Trước hết có thể khẳng định, liên kết kinh tế quốc tế tiếp tục được thúc đẩy sâu rộng, trên các tầng nấc, phản ánh cục diện quốc tế trong quá trình điều chỉnh, định hình.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song
các nước vẫn đẩy mạnh nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế. Nổi bật là ký kết và
thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA), thúc đẩy thương lượng, ký kết
hiệp định về những vấn đề mới như kinh tế số, thương mại điện tử... xây dựng và
thông qua những định hướng dài hạn như Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025, Tầm nhìn
của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đến năm 2040... Đây
là những tiến triển tích cực, phản ánh nhu cầu gia tăng hợp tác, thúc đẩy các
“sợi dây liên kết” nhằm bảo đảm sự bền vững của thị trường và các chuỗi cung
ứng, ứng phó với các thách thức toàn cầu và phục hồi kinh tế.
Trong năm 2020, chúng ta chứng
kiến sự hình thành FTA có quy mô lớn nhất thế giới-Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP), nhiều FTA và thỏa thuận kinh tế song phương quy mô
lớn như FTA Nhật Bản-Anh, Australia-Indonesia, Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam,
Trung Quốc-Campuchia, thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ, hiệp
định thương mại và hợp tác EU-Anh... Đáng chú ý, theo đánh giá của Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB), dù năm 2020 hết sức khó khăn, số lượng các FTA được ký
và thực thi đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Là cơ chế có vai trò hàng đầu tại
châu Á-Thái Bình Dương, APEC thông qua Tầm nhìn đến năm 2040 với định hướng
chiến lược về xây dựng một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự
cường và hòa bình, trên cơ sở thúc đẩy thương mại, đầu tư, đổi mới, số hóa,
tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm.
Với các FTA thế hệ mới, quy mô
lớn, các khuôn khổ hợp tác đầu tiên trên thế giới về kinh tế số cùng với mạng
lưới khoảng 250 FTA và các cơ chế kết nối đan xen, châu Á-Thái Bình Dương tiếp
tục là khu vực đi đầu, động lực chính thúc đẩy phục hồi, phát triển, đổi mới
sáng tạo và liên kết kinh tế toàn cầu.
Hợp tác và liên kết kinh tế được
điều chỉnh sâu sắc, gắn với phát triển bền vững, bao trùm và quá trình số hóa.
Đại dịch Covid-19 góp phần làm thay đổi phương thức vận hành kinh tế, thương
mại quốc tế, thay đổi phương thức tương tác xã hội và đẩy nhanh xu hướng chuyển
đổi số. Trong bối cảnh đó, nội hàm của liên kết kinh tế gắn hơn với phát triển
tự cường, bền vững, an toàn; coi trọng xử lý tác động xã hội của công nghệ và
toàn cầu hóa; chú trọng hơn các vấn đề an sinh xã hội, thiên tai, dịch bệnh, an
ninh lương thực, sản phẩm thiết yếu, biến đổi khí hậu...
Xu hướng điều chỉnh các chuỗi
cung ứng, dịch chuyển các hoạt động đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh hơn, song
không đơn giản và dễ dàng. Mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu vừa
qua đã bộc lộ rủi ro của sự đứt gãy, gián đoạn khi xảy ra biến động. Xu hướng
dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng được cân nhắc nhiều hơn nhằm tối ưu hóa
sản xuất và chi phí, phân tán và giảm thiểu rủi ro.
Năm 2020, tình hình kinh tế thế
giới và liên kết kinh tế quốc tế tác động nhiều chiều đến Việt Nam, nhất là khi
nước ta bước vào giai đoạn hội nhập và liên kết sâu rộng. Chủ động, tích cực
trong tham gia hiệu quả các liên kết kinh tế quốc tế, tạo cơ hội lớn để chúng
ta tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đối tác, thu hút nguồn lực cho phát triển,
tranh thủ các xu hướng lớn hiện nay, nhất là tại châu Á-Thái Bình Dương, phục
vụ tốt nhất cho mục tiêu phục hồi và tăng trưởng nhanh, bền vững. Việc đảm
nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 2020 và Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021 giúp chúng ta phát huy tiếng nói
trong các khuôn khổ đa phương, cùng các đối tác tham gia quá trình định hình
các cấu trúc, xây dựng luật lệ kinh tế-thương mại phù hợp với lợi ích chung.
Tuy vậy, những biến động khó lường của kinh tế thế giới và khu vực đã và sẽ tiếp tục tác động phức tạp đến những nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế giữa ta với một số đối tác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét