Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

NHẬN DIỆN ÂM MƯU CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC CỦA CÁI GỌI LÀ “CÂU LẠC BỘ LÊ HIẾU ĐẰNG” VÀ MỘT SỐ TRANG MẠNG XÃ HỘI PHẢN ĐỘNG Ở HẢI NGOẠI

 


                                                            Cường Quốc

Những ngày qua, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), trên mạng hải ngoại lan truyền bài viết của cái gọi là “câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng” (hội nhóm tự phát với sự tham gia của một số cá nhân bất mãn, chống phá Đảng, Nhà nước). Bài viết tiêu đề “Chính quyền từ sai lầm đến tội ác”, đưa ra 10 điểm, vu cáo chính quyền sai lầm về chính sách ruộng đất và quản lý đất đai; sai lầm về việc cố tình chiếm 59ha đất đồng Sênh của dân Đồng Tâm; sai lầm về công tác dân vận và thực thi pháp luật; sai lầm bịa đặt các kịch bản; quy kết thành “tội ác ép cung nhận tội trên tivi”; “tội ác ngăn cản sự cứu giúp nạn nhân và trợ giúp pháp lý”.

Bài viết dùng những câu từ xảo trá, bịp bợm như: “Nay nếu các nhà lãnh đạo cũng dũng cảm nhìn thẳng vào bản chất của vụ án Đồng Tâm để ứng xử như vậy thì cứu vãn được phần nào lòng tin của dân để cùng đoàn kết vì những mục tiêu lớn lao, cấp bách của đất nước. Còn nếu như Đảng cứ tiếp tục dùng cường quyền để thắng dân bằng mọi giá thì sẽ gây thêm tội ác, càng thêm nỗi đau đớn, hận thù trong lòng dân với Đảng mà thôi”.

Cùng với đó, một số trang mạng này còn lan truyền “Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm” vốn được tung lên từ hồi tháng 2/2020, nay xới lại. Bản “tuyên bố” không nói của tổ chức nào nhưng liệt kê danh sách “ký tên” đến thời điểm này gồm 16 tổ chức (thực chất là các hội nhóm tự phát) và 440 cá nhân, cả trong và ngoài nước. Nếu nhìn vào danh sách, dễ dàng nhận thấy những hội nhóm “nhẵn mặt” về trò đội lốt dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước lâu nay. Thực chất, những người được nói là “ký tên” vào bản tuyên bố kia đều là giả dối. Xem thế đủ hiểu thủ thuật của những “ngọn cờ chính trị” này xảo trá đến độ nào. Xem mặt bắt hình dong, thật nực cười khi những đối tượng rắp tâm làm tổn hại đất nước, gây hậu hoạ cho dân lại giở giọng “dạy đời”, đưa ra những phán xét, những yêu cầu vốn là phẩm giá, lương tri con người.

Sau khi xảy ra vụ giết người, chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng tại Đồng Tâm, trên mạng internet thông tin nhiễu loạn, trong đó rất nhiều thông tin giả mạo được tung ra nhằm gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội. Kẻ xấu lợi dụng, nhắm vào chỉ trích, miệt thị chính quyền, đả phá chế độ. Xuất hiện tràn lan những bài viết, bình luận rất lệch lạc, không phân biệt đúng sai, phải trái hoặc cố tình đánh lận, tạo ra luồng thông tin hỗn độn đẩy trạng thái người xem vào rối ren, hoang mang rồi bức xúc, phẫn nộ, mặc sức chửi bới, miệt thị…

Trong khi đó, các trang mạng thù địch ở hải ngoại đưa ra nhiều bài viết cổ suý hành động tội ác của Lê Đình Kình và nhóm đồng phạm, thậm chí còn tung hình ảnh với lời lẽ coi đối tượng phạm tội như... anh hùng! Từ đó phê phán, miệt thị chính quyền, phỉ báng chế độ, xuyên tạc Nhà nước “cướp đất của dân”, tấn công, trấn áp dân Đồng Tâm!

Tất cả những lời nói, bài viết, hành động trên chúng là hoàn toàn xuyên tạc và bịa đặt, gây nhiễu dư luận, tạo cớ để các tổ chức hải ngoại nhân danh dân chủ, nhân quyền kiếm cớ can thiệp. Mọi người dân Việt Nam yêu nước cần phải nhận diện, đấu tranh để kiên quyết bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân. Và sớm muộn gì, những thông tin bịa đặt đó cũng bị vùi dập, những kẻ chuyên trị đi kích động cũng sẽ sớm phải gánh chị hậu quả và sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

NÊU CAO CẢNH GIÁC ĐẤU TRANH BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CÔNG TÁC CÁN BỘ


 

Trọng Cao

 

