Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

Chủ tịch nước tặng thưởng 1 tỷ đồng cho đội tuyển Việt Nam

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gọi điện chúc mừng và biểu dương tinh thần của đội tuyển Việt Nam sau chiến thắng 4-0 trước Indonesia tại vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á.

Rạng sáng 8/6 (giờ Hà Nội), đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng tưng bừng 4-0 trước đối thủ Indonesia ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Cả 4 bàn thắng được ghi trong hiệp 2 nhờ công của Tiến Linh, Quang Hải, Công Phượng và Văn Thanh. 

Đặc biệt, ngay sau trận đấu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gọi điện cho Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn để gửi lời chúc mừng đội tuyển đã có một trận đấu tuyệt vời sau gần hai năm trở lại. 

Chủ tịch nước khen ngợi sự chuẩn bị kỹ cho đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, trong hành trình chinh phục 3 trận đấu còn lại của Vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á. 

Chủ tịch nước mong muốn các cầu thủ sẽ phát huy tinh thần Việt Nam trong các trận đấu tiếp theo để mang lại thành tích tốt nhất, hướng đến vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á. 

Sáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa gửi lời chúc mừng và thăm hỏi, động viên đến thầy trò HLV Park Hang Seo. Chủ tịch nước chúc toàn đội tiếp tục đoàn kết, không chủ quan, có sự chuẩn bị chu đáo, quyết tâm đạt kết quả tốt nhất các trận đấu tiếp theo. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đã tặng thưởng toàn đội 1 tỷ đồng. 

Trước đó, thường trực BCH Liên đoàn bóng đá Việt Nam quyết định thưởng đội tuyển 1 tỷ đồng, động viên toàn đội tiếp tục duy trì tinh thần quyết tâm và sự tập trung tối đa cho 2 trận đấu còn lại để cạnh tranh suất vé đi tiếp vào vòng loại cuối cùng của World Cup 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải sản xuất vắc-xin trong nước

Ngày 7/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin ở trong nước có tính chất chiến lược, phải thực hiện bằng được để chủ động nguồn vắc-xin tiêm chủng cho người dân và tiết kiệm kinh phí.

Làm việc với các nhà khoa học, đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đến hai trụ cột của “chiến lược vắc-xin”; đó là mua được nhiều nhất, nhanh nhất, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin trong nước, cũng như tiêm chủng nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất cho người dân. Theo Thủ tướng, tất cả những công việc này phải tiến hành khẩn trương, “vừa chạy vừa xếp hàng”. 

Người đứng đầu Chính phủ nói rằng, việc tiếp cận nguồn vắc-xin trên thế giới không dễ dàng, ngân sách còn khó khăn, việc tiêm vắc-xin lại phải tiến hành định kỳ lâu dài theo tinh thần “sống chung an toàn với dịch bệnh”. Do đó, phải phát huy trí tuệ, bản lĩnh của người Việt Nam để nghiên cứu, sản xuất, chủ động được nguồn vắc-xin, nhất là khi virus có thể tiếp tục biến chủng, nhiều loại dịch bệnh khác có thể xuất hiện trong tương lai. Mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách với việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc-xin phải vừa mang tính xã hội, vừa mang tính thương mại. 

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất bằng được vắc-xin phòng COVID-19. Các bộ, ngành phải bám sát tình hình, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao để giải quyết, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc. Về huy động nguồn lực, Thủ tướng lưu ý, bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó hợp tác công - tư là chủ đạo, bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, áp dụng nhiều hình thức huy động nguồn lực tài chính, như Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19, với mục tiêu tất cả vì sức khỏe và sinh mạng của người dân, của cộng đồng. 

Thủ tướng yêu cầu phải có ngay cơ chế, chính sách để tập hợp, huy động và nâng cao trình độ để các nhà khoa học có động lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc-xin. Đặc biệt, phải khuyến khích cả về vật chất và tinh thần để các nhà khoa học phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm với cộng đồng và lòng say mê nghiên cứu. Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu rút ngắn thời gian thử nghiệm và đánh giá vắc-xin; nghiên cứu rút gọn quy trình cấp phép vắc-xin trên cơ sở thực tiễn và khoa học, bảo đảm an toàn, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, khách quan, chống tiêu cực. Thủ tướng giao Bộ KH&CN đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi để đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin, trong đó có vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ… Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung các cơ chế về tài chính.

