Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

BẢO VỆ NHÂN QUYỀN HAY CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ?
Tin từ một số phương tiện truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt (RFA, VOA) cho hay: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép để Việt Nam trả tự do cho tất cả những tù nhân đang bị giam cầm vì lý do chính trị hay tôn giáo trong cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhân Ngày Nhân quyền Việt Nam 2018.
Một số quan chức của Hoa Kỳ như Ông Scott Busby, phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động; ông Scott Flipse, giám đốc Chính sách và Quan hệ truyền thông của Văn phòng Quốc hội đặc trách Trung Quốc và từng là phó giám đốc Nghiên cứu Chính sách tại Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế còn nói bừa rằng: Chính quyền bắt và giam giữ tùy tiện những tiếng nói đối lập ôn hòa, hạn chế các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, quyền đi lại và quyền tự do tôn giáo, kiểm duyệt báo chí, giới hạn quyền tự do internet…”?!
Được biết, cái gọi là “Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5” được thi hành theo Quyết nghị chung của Quốc hội Hoa Kỳ và Công luật do cựu Tổng thống Bill Clinton ban hành vào năm 1994.
Trước hết cần nhận thấy rằng, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên đã phạm sai lầm nghiêm trọng, đó là có hành vi xúc phạm thô bạo vào chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Những quan chức này lấy tư cách gì để yêu cầu Việt Nam trả tự do cho tất cả những tù nhân đang bị giam cầm được cho là “vì lý do chính trị hay tôn giáo” khi mà Nghị quyết Liên hợp quốc về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” được thông qua năm 1965 và được ghi nhận, thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác đó là: “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”.
Có phải chăng, Chính phủ Việt Nam “bắt và giam giữ tùy tiện những tiếng nói đối lập ôn hòa” như những cáo buộc? Không, hoàn toàn không.
Ở Việt Nam, hay ở bất cứ quốc gia dân chủ nào, thì xã hội đều được quản lý bằng luật pháp; mọi tổ chức và công dân đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, nếu không sẽ bị cơ quan chức năng truy tố, xét xử theo quy định. Đây là vấn đề tất yếu khách quan, hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền. Vì thế, việc một số quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, lấy một số tổ chức, cá nhân, như: “Hội Anh em dân chủ”, Nguyễn Văn Đài, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,… để làm “ví dụ điển hình” cho cáo buộc của họ thì thật nực cười. Cái gọi là “Hội Anh em dân chủ” là một tổ chức phi pháp, được tiếp tay bởi những tổ chức, cá nhân kỳ thị với Nhà nước Việt Nam, mang tư tưởng chống cộng cực đoan và cả tổ chức khủng bố. Những cá nhân nêu trên đều có những hành vi vi phạm luật pháp, làm mất trật tự, an toàn xã hội, thậm chí xâm phạm an ninh quốc gia, nên đều bị cơ quan thực thi pháp luật điều tra, bắt giữ, truy tố và được Tòa án nhân dân các cấp xét xử, xử phạt nghiêm minh, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Và phải chăng, Chính phủ Việt Nam “hạn chế các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, quyền đi lại và quyền tự do tôn giáo, kiểm duyệt báo chí, giới hạn quyền tự do internet”? Đây lại là một xuyên tạc, lừa dối trắng trợn của một số quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Trên thực tế, ở Việt Nam, việc tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục… Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân phát triển ổn định, các tổ chức xã hội và người dân tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách của Nhà nước. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động. Báo chí, internet phát triển mạnh. Việt Nam hiện nằm trong số 20 quốc gia có số người dùng Internet nhiều nhất thế giới, đứng thứ 8 ở khu vực châu Á và đứng thứ 2 trong ASEAN. Khoảng 50 triệu người Việt Nam sử dụng Internet (chiếm khoảng 52% dân số) và dễ dàng thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua các tài khoản mạng xã hội…
Như vậy, không thể nói ở Việt Nam không có tự do ngôn luận, báo chí, kỳ thị, đàn áp tôn giáo.
Mang danh “bảo vệ dân chủ, nhân quyền” nhưng chỉ nghe qua những giọng điệu của một vài quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đủ thấy họ hoàn toàn không phải vì nhân quyền cho Việt Nam. Thực chất, đó là hành vi bảo vệ, tiếp tay cho những kẻ âm mưu lợi dụng tự do dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam./.