Liên quan đến việc xử lý cán bộ thời gian qua, đặc biệt là cán bộ cấp cao, có thể thấy Đảng, Nhà nước đã thể hiện sự kiên quyết, không có “vùng cấm”. Gần đây nhất, chiều 28/8, ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã bị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Đây là việc làm đúng quy định pháp luật, góp phần nâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước lại lợi dụng sự việc này để xuyên tạc, hướng lái thông tin nhằm mục đích gây phương hại đến lợi ích của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Cụ thể, trên các trang mạng xã hội đang lan truyền bài viết với tiêu đề “Sự phá sản của các bí thư thành uỷ”. Trong bài viết này, các đối tượng điểm danh lại việc xử lý kỷ luật và xử lý hình sự đối với ông Đinh La Thăng (nguyên Bí thư Thành uỷ Hồ Chí Minh), xử lý kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh (nguyên Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng) và ông Hoàng Trung Hải (nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội), từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính chất xuyên tạc, sai lệch bản chất vụ việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Về việc các đồng chí nguyên là Bí thư Thành uỷ Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội bị xử lý kỷ luật, trong đó ông Đinh La Thăng đã bị kết án hình sự do các sai phạm nghiêm trọng mà mình gây ra, có thể nói đây là tổn thất trong công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước. Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ cấp cao để xảy ra sai phạm đã gây ra những thiệt hại lớn về vật chất cho Nhà nước, cho nhân dân; ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước; tác động đến niềm tin của quần chúng. Với tinh thần đấu tranh làm trong sạch nội bộ, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua đã có những thành quả đáng ghi nhận. “Củi tươi, củi khô” đã được xử lý, không còn vùng cấm trong công tác chống tham nhũng.

Tuy nhiên, với âm mưu chống phá quyết liệt, các đối tượng thù địch, cơ hội chính trị liên tục lợi dụng thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của chúng ta để xuyên tạc, hướng lái thông tin. Đối với việc nguyên Bí thư Thành uỷ tại ba thành phố lớn của Việt Nam gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng bị xử lý, các đối tượng đưa ra luận điệu rằng: “đây là sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Đồng thời, đưa ra một loạt thông tin mang tính chất đả phá Đảng, Nhà nước như: công tác nhân sự của Đảng đầy lỗ hổng; Đảng lựa chọn cán bộ không theo một quy chuẩn nào; các cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam chỉ được cất nhắc vì có “lòng trung thành” với Đảng chứ không hề có năng lực lãnh đạo…

Trên cơ sở xuyên tạc thông tin, các đối tượng này tiếp tục quy chụp nguyên nhân việc cán bộ sai phạm là do Đảng Cộng sản thiếu năng lực, không đảm bảo dân chủ khi làm công tác cán bộ. Các đối tượng rêu rao rằng công tác cán bộ không xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc mà chỉ phục vụ các “phe cánh chính trị”; việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ không dựa trên năng lực của từng người mà căn cứ trên sự thoả thuận của các “nhóm lợi ích” trong Đảng. Cuối cùng, các đối tượng cũng không quên “cài cắm” thông tin đòi thay đổi chế độ chính trị, yêu cầu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về mặt quy định, Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng các bộ tiêu chuẩn đối với từng chức danh lãnh đạo, đưa ra một quy trình chặt chẽ để có thể đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc và bổ nhiệm cán bộ. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng việc vận hành các quy trình liên quan đến công tác cán bộ ở một số nơi còn tồn tại sai phạm, có nơi sai phạm nghiêm trọng. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã phải đẩy mạnh công tác thanh – kiểm tra và xử lý sai phạm, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ. Chúng ta cũng không thể phủ nhận việc một số cán bộ khi có chức quyền trong tay đã nảy sinh những thói hư, tật xấu, bị lợi ích tiền tài, vật chất làm mờ mắt, dẫn đến việc để xảy ra các sai phạm trong khi thi hành công vụ. Nguyên nhân của các sai phạm trên xuất phát từ cá nhân của cán bộ.

Việc quy chụp, đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước là thiếu khách quan, vô căn cứ. Để đánh giá bản chất sự việc, cần có cái nhìn công bằng và chuẩn xác; không thể dựa trên những vụ việc đơn lẻ để đánh đồng với bản chất của một chế độ.

Thẳng thắn đánh giá, đội ngũ cán bộ của chúng ta hiện nay có một bộ phận hoạt động theo kiểu cầm chừng, tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Điều này đã trở thành cái cớ để không ít đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị tiến hành xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Những hạn chế, thiếu sót trong công tác cán bộ đã được Đảng ta thẳng thắn nhìn nhận. Cụ thể, tại Nghị quyết số 26-NQ/TW năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã chỉ rõ những mặt hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ và đưa ra giải pháp cụ thể trong thời gian tới. Ngoài ra, Đảng ta đã đưa ra nhiều Nghị quyết, chỉ thị liên quan để tăng cường quản lý công tác tác bộ.

