Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018


PHẢI CHĂNG “CHỈ LIÊN MINH QUÂN SỰ VỚI MỘT CƯỜNG QUỐC THÌ VIỆT NAM MỚI GIỮ ĐƯỢC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO…”
Việt Giang
Đây là một nhận thức không đúng, bởi vì:
1. Những bất đồng tranh chấp ở Biển Đông hiện nay không chỉ liên quan đến 5 nước, 6 bên có yêu sách chủ quyền mà còn trực tiếp liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và khu vực. Đây là một vấn đề phức tạp, lâu dài, không thể giải quyết ngay trong ngày một, ngày hai và vấn đề Biển Đông không thể do một nước lớn hay một vài cường quốc dàn xếp, quyết định. Càng không thể giải quyết vấn đề biển Đông bằng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Mà giải quyết nó tất yếu phải bằng cơ chế đàm phán, thương lượng hòa bình song phương và đa phương dựa trên các văn bản pháp lý có liên quan.
2. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay phải bằng sức mạnh tổng hợp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nội lực và ngoại lực, bằng cả sức mạnh trong nước và sức mạnh của cả cộng đồng quốc tế chứ không thể chỉ dựa vào liên minh quân sự với một cường quốc, một nước phát triển. Trong điều kiện các nước đều đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc thì hiếm có một nước nào lại đi bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Tổ quốc cho một quốc gia dân tộc khác một cách vô tư, không tính toán. Do đó, dựa vào nước nào (dù là cường quốc, hay nước phát triển) chống nước kia không những không giải quyết được vấn đề biển Đông mà thậm chí còn làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình. Thực tế trong khu vực đã cho ta thấy điều này.
3. Liên minh với một nước nào đó để chống nước kia tức là chúng ta đang tạo cho mình thêm một kẻ thù. Càng tai hại hơn nếu đó lại là một quốc gia láng giềng, liền núi, liền sông. Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm sâu sắc trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nó không chỉ đơn thuần là dựa vào chiến thắng quân sự mà còn là ở chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo. Do đó, việc liên minh với nước này để chống nước khác nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một sự ngây thơ và hài ước.
4. Tư tưởng dựa vào nước này để chống nước kia trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là tư tưởng yếu hèn, nhược tiểu. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với truyền thống của dân tộc ta và trái ngược với xu thế vận động khách quan của thế giới đương đại. Giao phó vận mệnh của mình cho nước khác không những không bảo vệ, không đòi được chủ quyền, thậm chí còn mất luôn cả quyền độc lập về chính trị, quyền tự quyết dân tộc.


Ý ĐỒ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
 TRONG THÚC ĐẨY ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG Ở VIỆT NAM
Việt Giang
Cần khẳng định rằng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập nằm trong âm mưu thực hiện "diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì lẽ đó, để chống phá cách mạng Việt Nam, để chặn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các thế lực thù địch tìm mọi cách tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng
Đòi hỏi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, về bản chất là để nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho việc ra đời và công khai hóa, hợp pháp hóa các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó cạnh tranh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Những gì diễn ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trong quá khứ đã minh chứng rất rõ cho âm mưu, ý đồ thâm độc này.


