung và phát triển đầy sáng tạo. Đó là kết quả của tổng
kết thực tiễn cách mạng trong 25 năm đổi mới, cũng là kế thừa sự nghiệp cách mạng
của Đảng trong hơn 87 năm kể từ ngày thành lập. Cương lĩnh mới được ban hành sáu
năm mà một số người nhân danh đảng viên lại đưa ra đòi hỏi thay đổi là hoàn
toàn không bình thường. Đòi hỏi thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối xây dựng
chủ nghĩa xã hội, chuyển đổi thể chế chính trị từ độc đảng toàn trị sang dân chủ,
thực chất là đòi hỏi từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cuối cùng là phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Thật ra, không phải “Họ”
không biết Cương lĩnh nói gì về xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Nhưng
họ đã phớt lờ ngay cái điểm đầu tiên của xã hội ấy là: Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ…Họ bóp méo tính chất dân chủ của
Nhà nước ta – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…
Họ phủ nhận dân chủ xã
hội chủ nghĩa rằng đó là phi dân chủ, bất chấp những gì Cương lĩnh đã ghi: Dân
chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất
cả các lĩnh vực.
Cương lĩnh còn nêu rõ:
Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh
phúc, sự phát triển tự do của mỗi người…Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông
qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ
trực tiếp, dân chủ đại diện.
Họ lặp lại cái luận điệu
“độc đảng, toàn trị” mà các thế lực thù địch dùng để chống lại sự cầm quyền,
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà không hiểu thực chất của “toàn trị” là gì, có
dính dáng gì đến sự lãnh đạo của Đảng không? Thực tế hiện nay, quyền dân chủ của
nhân dân còn bị vi phạm, có những trường hợp nghiêm trọng. Nhưng đó là Cương
lĩnh sai hay do làm sai Cương lĩnh? Lãnh đạo theo cơ chế dân chủ, tăng cường
dân chủ, tự kiểm điểm và phê phán những việc làm sai trái, đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền là điều Đảng quan tâm.
Nói tóm lại chỉ bằng việc
đòi thay đổi Cương lĩnh mà có thể dẫn đến sự thay đổi khác – thay đổi tính chất
của Đảng, thay đổi tính chất của Nhà nước, thay đổi Hiến pháp, thay đổi toàn bộ
thể chế từ chính trị, kinh tế, xã hội. Đất nước ta sẽ tiến tới một xã hội đa
nguyên, đa đảng, một xã hội của sự cạnh tranh và giành dật về quyền lực.
Nếu Đảng ta chấp nhận sự
thay đổi Cương lĩnh như đòi hỏi của “Họ” thì Cương lĩnh sẽ không còn là ngọn cờ
chiến đấu của Đảng, không còn cần thiết phải có Cương lĩnh nữa, khác nào chấp
nhận tự thủ tiêu mình, hoặc mở đường cho một thứ cách mạng màu nào đó? Vì vậy bất
luận thế nào, dù muốn hay không muốn, không thể đòi hỏi Đảng ta từ bỏ Cương
lĩnh. Không thể đòi hỏi Đảng từ bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
đã thực hiện hơn 87 năm qua. Viện dẫn những điều
cơ bản trên, để thấy rằng, thực tế cách mạng Việt Nam khẳng định, “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động”[2], như vậy có nghĩa là nền tảng
tư tưởng của Đảng vẫn còn nguyên giá trị, Cương lĩnh của Đảng vẫn là “kim chỉ
nam” dẫn dắt nhân dân ta tiến tới “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.