Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG THƯ NGỎ, GÓP Ý ĐẠI HỘI XIII ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC


                                                                                          [1]

Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiến hành các bước chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII. Lợi dụng thời điểm diễn ra sự kiện quan trọng này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, chống phá dưới nhiều hình thức, như “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho Đại hội XIII”…
Họ cho rằng, Đại hội XIII là thời cơ để đổi mới chính trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng nhà nước dựa trên nền tảng “xã hội dân sự”. Thực chất, ẩn khuất đằng sau những góp ý này là ý đồ xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hình thức “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho Đại hội XIII” như trên đã trở thành hoạt động mang tính “truyền thống” mỗi kỳ Đại hội Đảng. Nếu thiếu nhận thức chính trị, chỉ nhìn qua những bản góp ý, trao đổi được chuẩn bị khá dày dặn này (có bản dài đến 50 trang) có thể sẽ khiến nhầm lẫn đó là “sự góp ý tâm huyết”. Song kỳ thực, vấn đề đã trở nên cũ rích từ nhiều kỳ đại hội trước được diễn đạt lại với giọng điệu mới tinh vi, được che đậy bởi nghệ thuật sử dụng ngôn từ trau chuốt mà “hoa ngôn xảo ngữ”.
Họ trình bày nhiều vấn đề, nhất là những vụ việc gây rối mang màu sắc chính trị nơi này, nơi khác, một số người mệnh danh là “dân chủ” được thể bới lại và tung hô lên “vấn đề đa đảng” hòng đánh lừa hoặc lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin theo ý đồ chính trị của họ.
Điển hình trên các trang mạng, blog hải ngoại, mạng xã hội đăng tải bản “Góp ý cho Đại hội XIII”, tác giả sau trình bày những nội dung như “Đánh giá về tình hình mới”, quy kết Đảng “giác ngộ yếu kém yếu tố dân tộc, dân chủ đã tạo ra nỗi đau về hòa hợp dân tộc”, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng 43 năm xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát huy sức mạnh quốc gia”… đã giả bộ “khẩn thiết kiến nghị” rằng: Chừng nào ở Việt Nam chỉ có độc tài, độc nhất một đảng lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ chân chính được; ở Việt Nam muốn phát triển, muốn có dân chủ thực sự thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng, “xã hội dân sự” như nước ngoài.
Nhiều phần tử cơ hội chính trị “theo đóm ăn tàn”, “tát nước theo mưa” bôi nhọ Đảng, phủ nhận vị trí, vai trò cầm quyền qua cái gọi là “góp ý”, “trao đổi”. Hay trong bài “Trao đổi về Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam”, có vị giáo sư già phản Đảng xuyên tạc rằng “Chủ nghĩa Mác - Lênin như một cái mành che mắt, vì sự kiên trì Mác - Lênin như một cái chụp lên đầu, trong chế độ độc đảng toàn trị Việt Nam thì làm gì có dân chủ, do đó không cần đảng lãnh đạo”...
Các luận điệu dưới mác góp ý trên, kỳ thực là mưu toan xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong Điều 4, Hiến pháp 2013.
Nói cho cùng, bản chất của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, thậm chí nhiều giai cấp, sự xuất hiện của một đảng hay nhiều đảng chính trị cũng là lẽ bình thường. Dù dưới màu sắc chính trị hay xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo, tên gọi có khác nhau, nhưng đảng thực chất là đảng chính trị, đảng nào cũng đều hướng tới việc cầm quyền, trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một giai cấp, mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng. Trong thực tiễn, có thể là một đảng lãnh đạo, hoặc nhiều đảng tranh giành quyền lãnh đạo xã hội theo chế độ nghị trường. Không có một đảng lãnh đạo hoặc không lập được liên minh lãnh đạo giữa các đảng thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn.      
