QUYỀN CON NGƯỜI KHÔNG THỂ TÁCH RỜI
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, quyền con người đang là vấn đề được
các nước hết sức quan tâm. Lợi dụng vấn đề này, các lực lượng thù địch đẩy mạnh
chống phá cách mạng Việt Nam. Thủ
đoạn chính của họ vẫn là lợi dụng vấn đề dân chủ và quyền con người, thông qua
cái gọi là các Báo cáo thường niên (hay “Phúc trình thường niên”) để xuyên tạc,
vu cáo, bôi nhọ Nhà nước Việt Nam. Theo dõi sát tình hình Việt Nam, việc Nhà
nước Việt Nam bắt giữ các đối tượng về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (theo Điều 88 Bộ luật Hình sự), chống người
thi hành công vụ, gây mất trật tự trị an. Lực lượng tham gia chống phá cách
mạng Việt Nam hiện nay có sự thay đổi theo hướng mở rộng về số lượng, thành
phần, đối tượng. Đó là gồm các tổ chức phi chính phủ (“NGOS”) ở nước ngoài được
các quốc gia “hà hơi tiếp sức”, hỗ trợ về chính trị, cung cấp tài chính,… như:
tổ chức Nhà tự do (FH), Ân xá quốc tế (AI), Phóng viên không biên giới (RSF),
Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW),... ngoài ra,
còn có một số nghị sĩ chống cộng ở Nghị viện châu Âu, Ca-na-đa, Cộng hòa liên
bang Đức, Ô-xtrây-li-a, các tổ chức, phần tử phản động người Việt lưu vong ở
nước ngoài và cả những kẻ cơ hội nhiều mầu sắc - chủ nhân nhiều trang mạng phi
pháp chống cộng, v.v..
Vậy, những việc làm và lập luận trên của họ có
phù hợp với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người không? Mục
đích chính trị của những lập luận đó là gì? Về mặt lịch sử, dựa trên những văn
kiện quan trọng sau: “Bộ luật về quyền” (1689) của Anh; “Tuyên ngôn độc lập
(1776) và Bộ luật về các quyền (1789) của Mỹ”, “Tuyên ngôn về “nhân quyền” (các
quyền con người) và “dân quyền” (của công dân 1789) của Pháp; Hiến chương Liên
hợp quốc năm 1945; Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, năm 1948 và các công
ước quốc tế về quyền con người được Liên hợp quốc thông qua. Trong đó, có 2
công ước cơ bản, là: “Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị” và “Công
ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa”, năm 1966. Hai công ước
trên cùng với Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được cộng đồng quốc tế xem
là “Bộ luật nhân quyền quốc tế”. Điều này có nghĩa, không một ai được xem pháp
luật của một quốc gia nào đó làm chuẩn mực để đánh giá, phê phán pháp luật nước
khác là “không phù hợp với chuẩn mực nhân quyền quốc tế”, là “vi phạm nhân
quyền”(!)
Như vậy, không có chuyện quyền con người tách
rời quyền quốc gia dân tộc; quyền của cá nhân (lợi ích) không gắn với trách
nhiệm xã hội. Nói cách khác, quyền con người ở đâu, quốc gia nào, chế độ xã hội
nào cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật quốc gia đó, không được xâm hại
đến quyền của xã hội, quyền và lợi ích của người khác.
Mục đích chính trị
của những lập luận “quyền con người tách rời chủ quyền quốc gia dân tộc”,
“quyền con người không biên giới” là gì? Lập luận mà các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội, thoái hóa
về tư tưởng, chính trị đang rao giảng, tuyên truyền nhằm: Ở trong nước, chúng
tạo chỗ dựa tinh thần - lý luận, pháp lý,… để cổ vũ cho các cá nhân, tổ chức
(kể cả tổ chức ảo trên mạng) tiếp tục những hành động trái pháp luật, phá hoại
an ninh quốc gia, gây rối trật tự công cộng, nếu có điều kiện sẽ gây bạo loạn lật
đổ chế độ; đồng thời, vu cáo sự lãnh đạo của Đảng ta là “chế độ độc tài, đảng
trị”, “phi nhân quyền”. Ở nước ngoài, chúng lợi dụng lập luận nói trên để cổ vũ
cộng đồng người Việt, nhất là những kẻ phản bội Tổ quốc, hận thù với cách mạng,
phá hoại chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta. Qua đó, họ “kêu gọi”
Việt Nam thả hết các “tù nhân lương tâm”, “lên án” cơ quan chức năng bắt người
vô lối, sai quy định. Với lập luận đó, họ khuyến khích những hành động bất hợp
pháp, tạo cớ cho các tổ chức nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam theo kiểu “kẻ tung, người hứng” giữa những lực lượng cực đoan, tổ chức phản
động ở nước ngoài với những kẻ tự gọi là “người bất đồng chính kiến” trong
nước. Qua đó từng bước làm suy yếu về tư tưởng, chính trị, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân, cô lập Việt Nam đến gây mất ổn định chính trị, xã hội, cuối
cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1982, Việt Nam đã gia nhập hai công ước quốc
tế cơ bản:“Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị”; “Công ước quốc tế
về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa”. Đến nay, Việt Nam đã tham gia đầy đủ
các công ước quốc tế về quyền con người. Như vậy, với Đảng Cộng sản Việt Nam,
quyền con người gắn liền với chế độ xã hội; độc lập dân tộc là tiền đề của
quyền con người. Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định:
đặt lợi ích Quốc gia, Dân tộc ở vị trí “tối cao” trong các mục tiêu của Đảng.
Quan điểm này là cơ sở để Việt Nam quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế,
kể cả Liên hợp quốc. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với trên 180 quốc
gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 05/05 nước Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc. Trong quan hệ, hai bên đều khẳng định nguyên tắc: tôn trọng Hiến chương
Liên hợp quốc, thể chế chính trị của nhau; tôn trọng chính sách, pháp luật của
nhau, trong đó có quyền con người.
Có thể khẳng định: Đảng và Nhà nước Cộng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, cùng với chế độ dân chủ, quyền con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôn trọng
và bảo đảm quyền con người là trách nhiệm, đồng thời là chủ quyền của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không
thể có “Quyền con người tách rời chủ quyền quốc gia dân tộc”, “Quyền con người
không có biên giới”, tồn tại bên ngoài chế độ xã hội, nhà nước hiện hữu như các
thế lực thù địch, những kẻ có hận thù với cách mạng, những kẻ phản bội, cơ
hội,… trong và ngoài nước đang tuyên truyền.
Vũ
Đảng