http://ngheanthoibao.com/bao-ve-nhan-quyen-hay-can-thiep-vao-cong-viec-noi-bo/
CHỦ NGHĨA DÂN TÚY VÀ NHỮNG CẢNH BÁO ĐỐI VỚI VIỆT NAM
(ĐCSVN) - Dân túy thường được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính mị dân, đánh vào tâm lý của đám đông... Để có thể phòng ngừa chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những tác hại của chủ nghĩa dân túy, phải hạn chế tối đa “đất sống” của chủ nghĩa dân túy.
Chủ nghĩa dân túy - một hiện tượng của nền chính trị thế giới
Từ năm 2016, nền chính trị thế giới, lại xuất hiện và bùng lên một hiện tượng nổi bật, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu: chủ nghĩa dân túy đang trỗi dậy.
Có thể thấy, chưa bao giờ cụm từ “chủ nghĩa dân túy” được nhắc nhiều đến như vậy trên chính trường và báo chí thế giới, đặc biệt nhân dịp các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý ở nhiều nước Âu, Mỹ. Ngay ở Châu Á, nơi vốn được xem là “bình lặng” trong “cơn địa chấn dân túy” cũng đã có những chính trị gia đạt đến đỉnh cao quyền lực bằng và thông qua những phát ngôn và hành động dân túy. Rất nhiều hãng tin và tờ báo lớn đã giật những tít bài rất kêu trong phân tích tình hình chính trị thế giới năm 2016, 2017: “Khi chủ nghĩa dân túy lên ngôi”, “Chủ nghĩa dân túy và những cơn địa chấn”… Giới phân tích chính trị thì lo lắng sự thắng thế của làn sóng dân túy có thể dẫn đến những kết quả khó đoán, bất ngờ và tác động bất ổn đến nền chính trị các nước, các khu vực và thế giới.
Sự lo lắng đó là có cơ sở, vì cách mà các nhân vật này thực hiện những cam kết trong chiến dịch tranh cử của họ có thể hạn chế, thậm chí đảo ngược một số đường lối tích cực mà các quốc gia đang theo đuổi như: sự ổn định xã hội, bình đẳng giới, bình đẳng kinh tế, tự do thương mại, sự bao dung giữa các dân tộc, tôn giáo, xu hướng hợp tác quốc tế và toàn cầu hóa…
Góp phần nhận diện chủ nghĩa dân túy và nguyên nhân của nó
Hơn một thế kỷ trước vào năm 1890, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng rộng rãi tại Mỹ trong phong trào thúc đẩy người dân nông thôn và Đảng Dân chủ chống lại những người Đảng Cộng hòa thường sống tập trung ở đô thị. Nó cũng được sử dụng để nói đến phong trào của các trí thức ở Nga tự ghét bỏ tầng lớp của mình và đồng cảm với giai cấp nông dân, ấp ủ mộng ước xây dựng những “công xã nông thôn” cho giai cấp nông dân dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Từ vai trò tích cực trong tập hợp nông dân đứng lên chống lại Nga hoàng, theo sự phát triển của lịch sử, nó lại trở thành trào lưu tư tưởng cản trở sự phát triển, là một trở ngại cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga(1). Những sai lầm, bản chất phản động, đi ngược lại lý luận của chủ nghĩa Mác của phái này đã bị V.I.Lê-nin phê phán mạnh mẽ trong tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào, họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao”.
Tuy nhiên, để xác lập một cách hiểu hoàn chỉnh, thống nhất về khái niệm có tính chất phức hợp như chủ nghĩa dân túy là một vấn đề khó.Thống nhất trong nhận định và đánh giá các biểu hiện trong thực tiễn xã hội, chính trị lại càng khó hơn.Những khái niệm như chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy, hành động dân túy, phát ngôn dân túy… được đưa ra trong những bối cảnh, hành động khác nhau có cách hiểu và tác động khác nhau.
Khoa học xã hội xem dân túy như một khuynh hướng tư tưởng và chính trị nhấn mạnh sự tương phản giữa “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”, thể hiện trong những tuyên bố cho là mình đứng về phía “dân thường”(2). Nó như một phong cách chính trị cụ thể, một hình thức hùng biện chính trị hay chiến lược để đạt được quyền lực(3). Sự ra đời của nó được đánh dấu với những biểu hiện dường như “phi chính trị”, bằng sự từ chối giới tinh hoa, từ chối những tư tưởng “dòng chính” đang ngự trị để nói lên tiếng nói của người dân có vị trí xã hội thấp…
Có quan điểm xem dân túy như một ý thức hệ, nhưng chỉ là một “ý thức hệ mỏng”(4), không có hệ thống quan điểm riêng, không có nhân tố cấu thành cốt lõi tư tưởng của chính mình nhằm phân biệt với các hệ tư tưởng khác. Ý kiến khác lại xem dân túy là “một phong trào chính trị nhấn mạnh lợi ích, đặc điểm văn hóa và tình cảm tự phát của những người dân bình thường, trái ngược với những người của một tầng lớp đặc quyền”(5). Dưới góc độ phong cách ngôn ngữ và một phương thức hành động, dân túy “là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để giành được lòng tin của quần chúng”.
