Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Xét xử Phạm Chí Dũng cùng đồng phạm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sáng nay (5-1-2021), Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án “L àm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đối với 3 bị cáo: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn.

Cơ quan chức năng xác định: Ngày 4-7-2014, Phạm Chí Dũng (SN 1966, quê quán Đồng Tháp, thường trú tại đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) cùng Nguyễn Tường Thụy (SN 1950, trú ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) và 39 người khác ra tuyên bố thành lập cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” (đến năm 2018, “Hội” có 72 hội viên); bầu ban lãnh đạo gồm 5 thành viên. Nội dung tuyên bố thành lập “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” là đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay.

Từ trái sang: các đối tượng Dũng, Thụy, Tuấn 

Sau khi thành lập, Phạm Chí Dũng với vai trò “chủ tịch” đã chỉ đạo tạo lập trang web “Việt Nam Thời Báo”, quản trị, nhận và duyệt đăng thông tin bài viết của mình, của hội viên và các cộng tác viên có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam và tuyên truyền, lôi kéo, phát triển hội viên trong và ngoài nước tham gia hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. 

Phạm Chí Dũng sử dụng nhiều bút danh để viết, đăng tải 1.530 tin, bài viết lên trang “Việt Nam Thời Báo” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống phá Nhà nước XHCN Việt Nam. 

Nguyễn Tường Thụy với vai trò là “Phó Chủ tịch” của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, phụ trách “Chi hội miền Bắc”, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. 

Lê Hữu Minh Tuấn (SN 1989, thường trú tại tỉnh Quảng Nam) là thành viên “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. 

Cùng với đó, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng bất mãn về chính trị trong và ngoài nước, có tư tưởng bất mãn với chính quyền. Với quá trình hoạt động chống phá Nhà nước trong thời gian dài, cơ quan chức năng xác định đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 

Chuỗi hành vi của các đối tượng trên cũng đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, gây hoang mang dư luận quần chúng nhân dân, gây chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước, cần phải bị xử lý nghiêm mới có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung. 

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập, ngày 18-11-2019, Cơ quan ANĐT CATP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017. 

Lần lượt sau đó, Cơ quan ANĐT ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Chí Dũng (ngày 21-11-2019); đối với Nguyễn Tường Thụy (ngày 23-5-2020); và Lê Hữu Minh Tuấn (ngày 12-6-2020). Các Quyết định, Lệnh trên đã được Viện KSND TP. Hồ Chí Minh phê chuẩn. 

Ngày 15-10-2020, Cơ quan ANĐT đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án đến Viện KSND TP. Hồ Chí Minh, đề nghị truy tố đối với 3 bị can Dũng, Thụy, Tuấn về tội danh nêu trên. 

Bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội là điều hết sức cần thiết đối với những kẻ luôn tìm cách chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam; và cũng là bài học, lời cảnh tỉnh cho những đối tượng đã, đang có ý đồ, hành vi gây mâu thuẫn, chia rẽ, đi ngược lợi ích của dân tộc. 

Tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: 

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; 

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; 

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. 

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Dấu ấn đậm nét của Ngoại giao Nghị viện Việt Nam (Bài 1)

Tổng kết Năm Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2020 (Chủ tịch AIPA 2020) và Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong chặng đường 25 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, phát triển mạnh mẽ, góp phần vào việc củng cố, hoàn thiện bộ máy, tổ chức của AIPA.

Thành công của Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41 trong bối cảnh đầy những khó khăn cho thấy bản lĩnh và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam. Đây là bước tiếp nối những đóng góp của Quốc hội Việt Nam trong quá trình phát triển của AIPA.

Trong khuôn khổ Năm Chủ tịch AIPA 2020, với quyết tâm đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch AIPA 2020, Quốc hội Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động: xây dựng Đề án tổng thể Năm Chủ tịch AIPA 2020 và tổ chức Đại hội đồng AIPA 41; thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Tổ chức AIPA 41, Ban Thư ký quốc gia và các Tiểu ban Nội dung, Tiểu ban Thông tin, tuyên truyền và Tiểu ban Lễ tân, hậu cần, an ninh, y tế.

