Nhân kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917/ 7-11-2023), sáng 7-11, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cùng nhiều đoàn đại biểu của thành phố đến dâng hoa tại Tượng đài V.I Lênin.
TTXVN
Nhân kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917/ 7-11-2023), sáng 7-11, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cùng nhiều đoàn đại biểu của thành phố đến dâng hoa tại Tượng đài V.I Lênin.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng đoàn dâng hoa tại Tượng đài V.I Lênin. |
Đoàn đại biểu Thành đoàn Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài V.I Lênin. |
Các đoàn đại biểu dâng hoa tại Tượng đài V.I Lênin. |
Đoàn Quận ủy, HDND, UBND, MTTQ quận Ba Đình dâng hoa tại Tượng đài V.I Lênin. |
TTXVN
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vĩ đại nhất thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Nguồn: TTXVN. Ảnh: Hartford Courant, WIKIPEDIA.ORG |
Trong những năm “cải tổ” ở Liên Xô (1985-1991) lan truyền luận điệu Cách mạng Tháng Mười là “sai lầm của lịch sử”, do đó cần xóa bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) để “sửa chữa sai lầm lịch sử” đó!?
Luận điệu này là một trong những biểu hiện tập trung của quá trình “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" dẫn tới tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô và nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế lịch sử chứng minh Liên Xô tan rã không phải do Cách mạng Tháng Mười là “sai lầm của lịch sử”.
Nhân kỷ niệm 107 năm Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 / 7-11-2024), chúng ta cùng nhìn lại vai trò, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng vĩ đại và nguyên nhân nội tại, có ý nghĩa quyết định dẫn tới sự tan rã Liên Xô, những bài học vẫn nguyên tính thời sự đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam hiện nay.
Hơn 30 năm kể từ khi Liên Xô - cường quốc XHCN đầu tiên trên thế giới sụp đổ, đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu, chuyên khảo, hồi ký, chuyên luận và điều tra đi tìm lời giải về thảm họa địa-chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20 này. Tựu trung trong nhiều nghiên cứu chỉ ra, một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn tới thảm họa này là quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng Cộng sản Liên Xô.
Cuộc cách mạng mở đầu một thời đại mới
Nói về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Không thể phủ nhận sự thật lịch sử là nhà nước Xô viết ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng Mười đã đạt được những thành tựu kỳ vĩ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Đảng Cộng sản Liên Xô có lịch sử vô cùng oanh liệt và vẻ vang.
Được V.I.Lênin sáng lập và rèn luyện, Đảng đã từng là một trong những đảng mác-xít, lê-nin-nít hùng mạnh nhất và kiên cường nhất. Đảng đã từng lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, đánh thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, xây dựng những cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng của CNXH, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nhân loại. Đó thật sự là những công việc kinh thiên động địa, những sự tích thần kỳ, được cả loài người tiến bộ cảm phục và kính trọng”.
Các thành viên Đảng Cộng sản Nga tại lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga ở thủ đô Moskva. Ảnh: TTXVN |
Cách mạng Tháng Mười như một cơn địa chấn của thế kỷ 20, không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới đối với nước Nga mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ cũ, xây dựng chế độ mới tốt đẹp hơn. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và tiếp đó là thắng lợi của nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH từ một nước đã phát triển thành một hệ thống XHCN thế giới đầy sức sống và hùng mạnh, có vai trò to lớn và từng có tính chất quyết định đến vận mệnh, sự phát triển của thế giới.
Hệ thống XHCN, đứng đầu là Liên Xô đã có những giai đoạn phát triển rực rỡ, đã đoàn kết các dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp, bình đẳng, công bằng, mang lại hạnh phúc cho đông đảo nhân dân lao động. Nhờ ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười và sự giúp đỡ, tác động của hệ thống XHCN thế giới, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỷ 20, hàng loạt dân tộc thuộc địa và lệ thuộc đã đứng lên giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân.
