Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Học giả quốc tế đánh giá bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, nội dung mang tính khoa học sâu sắc

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Campuchia, ông Uch Leang, cán bộ Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Học viện Quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, sau khi đọc bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" nhấn mạnh, đây là bài viết có nội dung mang tính khoa học sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa trên nhiều phương diện. Qua đó, có thể thấy Việt Nam kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), dựa trên một hệ thống chính trị thuộc về nhân dân, do dân và phục vụ lợi ích của người dân.

Theo nhà nghiên cứu Uch Leang, những thành tựu của Việt Nam trong thời gian qua là do Đảng lãnh đạo, từng bước hoàn thiện đường lối, vận dụng sáng tạo quy luật khách quan phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam. CNXH Việt Nam đang hướng tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đánh giá về sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Việt Nam trong thời gian qua, ông Uch Leang ấn tượng đặc biệt về những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực trong công cuộc Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, từ năm 1986 đến nay. Từ một nước nghèo, ngày nay Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, nông sản và thu hút đầu tư nước ngoài; giữ vững ổn định đất nước, duy trì đà phát triển trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 tác động nặng nề lên toàn cầu.

Về nội dung thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế được nêu trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà nghiên cứu Campuchia khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam có quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp với các nước trong khu vực và thế giới, trong đó có nước láng giềng Campuchia. Theo ông, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia, hai nước láng giềng luôn dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu mang tính lịch sử.

Chuyên gia nghiên cứu các vấn đề Á - Phi nêu rõ, khi dịch Covid-19 bùng phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam và Campuchia vẫn duy trì quan hệ hợp tác khăng khít. "Việc qua lại biên giới của người dân có lúc phải hạn chế để chống dịch, nhưng việc vận chuyển lương thực và hàng hóa giữa hai nước luôn thông suốt để kịp thời phục vụ đời sống của nhân dân", ông Uch Leang khẳng định.

Qua nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng những liên hệ thực tế, ông Uch Leang bày tỏ tin tưởng, quan hệ giữa hai đất nước Campuchia và Việt Nam ngày càng phát triển toàn diện theo phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".

Bài viết của Tổng Bí thư phân tích toàn diện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

 Báo Thế giới trẻ (Jungewelt) của Đức số ra ngày 12/8 đăng hai bài của tác giả Gerhard Feldbauer về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đánh giá bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích sâu sắc và toàn diện con đường mà Việt Nam đã lựa chọn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Theo TTXVN, trong bài báo thứ nhất với nhan đề “Về các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội”, tác giả dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người. Nhà báo Đức cho rằng, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách Đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài báo thứ hai đề cập những thành tựu trên các mặt kinh tế - xã hội - giáo dục,... ở Việt Nam, đặc biệt kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986. Theo nhà báo Gerhard Feldbauer, sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, Việt Nam đã mở rộng hợp tác với các nền kinh tế tư bản nhằm thu hút đầu tư, bảo đảm nhập khẩu và tiếp cận với các thị trường xuất khẩu mới.

Việt Nam đã từng bước thiết lập các thỏa thuận hợp tác song phương, gia nhập Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Việc ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giúp Việt Nam có thể mở rộng vị thế là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN. Giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam cao gấp nhiều lần so với nhập khẩu và đây là minh chứng cho thấy, Việt Nam không những là nhà cung cấp nguyên liệu mà còn là công xưởng sản xuất quan trọng.

Nhà báo Gerhard Feldbauer nhấn mạnh rằng, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam từ một nước nông nghiệp đang vươn mình trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Với tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 6% đến 8%, Việt Nam thuộc nền kinh tế phát triển mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu của Viện thống kê Statista, nếu năm 2002, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 550 USD thì năm 2019 đã tăng lên 3.400 USD, cho thấy mức lương trung bình và tối thiểu đã tăng lên trong khi tỷ lệ lạm phát được duy trì ở mức thấp.

Người dân Việt Nam giờ đây đã có một cuộc sống tốt đẹp hơn, nguồn cung cấp thực phẩm cơ bản được bảo đảm, thanh niên được tạo mọi cơ hội học tập. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam có hơn 5,1 triệu đảng viên, trong đó 60% là thanh niên, đã phủ nhận quan điểm phổ biến ở phương Tây cho rằng, giới trẻ Việt Nam không quan tâm đến chủ nghĩa xã hội.

Nguồn: Báo Nhân dân

Quyết tâm bảo vệ và phát huy thành quả trong phòng, chống dịch

​Sáng 15/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ sơ kết 1 tháng công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ.

​Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, một số địa phương đã ban hành thêm các chỉ thị chỉ đạo thực hiện việc này ở mức cao hơn, sớm hơn so quy định của Chính phủ.

