Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

SỰ “THIẾU KHÁCH QUAN” CỦA NGUYỄN TRUNG
Long Vĩ
Thời gian gần đây, trên boxitvn.net-boxitvn.blogspot.com có đăng bài “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới” của Nguyễn Trung. Bài viết thể hiện cách nhìn nhận của tác giả về tình hình Việt Nam từ sau 1975 đến nay và đề xuất một cuộc cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới. Đọc bài viết của Nguyễn Trung, chưa bàn về nội dung cải cách, chỉ riêng về tình hình Việt Nam từ sau 1975 đến nay, cho thấy Nguyễn Trung đã có cái nhìn thiếu khách quan, không đúng thực tế.
Một là, Nguyễn Trung đã xuyên tạc thành tựu xây dựng đất nước của Việt Nam
Không hiểu Nguyễn Trung căn cứ vào đâu mà đưa ra nhận định rằng, 43 năm sau khi đất nước thống nhất, ở Việt Nam là sự hủy hoại nhiều lợi ích quốc gia và lợi ích của dân tộc, là thất bại của xây dựng chủ nghĩa xã hội, công sức tiền của đổ ra cho công nghiệp hóa như núi biển, song tất cả chỉ để đạt được nền kinh tế gia công màu mè, lãng phí và tham nhũng làm cạn kiệt nguồn lực và tài nguyên quốc gia, đã đạt mức có thu nhập trung bình (thấp) song kinh tế không bền vững, năng suất lao động rất thấp, môi trường tự nhiên bị hủy hoại nặng nề, … đầy rẫy bất công và trấn áp, dân chủ bị xâm phạm, niềm tin của nhân dân sụt giảm, vị thế quốc gia èo uột…
Nhìn nhận tình hình Việt Nam như thế là thiếu khách quan, xuyên tạc thực tế. Sau năm 1975, công cuộc xây dựng đất nước gặp vô vàn khó khăn; hậu quả vô cùng nặng nề của cuộc chiến tranh ở Việt Nam do đế quốc Mỹ và tay sai gây ra không chỉ ngày một ngày hai có thể giải quyết được, cùng với đó là sự bao vây, cấm vận kinh tế đối với Việt Nam của Mỹ và đồng minh. Đặc biệt là, hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc cũng đã gây ra nhiều tổn thất và khó khăn cho công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, trong vô vàn khó khăn đó, sau 43 năm xây dựng đất nước, đặc biệt là 32 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng (1986 – 2018), đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; kinh tế tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là rất đáng trân trọng và mọi người dân Việt Nam có quyền tự hào. Nhận định của Nguyễn Trung thể hiện cái nhìn méo mó, xuyên tạc tình hình Việt Nam.
Hai là, Nguyễn Trung đã xuyên tạc tình hình bảo vệ Tổ quốc của chúng ta hiện nay.
Không chỉ xuyên tạc tình hình xây dựng đất nước sau năm 1975, trong bài viết Nguyễn Trung còn xuyên tạc tình hình, thành tựu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Viện cớ sự kiện Thành Đô (1990), sự gây hấn, khiêu khích, tập trận,… của Trung Quốc trên biển Đông để đưa ra luận điệu cho rằng “đau quá! nhục quá!...” là cái nhìn thiển cận, xuyên tạc thành tựu, cũng như chủ trương, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Thắng lợi của hai cuộc chiến tranh chống xâm lấn ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc; giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông,… là thành tựu to lớn của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là không thể phủ nhận. Hiện nay, việc xác định mục tiêu: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữa vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đã thể hiện lập trường, quan điểm, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; là sự tiếp nối truyền thống vẻ vang bảo vệ đất nước của ông cha ta. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử mới, việc bảo vệ Tổ quốc không chỉ dựa trên sức mạnh quân sự và duy nhất bằng biện pháp vũ trang mà phải phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước với tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; kết hợp phương thức vũ trang, phi vũ trang, bảo vệ từ sớm, từ xa; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Nguyễn Trung đã cố tình bịa đặt rằng ở Việt Nam hiện nay đứng đầu là Đảng Cộng sản nhu nhược trước sự đe dọa chiếm nốt các đảo ở Trường Sa, dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không đúng, xuyên tạc thực tế.
Với cái nhìn thiếu khách quan về tình hình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay như vậy, không thể là kiến nghị tâm huyết, đúng đắn được. Đây chính là những luận điệu xuyên tạc sự thật nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải đấu tranh, bác bỏ./.





SỰ VÔ CĂN CỨ CỦA NICKNAME “DÂN LÀM BÁO”
Khánh Anh
Khi viết về Việt Nam Cộng hòa được thành lập năm 1955 ở miền Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh vào 2/9/1945, “Dân làm báo” đã có sự ngụy biện trắng trợn và sự xuyên tạc lố bịch. Sự xuyên tạc vô căn cứ mang tính phản động của “Dân làm báo” cần được vạch trần.