Để củng cố uy tín, sức mạnh của Đảng, Nhà nước, một mặt chúng ta phải xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, đạo đức và uy tín để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước. Mặt khác, chúng ta cũng cần chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện những thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc liên quan đến công tác cán bộ để kịp thời đấu tranh, phê phán.

 

“BẤT BẠO ĐỘNG” - MỘT PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 


                                                                                                                                                Trọng Cao

“Bất bạo động” là một phương thức hoạt động chống phá nguy hiểm nhưng lại thường được ngụy trang dưới danh nghĩa phản kháng “ôn hòa”, “dân sự”. Vì vậy, việc nhận diện đúng bản chất của phương thức “bất bạo động” không chỉ góp phần thống nhất nhận thức mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, từ đó chủ động trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.

 “Bất bạo động” được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu của thế kỷ XX. Trên thế giới, Mahatma Gandhi được xem là người đầu tiên áp dụng phương thức đấu tranh này để giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi sự đô hộ của Anh. Đấu tranh “bất bạo động” cũng được biết đến từ cuộc nổi dậy của sắc dân da đen ở Mỹ đòi quyền bình đẳng, chống lại nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc, được lãnh đạo bởi mục sư Martin Luther King.

Ở nước ta, thuật ngữ “bất bạo động” được xuất hiện vào khoảng thập niên đầu của thế kỷ XX. Những tư tưởng ban đầu của phương pháp đấu tranh “bất bạo động” đã được nhà yêu nước Phan Châu Trinh tiến hành để đấu tranh chống lại thực dân Pháp xâm lược với phong trào Duy Tân. Phương thức hoạt động của phong trào là “bất bạo động”, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lĩnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghiệp, bỏ mê tín dị đoan… Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”.

Tư tưởng ban đầu là như vậy, tuy nhiên gần đây, đặc biệt là sau khi hàng loạt các cuộc “cách mạng sắc màu” nổ ra tại một số nước, với kịch bản được các thế lực thù địch áp dụng nhằm hậu thuẫn cho các lực lượng đối lập lật đổ chính quyền đương nhiệm tại các quốc gia này thì phương thức “bất bạo động” đã và đang được các thế lực thù địch, phản động triệt để sử dụng để chống phá Việt Nam với mục đích cuối cùng là lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Có thể hiểu, “bất bạo động” là thuật ngữ dùng để chỉ một phương thức hoạt động chống đối của các thế lực thù địch, phản động không sử dụng sung, đạn mà sử dụng các thủ đoạn “bất hợp tác”, “bất phục tùng”, “bất tuân dân sự” kết hợp với sử dụng áp lực của quần chúng để gây áp lực với Đảng, Chính phủ, từ đó làm suy yếu, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và chính phủ, nhà nước đương nhiệm ở các quốc gia.

Có thể nhận diện phương thức “bất bạo động” chống phá cách mạng Việt Nam với những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, “bất bạo động” là phương thức hoạt động không sử dụng súng, đạn mà sử dụng áp lực của quần chúng, từng bước làm suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và chính phủ, nhà nước đương nhiệm. Khác với phương thức bạo lực, vũ trang, “bất bạo động” là phương thức hoạt động chống đối không sử dụng vũ trang mà chủ yếu tập trung vào việc sử dụng sức mạnh của quần chúng để chống đối chính quyền, trên cơ sở hô hào, kích động quần chúng tẩy chay, bất hợp tác với chính quyền; kích động công nhân đình công, bãi công; lôi kéo, lừa bịp, kích động các giai tầng xã hội xuống đường tuần hành, biểu tình, gây áp lực với Đảng, Nhà nước, đòi thực hiện các yêu sách như: đòi Đảng cầm quyền từ bỏ vai trò lãnh đạo; đòi cải cách chính trị; phi chính trị hóa lực lượng vũ trang… từ đó làm suy yếu, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền, chính quyền đương nhiệm, lập nên chính quyền mới thân với các thế lực thù địch nước ngoài.

Thứ hai, tẩy chay, bất hợp tác với chính quyền, đưa chính quyền vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” là những nội dung cơ bản của phương thức “bất bạo động”. Thực tiễn các cuộc “cách mạng màu” diễn ra tại một số nước trên thế giới thời gian qua cho thấy, những nội dung chính được các lực lượng đối lập, chống đối sử dụng trong đấu tranh “bất bạo động” như sau: Một là, bất tuân dân sự. Tức là người tham gia phương thức này có thể từ chối thực hiện những việc mà họ vẫn thường làm, hoặc bắt buộc phải làm theo yêu cầu của luật pháp (tẩy chay bầu cử, biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa…). Hai là, hành động một cách có chủ đích. Tức là người tham gia có thể thực hiện những việc mà họ thường không làm hoặc không được trông đợi sẽ làm, hoặc bị cấm thực hiện (tập hợp lực lượng, rải truyền đơn, kích động quần chúng xuống đường, chiếm trụ sở, bắt giữ cán bộ; tạo sự kiện, lấy cớ cho các tổ chức quốc tế, các nước phương Tây can thiệp...). Ba là, thuyết phục và thương lượng. Đưa ra các điều kiện phù hợp với tình hình, từ thấp đến cao, đẩy chính quyền vào thế buộc phải dùng vũ lực, gây đổ máu, tạo cớ bên ngoài can thiệp buộc chính quyền phải nhượng bộ.