Cho nên có thể nói, Cách mạng Tháng Mười Nga mang tầm ảnh hưởng quốc tế to lớn, tính thời đại sâu sắc, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
"Cải tổ 1.0, 2.0" và hành trình dẫn đến tan rã Liên Xô
Liên Xô sụp đổ là thảm họa địa-chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20. Nhiều kẻ cơ hội, phản động được thể xuyên tạc những giá trị lịch sử của nhà nước xã hội đầu tiên trên thế giới được mở đầu bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Từ việc coi Cách mạng Tháng Mười là “sai lầm của lịch sử”, họ phủ nhận những giá trị nhân văn, tốt đẹp của CNXH, đánh đồng sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu với sự thất bại của Chủ nghĩa Mác-Lênin và rêu rao cuộc cách mạng đó là “đẻ non”, “đã chết” và CNXH đã đến “hồi kết thúc”... Tuy nhiên, từ thực tiễn, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để bác bỏ những luận điệu trên. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là sụp đổ của mô hình cụ thể chứ không phải sụp đổ hay cáo chung của Chủ nghĩa Mác-Lênin, của CNXH như các thế lực thù địch, phản động thường rêu rao, xuyên tạc. Ở khía cạnh cụ thể trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin luận giải một số nguyên nhân nội tại của quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có ý nghĩa quyết định đẩy Đảng Cộng sản Liên Xô tới chỗ tan rã và cường quốc XHCN sụp đổ.
Sai lầm về đường lối chính trị
Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin từng cảnh báo: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn”. Vì thế, V.I.Lênin luôn yêu cầu phải kiên quyết và kịp thời đấu tranh ngăn chặn mọi biểu hiện suy thoái về chính trị trong Đảng. Trong những năm dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và J.Stalin, Đảng Cộng sản Liên Xô đã tiến hành hiệu quả cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên, sau khi J.Stalin qua đời (1953), quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về đường lối chính trị trong Đảng Cộng sản Liên Xô bắt đầu bộc lộ biểu hiện rất nguy hiểm.
Trong bản báo cáo mật bên lề Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô khóa XX (1956) đã có chủ trương “xét lại” Chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận những thành tựu vĩ đại của Liên Xô trong những năm sau Cách mạng Tháng Mười và trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945). Nếu không được các đảng viên trung kiên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngăn chặn, chủ trương này có thể đưa Liên Xô tới chỗ tan rã. Chính vì thế, giới nghiên cứu lịch sử ở Nga cho rằng chủ trương “xét lại” Chủ nghĩa Mác-Lênin là “cải tổ 1.0”, tuy chưa dẫn tới tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô nhưng đã để lại “di chứng” nặng nề và đã phát tác trong giai đoạn “cải tổ 2.0” thập niên 1980 được khởi xướng bởi M.Gorbachyov trên cương vị Tổng Bí thư và A.Yakovlev trên cương vị Trưởng ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Liên Xô. Về sau, chính M.Gorbachyov và A.Yakovlev công khai thừa nhận mục tiêu hướng tới của “cải tổ” là xóa bỏ Đảng Cộng sản và chế độ XHCN ở Liên Xô.
Sai lầm trong công tác cán bộ của Đảng
Đường lối cán bộ của Đảng Cộng sản Liên Xô do V.I.Lênin đề xướng dựa trên các nguyên tắc kết hợp việc tuyển chọn cán bộ có đức, có tài với công tác kiểm tra quá trình thực hiện công tác của cán bộ. V.I.Lênin chủ trương “tin tưởng là tốt, nhưng kiểm tra vẫn tốt hơn”. Kiểm tra nhằm kịp thời cảnh báo và ngăn chặn quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Các thế hệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô sau này đã không tuân theo di huấn của Lênin, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc trong công tác cán bộ của Đảng. Một là, nặng về hình thức trong đào tạo cán bộ theo kiểu “thầy đọc, trò chép và học thuộc lòng”. Vì thế, kiến thức lý luận về Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ nằm trên sách vở mà không được vận dụng vào thực tiễn. Nhiều cán bộ tuy được cấp bằng hoặc chứng chỉ nhưng năng lực lãnh đạo kém, không có khả năng dự phòng và bảo vệ, thậm chí vô cảm trước quá trình diệt vong của Đảng. Hai là, khi tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ thường xuất phát từ tình cảm cá nhân, yêu-ghét chủ quan, cố ý nâng đỡ những kẻ thân tín, bè phái. Ba là, công tác đánh giá cán bộ trở thành công cụ để thực hiện ý đồ của cá nhân người lãnh đạo chứ không nhằm mục đích chọn cán bộ tốt.
Vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng
V.I.Lênin là người đề ra nguyên tắc tập trung dân chủ để xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Theo nguyên tắc này, thiểu số phục tùng đa số, bộ phận phục tùng tập thể và các cơ quan lãnh đạo cấp dưới phục tùng cơ quan lãnh đạo cấp trên. V.I.Lênin cho rằng, nếu không có tập trung, Đảng sẽ trở thành một “câu lạc bộ” lộn xộn, còn nếu xa rời dân chủ, Đảng sẽ trở thành một tổ chức quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. V.I.Lênin đã nhiều lần cảnh báo sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ là hiểm họa đe dọa sự sống còn của Đảng và chế độ XHCN.
Các thế hệ lãnh đạo sau này, nhất là M.Gorbachyov đã xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ, lạm dụng quyền lực để loại bỏ những cán bộ trung thành và kiên định với lý tưởng XHCN, bổ nhiệm những kẻ ủng hộ chủ trương “cải tổ” sai lầm của ông. Về sau, chính A.Yakovlev thừa nhận, M.Gorbachyov sử dụng “cơ chế toàn trị” để phá hoại Đảng Cộng sản Liên Xô.
Sự thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống
Sự thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống trong Đảng Cộng sản Liên Xô trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong thời kỳ L.Brezhnev và M.Gorbachyov cầm quyền với những biểu hiện rất đa dạng như tham quyền cố vị; bệnh thành tích, thích được khen thưởng và hưởng lạc; giả dối; tham ô... Biểu hiện điển hình nhất về bệnh thành tích là L.Brezhnev. Tính tổng cộng, L.Brezhnev đã nhận 114 huân chương, trong đó có 8 Huân chương Lênin; 2 Huân chương Sao Đỏ, Huân chương Chiến thắng; 2 Huân chương Cách mạng Tháng Mười... Do không đáp ứng các tiêu chuẩn được nhận, những huân chương dành cho L.Brezhnev đã gây phản ứng rất tiêu cực trong xã hội, làm mất uy tín không chỉ trong mà cả ngoài Đảng.
Trong Đảng hình thành tầng lớp đặc quyền, đặc lợi. Ở Liên Xô thời đó tồn tại hệ thống cửa hàng đặc biệt dành cho cá nhân và gia đình các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng-nơi họ có thể mua bất cứ thứ hàng hóa xa xỉ nào được nhập khẩu từ phương Tây. Vì thế, nhân dân coi lãnh đạo cấp cao trong Đảng như là một “giai cấp mới” trong xã hội Xô viết, tạo hố ngăn cách ngày càng lớn giữa Đảng và nhân dân. Sự tha hóa, biến chất trong Đảng lên tới đỉnh điểm trong giai đoạn “cải tổ”, trong đó lợi dụng những khe hở của pháp luật trong quá trình tư nhân hóa, các tầng lớp đặc quyền, đặc lợi trong bộ máy lãnh đạo Đảng và quản lý nhà nước mặc sức tham nhũng, vơ vét của công, dẫn tới bước ngoặt căn bản là thúc đẩy quá trình tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô và nhà nước Xô viết.