Thủ tướng hoan nghênh cách làm này trên nền tảng các quy định của Trung ương, địa phương căn cứ tình hình, sáng tạo, linh hoạt, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát thực tế.

Vừa qua, với sự cố gắng các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị, chúng ta đã thực hiện giãn cách xã hội được một tháng, có nơi gần được một tháng. Với sự cố gắng, nỗ lực cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của nhân dân, chúng ta đạt được những kết quả tích cực bước đầu, có cái rất cơ bản, có cái là nền tảng, có cái là khởi điểm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

​Tuy nhiên nhìn tổng thể thì chúng ta thấy kết quả thực hiện chưa đạt như mong muốn, mục tiêu đề ra. Cho nên, hôm nay, Thường trực Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan đánh giá lại công tác thời gian qua thực hiện các biện pháp theo tinh thần Chỉ thị 16, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo để xem cái gì đã làm được, cái gì chưa làm được, nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong đó tập trung phân tích đánh giá thật kỹ nguyên nhân chủ quan trên cơ sở đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm các cấp, các ngành, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ bổ sung, hoàn thiện và xem cái gì cần quyết liệt hơn.

Việc chống dịch chưa có tiền lệ, dịch bệnh biến ảo khôn lường, đi trước chúng ta, do đó các biện pháp tổ chức thực hiện phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Cái gì đã "chín", đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì triển khai ngay; không cầu toàn, không nóng vội.

​Chúng ta cần đưa ra lộ trình, mục tiêu, biện pháp để hoàn thành, nếu để kéo dài thì chống dịch không dứt điểm và kinh tế - xã hội không phát triển được, không có nguồn lực để chống dịch.

Chúng ta không có điều kiện như các nước phát triển, quy mô nền kinh tế chúng ta còn hạn chế, chúng ta phải kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh thì mới có nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta quyết tâm không để xảy ra khủng hoảng kinh tế và y tế.

Trong điều kiện chúng ta chưa có vaccine, thuốc đặc trị chưa có thì biện pháp giãn cách, cách ly xã hội thì phải thực hiện triệt để vì lây nhiễm là giữa người với người.

Phải phong toả các ổ dịch nghiêm ngặt để tách F0, có điều trị phù hợp. Phải phát hiện nguồn lây trong cộng đồng bằng xét nghiệm đại trà.

Còn tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương thì cần xét nghiệm theo trọng tâm, trọng điểm. Thời gian còn lại của giãn cách phải thực hiện nghiêm việc này. Cùng với đó là huy động, tìm kiếm nguồn vaccine và thuốc điều trị.

Vừa qua, các cấp, các ngành đã nỗ lực cố gắng, đến nay, nếu chúng ta không kiên định các mục tiêu thì sẽ thất bại. Do đó phải kiên quyết bảo vệ thành quả đạt được.

​* Tại hội nghị, Bộ Y tế kiến nghị thực hiện quyết liệt hơn nữa, triệt để hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch nhằm phấn đấu đạt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh như tại nội dung Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ.

Đồng thời để nhanh chóng ổn định tình hình, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự xã hội và tiếp tục phấn đấu đạt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, thời gian tới cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch, trong đó tập trung:

Tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”; thống nhất trong lãnh đạo chỉ đạo; huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch. bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt; chỉ đạo tốt, tuân thủ tốt, thực hiện tốt trong điều hành, quản lý công tác phòng, chống dịch ở các cấp trên địa bàn.

Đẩy mạnh và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại từng tổ dân phố, khu dân cư...

Động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt và nhân rộng các mô hình, cách làm tốt, hiệu quả trong phòng, chống dịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Đẩy mạnh triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm. Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì phải thực hiện nghiêm, dứt khoát, thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly theo quy định. Áp dụng các biện pháp cao hơn nếu không đạt hiệu quả.

Thực hiện xét nghiệm thần tốc, tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và những người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời phát hiện, đưa các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất. Tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ.

Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm kiên quyết bảo vệ và mở rộng các “vùng xanh” trên địa bàn để từng bước kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để dịch tiếp tục lây lan rộng hơn.

Áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhằm giảm tối đa các trường hợp tử vong. Chuẩn bị các phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất.

Tổ chức tốt việc quản lý, điều phối các nguồn lực để kịp thời tiếp nhận, điều trị người nhiễm Covid-19 nhằm giảm tỷ lệ diễn biến nặng hơn ở tất cả các tầng trong đó đặc biệt lưu ý phân biệt những người bị nhiễm chưa có triệu chứng với những người có triệu chứng để tổ chức quản lý, theo dõi và trợ giúp y tế phù hợp, giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng...