Nói cách khác, tẩy chay, bất hợp tác với chính quyền được thực hiện trong phương thức “bất bạo động” chủ yếu là tẩy chay, bất hợp tác về kinh tế (không tuân theo các quy định, luật lệ, pháp luật của nhà nước về kinh tế, công nhân đình công, doanh nghiệp dừng sản xuất, bãi thị đồng loạt, rút tiền khỏi ngân hàng, từ chối trả các lệ phí, từ chối nhận tiền của nhà nước…); bất hợp tác về chính trị (công khai từ chối ủng hộ nhà nước; viết và phát biểu kêu gọi chống đối; tẩy chay bầu cử; ngồi ăn vạ; bất hợp tác về tư pháp, phản ứng; cản trở các hệ thống thông tin và tin tức…); bất hợp tác xã hội (tẩy chay giao tiếp; sinh viên biểu tình, bất phục tùng dân sự, rút lui khỏi các định chế xã hội; ở nhà, tạo khu an toàn, tiêu thổ tập thể...)…

Thứ ba, đình công, biểu tình, tuần hành chống đối chính quyền là hình thức chủ yếu, đặc trưng chính của “bất bạo động”. Mục tiêu chính của các thế lực thù địch, phản động trong thực hiện phương thức “bất bạo động” là bằng những “chiến thuật” hòa bình trong đấu tranh chính trị để lật đổ chính quyền. Do đó, đình công, biểu tình, tuần hành là hình thức được chúng xác định mang lại hiệu quả cao nhất, ít thiệt hại nhất. Đồng thời, sử dụng các hình thức này, trong trường hợp chính quyền sử dụng vũ lực để đàn áp thì đó sẽ là điều kiện thuận lợi, là “cái cớ” để các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng can thiệp, gây sức ép, thậm chí sử dụng sức mạnh quân sự để tấn công.

Thứ tư, “bất bạo động” đến một mức độ nhất định có thể chuyển thành “bạo động” khi có điều kiện, thời cơ. Về hình thức, “bất bạo động” được thể hiện thông qua các biện pháp “ôn hòa”, “dân sự”. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, không phải bất cứ lúc nào, trong trường hợp nào “bất bạo động” cũng đều là ôn hòa, phi bạo lực. Khi “bất bạo động” đến một mức độ nhất định có thể chuyển thành “bạo động”. Nói cách khác, ranh giới giữa “bất bạo động” và “bạo động” là khá mong manh, có thể chuyển hóa cho nhau rất nhanh chóng.

Ở Việt Nam, thời gian gần đây được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch nước ngoài, các tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng chống đối cực đoan trong nước đang ra sức hô hào, tuyên truyền rộng rãi về phương thức “bất bạo động” trên các trang mạng xã hội; mở các lớp huấn luyện, đào tạo về “bất bạo động” cho số đối tượng chống đối, phản động; triệt để lợi dụng các vụ việc, sự kiện chính trị, xã hội phức tạp, nhạy cảm để lôi kéo, kích động, thu hút quần chúng tham gia vào các hoạt động trái pháp luật…Các cuộc biểu tình phản đối Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình năm 2016, 2017; các cuộc biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đặc khu tại Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh… năm 2018… là những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự mang bóng dáng của “bất bạo động”.

Có thể thấy rằng, “bất bạo động” là một phương thức hoạt động với những thủ đoạn “mềm dẻo” không bộc lộ trực tiếp và lộ liễu tính thách thức về chính trị và sự đối kháng với chính quyền. Điều này không chỉ giúp các đối tượng tránh được sự trấn áp của chính quyền mà còn gây ra nhiều khó khăn đối với công tác phát hiện, đấu tranh của lực lượng chức năng. Nguy hiểm hơn nữa là nó có khả năng gây ra mơ hồ, ngộ nhận trong một bộ phận quần chúng và sự “ủng hộ” trong dư luận quốc tế và trong nước, dễ lừa bịp, lôi kéo sự tham gia của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là đối với thanh niên, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, thậm chí kể cả cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị. Vì vậy, cần phải nhận diện đúng bản chất của “bất bạo động” để có giải pháp đấu tranh là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng của mỗi tổ chức, cá nhân ở nước ta hiện nay.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...