Ngay từ đầu năm khi dịch bệnh bắt đầu có dấu hiệu lan rộng, Quốc hội Việt Nam đã chủ động xây dựng các kịch bản cho năm Chủ tịch AIPA, sau đó trao đổi với các nước thành viên đề xuất điều chỉnh các hoạt động sang hình thức trực tuyến. Việc tổ chức các hội nghị bằng hình thức trực tuyến là chưa có tiền lệ và thay đổi nhiều quy trình so với họp tập trung truyền thống nên phát sinh nhiều khó khăn.

Năm Chủ tịch AIPA 2020, Quốc hội Việt Nam đã chủ trì và phối hợp tổ chức các hoạt động lớn: Thư của Chủ tịch AIPA gửi các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA về đại dịch Covid-19; phiên đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN và AIPA; hội nghị Hội đồng tư vấn AIPA về phòng, chống hiểm họa ma túy lần thứ 3 (AIPACODD 3); Hội nghị đối tác nghị viện AIPA về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững (Hội nghị AIPA-ECC); Đại hội đồng AIPA lần thứ 41. Các Hội nghị, phiên đối thoại đều được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Với chủ đề “Ngoại giao Nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, Đại hội đồng AIPA 41 diễn ra bằng hình thức trực tuyến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử AIPA, một kỳ Đại hội đồng được tổ chức theo hình thức trực tuyến vừa thích ứng với những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, vừa đáp ứng yêu cầu kịp thời thảo luận các biện pháp hợp tác giữa Nghị viện các nước thành viên, tiếp tục thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm.

Dưới sự dẫn dắt, điều hành của Quốc hội Việt Nam, Đại hội đồng AIPA 41 đã có nhiều sáng kiến đổi mới thực chất về quy trình thông qua văn kiện họp trực tuyến, số lượng nghị quyết không nhiều nhưng nội dung toàn diện, bao trùm, đáp ứng thiết thực lợi ích của AIPA và các Nghị viện thành viên.

Các Nghị viện đã nêu những vấn đề cốt lõi về hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực, an ninh an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); ứng phó đại dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế trong và sau đại dịch, thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền của phụ nữ, bảo đảm việc làm và thu nhập cho lao động nữ trong thời kỳ Covid-19.

Tại Đại hội đồng AIPA 41, các Nghị viện thành viên đã tập trung thảo luận, thông qua 26 nghị quyết và thông cáo chung có nội dung mang tính bao trùm, toàn diện, vì sự thịnh vượng cho mọi người dân. Việt Nam được đánh giá đã phát huy vai trò nước Chủ tịch AIPA 41 trong việc xây dựng sự đoàn kết, nhất trí giữa các nước thành viên.

Với chủ đề “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, Quốc hội Việt Nam đề xuất thành lập cơ chế Hội nghị nghị sĩ trẻ nhằm đề cao vai trò của nghị sĩ trẻ nói riêng và thanh niên nói chung. Các nghị sĩ trẻ của Việt Nam ngày càng trưởng thành, thể hiện rõ vai trò, sự tham gia của mình vào các hoạt động của Quốc hội. AIPA-41 chính là cơ hội để các Đại biểu Quốc hội trẻ nước ta tham gia tích cực, mạnh mẽ hơn vào những vấn đề chung của ASEAN. 

Hội nghị không chính thức Nghị sĩ trẻ AIPA là một sáng kiến của Việt Nam được Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân nêu tại AIPA 40, sau đó Việt Nam liên tục nhắc đến sáng kiến và đề nghị triển khai thực hiện nội dung này. Năm Chủ tịch AIPA 2020, với tư cách chủ nhà, Việt Nam đưa nội dung này vào chương trình nghị sự của AIPA và xác định tổ chức Hội nghị không chính thức về Nghị sĩ trẻ AIPA là bước tiến quan trọng thể hiện sự quan tâm, tầm nhìn của AIPA, đánh giá cao vai trò, vị trí của các nghị sĩ trẻ, đặc biệt là vai trò của thanh niên với tỷ lệ khoảng 1/3 dân số khu vực. Việc các nghị sĩ trẻ tham gia vào diễn đàn chung của nghị viện khu vực và thể hiện quan điểm, tiếng nói đại diện cho giới trẻ là hết sức quan trọng. Sáng kiến này sẽ mang lại không khí mới cho AIPA.