Trong ngôn ngữ hằng ngày ở châu Âu, châu Mỹ lẫn ở châu Á, dân túy thường dùng để chỉ trích một đảng phái, một vài chính trị gia nào đó đang tìm kiếm sự thu hút, ủng hộ của dân chúng và dư luận bằng những lời hứa êm tai nhưng trống rỗng, thậm chí thiếu trách nhiệm đối với tương lai chính trị của đất nước, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu triết lý bền vững cho những mục tiêu chính trị lâu dài và giải pháp hiệu quả cho các vấn đề hiện tại.
Vì vậy, từ các cách tiếp cận trên, có thể nhìn nhận, khái niệm dân túy thường được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính mị dân, đánh vào tâm lý của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân.
Một câu hỏi đặt ra, tại sao chủ nghĩa dân túy, phong trào dân túy, các cá nhân theo đường lối dân túy thời gian gần đây lại có xu hướng phục hồi, phát triển? Có thể tìm thấy lý do cho sự trỗi dậy ấy từ những nguyên nhân chủ yếu:
(1) Sự trì trệ về kinh tế, sự già hóa dân số và mức thu nhập không tăng đã làm cho đời sống người dân, nhất là của những người yếu thế không được cải thiện làm gia tăng sự bất mãn của người dân. (2) Toàn cầu hóa đã đưa đến nghịch lý: công nghệ sản xuất phần lớn được đưa từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia chậm hay đang phát triển, và hàng hóa được chuyển theo chiều ngược lại. Do đó, lợi ích chủ yếu mang lại cho các công ty lớn hoặc đa quốc gia, trong khi đó những người lao động thiếu việc làm hoặc tay nghề thấp mất việc nhưng không có khả năng để tìm việc mới, gây bất bình trong người lao động. (3) Cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thay đổi mọi mặt của đời sống, từ kinh tế đến quan hệ giữa con người; quá trình cá nhân hóa thông tin tăng cao, tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ rõ vấn đề, dễ hoang mang, bị thông tin chi phối, dẫn dắt. (4) Chính sách xã hội phải đối mặt với nhiều thách thức, chi phí cho chính sách an sinh đối với người già, tàn tật, thất nghiệp hay hưu trí càng tăng làm gia tăng đáng kể số nợ của chính phủ, theo đó, nợ nần luôn đè nặng lên đời sống vốn đã khó khăn của không ít người dân và của xã hội. (5) Sự quan liêu xa rời và thiếu gần gũi với nhân dân của giới quan chức cầm quyền đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa lợi ích và tiếng nói của người dân hoặc của một số tầng lớp dân cư với giới chức cầm quyền hoặc những người có quyền lực trong xã hội. (6) Di dân và di tản toàn cầu, với nhiều lý do, thật sự là thách thức đối với các chính phủ, khoét sâu sự ngăn cách về tâm lý giữa người đến và người sở tại về những khó khăn trong giải quyết, tiếp cận cơ hội, việc làm và phát triển.
Tóm lại, tình hình biến đổi sâu sắc, tình trạng bất bình đẳng gia tăng, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội chưa được giải quyết tốt, lợi ích chính đáng, hợp pháp của số đông người lao động chưa được quan tâm giải quyết hiệu quả… là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở các nước Âu, Mỹ hiện nay.  Khi nhiều người dân bất mãn trong một thời gian dài,vượt quá giới hạn chịu đựng của họ, mà không có những giải pháp chính trị, kinh tế, xã hội thích hợp, thì đó chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện các khuynh hướng của chủ nghĩa dân túy, là “dư địa” để nó gây ra những cơn địa chấn mới.
Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay
Các nhà phân tích chính trị cảnh báo“Có một cơ hội rất thực rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy có thể trở thành hiện tượng chính trị quyết định trong thập kỷ tới, không chỉ ở Mỹ hay châu Âu mà ở khắp các nền dân chủ phát triển”(6).
Liệu chủ nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng?Câu trả lời là: Không có gì là không thể.
