Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

CHIÊU TRÒ MỚI, DÃ TÂM CŨ
                                                                  Lê Huy
Từ nhiều thập kỷ qua, đã có những thế lực thiếu thiện chí, thiếu khách quan, mang nặng tư tưởng hằn học, rắp tâm bôi nhọ để mưu toan “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao, sự nghiệp, cuộc đời, xuyên tạc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hiện nay, trên các trang mạng xã hội, facebook, twitter, một chiến dịch “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh lại được các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh. Thực chất đây là một chiêu trò mới nhưng vẫn dã tâm cũ nhằm ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam của chúng.
Các thế lực thù địch ra sức tiến công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với những thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt, vừa trắng trợn vừa công khai cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội mà C.Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”; không bao giờ thực hiện được”[1]. Chúng cho rằng “Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin với thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh “nồi da nấu thịt” suốt mấy chục năm”[2]. Chúng xuyên tạc, cố tình đổi trắng thay đen, xuyên tạc lịch sử, cam tâm đổ lỗi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã gây ra chiến tranh tàn phá quê hương, gây ra mấy chục năm binh đao, khói lửa đau thương. Chúng nói xằng bậy rằng “Hồ Chí Minh chỉ là người tiếp thu mù quáng chủ nghĩa Mác - Lênin, chứ không hề có tư tưởng cao siêu”[3]; từ đó kết hợp với xuyên tạc đạo đức, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Chúng ta đều biết, trong chiến dịch “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch sử dụng ngón đòn hết sức thâm độc, xảo quyệt. Chúng biết rằng, tiến công trực tiếp vào Hồ Chí Minh, cũng như tư tưởng, đạo đức,tấm gương đạo đức của Người là khó thực hiện được ngay và có hiệu quả, bởi hình ảnh cao đẹp của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ăn sâu vào trái tim và khối óc của mọi người dân Việt Nam. Vì thế, chúng đi con đường vòng, cho rằng bây giờ chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không còn phù hợp với đất nước Việt Nam, chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là đáng giá, phù hợp nhất đối với dân tộc chúng ta; do đó chúng ta chỉ cần dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, nếu cần thì nâng tầm lên thành “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin.v.v.
Sự thật lịch sử là khách quan, không ai có thể phủ nhận hoặc bóp méo được. Chỉ cần không có thái độ thiên kiến, hằn học và có thái độ khoa học, lập trường xem xét khách quan là có thể nhận thức được giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân đã đoàn kết một lòng với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã kiên quyết đứng lên chiến đấu, chấp nhận gian khổ, hy sinh để bảo vệ quyền được sống trong tự do và độc lập. Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, chìm trong nộ lệ, lầm than, dân tộc ta đã đứng vào hàng ngũ tiên phong của các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở thế kỳ XX, trở thành lương tri của thời đại. Tinh thần anh dũng hy sinh của nhân dân Việt Nam là tấm gương đối với nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo. Cũng chính sự thật đó đã hoàn toàn bác bỏ những luận điệu muốn bóp méo, xuyên tạc, phủ định thành quả cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Với chiêu thức mới, “đề cao” tư tưởng Hồ Chí Minh và đòi thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chất không phải là đánh giá đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, không phải là sự ca ngợi, tôn vinh Hồ Chí Minh. Đây thực sự là một luận điệu mới, ngón đòn rất nguy hiểm của các thế lực thù địch trong mục tiêu phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin, “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, cắt ròi, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin thực chất là xuyên tạc, bóp méo tư tưởng Hồ Chí Minh, là hành động nhằm cô lập và làm suy yếu tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng là để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, chứ chẳng phải là sự ca ngợi, tôn vinh nào cả.
Các thế lực thù địch cũng nhận thức được rằng, nếu không xuyên tạc, xóa bỏ được nền tảng tư tưởng  và kim chỉ nam ấy của Đảng ta, thì chúng cũng không thực hiện được thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, không thể xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được. Nhưng với bản lĩnh của một Đảng Mác-Lênin chân chính, một dân tộc được tôi luyện và thấu hiểu giá trị của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, càng giúp cho chúng ta luôn cảnh tỉnh trước chiêu trò mới của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta hiện nay./.



[1] Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.48.
[2] Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.51.
[3] Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.51.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI LÀ
 “CHỦ NGHĨA DÂN TỘC HẸP HÒI”
Phạm Văn
Hiện nay, trên các trang mạng có những quan điểm phản động, chúng đưa ra những luận điệu chống phá Đảng, Nhà nước, bôi nhọ lãnh tụ, hạ thấp uy tín của lãnh tụ cũng như làm giảm niềm tin của nhân dân. Một trong những quan điểm đó của chúng có quan điểm đã cho rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”. Trước hết, với nhận thức của người cán bộ, đảng viên, người công dân của Việt Nam chúng ta khẳng định rằng quan điểm trên là hoàn toàn sai và chưa có được nhận thức đầy đủ về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một tư tưởng phản động, phủ nhận những giá trị tốt đẹp của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, chúng ta khẳng định những giá trị tốt đẹp, cao cả của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới như sau:
  Một là, Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lênin về giai cấp vô sản và sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới. Tư tưởng đó  không chỉ có giá trị riêng với dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin như một sự tự nhiên, xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước và mong muốn cho đất nước mình được độc lập, đồng bào mình được tự do, ấm no, hạnh phúc và ban đầu chỉ là sự kính yêu ngưỡng mộ Lênin, nhưng sau này Hồ Chí Minh đã coi đó là kim chỉ nam của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Khi Hồ Chí Minh bắt gặp luận cương chính trị của Lênin, Người đã nói: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là cái cần cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. Trong bài “con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lênin” Hồ Chí Minh khẳng định: Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênnin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Như vậy, nói tư tưởng Hồ Chí Minh là “tư tưởng dân tộc” là chỉ thấy giai đoạn đầu chứ không biết đến quá trình phát triển của tư tưởng ấy. Hơn nữa, Hồ Chí Minh có nói tới giải phóng các dân tộc, người lao động toàn thế giới chứ không riêng gì dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam.
Hai là, nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong đó, giải phóng dân tộc là giai đoạn đầu, là tiền đề để dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội và cao hơn nữa là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy tư tưởng đó của Người đã mang ý nghĩa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chính thành công của cách mạng Việt Nam đã là khởi đầu và là động lực cho các cuộc cách mạng ở các dân tộc khác bị áp bức nổ ra và giành thắng lợi cũng như lựa chọn đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.
  Ba là, Hồ Chí Minh được công nhận là nhà cách mạng lớn của toàn nhân loại chứ không riêng của nhân dân Việt Nam. Bởi lẽ, Người đã tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920), là thành viên quan trọng của Quốc tế cộng sản và rất được tín nhiệm. Chính sự tín nhiệm của mọi người khẳng định chắc chắn rằng Hồ Chí Minh không phải giữ trong mình tư tưởng dân tộc.
  Như vậy, Một lần nữa chúng ta khẳng định rằng tư tưởng trên là sai trái, cũng giống như những luận điệu xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại giá trị cao đẹp của tư tưởng Hồ Chí Minh, Chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại con đường và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Và Chúng ta cần phải nhìn nhận, đấu tranh đập tan những quan điểm, luận điệu phản động đó. Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ Nhân dân và bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.




XÚC PHẠM HỒ CHÍ MINH LÀ MANG TỘI PHẢN QUỐC


Trong tình hình thế giới phức tạp hiện nay, trên các trang mạng xã hội các thế lực thù địch đang tìm mọi cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, chúng tìm mọi cách bài bác, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Thay vì chống phá chủ nghĩa xã hội một cách trực diện, các thế lực thù địch và bọn cơ hội lại thông qua việc phủ nhận công lao và đóng góp to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ bằng luận điệu không chỉ là vu khống, xuyên tạc, mà là sự xúc phạm trắng trợn đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chúng cho rằng, “Hồ Chí Minh lựa chọn cho mình con đường cộng sản và mang nó về áp đặt cho nền chính trị Việt nam trong thế kỷ XX để tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đã giành được độc lập cho Việt Nam”. Và rằng “nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến cho đất nước tụt hậu như hiện nay là do hệ tư tưởng cộng sản với Chủ nghĩa Marx-Lênin làm nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều mà đến nay chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và duy nhất ở Việt nam”; theo đó, công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh “nếu có, thì chỉ là công lao đối với cộng sản chứ không phải công lao đối với dân tộc Việt Nam”.
Như chúng ta đã biết, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng. Nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản nhằm xóa bỏ ách thống trị của tư bản chủ nghĩa, thực hiện lý tưởng giải phóng giai cấp và giải phóng toàn thể xã hội loài người.
Cái mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh khi nói về bản chất của Chủ nghĩa xã hội là ở chỗ, Người phát hiện thấy lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã chung đúc tất cả lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Người nhìn nhận chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội. Hồ Chí Minh làm phong phú thêm hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội.
Mục đích của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí minh là không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng mà người đặc biệt quan tâm. Theo Hồ Chí minh, dân chủ là của quý nhất của nhân dân, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, bao nhiêu lợi ích điều vì dân, bao nhiêu quyền hạn điều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân; dân chủ là chìa khóa của mọi tiến bộ và phát triển. Quan niệm này đã đặt nền tảng và giữ vai trò chỉ đạo trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.
Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy quá trình phát triển của nhân loại. Không chỉ tìm ra con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn gắn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Là người khởi xướng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tích cực đấu tranh để mọi người cùng bình đẳng trong hưởng thụ quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người đã quy tụ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, từng bước giải quyết thành công vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; không ngừng vun đắp cho khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Hồ Chí Minh đã vinh dự được Đại hội đồng UNESCO vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất. Đó là đánh giá khách quan, sự ghi nhận và vinh danh xứng đáng của thế giới đối với Người.
Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là chính Đảng cách mạng do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Vì thế, các thế lực thù địch tìm cách phủ nhận công lao và đóng góp của Người đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng, của dân tộc. Sâu xa của sự nham hiểm và xảo quyệt mà các các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị muốn hướng tới chính là phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Những thành tựu quan trọng mà nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua, nhất là thành tựu của 30 năm đổi mới, có thể khẳng định, chưa bao giờ thế và lực của cách mạng nước ta lớn mạnh như hiện nay; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được chăm lo chu đáo; uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế rất cao; Việt Nam đã và đang là bạn, đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đó là sự thật không chỉ người Việt Nam yêu nước thừa nhận, mà thế giới ngợi ca và đánh giá cao. Vì thế, bất cứ ai, nếu là người Việt nam mà xúc phạm đến lãnh tụ Hồ Chí Minh là có tội với tổ tiên và mắc tội phản quốc.
Việt Bắc


