Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Về ý kiến trên BBC của một “nhà nghiên cứu lịch sử”

Tiếp cận với thái độ thiếu khách quan; hiếm khi đề cập các thành tựu Việt Nam đạt được; thường xuyên bịa đặt, xuyên tạc và vu khống, thổi phồng hiện tượng tiêu cực; đưa ra bình luận tùy tiện, gieo rắc tin tức thất thiệt nhằm gây hoang mang, nghi ngờ, kích động chống đối,… là cách thức tuyên truyền phổ biến mà một số trang tiếng Việt của BBC, VOA, RFA,… thể hiện trong nhiều năm qua mỗi khi đưa thông tin về Việt Nam. Đáng tiếc, thay vì bày tỏ thái độ lên án, phê phán một số người ở trong nước lại xuất hiện trên các địa chỉ truyền thông này để phụ họa (thậm chí tiếp tay) qua việc đưa ra ý kiến thiếu trung thực, khách quan, thậm chí sai trái. 

Tập hợp một nhóm vài ba người “thân thiết” có tư tưởng thù địch hoặc thiếu thiện chí để khi cần sẽ tổ chức phỏng vấn, hội luận để bịa đặt, xuyên tạc, vu khống Việt Nam, là thủ đoạn quen thuộc mà nhiều năm nay trang tiếng Việt của BBC, RFA, VOA,… sử dụng. Thời gian gần đây, khi BBC bàn đến lịch sử Việt Nam, xuất hiện nhân vật tên là LVS - lúc thì được giới thiệu là “nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia Hà Nội”, “Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội”, lúc lại giới thiệu là “nguyên giảng viên Khoa sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)”! Với lối giới thiệu mập mờ này và từ cung cách làm truyền thông, hẳn BBC muốn người tiếp xúc lầm tưởng đó là ý kiến chính thức từ Đại học Quốc gia Hà Nội? Trong khi tới hiện tại, LVS chưa thể hiện bất cứ thông tin xác đáng nào để chứng minh tư cách và thẩm quyền phát biểu từ địa chỉ “Đại học Quốc gia Hà Nội”. Còn ông ta có phải là “nhà nghiên cứu lịch sử” hay không thì cũng rất lạ lùng, chưa thấy chuyên luận, tiểu luận, công trình hay cuốn sách nghiên cứu lịch sử nào mang tên LVS đủ để bảo đảm ông có tư cách “nhà nghiên cứu”? 

Tuy nhiên, quan trọng hơn là ông LVS phát biểu trên BBC như thế nào. Thí dụ gần nhất: Trong cuộc hội luận “Chiến tranh Việt Nam: Người Mỹ xâm lược hay “chỉ can thiệp”?” do BBC tiến hành ngày 8-5-2021, ông LVS nói: “Ở Việt Nam có người nói rằng đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, tôi không nghĩ rằng nó sai hoàn toàn, nhưng nó cũng không đúng hoàn toàn. Thực ra thì người Mỹ không xâm lược đất đai của Việt Nam, mà người Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam. Họ muốn đắp một con đê để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan tràn ra xung quanh, vì vậy họ mới dựng nên chính quyền, bảo vệ và giúp đỡ chính quyền của ông Ngô Đình Diệm và từ đó nó có cuộc nội chiến và lại vừa có cuộc chiến tranh ủy nhiệm ý thức hệ”. Đọc là có thể thấy ý kiến của ông LVS chỉ lặp lại luận điệu của một số kẻ nhiều năm nay vẫn cố tình đổi trắng thay đen để phủ nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam bằng cách xuyên tạc đó là “chiến tranh ủy nhiệm, nội chiến” theo một cấu trúc khác. Thậm chí, LVS còn trắng trợn bình luận “Ở Việt Nam có người nói rằng đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược”. Theo ông ta, “chống Mỹ xâm lược” không phải là khái niệm chính thống, phổ biến ở Việt Nam mà chỉ là “có người nói” và đó là cách gọi “không đúng hoàn toàn”. Lý giải cho ý kiến của mình, ông LVS nói: “Thực ra thì người Mỹ không xâm lược đất đai của Việt Nam, mà người Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam”. Như vậy, để biện hộ cho một cuộc xâm lược, “nhà nghiên cứu lịch sử” LVS đưa ra lập luận kỳ quái rằng chỉ gọi là xâm lược khi “xâm lược đất đai”! Còn khi 2,7 triệu lượt binh lính nước ngoài lần lượt đến Việt Nam (thời điểm cao nhất đến hơn 50 vạn người) để bắn giết người vô tội, hơn 15 triệu tấn bom đạn và khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học (trong đó có 61% là chất da cam) trút xuống đất nước nơi ông đang sống, để lại hậu quả đau lòng đến hôm nay thì không phải là hành động xâm lược. Cũng ngày 8-5-2021, tại cuộc hội luận khác do BBC thực hiện, ông LVS khẳng định “việc phản ánh lịch sử Việt Nam khách quan là điều lý tưởng của những người làm nghề viết lịch sử”, nhưng khi đưa ra ý kiến về “xâm lược”, ông lại làm ngược lại điều ông coi là lý tưởng, bằng cách vứt bỏ khách quan và bất chấp sự thật để đưa ra những ý kiến phi lịch sử. Chỉ chừng ấy thí dụ cũng đủ để đặt ra câu hỏi nghi ngờ, liệu nhãn hiệu “nhà nghiên cứu lịch sử” mà BBC thừa nhận và tôn vinh có thật sự tương xứng với ông LVS? Hay phải sử dụng “tiêu chuẩn kép” mới hiểu được sự khác nhau giữa điều “nhà nghiên cứu lịch sử” này mong muốn và việc “nhà nghiên cứu lịch sử” này làm? 

Trước đó, tại cuộc hội luận do BBC tiến hành ngày 19-5-2020, ông LVS nói: “Từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ vào cuối thế kỷ trước, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh mới được đẩy lên như một vũ khí tư tưởng thay cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin”. Đây cũng là một thí dụ cho thấy ông LVS khá thành thạo thủ pháp sử dụng một cấu trúc khác để lặp lại luận điệu mà một số đối tượng thiếu thiện chí, phản động đã đưa ra trước đây. Nói cách khác, không hề có sự nghiên cứu, phát hiện mới và khoa học nào ở đây cả, các luận điểm mà “nhà nghiên cứu lịch sử” LVS đưa ra chỉ là sự “nhai lại” các luận điệu cũ rích mà các thế lực thù địch và một số người thiếu thiện chí với Việt Nam hàng chục năm nay vẫn rêu rao như: sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; tách rời quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; cố tình xuyên tạc và hạ thấp vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam bằng cách đánh tráo khái niệm, lập lờ coi đó chỉ là “giải pháp tình thế”, chứ không phải là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là một bộ phận cấu thành làm nên nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam như thực tiễn cách mạng và lịch sử Việt Nam đã đúc kết. Từ sự lặp lại luận điệu của người khác và thủ pháp ông thực hiện, có thể đặt câu hỏi: Phải chăng mục đích mà “nhà nghiên cứu lịch sử” LVS nhắm đến là phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam? 

Đến nay đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu có giá trị của các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới đánh giá, bình luận các nguyên nhân khách quan, chủ quan đẩy tới sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, phân tích, chỉ rõ bản chất vấn đề, sự xa rời các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà hậu quả là sự trì trệ về tư tưởng, về tư duy trong hoạch định chiến lược, sách lược phát triển giữa một thế giới đã có nhiều biến đổi, việc thiếu và không kịp thời ứng phó với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội. Đáng tiếc, có lẽ vì không quan tâm tới các bài viết, công trình đó để có ý kiến riêng nên “nhà nghiên cứu lịch sử” LVS chỉ nhất mực với quan điểm, luận điệu của mấy kẻ từng đưa ra trước ông ta. Hay với vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vậy, nếu thật sự là một nhà khoa học chân chính trước khi đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh, ông LVS cần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và điều đó đâu phải là thách đố. Ông sẽ dễ dàng nhận thấy Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi rõ và khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Khẳng định đó cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh có quan hệ khăng khít, chặt chẽ, không thể tách rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Vấn đề này, trong bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” mới công bố, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định, làm rõ, phân tích rành mạch và chính xác rằng: “Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”. Như vậy, điều ông LVS cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là “vũ khí tư tưởng thay cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin” là phát ngôn tùy tiện, hàm hồ, có tính xuyên tạc, nên cần phải phê phán, bác bỏ... 

Thực tế, phân tích, đánh giá hoặc bàn luận về một vấn đề nào đó là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, để thực hiện quyền đó, phát biểu một cách công khai, rộng rãi, nhất là khi mượn danh một vai trò, tổ chức, đơn vị nào đó, khi vấn đề đưa ra liên quan tới cả một quốc gia, dân tộc trước khi đưa ra ý kiến bàn luận, mỗi người cần có ý thức về trách nhiệm công dân và xã hội, không được phép tùy tiện. Thêm nữa, ý kiến bàn luận của một người mà BBC gọi là “nhà nghiên cứu lịch sử” không thể chỉ được thể hiện và bảo đảm bằng giá sách đầy ắp sau lưng như hình ảnh ông LVS mỗi khi xuất hiện trên BBC, mà tối thiểu ý kiến bàn luận đó phải ra đời từ thái độ và tinh thần nghiên cứu, làm việc, nhận thức nghiêm túc và khoa học trên cơ sở đã tiếp cận, khảo sát thực tế theo nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển. Song dường như với ông LVS, ngoài khả năng lặp lại luận điệu của người khác một cách sống sượng, hành trang tinh thần của “nhà nghiên cứu lịch sử” này chỉ có thủ pháp biến luận điệu của người khác thành ý kiến của mình.

Cảnh giác với âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt. Trong đó, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những thủ đoạn hết sức nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có thể thấy, âm mưu phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch diễn ra trên những nét cơ bản sau: 

Các thế lực phản động, thù địch thường xuyên xuyên tạc một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhất là chính sách về dân tộc, tôn giáo để gây dư luận xấu trong nhân dân. Thường xuyên kích động, nói xấu Đảng, Nhà nước ta vi phạm “tự do tôn giáo”, chia rẽ đoàn kết lương giáo. Các lực lượng thù địch thông qua các hoạt động “tôn giáo”, “dân tộc”, tà đạo để tiến hành kích động, lừa bịp, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chúng thường xuyên kích động nhân dân, thổi phồng, khuếch đại các vấn đề "nhạy cảm" trong xã hội, làm cho người dân từ nghi ngờ đến mất lòng tin vào đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên lập ra nhiều hội, nhóm cả ở trong và ngoài nước để tiến hành phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tột, như: Việt Tân, Cao trào Nhân bản, BP SOS, Đảng Dân chủ Việt Nam, Hội anh em dân chủ, Hội Cựu tù nhân lương tâm, No-U, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Hội Phụ nữ nhân quyền. Hoạt động của các thế lực thù địch chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc chủ yếu được thực hiện qua các diễn đàn trên In-tơ-nét, thông qua hoạt động của các Website, bloger,… để đăng tải các bài viết, hình ảnh, chế phim xuyên tạc với cường độ cao, tính chất “đánh lận con đen” nhằm gây chia rẽ nội bộ, sự đồng thuận xã hội và tình cảm giữa các dân tộc. Chúng lợi dụng triệt để các phương tiện phát thanh, phát tán tài liệu phản động, các ấn phẩm đồi trụy, khai thác tối đa ưu thế của tuyên truyền miệng, rỉ tai, “nửa kín nửa hở” để tung tin thất thiệt, sai lệch về đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Từ luận điệu này, các thế lực thù địch tiếp tục khoét sâu tâm lý ly khai, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết vùng miền, đoàn kết lương giáo, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đoàn kết quân - dân, đoàn kết Đảng với Nhân dân... 

Có thể thấy, âm mưu, thủ đoạn chống phá, của các thế lực thù địch là rất tinh vi, thâm độc; hành động quyết liệt, trắng trợn; đối tượng đa dạng, phức tạp; mục đích không thay đổi; hậu quả khó lường. Do vậy, chúng ta cần chủ động nhận diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, cơ hội chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó góp phần ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đối tượng Nguyễn Đình Cống lại chọc gậy bánh xe

 Trong bài viết “về chủ nghĩa xã hội”, đăng tải trên trang mạng boxitvn,net gần đây của Nguyễn Đình Cống đã xuyên tạc, phá hoại sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bàn về cải cách và suy diễn chủ quan là giọng điệu xuyên tạc với dụng ý xấu của Nguyễn Đình Cống khi cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam rất thích dùng từ “đổi mới”, trong khi có nhiều việc thực ra là sửa sai. Với nền chính trị của VN hiện nay nên dùng từ cải cách có lẽ sát đúng hơn”. Rõ ràng Nguyễn Đình Cống cũng thuộc diện người có hiểu biết ở nước người, chưa nói là có thể hơn nhiều người, nhưng lại chưa hiểu rõ ở Việt Nam. Chúng ta biết rằng, trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đoàn kết, thống nhất, phấn đấu thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước thì vẫn còn một số người cố tình hướng lái với dụng ý xấu để người khác hiểu nhầm về đổi mới và cải cách. Ví như cách của Nguyễn Đình Cống là sự dẫn luận, chứng minh ở nước này, nước khác nhưng có sự khác xa về văn hóa, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội… với Việt Nam. Nói tóm lại là rất khác với Việt Nam. Mà theo cách lý giả của họ đã cho thấy, chẳng có gì là thuận buồm xuôi gió, thậm chí gặp nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp. Thực tế lịch sử đã chứng minh rõ điều đó.