Chúng ta phải hết sức cảnh giác với chủ nghĩa dân túy, khi đất nước đang chủ động hội nhập sâu, rộng và toàn diện vào đời sống quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa, đòi hỏi “dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”(7) trong điều kiện “nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân còn hạn chế”… “có lúc, có nơi việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ”(8). Mặt khác, phải thẳng thắn nhìn nhận những yếu tố có tính nguyên nhân như phân tích ở trên đều tồn tại ở những mức độ phức tạp khác nhau trong đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó,“việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả, giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng”(9) là những điều kiện để các phát ngôn, hành động dân túy bộc phát.
Sự mong muốn thực hành dân chủ trong một bộ phận nhân dân, khi điều kiện thông tin chưa thật sự đầy đủ để có thể phân biệt rõ giữa dân chủ và dân túy, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa dân chủ và dân túy. Mặt khác, khi những phần tử cơ hội chính trị lợi dụng tình hình phức tạp để mưu đồ cá nhân, phe nhóm, dẫn đến nguy cơ một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hào hứng đón nhận các phát ngôn, hành động dân túy.
Để có thể phòng ngừa chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về những tác hại của chủ nghĩa dân túy, phải hạn chế tối đa “đất sống” của chủ nghĩa dân túy và cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một là, phải nhận diện và cảnh giác với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy trong đời sống chính trị Việt Nam. Có thể đánh giá, ở Việt Nam đã có những biểu hiện bước đầu của phát ngôn, lời nói, hành động mang tính dân túy. Ta dễ dàng nhận thấy những biểu hiện này qua các phát ngôn theo kiểu “nói cho sướng miệng”, không đúng chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng, bỏ qua những quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền của một vài cá nhân được sự tung hô của những tờ báo non nớt về chính trị, của một vài “thủ lĩnh” trên mạng xã hội, thu hút được quan tâm của quần chúng vì “lạ khẩu vị”. Thực tế ấy đã được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với cương lĩnh, đường lối, điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”(10). Nó rất gần với những gì đã và đang xảy ra trên thế giới, ở chỗ những phát ngôn, lời nói và hành động mang tính dân túy đã nhất thời lấy được lòng dân vì những cá nhân này đã biết khai thác tâm lý chán ngán của người dân về hình ảnh mô phạm, nhàm chán của các chính trị gia chính thống, “sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ, cực đoan nhưng dễ hiểu với đa số mọi người, hứa hẹn về quyền lợi cho số đông, thổi bùng ý niệm về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đa số và thiểu số…”(11). Ở một khía cạnh khác, những cá nhân, những con người hành xử theo hướng dân túy như đã nói ở trên cũng đã thu được những kết quả, trở thành “nhân vật của truyền thông”, thậm chí đã từng đạt đến vị trí cao trong nấc thang quyền lực. Công bằng mà nói họ cũng là những người có sức thu hút cá nhân, “hoạt ngôn”, tranh thủ được không ít người bằng kiểu hành xử “của người phúc ta” và biết cách “đầu tư” xây dựng các tờ báo, phóng viên “thân hữu”, các cây bút mạng có ảnh hưởng. Họ biết “chọn thời điểm để tỏa sáng, thường là những lúc người dân trong xã hội phải đối mặt với những khó khăn trở ngại trong cuộc sống do suy thoái kinh tế, bất ổn an ninh”(12).
Hai là, thực tế trên thế giới cũng cho thấy, sở dĩ người dân tin và đi theo phong trào dân túy hay ủng hộ các nhân vật dân túy cũng vì phần lớn là do sự điều hành kém hiệu quả của chính quyền trong giải quyết những bất bình và bức xúc của người dân, từ đó họ mong muốn có những người đại diện cho công quyền kiểu khác, thậm chí là một chính quyền khác mạnh mẽ và hiệu quả hơn, hiểu họ hơn. Có như vậy, may ra những nguyện vọng và mong ước của người dân mới được đáp ứng. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của cơ quan nhà nước; giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đề cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ”(13). Chính vì vậy, các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương phải hết sức có trách nhiệm tìm hiểu và hành động để giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, những nguyện vọng, lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Hành động của bộ máy cơ quan công quyền các cấp và của mọi cán bộ, công chức thực thi công vụ phải thực sự vì lợi ích chung, vì lợi ích chính đáng của nhân dân và dân tộc, để hành động theo đúng chỉ dạy của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm”; không chỉ và không thể chỉ vì lợi ích trước mắt, chỉ vì danh lợi cá nhân, chỉ vì tương hợp với “lợi ích nhóm” của mình, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân, của dân tộc.