Việt Nam được cam kết cung ứng khoảng 128,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 trong năm 2021

GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế cho biết, Việt Nam đã được các nhà cung cấp, các hãng cam kết cung ứng khoảng 128,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để có thể bảo đảm vaccine từ nay đến cuối năm. 200 cuộc đàm phán, nỗ lực có đủ 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 trong năm 2021

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, theo chỉ đạo tại kết luận của Bộ Chính trị, để người dân tiếp cận vaccine phòng Covid-19 một cách nhanh nhất và rộng nhất, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các nghị quyết của Chính phủ về tiếp cận vaccine.

Trên cơ sở đó Bộ Y tế cùng với tất cả các bộ, các ngành đã phối hợp tăng cường đàm phán với tất cả các hãng vaccine, các quốc gia có sản xuất vaccine. Hiện Việt Nam hoàn toàn chủ động trong vấn đề về đàm phán vaccine.

Bộ Y tế đã thực hiện gần 200 cuộc đàm phán, trao đổi với các hãng và những nhà cung ứng để có thể mua vaccine, nhập vaccine, tiếp nhận viện trợ về vaccine phòng Covid-19. 

Cho đến thời điểm hiện nay, qua những cuộc đàm phán, trao đổi, Việt Nam đã được các nhà cung cấp, các hãng cam kết cung ứng khoảng 128,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để có thể bảo đảm vaccine từ nay đến cuối năm. 

Tuy nhiên, trên quan điểm chung làm sao phấn đấu có 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19, do đó Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn vaccine để chúng ta có thể bảo đảm được cho người dân Việt Nam tiêm chủng, đạt miễn dịch cộng đồng, để đưa cuộc sống trở lại bình thường. 

Về vấn đề sản xuất vaccine trong nước, theo Bộ Y tế, đến nay, cả nước có hai nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine phòng Covid-19, trong đó, một ứng viên vaccine đang thử nghiệm lâm sàng  giai đoạn 2, đang chuẩn bị triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 là vaccine Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen. Một ứng viên đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 là vaccine COVIVAC của Viện vaccine và sinh phẩm Nha Trang. 

Về quy mô sản xuất của hai cơ sở trên đạt từ 30-40 triệu liều/năm, có thể nâng công suất khi được đầu tư. 

Bên cạnh đó để đảm bảo an ninh vaccine phòng Covid-19 trong những năm tiếp theo, Bộ Y tế xác định việc hợp tác trong sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất là rất cần thiết, vì vậy đã giao các đơn vị của Bộ khẩn trương đàm phán, thống nhất với đối tác về vấn đề này. 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai rất đồng bộ. Việt Nam kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công, lấy dự phòng là cơ bản, tấn công là vấn đề quyết định. 

Một loạt các biện pháp đã được Việt Nam triển khai trong đợt dịch này, đó là Việt Nam thực hiện quyết định giãn cách theo từng quy mô phù hợp để làm giảm tác động vào kinh tế xã hội nhưng vẫn khống chế, kiểm soát được tình hình dịch. Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, của Bộ Y tế trong vấn đề về truy vết, cách ly. 

Việt Nam triển khai xét nghiệm trên diện rộng và tốc độ xét nghiệm nâng lên rất nhiều so với trước đây. Tổng số xét nghiệm lần này gấp ba lần so với trước đây và trung bình một ngày gấp ba lần so với những ngày cao nhất trước đây. 

Về điều trị, Bộ Y tế đã triển khai các bệnh viện dã chiến, trung tâm cấp cứu tại các địa phương để có thể thực hiện các phương châm bốn tại chỗ theo đúng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. 

Bộ Y tế đã huy động rất lớn lực lượng cán bộ, nhân viên y tế từ tuyến Trung ương và nhiều tỉnh, thành phố, cũng như các trường đại học, cao đẳng về hỗ trợ cho điểm nóng Bắc Ninh, Bắc Giang phòng, chống dịch.

Biện pháp tiếp theo, chúng ta đã triển khai tất cả các giải pháp về mặt công nghệ để có thể tăng thêm giám sát trong thực hiện cách ly phòng, chống dịch tại hai địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Đồng thời, ngành y tế và các địa phương đã triển khai tiêm chủng chủ động, tăng số lượng tiêm chủng rất nhiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. 

Đánh giá về tình hình phòng, chống dịch tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, sự vào cuộc các bộ, ngành và đặc biệt là sự vào cuộc rất là đồng bộ của tất cả các địa phương, cho đến thời điểm này, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh, số ca mắc trong tuần qua giảm so với tuần trước. Đặc biệt, tại hai điểm nóng Bắc Giang và Bắc Ninh, số mắc giảm hơn so với tuần trước đây. 