Dân chủ, dưới sự lãnh đạo của đảng chính trị là dành cho số đông hoặc dành cho thiểu số. Lịch sử các hình thái dân chủ không nằm ngoài điều đó. Dưới chủ nghĩa tư bản, dân chủ nằm trong tay giai cấp tư sản, được tổ chức thành nhà nước tư sản và nhà nước đó bảo đảm quyền dân chủ cho một số ít người là giai cấp tư sản nhằm chống lại đông đảo những người lao động. Ở đó, dân chủ chân chính là thứ bị giai cấp tư sản lợi dụng, bị biến thành thứ dân chủ nửa vời, không triệt để ở mọi cấp độ và tính chất, chỉ trong tay bộ phận thiểu số là giai cấp tư sản chứ không phải quảng đại quần chúng nhân dân lao động.
Họ nói, dân chủ là phải đa đảng. Nhưng thực tế lại không như vậy. Chẳng hạn, ở một số nước tư bản như Hoa Kỳ - được mệnh danh là “thiên đường tự do”, trong suốt hàng trăm năm qua kể từ khi ra đời, trong bối cảnh nhiều đảng, nhưng thực chất chỉ có hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền. Tuy là hai đảng nhưng khó ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa hai đảng đó, và nếu có khác nhau thì chỉ ở tên gọi và một số chính sách nhất định mà thôi.
Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản với lịch sử hơn 100 năm, người đại diện và đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của hàng triệu công nhân và những lý tưởng cao đẹp, có thời kỳ bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các đảng viên của đảng luôn bị đe dọa, bị khủng bố; luật pháp “khoanh tròn” hoạt động của Đảng Cộng sản trong không gian chính trị nhỏ bé và ngột ngạt nên chẳng có cơ may phát triển, còn nói gì đến cái gọi là dân chủ trong việc đấu tranh giành vị trí cầm quyền?
Trong XHCN, dân chủ là quyền làm chủ đất nước, xã hội và làm chủ bản thân mình một cách toàn vẹn. Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra một cách dân chủ, công khai và vì lợi ích của nhân dân. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân lao động và được quyết định bởi chính nhân dân. Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền XHCN là công cụ trong tay nhân dân, để nhân dân thực hiện quyền làm chủ một cách toàn diện và tự do, nhằm bảo vệ quyền làm chủ của chính mình và độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền của dân tộc khác.
Mặt khác, thể chế chính trị, Nhà nước pháp quyền đó cũng chống lại tất cả những gì xâm phạm tới và làm tổn hại tới quyền dân chủ của nhân dân lao động. Do đó, dân chủ XHCN vừa là mục tiêu cao cả, vừa là động lực căn bản và mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và tiến bộ toàn diện không ngừng của nhân dân, đất nước với phẩm giá con người được thừa nhận một cách đầy đủ, tôn trọng và bảo vệ.
Lấy hiện trạng ngày nay xã hội còn những tồn tại, những hạn chế, nhiều vấn đề mất dân chủ, điển hình là những vụ án mà cá nhân lãnh đạo vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ để quy đó là lỗi cơ chế, là lỗi hệ thống? Đó là sự quy kết hoàn toàn sai lệch. Không có bất cứ xã hội nào tránh được những hạn chế khi thực hiện. Với Việt Nam, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN tất còn nhiều tồn tại chưa dễ gì gỡ bỏ, và việc xảy ra những vấn đề mất dân chủ ở một số bộ phận, nơi này nơi khác là biểu hiện của tồn tại xã hội mà chúng ta đang đấu tranh, ngăn ngừa, đó không phải là bản chất của xã hội XHCN.
Như vậy, có thể thấy bằng giọng điệu tinh vi để vu khống chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sẽ không có dân chủ, họ cổ súy tư tưởng bài xích Đảng, từ đó thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi thực hiện nhà nước “tam quyền phân lập”. Phương thức, thủ đoạn rất nguy hiểm mà phần tử cơ hội chính trị, phản động sử dụng trong các “kiến nghị”, “góp ý”, “trao đổi” là đề và gửi đến cơ quan cao nhất của Đảng, đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sau đó phát tán trên các trang mạng hải ngoại, blog phản động, mạng xã hội. Người đọc cần phải tỉnh táo nhận diện, tránh bị cuốn vào trận địa xảo trá của họ, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng.