Thứ nhất, “Dân làm báo” coi Việt Nam cộng hòa ở miền Nam là “một chính thể”, “một thể chế chính trị toàn diện”, đây là sự ngụy biện trơ trẽn, phản động, đi ngược với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Vì sao? như chúng ta đã biết sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Bắc, Nam qua Vĩ tuyến 17. Hiệp định nhấn mạnh rằng, sự chia cắt chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử "tự do và dân chủ". Thế nhưng Mỹ đã lộ rõ bản chất đế quốc, muốn thay Pháp ở Đông Dương. Điều này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ tại Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II): Họp từ ngày 15 đến ngày 17-7-1954. Hội nghị đã đánh giá sự lớn mạnh của ta trong cuộc kháng chiến, thái độ của Chính phủ Pháp và đặc biệt là âm mưu can thiệp và xâm lược Đông Dương của đế quốc Mỹ, Hội nghị đi tới khẳng định: “Đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của cách mạng Đông Dương”[1].
Đúng như vậy, năm 1955 Mỹ đã tài trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm, rồi đưa “Thủ tướng” của “Quốc gia Việt Nam” là Ngô Đình Diệm lên thay Bảo Đại, đổi tên “Quốc gia Việt Nam” thành “Việt Nam Cộng hòa”, rồi từng bước hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Ngày 23/10/1955, Mỹ - Diệm dàn dựng cuộc “trưng cầu dân ý” gian lận. Cho cảnh sát gõ cửa từng nhà đe dọa và ép người dân đi bầu, bắt giam những người chống lại, cho người dân Công giáo di cư 1954 (vốn nhiều người chống cộng và ủng hộ gia đình Diệm) đi đầu “bỏ phiếu” rồi quay phim chụp hình để quảng cáo tuyên truyền hình ảnh Diệm với quốc tế.
Ngày 23 tháng 10 năm 1955, việc bỏ phiếu được diễn ra và trở thành trò hề vì ban tổ chức đã sắp xếp để Ngô Đình Diệm tuyệt đối thắng, với “98,2%” số phiếu. Chính đại tá CIA Edward Lansdale trước đó đã bảo Diệm rằng: “Trong lúc tôi đi vắng, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin rằng ông thắng 99,99%.Vì nếu như thế thì biết đó là âm mưu sắp đặt trước". Vì thế cho nên Diệm đắc cử với 98,2%:”. Hay Đại tá Lục quân Hoa Kỳ, tiến sĩ Spencer C. Tucker trong sách Encyclopedia of the Vietnam War (Bách khoa thư Chiến tranh Việt Nam) xuất bản năm 1997, đã ghi nhận cái gọi là “trưng cầu dân ý” này còn có những gian lận vụng về lộ liễu khác, như ở Sài Gòn, Diệm công bố được “605.025″ phiếu trong khi khu vực này có chưa tới 450.000 cử tri ghi tên”.
Tiếp tục củng cố quyền lực, Ngô Đình Diệm được sự hỗ trợ của cố vấn Mỹ đã từng bước gạt bỏ các lực lượng vũ trang thân Pháp, dùng “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” diệt các lực lượng vũ trang giáo phái được Pháp mua chuộc, trả lương. Đồng thời, Diệm cho lôi máy chém khắp miền Nam để đàn áp người dân vô tội và tiêu diệt những người yêu nước phấn đấu vì sự hòa bình thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Chính phủ Ngô Đình Diệm được thành lập nhờ sự lừa đảo chính trị, bám “váy” Mỹ, tàn sát nhân dân vô tội và những người yêu nước chắc chắn không thể được gọi là “một chính thể” hay “một thể chế chính trị toàn diện”, mà đó chỉ là chế độ độc tài gia đình trị, tay sai của đế quốc Mỹ, là ngụy quân, ngụy quyền. Vậy mà vẫn có kẻ trơ trẽn ngụy biện, truyền bá lý lẽ phản động đi ngược với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam như kẻ mượn danh “Dân làm báo” đã tuyên truyền trên mạng xã hội Facebook.   
Thứ hai, “Dân làm báo” nói Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân đã bán đất, bán đảo cho Trung Quốc là sự xuyên tạc trắng trợn, vô căn cứ, thể hiện rõ bản chất chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của “Dân làm báo”.
“Dân làm báo” xuyên tạc trắng trợn, vô căn cứ rằng, trong chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước: “…, Tàu Cộng tiếp tế từ A-Z cho Cộng sản Bắc Việt”, và vì Cộng sản Việt Nam không có tiền trả nợ thì phải trả “bằng biển đảo, đất liền” cho Trung Quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của dân tộc ta đã khẳng định một chân lý rõ ràng, đó là: với sức mạnh của chính nghĩa, lòng tự tôn dân tộc, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, dân tộc Việt Nam đã tự lực, tự cường đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 nắm 1975. Tuy nhiên, trong công cuộc chiến tranh vĩ đại ấy, nhân dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng vô cùng biết ơn sự giúp đỡ quý báu, chí nghĩa, chí tình của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc. Người Việt Nam có câu “ơn trả, oán đền” nghĩa là, nếu có ơn về nghĩa, tình sẽ trả bằng nghĩa, tình, nếu có ơn về vật chất, sẽ trả bằng vật chất, chứ hoàn toàn không có chuyện trả nợ bằng chủ quyền trên đất liền và biển đảo như bọn phản động rêu rao.
Sự kiện Trung Quốc chiếm phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa năm 1956, chiếm nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma cùng 5 cấu trúc khác của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam năm 1988 trở thành vết thương nhức nhối trong lòng dân tộc Việt Nam. Đây là sự xâm lược có chủ đích và tính toán kỹ lưỡng của phía Trung Quốc. Song, sự kiên định mục tiêu, nguyên tắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở Công ước về Luật biển 1982, cũng như Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC); kiên trì con đường giải quyết các vấn đề phát sinh bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng xác định, biện pháp chủ yếu bảo vệ chủ quyền biển, đảo là thông qua đàm phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế.
Đối với đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc được xác định và mô tả chi tiết đúng với tình hình thực tế, phù hợp với Hiệp ước 1999 (Hiệp ước về biên giới đất liền giữa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa); mức độ cột mốc dày đặc, dễ nhận biết, bảo đảm tính chính xác và tính bền vững, có giá trị và độ tin cậy cao cả về mặt kỹ thuật cũng như về tính pháp lý. Nói cách khác, kết quả phân giới cắm mốc là thoả đáng, thấu tình, đạt lý, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, đáp ứng yêu cầu đặt ra của cả hai bên.
Sự ngụy biện, xuyên tạc phản động không có căn cứ của “Dân làm báo” dù có tinh vi, xảo quyệt đến đâu chăng nữa cũng không che mắt được nhân dân Việt Nam, không thể đổi trắng thay đen được. Đối với toàn thể dân tộc Việt Nam luôn luôn khẳng định, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam giai đoạn 1955 - 1975 là ngụy quyền tay sai, bù nhìn do đế quốc Mỹ dựng lên; Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn vì lợi ích của nhân dân, luôn coi chủ quyền đất đai, biển đảo là bất khả xâm phạm, không gì mua chuộc và đánh đổi được./.




[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 8, tr. 591.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG ÂM MƯU ĐÒI
PHI CHÍNH TRỊ HÓA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Long Vĩ
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) nêu rõ một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” là: “Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hóa” Quân đội và Công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ Quân đội với Công an; chia rẽ nhân dân với Quân đội và Công an”.
Đây là âm mưu nguy hiểm mà các thế lực thù địch đang tìm cách tuyên truyền, cổ súy, tác động vào tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân của các thế lực thù địch một cách chủ động, có rất nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, song cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Trước hết, cần nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào cuộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình , “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch. Bàn về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của giai cấp công nhân, ngay từ năm 1905, khi nói về “lực lượng vũ trang cách mạng”, V.I.Lênin đã bóc trần luận điệu lừa bịp đó của giai cấp tư sản: “Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản..., bọn này trong thực tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính trị phản động”[1] ; mà cái “chính trị phản động” đó là để bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của giai cấp tư sản... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ phương châm xây dựng LLVT cách mạng là “người trước, súng sau”; “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”[2]. Điều đó có nghĩa, không có “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”, “phi đảng phái” như một số kẻ vẫn rêu rao.
Hai là, phải chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của cấp ủy, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp; trong đó chú trọng việc lãnh đạo thực hiện nghiêm túc chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân và nhân rộng mô hình này trong Công an nhân dân; gắn chặt việc xây dựng đội ngũ đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì, để tạo thành lực lượng nòng cốt, nền tảng vững chắc trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đấu tranh chống lại các quan điểm phản động, sai trái, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân của các thế lực thù địch; khắc phục những nhận thức lệch lạc trong cán bộ, chiến sĩ.