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA ĐA NGUYÊN
Việt Giang
Cơ sở lý luận cho việc thực hiện đa nguyên, đa đảng chính là chủ nghĩa đa nguyên và đây là một học thuyết phi mácxít. Chủ nghĩa đa nguyên là một trường phái triết học xã hội tư sản do nhà triết học Đức Chiristian Wolff (1679-1754) đề xuất vào đầu thế kỷ XVIII. Thế giới quan của chủ nghĩa đa nguyên phủ nhận tính thống nhất của thế giới, cho thế giới là kết hợp các nguyên thể, các yếu tố, cường điệu, thổi phồng cái riêng. Chủ nghĩa đa nguyên ít thiên về thế giới quan mà chủ yếu gắn với những vấn đề xã hội. Chủ nghĩa đa nguyên lấy xã hội tư sản trên chế độ tư hữu làm mẫu, họ cho rằng xã hội luôn được chia nhỏ thành cơ số các cá thể, nhóm, tầng lớp, tập đoàn, phân biệt bằng tài sản, thu nhập, tín ngưỡng, tôn giáo, đảng phái, nghề nghiệp, che đậy tính đối kháng trong quan hệ xã hội và đặc biệt phủ nhận phân chia xã hội thành giai cấp, phủ nhận đấu tranh giai cấp.
Chủ nghĩa đa nguyên chủ trương xây dựng một cơ chế quản lý xã hội  theo nguyên tắc đa lực lượng, đa đảng phái và các tổ chức đảng phái này quan hệ với nhau theo nguyên tắc hiệp thương. Quan điểm này của chủ nghĩa đa nguyên nếu được áp dụng vào chủ nghĩa xã hội sẽ đẫn tới nguy cơ phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hạ thấp đảng thành một tổ chức xã hội bình thường. Nó đối lập hoàn toàn với lý luận đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Có thể thấy rằng, chủ nghĩa đa nguyên là sản phẩm của giai cấp tư sản với thế giới quan phi khoa học, trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó là một trong những công cụ lý luận cho sự tồn tại của chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chính vì bản chất chính trị thù địch của chủ nghĩa đa nguyên như thế nếu chúng ta chấp nhận thứ học thuyết này, chấp nhận đa nguyên, đa đảng thì chẳng khác nào một sự thỏa hiệp với giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng. Mà thỏa hiệp trên lĩnh vực tư tưởng là một sai lầm nghiêm trọng.


ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG LÀ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI VIỆT NAM
Việt Giang
Việt Nam không cần thiết phải đa nguyên đa đảng. Bởi vì:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng là một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, là nguyện vọng của nhân dân khi mà các phong trào đấu tranh của nhân dân trước khi Đảng ra đời đều thất bại; các đảng phái và các tổ chức chính trị có tính chất đảng phái trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đều bị tan rã, thất bại và không hoàn thành nhiệm vụ trước dân tộc. Trong khi đó, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nếu nhân dân không tin, không ủng hộ thì làm sao Đảng làm được điều đó? Đây là một sự thật lịch sử, không ai có thể bác bỏ được.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam đủ khả năng lãnh đạo để đưa đất nước phát triển, không cần phải thực hiện đa nguyên đa đảng. Đó là một đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đường lối đúng đắn, biết chỉnh đốn và đổi mới để ngày càng lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo đất nước được tốt hơn. Việt Nam vẫn ngày càng phát triển với tốc độ cao trong khu vực và trên thế giới mà đâu cần đa nguyên, đa đảng, trong khi bao nhiêu nơi đa đảng, đa nguyên vẫn rơi vào vòng xoáy của xung đột, bạo lực và sự bất ổn định kéo dài.
3. Tiêu chí cao nhất của hoạt động chính trị là ổn định xã hội bền vững và tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội được bảo đảm, một đảng hay đa đảng, nhất nguyên hay đa nguyên đều phải vì vấn đề cốt lõi này. Vậy thì hiện nay, sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng rất tốt vấn đề này. Với một đảng lãnh đạo, Việt Nam có điều kiện bảo đảm chính trị ổn định, an ninh được giữ vững, quốc phòng được tăng cường thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, kinh tế phát triển, chính phủ có điều kiện nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
4. Dân chủ, phát triển không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng và thực hiện đa nguyên, đa đảng không đồng nghĩa với dân chủ sẽ phát triển. Thực tiễn, có nhiều nước đa nguyên, đa đảng vẫn thuộc loại nghèo nhất thế giới, có những nước chỉ một đảng lãnh đạo nhưng vẫn là nước có tốc độ phát triển cao, đời sống nhân dân ngày càng sung túc. Vậy vấn đề chính là ở đường lối lãnh đạo của đảng đó có đúng đắn hay không, có vì nước vì dân hay không chứ không phải ở chỗ đa nguyên, đa đảng.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...