Các nước đều rất ủng hộ việc tổ chức Hội nghị không chính thức Nghị sĩ trẻ AIPA. Đặc biệt là các nước tham gia tích cực vào việc xây dựng nghị quyết chung. Với chủ đề "Nghị sĩ trẻ AIPA xây dựng cộng đồng ASEAN", Việt Nam xác định các nội dung gắn sát với trách nhiệm của nghị sĩ trẻ để làm sao xây dựng được cơ chế chính sách, tạo điều kiện trao quyền cho thanh niên của các nước trong khu vực và tham gia vào sự phát triển chung của ASEAN.

Đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về thành lập Hội nghị Nghị sĩ trẻ AIPA, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin và Tổng thư ký Quốc hội Campuchia Leng Peng Long cho rằng, nội dung này có tầm quan trọng to lớn, vì thế hệ thanh niên hiện đóng vai trò quan trọng trong cả việc phát triển đất nước và xây dựng một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng, tiến bộ. Cựu Tổng Thư ký ASEAN Ong Keng Yong đánh giá việc Quốc hội Việt Nam đưa ra một số sáng kiến mới tại Hội nghị AIPA lần này, như Hội nghị không chính thức nghị sĩ trẻ AIPA, là việc làm hữu ích và phù hợp để đưa ASEAN lại gần hơn với người dân của khu vực, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Trong khuôn khổ năm Việt Nam làm Chủ tịch AIPA 2020, Quốc hội Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến “Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững” (AIPA-ECC). Hội nghị lần này là sáng kiến của nước chủ nhà Việt Nam, với mong muốn các nghị viện thành viên, đối tác cùng nhau thảo luận về cơ chế hợp tác liên nghị viện AIPA trong các lĩnh vực giáo dục và văn hóa nhằm thực hiện Chương trình nghị sự 2020 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc; qua đó góp phần duy trì bản sắc văn hóa, xây dựng cộng đồng ASEAN phồn vinh, thịnh vượng.

Tại Hội nghị, Đại diện Đoàn Việt Nam đề xuất cần thiết tổ chức Hội nghị thường niên của AIPA trong hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và trong hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự phát triển bền vững; thúc đẩy hợp tác giữa các nghị viện thành viên AIPA trong việc xây dựng, hoàn thiện luật pháp văn hóa, giáo dục; tạo hành lang pháp lý liên thông giáo dục trong khối ASEAN, các hình thức đào tạo mới từ xa, trực tuyến để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh và tình hình mới.

Đoàn Việt Nam đã đề xuất hoàn thiện cơ chế giám sát của AIPA để thúc đẩy ASEAN nói chung, các chính phủ thành viên nói riêng thực hiện cam kết khu vực về văn hóa, giáo dục, đồng thời khuyến nghị xây dựng bản đồ di sản văn hóa để bảo tồn toàn vẹn không gian và văn hóa dân tộc mình; xây dựng con đường di sản văn hóa nhằm kết nối giao lưu các nền văn hóa ASEAN...

Những đóng góp rất thiết thực, hiệu quả của Quốc hội Việt Nam trong Năm Chủ tịch AIPA 2020 trong bối cảnh đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước ASEAN, sẽ là nền tảng để Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt và khẳng định vững chắc vai trò, vị trí của mình trong hội nhập quốc tế. Thành công Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41 để lại ấn tượng khó phai trong lòng bạn bè quốc tế. (Còn nữa)

(Nguồn: https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/dau-an-dam-net-cua-ngoai-giao-nghi-vien-viet-nam-648183)

Dấu ấn đậm nét của Ngoại giao Nghị viện Việt Nam (Bài 2)

Đánh giá cao năng lực của Quốc hội Việt Nam trong việc tổ chức kỳ Đại hội đồng AIPA 41 theo hình thức trực tuyến, Chủ tịch Quốc hội Na-Uy Tone Wilhelmsen Troen nhấn mạnh, sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam, sự chuẩn bị xuất sắc, chuyên nghiệp của các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam và các cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Quốc hội đã góp phần tạo nên thành công của kỳ Đại hội đồng quan trọng này. 