Hơn thế nữa, Nguyễn Đình Cống còn xuyên tạc thực tế dân chủ ở Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Đình Cống vu khống rằng: “Đảng đã chiếm đoạt quyền của dân”; “tạo ra một quốc hội bị lệ thuộc”. Ông dẫn ra nhiều vấn đề theo cách ngụy biện, hướng lái người đọc chống Đảng Cộng sản qua phương thức tấn công vào “dân chủ”, vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân là “Quốc hội”. Những nội dung trong bài viết luận về mối quan hệ quan trọng giữa các chủ thể là Đảng, Quốc hội, Nhà nước một cách biệt lập theo mô hình đâu đó trên thế giới xuất hiện đã xa xưa, mà tất cả không còn gì là vấn đề mới, càng không là phát hiện mới của Nguyễn Đình Cống.

Về con đường đi lên CNXH ở nước ta là sự lựa chọn chính lịch sử và dân tộc ta chứ không phải như sự rêu rao của Nguyễn Đình Cống nêu ra không ngoài mục đích nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà thôi, muốn nước ta đi theo con đường dân chủ mà Cống đã xuyên tạc. Những ai như Nguyễn Đình Cống chưa hiểu hoặc cố tình xuyên tạc sự thật ấy chỉ là kẻ đang có dụng ý xấu với Đảng, với dân, với nước.

Thực tế bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định chắc chắn những thành quả của Đảng, dân tộc ta, nhân dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới vào CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng: Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các dân tộc trên thế giới.

Mọi người hãy cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, phê phán những giọng điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, những âm mưu, hoạt động gây hoài nghi, lôi kéo, kích động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của những phần tử thù địch, cơ hội chính trị trên các trang mạng xã hội làm tổn hại đến lợi ích Quốc gia, dân tộc, đến công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 1 triệu liều vaccine phòng Covid-19

Sáng 15-6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio. Thực hiện kết quả của các cuộc điện đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Đại sứ Nhật Bản đã chuyển thông điệp của Thủ tướng Nhật Bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc Chính phủ Nhật Bản quyết định hỗ trợ Việt Nam 1 triệu liều vaccine phòng Covid-19. 

Đại sứ Yamada Takio đọc thông điệp của Thủ tướng Suga Yoshihide nhấn mạnh việc Chính phủ Nhật Bản quyết định cung cấp 1 triệu liều vaccine cho Việt Nam là minh chứng cho tình hữu nghị sâu sắc giữa hai nước; Nhật Bản mong muốn liên kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Việt Nam để cùng vượt qua đại dịch Covid-19. 

Tại buổi tiếp, Đại sứ cũng thông báo, các hiệp hội và 36 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã quyên góp 39,2 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng Covid-19 của Chính phủ và sẽ tiếp tục đóng góp thêm. 

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn chân thành tới Thủ tướng Suga Yoshihide, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản về quyết định của Chính phủ Nhật Bản trước mắt dành 1 triệu liều vaccine tặng Việt Nam để phòng, chống đại dịch Covid 19 và nỗ lực khẩn trương tổ chức chuyển về Việt Nam trong ngày 16-6. Đây là món quà quý báu, kịp thời, là nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau khi khó khăn, thể hiện tình hữu nghị giữa Chính phủ và nhân dân hai nước. 

Thủ tướng cũng cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của các hiệp hội và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam phòng, chống đại dịch Covid-19. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan của Nhật Bản tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc phòng, chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine cho Việt Nam. 

Trong điều kiện dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, Thủ tướng đề nghị Đại sứ Yamada Takio có ý kiến với Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều, nhất là việc tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thế mạnh như hàng nông thủy, hải sản, trái cây theo mùa vụ như vải thiều, xoài, nhãn… được vào thị trưởng Nhật Bản nhiều hơn, kể cả bằng hình thức giao dịch thương mại điện tử. 

Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, nhất là đầu tư vào hạ tầng và các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và Việt Nam có tiềm năng. 

Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay có khoảng 450 nghìn người Việt Nam đang học tập, nghiên cứu, làm ăn và sinh sống ở Nhật Bản; rất mong Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện để họ có cuộc sống an toàn, ổn định, đóng góp vào thúc đẩy quan hệ giữa hai  nước; đề nghị Nhật Bản xem xét tiếp nhận các thực tập sinh cho Việt Nam, nhất là những người có visa đang chờ sang Nhật Bản; sẽ sớm nối lại các chuyến bay thương mại khi điều kiện cho phép; mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các hiệp định kinh tế mà hai bên đã ký kết đi vào thực chất, hiệu quả hơn. 

Đại sứ Yamada Takio khẳng định cam kết hợp tác mạnh mẽ của Chính phủ Nhật Bản với Việt Nam, cho rằng Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư tốt nhất với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản. Đại sứ cho biết sẽ chuyển ngay thông điệp và những ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Chính phủ và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...