Ba là, tập trung xây dựng các tổ chức đảng trong mỗi đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là pháo đài vững chắc về tư tưởng, lý luận; đội ngũ cán bộ, đảng viên trở thành lực lượng kiên trung về bản lĩnh, lập trường và là lực lượng chủ công trong cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Để làm tốt điều đó, các cấp cần hết sức coi trọng đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong tổ chức đảng cũng như toàn đơn vị; tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên; thực hiện tốt công tác cán bộ và công tác bảo vệ chính trị nội bộ; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, làm nòng cốt để xây dựng các tổ chức khác trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện; tạo ra môi trường đủ sức “miễn dịch” đối với những luận điệu tuyên truyền, chống phá của các thế lực thù địch. Cùng với công tác giáo dục, tuyên truyền, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp cần đề cao trách nhiệm, động viên cán bộ, chiến sĩ, trước hết là đội ngũ sĩ quan, đảng viên có thái độ phê phán, đấu tranh kiên quyết, thẳng thắn với những nhận thức, tư tưởng lệch lạc nảy sinh trong nội bộ đơn vị; đồng thời tích cực, chủ động tham gia viết bài, đưa tin đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin nội bộ.
Bốn là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Kết hợp chặt chẽ và đa dạng hóa các nội dung, hình thức giáo dục, tuyên truyền trong huấn luyện, trong sinh hoạt hằng ngày gắn với sinh hoạt tư tưởng, như xây dựng đội ngũ báo cáo viên nòng cốt; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, về truyền thống đơn vị; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ và phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở, nhất là thực hiện tốt việc định hướng thông tin để cán bộ, chiến sĩ nhận rõ bản chất kẻ thù, với những âm mưu, thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt của chúng. Từ đó, mọi cán bộ, chiến sĩ chủ động đấu tranh, phòng ngừa, tạo sự tự miễn dịch trước sự xâm nhập, phá hoại của các quan điểm sai trái, thù địch và xây dựng cho mình một “cơ chế tự phòng vệ trước các thông tin không chính thức. Phải tỉnh táo trước các thông tin chưa được kiểm chứng, phân tích những thông tin mơ hồ, không có nguồn gốc chính là cách thức quan trọng giúp người đọc không vô tình tự biến mình thành công cụ cho những âm mưu thâm độc mà tác hại của nó có thể ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Với tính đặc thù của phương thức đấu tranh tư tưởng, lý luận, văn hóa nói chung và đấu tranh tư tưởng trên mạng internet nói riêng, vũ khí tối ưu nhất vẫn là tạo “sức đề kháng” cho mỗi người có thể chống đỡ tác động từ thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng gắn với yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trong tình hình mới; tổ chức học tập tốt các chuyên đề, tài liệu về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, không để xảy ra hiện tượng cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kẻ địch lôi kéo, móc nối; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những quan điểm sai trái, thù địch thâm nhập vào đơn vị. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về quản lý tài liệu, không để các ấn phẩm văn hóa độc hại, tài liệu phản động lọt vào đơn vị; trang bị phương pháp tiếp cận thông tin trên mạng internet một cách khoa học và đúng đắn.
Năm là, xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng chuyên trách đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là âm mưu, hoạt động “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân. Trên cơ sở chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, cấp uỷ, cán bộ chủ trì các đơn vị lựa chọn những đồng chí có năng lực, kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng để tham gia vào lực lượng nòng cốt, trực tiếp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ở đơn vị mình. Cấp trên có thể giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị hoặc giao nhiệm vụ cho lực lượng nòng cốt của các đơn vị theo các vấn đề, nội dung phân công. Lực lượng này phải được quán triệt, giao nhiệm vụ và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cụ thể; thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, định hướng hoạt động; kịp thời biểu dương, khen thưởng những đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ...
Sáu là, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng vũ trang nhân dân tham gia đấu tranh; đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại và xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, kiến thức, năng lực công tác tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.
Báo chí của lực lượng vũ trang, trong đó có Quân đội Nhân dân và Công an nhân dân cần nắm chắc tình hình, chủ động tiến công chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh, tạo chuyển biến mạnh mẽ sang thế chủ động tiến công.
Chúng ta cần tổ chức tốt lực lượng trong từng cơ quan báo chí (phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên) và huy động nhân dân tham gia, có thể dưới các hình thức thi sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chí...; đồng thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viết chuyên sâu về các lĩnh vực, hình thành các nhóm chuyên gia, các nhóm lý luận nòng cốt để triển khai nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, trong từng giai đoạn cụ thể.
Mặt khác, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đối mới, xây dựng tổ chức đảng các cấp trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực và phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi quyền lực xã hội và nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đồng thời là vấn đề cấp thiết, yếu tố trực tiếp làm thất bại luận điệu, yêu sách chính trị đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị.
Cuộc đấu tranh với âm mưu, hoạt động “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân trên mặt trận tư tưởng, lý luận đang tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp. Song, với bản lĩnh chính trị đã được trau dồi, hun đúc vững vàng trong hơn 70 năm xây dựng và chiến đấu, trưởng thành, lực lượng vũ trang nhân dân nhất định sẽ làm tròn trọng trách của mình trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận, làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân của các thế lực thù địch, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.




[1]  V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1979, t.12, tr.136.
[2]  Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr.217.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...