"Qua đánh giá việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại hai địa bàn này, có thể thấy tại Bắc Giang đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh trên địa bàn; Bắc Ninh hiện nay đang kiểm soát tốt. TP Hồ Chí Minh đã triển khai rất quyết liệt tất cả các biện pháp phòng, chống dịch, từ vấn đề giãn cách xã hội, lấy mẫu trên diện rộng, xét nghiệm để tầm soát cũng như thực hiện truy vết. Hiện TP Hồ Chí Minh cũng đang kiểm soát được tình hình dịch", Bộ trưởng nói.

Nguồn: https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/viet-nam-duoc-cam-ket-cung-ung-khoang-128-9-trieu-lieu-vaccine-phong-covid-19-trong-nam-2021-649735/

Truy nã đặc biệt đối tượng Lê Văn Dũng

Ngày 1-6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra đã ra Quyết định truy nã bị can Lê Văn Dũng (tên gọi khác: Lê Dũng Vova; sinh: 10-10-1970 tại Hà Nội; nghề nghiệp: tự do; quê quán: Ứng Hòa, Hà Nội), với tội danh bị khởi tố: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự. 

Truy nã đặc biệt đối tượng Lê Văn Dũng

Trước khi bỏ trốn, đối tượng này trú tại số nhà 54B, ngõ 2, Hà Trì 3, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Theo điều tra, từ năm 2011, Lê Văn Dũng bắt đầu tham gia các hoạt động chống đối, xâm phạm an ninh quốc gia, như: Tụ tập, biểu tình gây rối an ninh trật tự. Từ năm 2018, Lê Văn Dũng tham gia cầm đầu nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt”, thực hiện livestream và đăng tải lên mạng xã hội các video clip có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền và lãnh đạo một số địa phương.

Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá cao sáng kiến Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19

Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 được phát động vào ngày 31-5 và chính thức ra mắt vào tối 5-6, nhằm huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước, phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine và nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

Vaccine phòng Covid-19 được sử dụng cho người dân trên nguyên tắc đảm bảo sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật. Tính đến 16 giờ ngày 4-6, Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 đã tiếp nhận được khoảng 264,8 tỷ đồng, hơn 8.700 USD và hơn 2.700 EUR. 

Với sáng kiến Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của nhân dân trong cuộc chiến chống "giặc Covid-19".

Theo các tính toán, để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có 150 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân. Tổng kinh phí ước tính hơn 25.000 tỷ đồng. Cùng với đó, dịch bệnh được dự báo chưa thể kết thúc sớm, "sống chung với dịch bệnh" trở thành yêu cầu thường trực, hiệu lực của vaccine lại không kéo dài, việc tiêm vaccine phải tiến hành định kỳ. Tất cả những điều này đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn trong khi đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn hẹp. Mỗi đóng góp của người dân vào Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 đều hướng tới mục tiêu cuộc sống an toàn hơn của bản thân, gia đình, cộng đồng và cả xã hội.

Trong bối cảnh như vậy, việc thành lập Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện tham gia đóng góp, tài trợ, hỗ trợ cho Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19. Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá cao sáng kiến này của Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, việc huy động các nguồn lực để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine Covid-19 của Chính phủ Việt Nam rất kịp thời, phù hợp với sáng kiến vaccine toàn cầu. Chính phủ Việt Nam rất nỗ lực để huy động nguồn lực từ ngân sách nhưng thực tế vẫn cần nhiều nguồn lực hơn nữa. Việc Chính phủ quản lý và sử dụng công bằng, hiệu quả nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp tư nhân sẽ mang lại giá trị mới cho chiến lược ứng phó với Covid-19. 

"Chính sự đoàn kết này sẽ giúp Việt Nam chấm dứt đại dịch. Hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là một ví dụ cho cách tiếp cận toàn dân trong việc kết thúc đại dịch", Tiến sĩ Kidong Park nhấn mạnh. 

Đồng quan điểm, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng: "Đây là một sáng kiến hay, là điều Liên hợp quốc đã ủng hộ trong nhiều tháng nay". 

Dưới góc độ của Liên hợp quốc, ông Kamal Malhotra cho rằng chỉ nên có một quỹ ở tầm quốc gia, đặt dưới dự giám sát tổng thể và sự chỉ đạo của Chính phủ, thay vì có nhiều quỹ cạnh tranh nhau. Dịch Covid-19 được coi là điều chưa có tiền lệ trong 1 thế kỷ qua, là tình huống khẩn cấp quốc gia cho bất cứ thể chế nào. Chỉ có Chính phủ mới đủ tầm và năng lực điều phối quỹ này. 