[1] Bài viết của Lê Thế Cương đăng trên Báo Công an Nhân dân điện tử, ngày 02/09/2019

TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI LẠI DIỄN TRÒ HỀ


                                                              [1]

Rạng sáng 13-9-2019, tại Berlin (Đức), tổ chức Phóng viên không biên giới lại giở chiêu trò trao giải Tự do báo chí, hạng mục “Ảnh hưởng” cho Phạm Đoan Trang, đối tượng từng có nhiều hành động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Vậy đâu là sự thật về tổ chức Phóng viên không biên giới và vì sao lại dựng Phạm Đoan Trang để trao giải?
Phóng viên không biên giới “hành, ngôn bất nhất”
Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (Tiếng Pháp: Reporters sans frontières: RSF) là một tổ chức phi chính phủ với phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Mục đích của họ được cho là bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ.
Tổ chức này lấy Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền làm cơ sở để hành động. Phóng viên không biên giới được Robert Ménard, Rémy Loury, Jacques Molénat và Élmilien Jubineau sáng lập tại Montpellier, Pháp, năm 1985. Hiện, tổ chức này có trụ sở tại quận 2, Paris; mở văn phòng tại Berlin, Brussels, Geneva, Madrid, Rome, Stockholm, Tunis, Washington DC.
Văn phòng đầu tiên của họ ở châu Á, đặt tại Đài Bắc, Đài Loan vào tháng 7-2017. Ngoài ra tổ chức còn hoạt động chung với 150 thông tin viên, phóng viên trên khắp các châu lục cũng như với hàng chục tổ chức đảng phái độc lập với chính phủ.
Viện dẫn Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc về nhân quyền, tự do ngôn luận, tổ chức này tuyên bố theo đuổi tự do chân lý khách quan là một yếu tố của phẩm giá và tự do của con người, cho rằng tự do ngôn luận và thông tin là tự do đầu tiên.
Những phương châm mang nhiều ý nghĩa câu từ mỹ miều hơn là khẳng định giá trị hành động mà họ đưa ra: “Phóng viên không biên giới – RSF là tổ chức lớn nhất thế giới bảo vệ tự do báo chí, được hiểu là quyền tự do của con người để thông báo và được thông báo”. Với những tuyên bố và phương châm hành động như vậy, song thực tế, hoạt động của tổ chức này có đúng tôn chỉ, mục đích? Các báo cáo, giải thưởng có mang tính khách quan, chân thực?
Đối với Việt Nam, báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới thường niên vu cáo Việt Nam, cho rằng các cơ quan báo chí đều hoạt động dưới sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam nên “nguồn tin độc lập duy nhất mà hiện nay người dân có thể tiếp cận chính là từ các blogger và nhà báo tự do”.
Tổ chức này xuyên tạc chính quyền cộng sản “đang tìm cách đàn áp và sách nhiễu nhiều blogger thông qua việc sử dụng công an thường phục”; vu cáo đã có nhiều blogger và nhà báo tự do bị bỏ tù bởi các tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo các điều luật 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Theo Wikipedia dẫn một điều tra của 2 nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà nước WDR (Đức) thì tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỉ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarno hàng triệu đô la Mỹ và từ Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Mỹ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.
Rồi nhà tài trợ là nhà công nghiệp vũ khí và “ông hoàng” truyền thông đại chúng của Pháp Serge Dassault, tập đoàn truyền thông đại chúng Vivendi và nhà tỉ phú Franois Pinault. Ngoài ra công ty quảng cáo nổi tiếng Saatchi & Saatchi tại New York đều thực hiện miễn phí toàn bộ các hoạt động chung quanh quan hệ công chúng cho tổ chức này.
Theo thông tin chính thức của RSF, ngay từ 2013, nguồn ngân sách hoạt động hằng năm lên đến nhiều triệu euro, trong đó có đến trên 70% do các chính phủ và các nhà tài phiệt tài trợ.
Với thực tế tài chính như vậy, đủ hiểu để tổ chức này hoạt động vì ai, nhằm mục đích gì. Những cái gọi là “xếp hạng tự do báo chí” hằng năm đối với các quốc gia hay giải “nhân quyền”, “tự do báo chí” mà RSF thực chất chỉ giống như “mồi câu”, nhử các cá nhân có hành vi chống đối nhà nước sở tại cố gắng “lập thành tích” bằng các trò quấy phá, chống đối để lĩnh thưởng! “Ăn cây nào rào cây đấy”, RSF chủ yếu phục vụ mục đích chính trị của các thế lực núp sau cái bóng gọi là tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền.