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma cho rằng, Quốc hội Việt Nam đã thể hiện xuất sắc vai trò Năm Chủ tịch AIPA 2020, trong đó điểm nhấn là việc chủ trì tổ chức Đại hội đồng AIPA 41 theo hình thức trực tuyến, nhằm thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Việc Quốc hội Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA 41 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã truyền cảm hứng cho các Nghị viện thành viên AIPA cùng nhau hành động chống lại đại dịch Covid-19, khắc phục những khó khăn do đại dịch gây ra.

Trong bài phát biểu tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên AIPA năm 2021, người đứng đầu Hội đồng Lập pháp (Quốc hội) Brunei Pehin Abdul Rahman Taib đã đề cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch AIPA trong năm 2020, đó là thúc đẩy ngoại giao nghị viện nhằm đưa khu vực ASEAN hướng tới sự gắn kết và chủ động thích ứng nhanh hơn trong thời điểm khó khăn hiện nay. Theo đánh giá của Hội đồng Lập pháp Brunei, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam năm 2020, AIPA đã có những phản ứng rất gắn kết trên tinh thần “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng".

Trang mạng Foreignaffairassia đánh giá, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong Năm Chủ tịch AIPA 41, vì cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng. Với tư cách nước Chủ nhà AIPA 41, Việt Nam đã đóng vai trò dẫn dắt và đóng góp quan trọng vào sự thành công của các sự kiện. Việc tổ chức AIPA 41 và các hoạt động liên quan là một điểm nhấn trong công tác đối ngoại của Quốc hội Việt Nam trong lần thứ ba đảm nhiệm cương vị Chủ tịch AIPA.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Konstantin Kosachev nêu rõ, với vai trò Chủ tịch AIPA 41, việc Quốc hội Việt Nam chủ động đề xuất họp Đại hội đồng qua hình thức trực tuyến, đề xuất các hình thức xây dựng nghị quyết chương trình nghị sự đã ghi dấu ấn và tạo nên một cách tổ chức hoàn toàn mới, sẽ được áp dụng nhiều trong thời gian tới đối với một số hoạt động của AIPA.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan đã đánh giá cao công tác tổ chức chu đáo, kịp thời của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là sự chuẩn bị về mặt nội dung, kỹ thuật đường truyền, bảo đảm thành công của Đại hội đồng AIPA-41 vượt qua những thách thức của đại dịch Covid-19.

Sau sự kiện này, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Thái Lan Chuan Leekpai, Chủ tịch Quốc hội Na-Uy Tone Wilhelmsen Troen, Chủ tịch Hạ viện Ma-Rốc Habib El Malki đã gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 chúc mừng những thành công của Đại hội đồng AIPA 41 và chân thành cảm ơn những nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc hỗ trợ Quốc hội các nước tham dự kỳ Đại hội đồng có tính chất lịch sử này.