Đám rận chủ lại làm trò hề

 Thời gian gần đây trước diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, Đảng, Nhà nước ta đã và đang sử dụng các biện pháp để khống chế dịch bệnh và được nhân dân nhân cả nước đồng lòng ủng hộ.

Thế giới chỉ thực sự an toàn khi mọi người dân được tiêm vacxine phòng ngừa Covid 19, tiến tới miễn dịch trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề vacxin vẫn đang có xu hướng ưu tiên cho các quốc gia giàu có, phát triển cũng như phải ưu tiên cho những khu vực có nguy cơ cao chịu sự “tàn phá” nặng nề của con bão “Covid 19”.

Cũng xung quanh vấn đề này ở Việt Nam, thời gian qua, người dân cũng đang rất mong chờ những lô vacxine được Chính phủ đàm phán mua về để tiêm cho người dân. Nhưng trong “cơn khát” vacxine như hiện nay, chúng ta cũng đã phần nào thấy được những khó khăn, vất vả của những người lãnh đạo trong việc đàm phán ngoại giao để có thể tiếp cận mua sản phẩn và công nghệ sản xuất. Hơn nữa, “vấn đề đầu tiên là tiền đâu” cũng đang đau đáu trong suy nghĩ của các lãnh đạo đất nước, phải vận dụng đủ cách để có một khoản ngân sách lớn đáp ứng được đảm bảo việc tiêm vacxine cho toàn dân.

Và với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, một câu nói quen thuộc đó là “Đảng và nhân dân cùng làm” trong lúc này lại cho thấy tính đúng đắn. Nhà nước đứng ra đàm phán đồng thời phát huy nguồn nội lực của nhân dân, trong đó đặc biết phát huy sự hỗ trợ đắc lực từ các doanh nghiệp, những mạnh thường quân.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy, Quỹ vắc xin phòng dịch Covid-19 đã có 16.000 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư. Nhiều cá nhân, tổ chức cũng đã ủng hộ hàng trăm tỉ đồng. Cụ thể, theo cơ quan này, nguồn kinh phí dự kiến mua và tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người khoảng 25.200 tỉ đồng (mua vắc xin khoảng 21.000 tỉ đồng; vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm khoảng 4.200 tỉ đồng).

Sau khi văn bản này được ban hành thì tất cả mọi hoạt động sẽ được đảm bảo công khai, minh bạch và có sự giám sát của Bộ Tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm toán các cấp, đảm bảo hoạt động đúng mục đích, hiệu quả.

Có thể thấy, chỉ trong ít ngày, phong trào ủng hộ mua vacxine Covid 19 đã lan tỏa khắp nơi nơi. “Tích tiểu thành đại”, với sự chung tay giúp sức của mỗi người dân Việt Nam thì tất yếu mọi phong trào cách mạng của đất nước ta đều đi đến thắng lợi, và cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 này cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Tuy nhiên, bên cạnh câu chuyện này, đã có không ít luồng quan điểm xấu được đám rận chủ quốc nội, số đối tượng chống đối chính trị phát tán trên mạng xã hội. Thậm chí đám báo lá cải như RFA, BBC, RFI và đặc biệt là “kênh truyền thông” của tổ chức khủng bố Việt Tân ra rả tuyên truyền các thông tin xấu độc mấy ngày vừa qua.

Mục đích của chúng là muốn phá hoại chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc hỗ trợ từ nhân dân để mua vacxin bằng cách gieo rắc sự hoài nghi vào Quỹ vắc xin phòng dịch Covid-19. Đây là luận điệu chẳng có gì lạ lẫm của những kẻ “bán trời không văn tự”. Thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, cũng giống như việc cứu trợ lũ lụt miền Trung vừa qua, hay liên quan gói cứu trợ Covid 19, họ cố tình “tung hỏa mù” bằng cách lấy những dẫn chứng từ hành vi vụ lợi của môt bộ phận nhỏ cán bộ cơ sở, để từ đó “khuấy nước, tạo đục”, cố tình “tát bùn sang ao” để quy chụp nói xấu cả hệ thống.

Người dân Việt Nam thì cũng rất dị ứng về vấn đề này, một bộ phận người nhẹ dạ cả tin đã đành, nhưng cũng chính vì việc các đối tượng tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc như vậy ra rả trên mạng xã hội cũng khiến cho người dân cũng đặt dấu hỏi về đề trên. Đây là một cách để chúng hạ uy tín của cấp ủy, chính quyền các cấp, làm phai nhạt niềm tin của quần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền. Cho nên, suy cho cùng, vấn đề covid hay thiên tai hoạn nạn cũng chỉ là cái cớ để họ bám víu nhằm chống phá Đảng, Nha nước ta mà thôi.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...