Ba là, tiếp tục kiên định thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và sáng  tạo chiến lược đối ngoại trong hội nhập quốc tế,với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc theo phương châm “hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu, bất lợi”(14). Điều cần nhấn mạnh là, không chỉ vì quá cảnh giác với chủ nghĩa dân túy mà chúng ta lại tự cô lập, đứng ngoài “cuộc chơi”của thế giới. Song, cũng không phải chỉ vì muốn quan hệ và “làm ăn” mà phải luôn “làm theo đám đông”, mà phải chấp nhận, đánh đổi tất cả, và qua đó để cho chủ nghĩa dân túy có điều kiện xâm nhập và nảy sinh ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, các kênh đối ngoại và các hoạt động đối ngoại phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, chủ động và mềm dẻo để Việt Nam không bị cô lập với thế giới, không bị lệ thuộc vào thế giới và cũng không bị tác động tiêu cực bởi “chủ nghĩa dân túy”.
Bốn là, tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà trung tâm là đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ ta, là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng.
Như chúng ta biết, tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ tham nhũng, quan liêu, lợi ích nhóm, đã và đang làm tổn thương lòng tự trọng, danh dự và cũng đòi hỏi, thôi thúc hành động của những đảng viên chân chính, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong các biểu hiện ấy, có biểu hiện manh nha của chủ nghĩa dân túy, có biểu hiện là “cơ hội” cho dân túy bộc phát, lên ngôi. Vì vậy, cần nhận thức rõ rằng, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là “cuộc chiến đầy cam go, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng ta và chế độ ta”(15).
Nắm vững và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những kinh nghiệm xương máu từ truyền thống lãnh đạo cách mạng của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong toàn hệ thống chính trị, tạo chuyển biến về chất trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mìnhtự sửa đổi lối làm việc, khép mình vào kỷ luật của Đảng, nói và làm theo cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần bồi đắp niềm tin của Nhân dân về một Đảng là hiện thân của giá trị “đạo đức, văn minh”.
Năm là, phải tuyên truyền rộng rãi cho Nhân dân thấy rõ những biểu hiện, nguy cơ và tác hại của chủ nghĩa dân túy. Trong nhiều trường hợp, người dân không thể phân biệt được đâu là người theo hay không theo chủ nghĩa dân túy, dễ nhầm lẫn giữa người vô nguyên tắc, vô chính phủ với người mạnh mẽ đổi mới. Trong khi đó, sự cổ súy từ những cây bút có chủ ý hoặc do non nớt về chính trị của một số tờ báo và một số trang mạng xã hội sẽ đem đến sự nhầm lẫn trong đánh giá. Ngay từ bây giờ, cả hệ thống chính trị và mỗi công dân cần nhận thức rõ, biết cảnh giác và phải từng bước đấu tranh với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy dưới mọi màu sắc.
Đấu tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là một quá trình bền bỉ, dài lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là một phần rất quan trọng của đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Phải kiên trì làm công tác tư tưởng, đề cao sự phòng ngừa. Điều này đòi hỏi sự tất yếu và cấp bách phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các các cấp ủy, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông và sự tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân./.      

Võ Văn Thưởng
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương


(1) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(2) Michael Kazin: Trump và chủ nghĩa dân túy Hoa Kỳ, 1-2/2017
(3) Frank Decker (2004): Der neue Rechtspopulismus, Opladen, Leske+Budrich, 2.Auflage, S33(dẫn lại theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(4) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(5) Dẫn theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(6) Khi chủ nghĩa dân túy lên ngôi.Http://baotintuc.vn/  Thứ Sáu, 27/01/2017
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2016,tr.169
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2016,tr.168
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2016,tr.133
(10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2016,tr.195
(11) 2016 - Năm dân túy. Ngaynay.vn ngày 05/01/2017
(12) 2016 - Năm dân túy.  Ngaynay.vn ngày 05/01/2017
(13) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội,2016,tr.178
(14) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội,2016,tr.155
(15) Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, tháng 12 năm 2016

http://www.dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/chu-nghia-dan-tuy-va-nhung-canh-bao-doi-voi-viet-nam-483659.html
HÌNH TƯỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ THẾ GIỚI
(ĐCSVN) - Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nếu như trong thơ ca Việt Nam, hình tượng Hồ Chí Minh - với một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập tự do cho đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình nhân loại là một nguồn cảm hứng vô tận của sáng tạo thi ca thì trên thế giới, “Hồ Chí Minh – tên Người là cả một niềm thơ”, là biểu trưng của tinh thần thời đại…
 Thơ thế giới viết về Bác chủ yếu thể hiện qua cảm nhận về tầm vóc, những cống hiến và sức lan tỏa từ cuộc đời vĩ đại của một lãnh tụ. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo của các nhà thơ thế giới viết về Bác Hồ là sự ngợi ca, khâm phục, tự hào về một Con Người mà cuộc đời là sự hiện thân của của ý chí phấn đấu đến cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hòa bình nhân loại:
                                                  "Những trái tim lớn trong lòng nhân loại
                                                   Thường vượt không gian, thời gian
                                                   Đến với trái tim ta..."