Do vậy, người ta cũng dễ hiểu, xếp hạng của RSF luôn dựa vào danh sách củaBộ Ngoại giao Mỹ dành sự “quan tâm” ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các nước như Iran, Syria, TriềuTiên, Việt Nam, Cuba, Trung Quốc; tuy nhiên lại né tránh, không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của Mỹ và các đồng minh.
Thí dụ, RSF không đưa tin về những người hoạt động trên lĩnh vựctruyền thông bị giết hại tại Philippines, mặc dù từ năm 1986 đến nay có 176 nhà báo bị giết hại ở nước này. Rồi trường hợp 5 người Cuba bị giam ở Miami, nhà báo M.A.Jamal (M.A.Gia-man) bị kết án tử hình, nhưng RSF không đề cập qua bất cứ câu chữ nào trong các bản báo cáo.
Nói về RSF, ngay trên quê hương của Phóng viên không biên giới, đúng như Giáo sư Salim Lamrani - nhà văn và nhà báo người Pháp chuyên về quan hệ Mỹ-Cuba - trên tạp chí “Nghiên cứu toàn cầu” trong bài “Sự lừa dối của Phóng viên không biết giới”, ông viết: “Như người ta có thể dễ dàng thấy, Phóng viên không biên giới không phải là một nguồn đáng tin cậy. Chương trình nghị sự chính trị ẩn giấu của nó đã trở nên quá rõ ràng và ác ý của nó đối với một số quốc gia nằm trong danh sách đen của Mỹ hầu như không phải là vấn đề trùng hợp.
Những đóng góp hào phóng nhận được từ NED giải thích sự liên kết của RSF với Nhà Trắng.Robert Menard không chỉ đạo một tổ chức bảo vệ các quyền tự do báo chí, mà thay vào đó, một văn phòng tuyên truyền được tài trợ bởi các tập đoàn kinh tế và tài chính phục vụ cho thế lực hùng mạnh”. Hay như nhà báo Safaa Kasraoui của tờ Moroco World News đánh giá: “Báo cáo của RSF là sai lệch, không chính xác và không tính đến, theo cách khách quan và vô tư của nhiều chỉ số tích cực về môi trường cởi mở và tự do do báo chí”.
Phạm Đoan Trang: Khi niềm tin lạc lối
Theo dõi hoạt động của Phóng viên không biên giới nhiều năm, nhiều người không lấy làm bất ngờ trong nhiều ngày qua, RSF công bố danh sách đề cử và ngày 13-9-2019 vừa qua tổ chức trao giải tự do báo chí cho 3 người, trong đó có Phạm Đoan Trang. Cô ta là ai?
Phạm Đoan Trang, sinh năm 1978 tại Hà Nội trong một gia đình cơ bản, được ăn học tử tế, từng là học sinh trường Hà Nội – Amstesdam. Nhiều người phải thừa nhận Phạm Đoan Trang có năng lực học hành, viết lách sắc sảo, có tài năng, từng là phóng viên có triển vọng tại nhiều tờ báo ở Việt Nam như: Vnexpress, Vietnamnet, Pháp luật… Tuy nhiên, có chút năng lực nhưng vì các động cơ cá nhân, Phạm Đoan Trang đã đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, nhân dân, Đảng và Nhà nước.
Trong nhiều bài viết, nhiều cuốn sách như: “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”... (đều xuất bản chui), Phạm Đoan Trang xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam, kích động những người nhẹ dạ cả tin tham gia biểu tình, chống phá chính quyền, nhà nước, làm mất an ninh trật tự, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định chính trị ở Việt Nam.
Trong phát ngôn cũng như hoạt động của mình, Phạm Đoan Trang bất chấp đạo lý, luôn thể hiện cái gọi là tinh thần “dấn thân”, đã liên kết với một số blogger chống phá dưới các trướng “dân chủ”, “xã hội dân sự”, hô hào mang lại “tự do, dân chủ, nhân quyền” cho Việt Nam! Nguy hiểm hơn, đối tượng này được cho là thành viên, phối hợp tích cực với Tổ chức Việt Tân (tổ chức đã được Bộ Công an xếp vào tổ chức khủng bố), “ngưu lai, mã khứ tầm quy” cùng với Phạm Chí Dũng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải... “nội công, ngoại kích”, không từ âm mưu, thủ đoạn nào nói xấu đất nước, chế độ, lên án xã hội, vu cáo chính quyền đến thực hiện âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Với thủ đoạn “dẫn lang nhập thất”, Phạm Đoan Trang liên hệ với nhiều tổ chức, ủy ban nhân quyền quốc tế để đối thoại, thảo luận trước các báo cáo định kỳ phổ quát liên quan đến tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam; trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông, mạng hải ngoại vu cáo thực tiễn vấn đề quyền con người. Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch của các tổ chức, cộng đồng quốc tế, gây sức ép đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập, đàm phán, ký kết các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Với một chân tướng như vậy, thật kệch cỡm cho một giải tự do báo chí “treo đầu dê, bán thịt chó” của RSF và cũng thật tiếc cho một niềm tin lạc lối, không biết “quay đầu là bờ”…