Những nội dung của Năm Chủ tịch AIPA 2020, Đại hội đồng AIPA 41 đã mở ra cho AIPA xác định một Tầm nhìn chiến lược của AIPA cho 5-10 năm tới, khẳng định vai trò của Ngoại giao Nghị viện khu vực và quốc tế, góp phần vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển, Cộng đồng của người dân, hướng tới người dân, hòa bình và thịnh vượng.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, cùng với việc tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26), những kết quả trong Năm Chủ tịch AIPA 2020 đã tô đậm thêm dấu ấn của hoạt động ngoại giao nghị viện, đóng góp quan trọng vào thành công chung của hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Với vai trò Chủ tịch AIPA 2020, Quốc hội Việt Nam đã làm hết sức mình và cùng với sự ủng hộ, đồng lòng của các Nghị viện thành viên AIPA đã tổ chức thành công các hoạt động của Năm Chủ tịch AIPA 2020, Đại hội đồng AIPA 41, đóng góp thiết thực vào việc nâng tầm quan hệ đối tác AIPA-ASEAN đi vào chiều sâu, tăng cường sự phối hợp hành động giữa kênh lập pháp và kênh hành pháp để giữ vững đà liên kết, đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, an toàn, thịnh vượng và hạnh phúc cho mọi người dân.

Thành công của Đại hội đồng AIPA 41 cho thấy, sự quyết tâm và nỗ lực của Quốc hội nước chủ nhà Việt Nam và các Nghị viện thành viên AIPA trong việc khắc phục khó khăn, tăng cường sự đoàn kết, hợp tác trên tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”. Thành công của Năm Chủ tịch AIPA 2020, Đại hội đồng AIPA 41 đã để lại ấn tượng rất tốt đẹp đối với các Nghị viện thành viên, Nghị viện quan sát viên AIPA và trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV. (Hết)

(Nguồn: https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/dau-an-dam-net-cua-ngoai-giao-nghi-vien-viet-nam-648183)

Hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến quan trọng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự chung sức, đồng lòng và ý chí kiên cường của toàn dân tộc, năm 2020, đất nước chúng ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, đạt những thành tựu đáng tự hào về phát triển và đối ngoại, được bạn bè quốc tế ca ngợi và cảm phục. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến quan trọng, là một điểm sáng trong công tác đối ngoại, đưa nước ta trở thành một trong những nước đi đầu của khu vực trong thúc đẩy và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho phát triển đất nước. 

Ngay từ đầu năm, chúng ta đã tích cực vận động, phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) hoàn thành phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, đưa hiệp định vào thực thi từ ngày 1-8-2020. Kết quả thực thi FTA Việt Nam-EU trong gần 5 tháng qua đã bước đầu cho thấy lợi ích quan trọng, góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta tiếp tục tăng trong năm nay, đạt mức hơn 540 tỷ USD, trong đó xuất siêu hơn 19 tỷ USD. 

Ngay trong những ngày cuối năm 2020, chúng ta đã ký Hiệp định FTA Việt Nam-Anh nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Anh, đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu, sau khi Anh chính thức rời EU. 

Là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các thành viên ASEAN và các đối tác thúc đẩy ký kết thành công Hiệp định RCEP tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội. Việc ký kết Hiệp định RCEP, với quy mô 30% GDP toàn cầu, có ý nghĩa rất lớn, khẳng định quyết tâm của các nước tiếp tục giữ đà hợp tác và liên kết, củng cố niềm tin và tạo động lực tích cực cho phục hồi kinh tế khu vực. Với thành công này, vai trò trung tâm của ASEAN, trong đó, vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 của Việt Nam được đặc biệt đề cao. 

Chúng ta cũng chủ động thúc đẩy nhiều sáng kiến quan trọng trong ASEAN về ứng phó với dịch Covid-19, phục hồi chuỗi cung ứng khu vực, liên kết nội khối gắn với phát triển bền vững, đẩy mạnh các khuôn khổ hợp tác Mê Công.... Phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, chúng ta đã cùng chủ nhà APEC 2020-Malaysia-triển khai thành công ý tưởng do Việt Nam khởi xướng từ năm APEC 2017 và đạt kết quả có ý nghĩa chiến lược là thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040. 

Với nhiều bước tiến trong năm 2020 cùng những kết quả quan trọng trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua, chúng ta đã cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 FTA và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Vị thế này đang và sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp chúng ta thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới.