                                                  (Nhiêu Vi Chất - Bác Hồ của chúng con)
Những câu trên đây của nhà thơ Campuchia đã khái quát một vấn đề lớn trong thơ thế giới: với những bậc vĩ nhân của thời đại, bản thân cuộc đời và những cống hiến của họ đã trở thành bài thơ đẹp nhất, đáng ca ngợi nhất.
Cảm phục vô hạn một bậc vĩ nhân của thời đại, nhà thơ Paven Antôkônxki (Liên-xô) trong "Bức tượng đồng trong rừng sâu", thông qua một kỷ niệm có thực đã ví Bác như một bức tượng đồng ngàn năm vẫn còn là khuôn mẫu. Còn Phêlich Pitarôđơrighêt (nhà thơ Cu-ba) thì khẳng định: tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi là một niềm thơ ngân vọng lòng người bởi những dấu ấn lịch sử, những đổi thay lớn lao cho dân tộc và loài người yêu chuộng hòa bình trên thế giới do tài năng, phẩm cách của Người kiến tạo. Những dòng thơ buồn man mác, thấm đượm sự cảm thông đưa người đọc trở về với quá khứ cực nhục của ngày xưa khiến tình cảm trong nhà thơ càng thêm lắng đọng: "Bởi vì Người đã đói mọi cơn đói ngày xưaVì Người đã chết hai triệu lần năm bốn nhăm khủng khiếpBởi vì Người đã mặc lên mọi tấm áo xác xơĐã đi chân đất với mỗi đôi chân trần của của người dân mất nước/ Bởi vì Người đã chất chứa nỗi tủi nhục của mọi người cùng cựcBởi vì Người đã từng chịu nỗi đau roi vọt đánh vào dân tộc... Và như thế Người đã nhận ra rằng:Bất cứ ở đâu con người cũng chỉ là một và đói khổ cũng chỉ là một/ Và Người cũng biết: ở đâu cũng một lòng căm uất và đường đi chỉ có một mà thôi..."
Nhan đề bài thơ cùng điệp khúc “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ với tình cảm chân thành của thi sĩ đã làm cho hình tượng trở thành khúc tráng ca có âm vang trùng điệp.
Bài thơ "Bác Hồ" của một nhà thơ Cu-ba khác - Lisanđơrơôtêrô - miêu tả Bác như một lãnh tụ thiên tài, một nhà chính trị, nhà tư tưởng và một nhà thơ lớn. Tác giả đã khái quát và cắt nghĩa bản chất của Người: "Để làm nên một người cộng sảnHồ Chí Minh gốc của dân và cũng chính là dân...".
Hình ảnh Bác còn là hiện thân của đức độ khiêm tốn, những phẩm chất cao quý nhất của một người cộng sản: "Trên ngực Người không đòi hỏi huân chươngTâm hồn Người bao trùm thế giới..."
Phẩm chất đó cũng được nhà thơ Inđônêxia Đagiô thể hiện trong cách nói ẩn dụ về "vẻ bên trong của viên ngọc": "Khi đức độ đã ngời như ngọc quýThì có nghĩa gì chiếc ghế phủ nhung êm."
Dành trọn cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, với Bác, điều quý nhất, niềm mong mỏi sâu nặng nhất là cơm no áo ấm, tự do hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam, cho hòa bình nhân loại. Người muốn đi tìm trong sự áp bức, bất công cái ý nghĩa chân chính nhất vẻ đẹp ngời sáng của phẩm giá con người - nói như Phêlich Pitarôđơrighêt: "Còn cao hơn miếng cơm, danh vọngCao hơn cả trường tồn cuộc sống..."