(còn nữa)
Đại tá LÊ THẾ MẪU, nguyên Trưởng phòng Thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng
Như đã luận giải ở bài viết trước, trong các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô thì xét đến cùng là do nguyên nhân chủ quan quyết định. Sự sụp đổ đó là của mô hình cụ thể, chứ tuyệt nhiên không phải sự sụp đổ hay cáo chung của chủ nghĩa xã hội (CNXH) như thế lực thù địch, phản động thường xuyên tạc. Nhận diện đầy đủ và đúng bản chất vấn đề này là những điều có ý nghĩa căn cốt và thời sự với sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng của Việt Nam hiện nay.
Trong bài viết với tiêu đề “Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã?” đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 1992, GS, TS Nguyễn Phú Trọng (từ năm 2011 đến tháng 7-2024 là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) đã chỉ ra nguyên nhân có ý nghĩa quyết định làm tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô là quá trình “vận động” của chính đảng này. Về sau, Đảng ta khái quát quá trình “vận động” này và gọi đó là quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được thể hiện trên nhiều bình diện.
Theo GS, TS Nguyễn Phú Trọng, có 5 biểu hiện của sự “vận động” đó. Một là, không xác lập đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Hai là, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng. Ba là, coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Cộng sản. Bốn là, xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước nhân dân, không được nhân dân ủng hộ. Năm là, từ bỏ chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, thổi lên ngọn lửa kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi.
Từ thực tiễn và lý luận cơ bản được Đảng ta tổng kết trong nhiều văn kiện, chúng ta có thể rút ra những bài học lớn với Việt Nam từ quá trình “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn tới hậu quả tan rã Liên bang Xô viết-cường quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) đầu tiên trên thế giới, như sau:
Thứ nhất, Liên Xô tan rã không phải do Cách mạng Tháng Mười là “sai lầm của lịch sử”. Từ khẳng định này, Đảng ta kiên định và quyết tâm đưa Việt Nam tiếp tục phát triển đi lên CNXH trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với quyết tâm chính trị đó, Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng ta đã thông qua đường lối đổi mới đất nước. Tiếp đến, Đại hội lần thứ VII (1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thể hiện lập trường kiên định của Đảng ta về mục tiêu và định hướng phát triển đi lên CNXH ở Việt Nam. Đường lối đổi mới của Đảng ta được thông qua tại Đại hội lần thứ VI trên cơ sở kế thừa sáng tạo Chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin với nội dung cốt lõi là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thành công của gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Việt Nam kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng chứng tỏ giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Mười, mở ra kỷ nguyên quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển đi lên CNXH.
Thứ hai, không đồng nhất kinh tế thị trường với CNTB. Ở Liên Xô, trong giai đoạn “cải tổ” đã đồng nhất việc áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với việc xóa bỏ chế độ XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Còn Đảng ta vận dụng chính sách kinh tế mới của V.I.Lenin để phát triển kinh tế thị trường nhằm giải phóng nguồn lực và phát triển sức sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đảng ta cho rằng, việc áp dụng cơ chế kinh tế thị trường phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học và phát triển, không đồng nhất kinh tế thị trường với CNTB. Trên cơ sở đó, Đảng ta đề ra chủ trương xây dựng ở Việt Nam nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ba là, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, coi đó là yếu tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Cương lĩnh của Đảng ta về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã xác định rõ, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng ở nước ta. Vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cách mạng Việt Nam đã được xác định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013.
Bốn là, kiên quyết và kiên trì đấu tranh nhằm ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, kết hợp với việc cảnh giác và làm thất bại âm mưu“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Rút kinh nghiệm từ tác động phá hoại hết sức nguy hiểm của âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch kết hợp với quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Đảng ta đặc biệt chú ý đấu tranh ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống đang diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã sớm cảnh báo hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển, hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời. Từ giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta tiếp tục cảnh báo tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển, là hiểm họa đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ XHCN. Với quyết tâm chính trị cao và các giải pháp đồng bộ, Đảng ta đã bước đầu ngăn chặn được hiểm họa này.
Lễ mít-tinh kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva (Ngày 7-11-2023). Ảnh: nhandan.vn |
Tổng kết thành tựu và kinh nghiệm 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, ngày 30-10-2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Nghị quyết đã chỉ rõ nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng, chống hiểm họa này.
Trong số các nguyên nhân, Nghị quyết số 04-NQ/TW chỉ rõ nguyên nhân khách quan do tác động từ khủng hoảng của CNXH trên thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu; từ mặt trái của kinh tế thị trường; tác động tiêu cực từ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; những khó khăn, thách thức của các nước đi theo con đường XHCN trong bối cảnh quốc tế hiện nay; các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình".
Trong số các nguyên nhân chủ quan, Nghị quyết số 04-NQ/TW chỉ rõ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả; một số nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nội dung chưa sát thực tiễn; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tiên phong, gương mẫu; cơ chế kiểm soát quyền lực chậm được hoàn thiện, còn nhiều sơ hở; chậm ban hành quy định xử lý tổ chức, cá nhân có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ; việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm; chưa chủ động và thiếu giải pháp phù hợp để định hướng thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng; việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, các cơ quan truyền thông và nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
Nghị quyết số 04-NQ/TW đã chỉ ra 9 biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị; 9 biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghị quyết xác định phải thực hiện nghiêm các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được đề ra tại Đại hội XII với 10 giải pháp cơ bản, trong đó nhấn mạnh phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), với trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi quá trình "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng.
Đến nay, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã đạt nhiều kết quả rất quan trọng, góp phần đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng cùng những mục tiêu lớn lao vào thời điểm trọng đại kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (2030) và 100 năm thành lập nước (2045), xây dựng thành công nước Việt Nam XHCN, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Với thành tựu trong công cuộc đổi mới và từng bước đạt được các mục tiêu cao cả, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định giá trị bất biến của Cách mạng Tháng Mười là mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên toàn thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo.
Đại tá LÊ THẾ MẪU, nguyên Trưởng phòng Thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng
Ngày 8-11-2024, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi Thư khen ngợi, biểu dương Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Bình Định. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:
Kính gửi: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Bình Định
Ngày 06 tháng 11 vừa qua, máy quân quân sự Yak-130 số hiệu 210D của Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân trong quá trình bay huấn luyện đã gặp sự cố kỹ thuật không thể hạ cánh, đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng và đồng chí Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay của Trung đoàn Không quân 940 phải thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp, đưa máy bay về hướng rừng núi khu vực Trường bắn TB2, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định để nhảy dù.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: qdnd.vn |
Được tin có máy bay quân sự bị nạn trong khi làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh, với tình cảm, trách nhiệm của mình, đảng bộ, chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định đã nhanh chóng vào cuộc, kịp thời chỉ đạo phát huy tốt tinh thần “4 tại chỗ”, huy động các lực lượng, phương tiện, nhất là các lực lượng quân sự, công an, kiểm lâm, dân quân tự vệ trên địa bàn và nhân dân huyện Tây Sơn, dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã không quản khó khăn, nguy hiểm, ngày đêm để tìm kiếm, đưa 02 sĩ quan phi công gặp nạn về nơi an toàn và chăm sóc chu đáo.
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tôi trân trọng cảm ơn sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả của cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân và các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tích cực hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ thành công phi công. Hành động, nghĩa cử cao đẹp đó, đã góp phần bồi đắp, tăng cường mối quan hệ máu thịt quân dân như cá với nước và truyền thống Bình Định anh hùng.
Trong thời gian tới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng rất mong tiếp tục được đón nhận những tình cảm, sự giúp đỡ quý báu của cấp ủy, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định để Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, bộ đội phòng không, không quân và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chúc các đồng chí cùng nhân dân và lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Bình Định luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Trân trọng cảm ơn!
Đại tướng Phan Văn Giang
Nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm làm việc tại Trung Quốc, sáng 8-11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh.
Chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính - lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam thăm thành phố Trùng Khánh sau 15 năm, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết hiện có 400 lưu học sinh và gần 600 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, kinh doanh tại thành phố Trùng Khánh, chiếm 25% tổng số người Việt Nam đang học tập, làm ăn, sinh sống tại khu vực phía Tây Trung Quốc.
Những năm qua, lưu học sinh, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh luôn tuân thủ tốt pháp luật sở tại; luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; luôn hướng về quê hương, đất nước và vun đắp quan hệ tốt đẹp Việt Nam – Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc gặp lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. |
Đại diện lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh cho biết mặc dù luôn có ý thức gìn giữ và quảng bá văn hóa Việt Nam ở sở tại, song do hạn chế về điều kiện, việc giữ gìn văn hóa Việt, nhất là ngôn ngữ tiếng Việt trong kiều bào trẻ còn hạn chế; cũng do hạn chế về ngôn ngữ, hiểu biết pháp luật, thủ tục hành chính nên hoạt động thu hút đầu tư, kinh doanh, thương mại chưa như mong muốn.
Bà con đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh thực hiện các thủ tục, pháp lý trong quá trình sinh sống, làm việc, học tập; tiếp tục đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện, cấp thêm học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam học tập, nghiên cứu tại Trùng Khánh nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc gặp lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. |
Trò chuyện với lưu học sinh, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời thăm hỏi và lời chúc mừng tốt đẹp nhất của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới lưu học sinh, cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh; bày tỏ xúc động trước tình cảm nồng ấm của bà con và mong muốn lưu học sinh, cộng đồng người Việt Nam đang học tập, nghiên cứu, làm ăn, sinh sống tại Trùng Khánh luôn mạnh khỏe, đoàn kết, hạnh phúc, tiến bộ trong bất cứ hoàn cảnh nào, trên bất cứ lĩnh vực nào.
Thủ tướng Chính phủ cho biết từ năm 1986, sau gần 40 năm đổi mới, từ một nước bị bao vây, cấm vận, từ một nước nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, GDP chỉ đạt trên dưới 4 tỷ USD, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 100 USD, đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 nước trên thế giới, có quan hệ Đối tác toàn diện và Đối tác Chiến lược toàn diện với hầu hết các nước lớn; đã ký 17 hiệp định thương mại tự do. Quy mô GDP đã tăng lên khoảng 430 tỷ USD năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.300 USD; thuộc nhóm 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại.
Chia sẻ về 5 bài học thành công của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; sức mạnh từ nhân dân, nhân dân làm nên lịch sử; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng cho biết, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam dựa trên 3 trụ cột chính là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuyên suốt quá trình đó, lấy con người là trung tâm, chủ thể, là động lực, nguồn lực của sự phát triển; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai phát biểu. |
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, hiện nay có hơn 6 triệu người Việt Nam đang học tập, nghiên cứu, công tác, kinh doanh, làm ăn, sinh sống tại 130 nước trên thế giới. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về cội nguồn dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì.
Kiều bào ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Đến nay, kiều bào ta đã có 385 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký hơn 1,72 tỷ USD. Ngoài ra, có hàng nghìn dự án có vốn góp của người Việt Nam ở nước ngoài. Kiều hối năm 2023 đạt mức cao (khoảng 14 tỷ USD).
Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục thành lập các tổ chức các hội đoàn để quy tụ cộng đồng; triển khai tốt đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, trong đó có ngoại giao kinh tế; chăm lo thật tốt mọi mặt cho cộng đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. |
Thủ tướng mong muốn lưu học sinh, cộng đồng người Việt Nam tại Trùng Khánh luôn tuân thủ tốt pháp luật sở tại, luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; luôn hướng về quê hương, đất nước và vun đắp quan hệ tốt đẹp Việt Nam – Trung Quốc; đặc biệt đối với lưu học sinh phải có hoài bão, ước mơ, lý tưởng, khát vọng, nỗ lực học tập, lập thân, lập nghiệp và cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Tin, ảnh: TTXVN
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...