Năm 2020 hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng

Trước hết có thể khẳng định, liên kết kinh tế quốc tế tiếp tục được thúc đẩy sâu rộng, trên các tầng nấc, phản ánh cục diện quốc tế trong quá trình điều chỉnh, định hình.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song các nước vẫn đẩy mạnh nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế. Nổi bật là ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA), thúc đẩy thương lượng, ký kết hiệp định về những vấn đề mới như kinh tế số, thương mại điện tử... xây dựng và thông qua những định hướng dài hạn như Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025, Tầm nhìn của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đến năm 2040... Đây là những tiến triển tích cực, phản ánh nhu cầu gia tăng hợp tác, thúc đẩy các “sợi dây liên kết” nhằm bảo đảm sự bền vững của thị trường và các chuỗi cung ứng, ứng phó với các thách thức toàn cầu và phục hồi kinh tế.

Trong năm 2020, chúng ta chứng kiến sự hình thành FTA có quy mô lớn nhất thế giới-Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), nhiều FTA và thỏa thuận kinh tế song phương quy mô lớn như FTA Nhật Bản-Anh, Australia-Indonesia, Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam, Trung Quốc-Campuchia, thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ, hiệp định thương mại và hợp tác EU-Anh... Đáng chú ý, theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dù năm 2020 hết sức khó khăn, số lượng các FTA được ký và thực thi đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Là cơ chế có vai trò hàng đầu tại châu Á-Thái Bình Dương, APEC thông qua Tầm nhìn đến năm 2040 với định hướng chiến lược về xây dựng một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, trên cơ sở thúc đẩy thương mại, đầu tư, đổi mới, số hóa, tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm.

Với các FTA thế hệ mới, quy mô lớn, các khuôn khổ hợp tác đầu tiên trên thế giới về kinh tế số cùng với mạng lưới khoảng 250 FTA và các cơ chế kết nối đan xen, châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực đi đầu, động lực chính thúc đẩy phục hồi, phát triển, đổi mới sáng tạo và liên kết kinh tế toàn cầu.

Hợp tác và liên kết kinh tế được điều chỉnh sâu sắc, gắn với phát triển bền vững, bao trùm và quá trình số hóa. Đại dịch Covid-19 góp phần làm thay đổi phương thức vận hành kinh tế, thương mại quốc tế, thay đổi phương thức tương tác xã hội và đẩy nhanh xu hướng chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, nội hàm của liên kết kinh tế gắn hơn với phát triển tự cường, bền vững, an toàn; coi trọng xử lý tác động xã hội của công nghệ và toàn cầu hóa; chú trọng hơn các vấn đề an sinh xã hội, thiên tai, dịch bệnh, an ninh lương thực, sản phẩm thiết yếu, biến đổi khí hậu...

Xu hướng điều chỉnh các chuỗi cung ứng, dịch chuyển các hoạt động đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh hơn, song không đơn giản và dễ dàng. Mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu vừa qua đã bộc lộ rủi ro của sự đứt gãy, gián đoạn khi xảy ra biến động. Xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng được cân nhắc nhiều hơn nhằm tối ưu hóa sản xuất và chi phí, phân tán và giảm thiểu rủi ro.

Năm 2020, tình hình kinh tế thế giới và liên kết kinh tế quốc tế tác động nhiều chiều đến Việt Nam, nhất là khi nước ta bước vào giai đoạn hội nhập và liên kết sâu rộng. Chủ động, tích cực trong tham gia hiệu quả các liên kết kinh tế quốc tế, tạo cơ hội lớn để chúng ta tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đối tác, thu hút nguồn lực cho phát triển, tranh thủ các xu hướng lớn hiện nay, nhất là tại châu Á-Thái Bình Dương, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phục hồi và tăng trưởng nhanh, bền vững. Việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021 giúp chúng ta phát huy tiếng nói trong các khuôn khổ đa phương, cùng các đối tác tham gia quá trình định hình các cấu trúc, xây dựng luật lệ kinh tế-thương mại phù hợp với lợi ích chung.

Tuy vậy, những biến động khó lường của kinh tế thế giới và khu vực đã và sẽ tiếp tục tác động phức tạp đến những nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế giữa ta với một số đối tác.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...