Tầm vóc của một nhà tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh còn được cảm nhận từ góc độ một con người rất đỗi gần gũi. Phẩm giá "sống hiên ngang mà thân ái chan hoà" vừa vĩ đại vừa chân thành giản dị ấy được nhà thơ Pháp Mađơlen Ripphô miêu tả: "Người cầm hai bó hoa hồngTựa như những đoá ta trồng vườn hoaHỏi thăm tin tức chúng taHiểu dân tộc Pháp hơn là bạn, tôi…" Đó là hình ảnh đẹp nhất - hình ảnh một con người tỏa lòng nhân ái bao la và ánh sáng diệu kỳ từ một tâm hồn cao đẹp.
*
*     *
Viết về Người, đặc biệt các nhà thơ còn ca ngợi tình yêu thương sâu nặng của Người với trẻ thơ. Ghêoocghi Vêxêlinôp - một nhà thơ Bulgari có vinh dự được tiếp xúc và cảm nhận được điều đó qua tấm lòng bao dung mênh mông của Bác, đã kể lại ấn tượng có lẽ chẳng bao giờ phai mờ trong tâm trí: "Một lãnh tụ và một trẻ thơĐã hiểu nhau tự bao giờChân thành và bền chặtVà con tôi cứ tự hào nhắc mãiHai bố con mình hôm ấyĐã cùng nói chuyện với Hồ Chí Minh..."
Sự giản dị, đức khiêm nhường và tình cảm gắn bó với trẻ thơ trong bài thơ này gợi nhớ một kỷ niệm mà lòng nhân hậu của vị lãnh tụ Việt Nam từng khiến cho kẻ thù của dân tộc và những người có lương tri trên thế giới hết lòng cảm kích. Đó là chuyện Bác Hồ gửi một quả táo cho một em bé Pháp sau hội nghị Phôngtenbơlô năm 1946.
Bên cạnh việc khắc họa hình ảnh một con người giàu lòng nhân ái, thơ thế giới còn tập trung ca ngợi Bác ở khía cạnh một nhà tư tưởng lớn của thời đại, một lãnh tụ thiên tài. Qua thơ, hình ảnh Bác hiện lên như một vị thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm, tự tin vững lái con tàu cách mạng Việt Nam vượt qua phong ba, bão tố đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Êoan Maccôn, nhà thơ Anh trong bài thơ "Hồ Chí Minh" đã viết: "Hồ Chí Minh - ông già thuyền trưởngĐã từng qua bảy biển năm châu".
Trong bài thơ "Hồ Chí Minh", Trabani Akhơmet - nhà thơ Angiêri khẳng định: tinh thần đấu tranh không mệt mỏi của Người kiên trì chống lại áp bức đến cùng đã trở thành một tấm gương, một biểu tượng khiến kẻ thù phải vô cùng khiếp đảm: "Tên của Người đồng nghĩa với danh từ chống đế quốcTên của người cao hơn mây bayTên của Người cao hơn đại bácTiếng nói của Người dội vang đất nướcKêu gọi nhân dân cầm vũ khí đứng lên." Tiếng nói của Người khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của cả dân tộc sau bao năm chìm trong khổ đau, quyết vùng lên đòi quyền sống, quyền hạnh phúc. Tiếng nói của Người là sấm sét trong giông tố cách mạng trút xuống kẻ thù - đó là ý chí quật cường của tủi cực, hờn căm chất chứa từ những đêm trường bị áp bức. Enxơtơ Sumakhơ, nhà thơ Đức ca ngợi Bác như hiện thân của sức mạnh tuyệt vời, mỗi nét phẩm chất cao quý của Người đều là một vũ khí chiến đấu sắc bén: "Ôi! Hiền dịu của Bác HồChính là sức mạnh của lòng ta đóĐức vị tha của Người vạch mặtSự đê hèn của quân thù nghịchChí kiên cường của NgườiChuyển rung trái đất."
Và, nếu như Enxơtơ Sumakhơ ví Bác như "người gieo mầm cách mạng" thì Amrita Pritam - nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ lại thể hiện hình ảnh Bác như một con người cần mẫn gieo mầm sự sống, qua bài thơ "Hồ Chí Minh" với sự ngưỡng mộ tuyệt đối và vô cùng tôn kính.
*
*     *
Ca ngợi Bác, tình cảm của các nhà thơ trên khắp hành tinh đã có nhiều phát hiện độc đáo, thể hiện những khía cạnh phong phú trong bản chất vĩ đại của Người, phản ánh khá toàn diện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Nói như nhà thơ Ấn Độ Môninđra Ray: "Hồ Chí MinhNgười đã hồi sinh cuộc sốngNgười là vầng dươngĐang đem lại bình minh cho nhân loại."
Việt Nam là niềm tự hào của nhân loại tiến bộ chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Những chiến công của Việt Nam chẳng những đã đưa một đất nước từ trong đêm dài nô lệ đau thương lên vị thế ngang tầm vinh quang thế giới mà còn góp phần tìm lại cho nhân loại những giá trị chân chính của chính nghĩa, công lý, tự do, niềm tin và những giá trị tinh thần khác đã từng bị chà đạp. Niềm vinh quang của dân tộc Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tượng trưng cho chiến thắng, ý nguyện hòa bình và hạnh phúc của loài người. Đêvit Anxơn, nhà thơ Mêhicô đã gửi đến Bác tâm tình của những người du kích khi còn đang trong cuộc chiến đấu ác liệt: "Chúng tôi những người du kíchỞ châu Mỹ la tinhTrong rừng sâuNghe tiếng bước chân NgườiNhững bước chân đã dẫn đầu cuộc chiến tranh giải phóngNgười luôn bên cạnh chúng tôiVì tinh thần của Người vẫn còn mãi mãiSẽ chiếu sángCon đường của chúng tôi đi."
Đó là một niềm hy vọng lớn lao, niềm tin sắt đá của nhân loại nói chung và các dân tộc đang đấu tranh giải phóng áp bức nói riêng. Có lẽ vì thế, không nỗi đau nào xót xa hơn nỗi đau của người con mất cha, dân tộc phải vĩnh biệt lãnh tụ yêu kính của mình. Ngày Bác Hồ vào cõi vĩnh hằng, cả dân tộc và nhân loại tiễn đưa Người trong những dòng nước mắt tiếc thương vô hạn "đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa", nỗi đau thấu cả đất trời! Cụ Riôkêônisi - vị cao tăng hơn 100 tuổi, có uy tín lớn trong giới Phật tử và nhân dân Nhật Bản - khi được tin Bác mất đã đau xót, bỏ ăn và với lòng ngưỡng mộ đã viết lên những dòng thơ trĩu nặng nỗi lòng: "Trời xanh đón người cứu nước vềĐau lòng, chúng sinh trên đường mêXưa nay hiếm bậc lão anh kiệtChiếc lá thu bay: trời ủ ê!"
Nữ thi sĩ Blaga Đimitơrôva nói thay cho nỗi bàng hoàng, sững sờ tưởng chừng không thể nào tin được của cả nhân dân Bungari khi nghe vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã qua đời. Nhà thơ Haiti Ranê Đêpêxtrơ đã gợi lại tiếng khóc, nỗi đau âm thầm vò xé trái tim người thanh niên yêu nước, người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc trên boong tàu lúc ra đi tìm đường cứu nước - đó là những giọt nước mắt vì đất nước đắm chìm trong cực nhục đau thương; còn "ngày nay, toàn thế giới không sao cầm được nước mắt trước thi thể của Người vừa lặng tắt" - đó là tiếng khóc thương tiếc một người thầy, một người đồng chí lỗi lạc. Sự đối lập hai hoàn cảnh nảy sinh tiếng khóc làm tăng thêm giá trị biểu cảm của bài thơ đồng thời thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước nỗi mất mát, đau thương của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, tên tuổi, sự nghiệp và công ơn của Bác vẫn mãi tượng trưng cho những giá trị tinh thần cao đẹp nhất, và bất diệt, như bài thơ của nhân dân Hy Lạp đề dưới bức ảnh Bác Hồ: "Người đã trở thành bất tửNgười đã đứng vào hàng ngũNhững vị anh hùng của đỉnh Acôrôpôn."
*
*     *
Hình tượng Bác đã được quốc tế hóa, được kết tinh trong những dòng thơ ngân vang xúc động, những tình cảm trìu mến, chan chứa tự hào của loài người tiến bộ về Bác, về dân tộc Việt Nam. Điều đó thể hiện sự hiểu biết tinh tế, sức cảm nhận sâu xa và tình cảm chân thành của bầu bạn khắp năm châu đối với Bác Hồ - như nhận định của Phêlich Pitarôđơrighêt - "một trong những con người kỳ diệu ít có, những con người như những tảng đá lớn làm nền cho nhân loại, những con người qua cuộc đời của mình đã dạy cho mọi người hiểu rằng: đối với con người không có đỉnh cao nào là không thể đạt tới"./.                         
                                                             
Nguyễn Trọng Hoàn
http://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/hinh-tuong-bac-ho-trong-tho-the-gioi-483682.html

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...