[1] Bài viết của Lê Vĩnh Bình đăng trên Báo Công an Nhân dân điện tử, ngày 16/09/2019

THỦ ĐOẠN XUYÊN TẠC MỐI QUAN HỆ VIỆT – TRUNG



                                                                                            Trung Nguyễn



Thời gian gần đây, lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, đặc biệt ở Biển Đông, không ít những cá nhân đóng vai “người yêu nước”, “chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” đã viết bài phát tán trên internet, mạng xã hội với những giọng điệu nhằm xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Nhất là sau khi Phó Thủ tướng Phạm bình Minh có bài phát biểu tại kỳ họp thứ 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc về chủ nghĩa đa phương, trong đó có nội dung kêu gọi các nước có liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, cần kiềm chế những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳn; trên một số trang mạng phản động trong và ngoài nước đăng tải, phát tán nhiều bài, ảnh có nội dung xuyên tạc sự thật như đối tượng Nguyễn Ngọc Chu với bài “Sao không chỉ mặt gọi tên Trung Quốc?”, hay của Đỗ Ngà với bài “Kêu oan nhưng không tố cáo kẻ thù, chỉ có cộng sản?... Với thủ đoạn vẫn tinh vi như trước, từ những nguồn tin, những tài liệu không có thật với những hình ảnh minh họa với những “lập luận” có vẻ rất “hợp lý, lôgic”.
Quan hệ giữa Việt – Trung là mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, độc lập, tự chủ, bình đẳng, cùng có lợi. Mối quan hệ ấy, do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối của hai nước đặt nền móng và dày công vun đắp trong suốt gần 70 năm qua. Đó, là tài sản quý báu được hai nước gìn giữ, kế thừa và phát triển. Đặc biệt, từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ (tháng 11-1991), với việc bình thường hóa quan hệ của hai nước đã thúc đẩy mối quan hệ và tạo điều kiện cho hai nước phát triển nhanh về kinh tế - xã hội. Trên thế giới, hiếm có mối quan hệ nào phát triển nhanh chóng như quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa.
Thế hiện thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực… Hai nước Việt – Trung đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008). Hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên giới – lãnh thổ: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000); ký Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (năm 2004)… trong năm 2018, hai nước đã tiến hành kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung.
Là những người Việt Nam yêu nước, chúng ta phải nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch và giữ gìn, phát triển mối quan hệ tốt đẹp Việt – Trung kiên quyết đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch và  luôn bảo vệ thành quả tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác Việt – Trung là bằng chứng rõ ràng nhất bác bỏ chiêu trò bịa đặt, xuyên tạc sự thật.


Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...