Chúc mừng Chính phủ Việt Nam ra mắt Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, bà Carollyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 nhanh và hiệu quả là biện pháp cần thiết và quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dân, thúc đẩy phục hồi kinh tế. Bà Carollyn Turk tin tưởng, Chính phủ Việt Nam đang có bước đi đúng đắn trong việc đẩy nhanh tiếp cận vaccine cho người dân. 

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, UNDP đã thực hiện một nghiên cứu về trải nghiệm của người dân về dịch Covid-19. "Kết quả cho thấy sự ủng hộ thực sự rộng khắp của người dân Việt Nam đối với các quyết sách phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ". 

Bên canh đó, theo bà Caitlin Wiesen, mức độ lan tỏa và ủng hộ của người dân Việt Nam với các quyết sách của Chính phủ cao ở mức đặc biệt so với các nước khác trên thế giới. Do đó, bà tin tưởng, tất cả mọi người dân, đặc biệt các doanh nghiệp, người có tiềm lực tài chính sẽ đồng lòng ủng hộ lời kêu gọi của Chính phủ, tích cực tham gia đóng góp vào Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19. 

Chia sẻ về sáng kiến thành lập Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 của Việt Nam, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng, việc lập quỹ là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể ứng phó với dịch Covid-19 của Việt Nam. Đồng thời, Đại sứ tin tưởng, trong chiến lược này, Chính phủ Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc huy động và kết nối các nguồn lực. "Điều này cho thấy, Chính phủ đã nắm bắt được đầy đủ về nhu cầu, cần phải có những bước đi nhanh hơn nữa. Đây là điều rất tích cực", Đại sứ Giorgio Aliberti chia sẻ.

Quốc hội Việt Nam - Hạ viện Australia chia sẻ kinh nghiệm ứng phó, thích ứng với Covid-19

Ngày 7/7/2021 đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Hạ viện Australia Tony Smith. Tại cuộc hội đàm, hai bên đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội/Nghị viện hai nước; đồng thời cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm ứng phó và thích ứng với đại dịch Covid-19 trong hoạt động của Quốc hội/Nghị viện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng thành công và đánh giá cao những nỗ lực của Australia trong ứng phó và kiểm soát dịch Covid-19; tin tưởng rằng Australia sẽ tiếp tục là quốc gia chống dịch hiệu quả hàng đầu thế giới và nền kinh tế sẽ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn Australia đã cam kết dành 40 triệu đô la Australia hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vui mừng nhận thấy quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Australia liên tục phát triển tốt đẹp trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác đã ký kết năm 2013. Hai bên đã duy trì việc trao đổi đoàn các cấp, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động nghị viện, tăng cường hiểu biết và thắt chặt hơn quan hệ hợp tác song phương, đồng thời tích cực phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Quốc hội Việt Nam khóa XIV và Nghị viện Australia đều đã thành lập các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị giữa hai nước. Quốc hội Việt Nam khóa XV sẽ sớm thành lập Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Australia để thúc đẩy quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Australia cũng như hai nước. 

Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao cũng như các cấp; đề nghị Chủ tịch Hạ viện Australia Tony Smith ủng hộ tăng cường hơn nữa hợp tác, giao lưu giữa các cơ quan chuyên môn, Nhóm nữ nghị sĩ, Nhóm nghị sĩ trẻ, Nhóm nghị sĩ hữu nghị của Quốc hội mỗi nước. Hai bên tiếp tục tăng cường, phát huy vai trò của cơ quan lập pháp hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, nhất là trong việc trao đổi kinh nghiệm xây dựng thể chế và hệ thống pháp luật, khung khổ thể chế phù hợp với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam rất muốn tham khảo kinh nghiệm của Australia trong việc thiết lập các cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) để thúc đẩy các ngành kinh tế số, các mô hình kinh tế chia sẻ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn… 

Chủ tịch Hạ viện Australia Tony Smith nhấn mạnh hoàn toàn nhất trí với những đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; đồng thời chia sẻ, năm 2020, Nghị viện Australia gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Hạ viện Australia chỉ duy trì được việc họp trực tuyến trong một số cuộc. Hạ viện Australia đã phải có một số thay đổi về quy chế làm việc, thay đổi cách thức bỏ phiếu, biểu quyết ở nghị viện. Trong tuần này, Hạ viện Australia sẽ có cuộc họp đầu tiên trong 4 tháng qua. 

Trao đổi với Chủ tịch Hạ viện Australia về kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Quốc hội thích ứng với tình hình dịch Covid-19, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Quốc hội Việt Nam có kỳ họp được chia thành 2 phần, một phần trực tiếp và phần lớn còn lại là họp trực tuyến. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vừa rồi, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp không chỉ tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử trực tuyến, mà còn phát thanh trực tiếp tới cử tri. Vì vậy, số lượng các cuộc tiếp xúc cử tri hạn chế nhiều nhưng hiệu quả cao hơn gấp bội. Đó là lý do mà số cử tri đi bầu rất đông, tỷ lệ đạt tới 99,57%, bầu một lần đủ số lượng đại biểu Quốc hội. 