Một số yêu cầu trong đấu tranh phòng, chống
“phi chính trị hóa” quân đội hiện nay
                                                                             Thiên Thanh
 “Phi chính trị hóa” quân đội là một thủ đoạn mà các lực lượng phản động quốc tế và các thế lực thù địch đã và đang tiến hành để chống phá quân đội ta. Thực chất của thủ đoạn này là nhằm tách QĐND Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đối lập quân đội với Đảng Cộng sản, với nhân dân; là tìm cách buông lỏng, đi đến hạ thấp và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội; làm cho quân đội cách mạng dần dần biến chất về chính trị, lôi kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng chính trị cách mạng, tạo ra cái “khoảng trống ý thức hệ” nhằm vô hiệu hóa quân đội và dần dần hướng quân đội phục vụ cho mục đích chính trị của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
          Để thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội, các thế lực thù địch tiến công bằng nhiều biện pháp, thủ đoạn hết sức tinh vi và nham hiểm. Chúng dùng mọi nỗ lực để làm cho cán bộ, chiến sĩ quân đội thờ ơ với chính trị, không quan tâm đến chính trị, tạo ra “khoảng trống ý thức hệ”, pha loãng, làm nhạt dần mục tiêu, lý tưởng cách mạng, làm cho hệ tư tưởng tư sản ngày càng thâm nhập sâu hơn vào đời sống chính trị - tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta, tạo ra sự mơ hồ, mất cảnh giác, mất phương hướng về chính trị để cuối cùng đi tới làm cho quân đội biến chất chính trị.
          Về thủ đoạn, biện pháp các thế lực đế quốc có thể tiến công trực diện hoặc không trực diện mà đi đường vòng, bắt đầu tiến công vào lối sống, truyền bá lối sống cơ hội, thực dụng, tôn thờ đồng tiền, chạy theo những thị hiếu thấp hèn, lối sống buông thả, thờ ơ, lãnh đạm trước các vấn đề chính trị - xã hội. Tính chất nguy hiểm của mũi tấn công này là làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu bản lĩnh, thiếu tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng… dần dần bị sa đọa về đạo đức, lối sống, đề cao, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân ích kỷ, không chăm lo rèn luyện đạo đức cách mạng, dần dần phai nhạt mục tiêu lý tưởng chiến đấu, cổ xúy cho chính trị, đạo đức, lối sống tư sản.
          Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin hiện đại, nhất là qua các trang mạng xã hội trên internet để tăng cường chống phá quân đội ta. Chúng triệt để khai thác những hạn chế, yếu kém về công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách của ta; lợi dụng những “điểm nóng”, những bức xúc xã hội trong một bộ phận quần chúng; lợi dụng những người có quan điểm sai trái, những phần tử thoái hóa, biến chất… để tiến công vào trận địa tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, làm suy yếu khả năng phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội.
          Hiện nay, trước sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, của quân đội. Để đấu tranh có hiệu quả đối với âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau đây:
          Trước hết, cần tăng cường giáo dục để cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch trong thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, nhất là vạch trần tính chất phản khoa học của luận điểm “quân đội đứng ngoài chính trị”, thực chất quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội. Đồng thời phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội.
Thứ hai, chăm lo xây dựng quân đội về mọi mặt, coi trọng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là cách tốt nhất để gia tăng “sức đề kháng” của cán bộ, chiến sĩ quân đội trước những âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội. Một quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, sắn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc dân tộc và xã hội chủ nghĩa thì không dễ gì có thể làm cho nó “phi chính trị hóa”, không thể làm cho nó chuyển sang một chế độ chính trị khác - chính trị tư sản được.

          Thứ ba, phát huy vai trò quân đội trên mặt trận đấu tranh “phi vũ trang”, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội. Trong đó cần quan tâm đến các vấn đề như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng hoạt động phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội; xác định, lựa chọn nội dung, xác định hình thức, phương pháp phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội phù hợp, có hiệu quả; tổ chức xây dựng, bồi dưỡng lực lượng tham gia phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội, nhất là tổ chức lực lượng nòng cốt; tăng cường đảm bảo thông tin, tài liệu, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội./.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...