Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Việt Nam phát hiện biến thể mới virus SARS-CoV-2 của Anh

Sáng 2/1/2020, Bộ Y tế cho biết, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã phát hiện trường hợp bệnh nhân 1.435 nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 - biến thể VOC 202012/01 - là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời chủng gây bệnh cho bệnh nhân 1.435, cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh cách đây 4-5 tháng.

Ngày 22-12-2020 sân bay Cần Thơ tiếp nhận chuyến bay VN50 từ Anh tới Việt Nam có 305 hành khách, chuyển cách ly tập trung tại tỉnh Trà Vinh: 147 người, Vĩnh Long: 137 người, TP Cần Thơ: 17 người và TP Hồ Chí Minh: 4 người.

Các địa phương đã tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm lần 1 và phát hiện 6 trường hợp mắc bệnh gồm bệnh nhân 1.429-bệnh nhân 1.432 (tại Vĩnh Long) và bệnh nhân 1.434-bệnh nhân 1.435 (tại Trà Vinh). Ngay sau đó, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã đánh giá, phân loại và giải trình tự gen. Kết quả đã ghi nhận một trường hợp bệnh nhân 1.435 nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 biến thể VOC 202012/01 là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời chủng gây bệnh cho bệnh nhân 1.435, cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh cách đây 4-5 tháng.

Cụ thể, bệnh nhân 1.435, nữ, sinh năm 1976, quê quán tỉnh Trà Vinh, về Việt Nam ngày 22-12-2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh. Bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp 10 năm nay, đang điều trị ổn. Trước khi về Việt Nam, bệnh nhân có sức khỏe ổn định. Sau khi nhập cảnh và cách ly một ngày bệnh nhân có triệu chứng đau họng, sốt nhẹ và được lấy mẫu chuyển về Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh làm xét nghiệm khẳng định dương tính virus SARS-CoV-2 ngày 24-12-2020. Đồng thời, bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Trà Vinh với chẩn đoán viêm amidan cấp và các triệu chứng lâm sàng giảm dần từ ngày 24-12 đến 30-12-2020. Ngày 31-12-2020, bệnh nhân ho nhẹ, không đau họng, không sốt, chưa ghi nhận khó thở, hình ảnh X-quang có tổn thương mờ không đồng nhất hai đáy phổi. Hiện bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi viêm phổi và tiếp tục được điều trị theo dõi sát tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Trà Vinh.

Chồng bệnh nhân sống cùng nhà hiện đang ở Anh, đã tự đi xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Niềm tin vững chắc về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

 Nước ta quá độ lên CNXH tuy không còn có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN như trước, nhưng trong giai đoạn mới của thời đại, khi cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hóa đời sống thế giới, tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào sống biệt lập mà có thể phát triển được. Sự hợp tác kinh tế với các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH. Đó cũng là một khả năng thực tế mà chúng ta đã và đang cố gắng tận dụng, đưa nước ta hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, không chỉ có thời cơ mà còn có cả những thách thức, những nguy cơ. Trong hợp tác kinh tế với các nước, nhất là với các nước tư bản phát triển, là những trung tâm kinh tế, kỹ thuật hùng mạnh, họ có thể lợi dụng ưu thế về vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại để gây sức ép đối với chúng ta, nhất là trong những lúc chúng ta gặp khó khăn, buộc chúng ta phải chấp nhận những điều kiện có lợi cho họ, hòng lái chúng ta đi chệch khỏi định hướng XHCN. Mặc dù hòa bình, hợp tác, phát triển là xu hướng của thời đại nhưng còn một xu hướng khác đối lập là xu hướng cường quyền, áp đặt. Mưu toan của các thế lực cường quyền, hiếu chiến đang thể hiện trong các điểm nóng trên nhiều khu vực của thế giới, đang là những mưu toan độc chiếm các vùng biển đảo, xâm phạm độc lập, chủ quyền của nước khác. 

Đó là những thách thức, những nguy cơ mà chúng ta cần có sự nhận thức sâu sắc và tỉnh táo, không một chút mơ hồ, mất cảnh giác, để có những chủ trương, biện pháp ngăn ngừa, đối phó hữu hiệu. Chúng ta thực hiện phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên cơ sở giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc về mục tiêu chiến lược và mềm dẻo linh hoạt về sách lược. Đấu tranh không phải để phá vỡ hợp tác mà để phát triển sự hợp tác. Phải biết khéo tận dụng thời cơ, tranh thủ quan hệ với các nước lớn trong xu hướng đa cực hóa để mở rộng sự hợp tác vừa có lợi, vừa bảo vệ được mình và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. 

Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng là khi nước ta hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, chúng ta cũng chịu sự tác động hai chiều tích cực và tiêu cực đến kinh tế của nước ta. Tác động tích cực khi kinh tế khu vực và kinh tế thế giới ổn định phát triển, tác động tiêu cực khi kinh tế thế giới và kinh tế khu vực rơi vào trì trệ khủng hoảng. Chúng ta cần có chính sách sử dụng tốt mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực, giữ cho nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển. Đây là bài học thực tế đã xử lý trước những tác động tiêu cực của cơn khủng hoảng tài chính-tiền tệ và khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới trong thời gian qua. 

Như vậy, từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời cơ, những thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, những nguy cơ, chúng ta có thể “phát triển rút ngắn” lên XHCN bỏ qua chế độ TBCN theo quan điểm của V.I.Lênin, người đã có đóng góp to lớn vào lý luận về sự “phát triển rút ngắn” và Chính sách kinh tế mới (NEP). Nó đã được thực tiễn khảo nghiệm mà ngày nay Đảng ta đang vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. 

Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam đang trong tư thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, đã có đủ sức lực và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, tiến cùng thời đại; nhất định thực hiện được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cách mạng Tháng Mười là tiếng chuông đánh thức lịch sử, báo hiệu một trang sử mới của thế giới

Gần đây trên một số diễn đàn của những kẻ cơ hội chính trị, chúng lớn tiếng công khai tuyên bố rằng: CNXH ở Liên Xô đã sụp đổ thì giá trị của Cách mạng Tháng Mười cũng chấm hết. 

Có thể khẳng định đây là kết luận vội vã và hồ đồ và có mưu đồ đen tối của. Đành rằng, thành quả mà Cách mạng Tháng Mười đem lại đã bị đổ vỡ tại ngay quê hương của nó, nhưng đó quyết không phải là sự chấm dứt lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười. Lịch sử đã tỏ rõ, không có một cuộc cách mạng nào, kể cả các cuộc cách mạng vĩ đại nhất, lại đủ khả năng kết thúc ngay công việc xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xong ngay xã hội mới. Quá trình chuyển từ xã hội phong kiến lên xã hội TBCN đã phải trải qua hàng trăm năm với nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở Hà Lan, Anh, Pháp... thì hình thái kinh tế-xã hội TBCN mới thực sự thắng thế trước hình thái kinh tế-xã hội phong kiến. 

Sự phát triển của xã hội loài người từ sau Cách mạng Tháng Mười đã chứng tỏ rằng, lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười không chỉ là ngọn đèn pha tỏa sáng dẫn đường, mà còn có những đóng góp thực tế to lớn. Cách mạng Tháng Mười là tiếng chuông đánh thức lịch sử, báo hiệu một trang sử mới của thế giới. Thế giới trước Cách mạng Tháng Mười là một thời kỳ u mê, an phận, là thời đại của CNTB. Sự đột phá của Cách mạng Tháng Mười làm cho CNTB bị đổ vỡ một mảnh lớn. Thế giới bừng tỉnh, bung ra với sức mạnh mới với sự hình thành và phát triển của CNXH làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Thành quả của Cách mạng Tháng Mười tạo cho loài người có khả năng kìm giữ sự lộng hành của CNTB, làm thay đổi cả những yếu tố bên trong của CNTB. CNTB không thể sống tự nó nữa mà đã phải cố gắng vì sự tồn tại của nó. Những thay đổi trong chiến lược kinh tế, chính trị để thích nghi, những thay đổi trong các chính sách phúc lợi xã hội, bảo đảm xã hội... ở các nước tư bản phát triển hiện nay đều do kết quả đấu tranh của những người lao động để giành quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và sâu xa hơn là được ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười. 

Từ những phân tích trên đây, chúng ta càng thống nhất với nhận định rằng, mặc dù tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới có nhiều thay đổi, có khi là thay đổi khôn lường, nhưng bản chất của thời đại không thay đổi. Tình hình cụ thể trong từng thời kỳ của thế giới có những biến động, nhưng điều đó không làm thay đổi nội dung của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...