Nhấn mạnh rằng, để đạt được miễn dịch sớm trong cộng đồng thì kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong đó có Australia, cho thấy cần sớm tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Việt Nam đang đàm phán để tiếp cận nguồn vaccine và rất mong hợp tác với các nước để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine tại Việt Nam, bởi Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực này. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chủ tịch Hạ viện Australia quan tâm tới vấn đề công bằng và chia sẻ vaccine trên phạm vi toàn thế giới để những nước nghèo có thể tiếp cận với các nguồn vaccine. 

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội Việt Nam đã có quyết định rất quan trọng và kịp thời trong việc phân bổ nguồn lực để Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine, đã bố trí khoản ngân sách khoảng gần 700 triệu USD trên cơ sở huy động nguồn lực của nhà nước, đặc biệt là tiết kiệm các khoản chi thường xuyên không cần thiết để dành nguồn lực cho phục hồi kinh tế và cho chiến lược vaccine phòng Covid-19. 

Chủ tịch Hạ viện Australia Tony Smith cho biết, Thủ tướng Australia khi thảo luận với lãnh đạo các nước đã thể hiện rõ quan điểm vaccine phòng Covid-19 phải được thực hiện càng nhanh càng tốt để chúng ta nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường. Chiến lược vaccine hiện đang được triển khai rộng rãi ở tất cả các bang của Australia và Australia đang đặt ưu tiên cho người lao động thiết yếu được tiêm chủng trước. Chủ tịch Hạ viện Australia bày tỏ tự tin sẽ có nhiều người dân Australia được tiêm chủng, vì khi mọi người dân đều thấy được sự cần thiết của tiêm chủng thì sẽ tạo ra được phong trào chung. “Chúng tôi đang hết sức nỗ lực thực hiện chiến lược tiêm chủng nhanh nhất có thể để nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường”, Chủ tịch Hạ viện Australia nói.

Không để những “con sâu” phá hoại thành quả chống dịch Covid-19

Trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch Covid-19 thì sự việc một trường hợp đi cách ly tập trung thay cho người trở về từ vùng dịch tại Lâm Đồng được phát hiện ngày 7-6 đang gây bức xúc lớn trong dư luận.

Theo thông tin Báo Quân đội nhân dân Điện tử đăng tải, ngày 2-6, khu cách ly tập trung Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, Công an tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận ông Đ.N.D, 51 tuổi, trở về từ vùng có dịch là tỉnh Bắc Ninh vào cách ly tập trung theo quyết định của Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương. Sáng 4-6, Ban điều hành khu cách ly tập trung tiến hành lấy thông tin cá nhân, khai báo y tế các trường hợp vào cách ly thì phát hiện ông T.Đ.D, 39 tuổi, trú tại Phường 11, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang cách ly thay thế cho ông Đ.N.D. 

Có thể nói, đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định phòng, chống dịch Covid-19 nghiêm trọng. Đáng tiếc, đây không phải là lần đầu tiên những sự việc như này diễn ra. Năm 2020, Giám đốc một dự án điện gió cũng có hành vi sai phạm tương tự khi không tuân thủ biện pháp cách ly mà "đánh tráo" người là nhân viên của dự án đi cách ly thay mình. 

Những hiện tượng “đánh tráo” người để trốn cách ly tập trung hay manh động hơn, tự trốn khỏi khu cách ly tuy không nhiều nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh diện rộng. Đây thực sự là những “con sâu” phá hoại thành quả chống dịch Covid-19 mà cả hệ thống chính trị lẫn nhân dân trong cả nước đang nỗ lực gây dựng. 

Thiết nghĩ, cần tăng mức xử lý vi phạm với những hành động đi ngược lại lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc như này. Thậm chí, cần áp dụng những khung hình phạt nặng như khởi tố hình sự để răn đe, ngăn chặn những “con sâu” vô ý thức, coi thường quy định phòng, chống dịch, làm gương để những ai đang manh nha suy nghĩ, ý định không khai báo trung thực, trốn tránh cách ly hãy nhận thức rõ và chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Chỉ cần loại bỏ những “con sâu” như này, chắc chắn, với sự đồng lòng của toàn dân, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, Việt Nam chắc chắn sẽ từng bước khống chế dịch bệnh thành công.

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...