Một
số yêu cầu trong đấu tranh phòng, chống
“phi
chính trị hóa” quân đội hiện nay
Thiên Thanh
“Phi chính trị hóa” quân đội là một
thủ đoạn mà các lực lượng phản động quốc tế và các thế lực thù địch đã và đang tiến
hành để chống phá quân đội ta. Thực chất của thủ đoạn này là nhằm tách QĐND Việt
Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đối lập quân đội với Đảng Cộng sản,
với nhân dân; là tìm cách buông lỏng, đi đến hạ thấp và phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản đối với quân đội; làm cho quân đội cách mạng dần dần biến chất
về chính trị, lôi kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng chính trị cách mạng, tạo ra
cái “khoảng trống ý thức hệ” nhằm vô hiệu hóa quân đội và dần dần hướng quân đội
phục vụ cho mục đích chính trị của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa”
quân đội, các thế lực thù địch tiến công bằng nhiều biện pháp, thủ đoạn hết sức
tinh vi và nham hiểm. Chúng dùng mọi nỗ lực để làm cho cán bộ, chiến sĩ quân đội
thờ ơ với chính trị, không quan tâm đến chính trị, tạo ra “khoảng trống ý thức
hệ”, pha loãng, làm nhạt dần mục tiêu, lý tưởng cách mạng, làm cho hệ tư tưởng
tư sản ngày càng thâm nhập sâu hơn vào đời sống chính trị - tinh thần của cán bộ,
chiến sĩ trong quân đội ta, tạo ra sự mơ hồ, mất cảnh giác, mất phương hướng về
chính trị để cuối cùng đi tới làm cho quân đội biến chất chính trị.
Về thủ đoạn, biện pháp các thế lực đế
quốc có thể tiến công trực diện hoặc không trực diện mà đi đường vòng, bắt đầu
tiến công vào lối sống, truyền bá lối sống cơ hội, thực dụng, tôn thờ đồng tiền,
chạy theo những thị hiếu thấp hèn, lối sống buông thả, thờ ơ, lãnh đạm trước
các vấn đề chính trị - xã hội. Tính chất nguy hiểm của mũi tấn công này là làm
cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu bản lĩnh, thiếu tích cực tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống cách mạng… dần dần bị sa đọa về đạo đức, lối sống, đề
cao, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân ích kỷ, không chăm lo rèn luyện đạo đức cách
mạng, dần dần phai nhạt mục tiêu lý tưởng chiến đấu, cổ xúy cho chính trị, đạo
đức, lối sống tư sản.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông
tin như hiện nay, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng các phương tiện
thông tin hiện đại, nhất là qua các trang mạng xã hội trên internet để tăng cường
chống phá quân đội ta. Chúng triệt để khai thác những hạn chế, yếu kém về công
tác tư tưởng, tổ chức và chính sách của ta; lợi dụng những “điểm nóng”, những bức
xúc xã hội trong một bộ phận quần chúng; lợi dụng những người có quan điểm sai
trái, những phần tử thoái hóa, biến chất… để tiến công vào trận địa tư tưởng,
văn hóa, đạo đức, lối sống, làm suy yếu khả năng phòng, chống âm mưu, thủ đoạn
“phi chính trị hóa” quân đội.
Hiện nay, trước sự tác động của tình
hình thế giới, khu vực và trong nước, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng,
của quân đội. Để đấu tranh có hiệu quả đối với âm mưu “phi chính trị hóa” quân
đội của các thế lực thù địch, cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau đây:
Trước hết, cần tăng cường giáo dục để
cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế
lực thù địch trong thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, nhất là vạch
trần tính chất phản khoa học của luận điểm “quân đội đứng ngoài chính trị”, thực
chất quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội. Đồng thời phải nâng cao tinh thần
cảnh giác cách mạng, chủ động phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”
quân đội.
Thứ hai, chăm lo xây dựng quân đội về mọi mặt, coi trọng xây dựng quân đội
vững mạnh về chính trị. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là cách tốt nhất
để gia tăng “sức đề kháng” của cán bộ, chiến sĩ quân đội trước những âm mưu, thủ
đoạn “phi chính trị hóa” quân đội. Một quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối
trung thành với tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa, sắn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc dân tộc và xã hội chủ nghĩa thì không
dễ gì có thể làm cho nó “phi chính trị hóa”, không thể làm cho nó chuyển sang một
chế độ chính trị khác - chính trị tư sản được.
Thứ ba, phát huy vai trò quân đội trên
mặt trận đấu tranh “phi vũ trang”, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận phòng, chống “phi
chính trị hóa” quân đội. Trong đó cần quan tâm đến các vấn đề như: công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng hoạt động phòng, chống “phi chính trị
hóa” quân đội; xác định, lựa chọn nội dung, xác định hình thức, phương pháp
phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội phù hợp, có hiệu quả; tổ chức xây dựng,
bồi dưỡng lực lượng tham gia phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội, nhất là
tổ chức lực lượng nòng cốt; tăng cường đảm bảo thông tin, tài liệu, cơ sở vật
chất, kinh phí cho hoạt động phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét