Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

CẦN NHẬN RÕ SỰ XUYÊN TẠC VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH QUA HAI TÁC PHẨM CỦA DƯƠNG THU HƯƠNG VÀ TRẦN HUY QUANG



                                                                                       Cường Trần
Ngày 19/5 năm nay, toàn thể đất nước, dân tộc Việt Nam kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên tuổi, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người sẽ còn trường tồn mãi mãi với non song, đất nước con người Việt Nam và với bè bạn năm châu. Tuy nhiên, đây cũng là “dịp” để các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước lại “ngóc” dậy và tung ra những thông tin thất thiệt, viết vài ba tác phẩm xuyên tạc, bóp méo sự thật, nhằm phủ nhận tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, chúng tập trung vào chống phá và đòi phủ nhận sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công lao to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với đất nước ta không chỉ là giành độc lập, tự do cho dân tộc, chấm dứt gần một trăm năm chế độ thuộc địa thực dân và hàng nghìn năm chế độ quân chủ phong kiến mà còn thiết lập nên nền móng cơ bản của một chế độ hã hội mới, xây dựng nền cộng hòa dân chủ thực sự đem lại độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Công lao đó, toàn dân tộc Việt Nam và bạn bè tiến bộ trên thế giới đã ghi nhận. Vậy mà, trong Đỉnh cao chói lọi (cuốn tiểu thuyết có nhân vật chính là “Chủ tịch nước” - một hình ảnh mô phỏng và xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Dương Thu Hương đã triệt để phủ nhận chế độ hiện tại ở Việt Nam, coi đó là một xã hội hạ đẳng, thụt lùi và quy tất cả trách nhiệm vào Hồ Chí Minh - người khai sinh chế độ. Phủ nhận công lao của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp kiến quốc, Dương Thu Hương phủ nhận cả thành quả của Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến do Đảng ta và Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cái nhìn đen tối của Dương Thu Hương không chỉ cho thấy sự cực đoan, phiến diện trong tư duy và nhận thức, mà còn bộc lộ cả sự bạc bẽo, vô ơn. Tương tự, truyện ngắn Linh nghiệm của Trần Huy Quang lại mô phỏng thời khắc người thanh niên Nguyễn Ái Quốc gặp chủ nghĩa Lênin với giọng điệu châm biếm, giễu nhại. Bằng lối viết ẩn dụ, truyện ngắn này phụ họa cho luận điệu của Nguyễn Thuyên - Minh Võ, rằng Hồ Chí Minh đã “chạy theo một chủ nghĩa ngoại lai để đem tai họa về cho dân tộc”; đồng thời, xuyên tạc nhân cách lãnh tụ khi ám chỉ Hồ Chí Minh đã lợi dụng quần chúng nhân dân để đạt được mục đích của đời mình.
Chúng ta cần nhận thức rằng, những tác phẩm trên đây chính là luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chúng muốn “hạ bệ thần tượng”, phủ nhận công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xuyên tạc về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Cần phải lên án và bài trừ tận gốc những tư tưởng, quan sai trái phản động này.
                                                                                     QC.504


NHẬN DIỆN ĐÚNG ĐỂ ĐẤU TRANH CÓ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG



Trong Cao
Càng gần đến ngày diễn ra Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch càng gia tăng các hoạt động tuyên truyền chống phá với nhiều thủ đoạn tinh vi. Hoạt động của chúng không còn được thực hiện đơn lẻ mà được tiến hành ồ ạt theo kiểu “chiến dịch”, với việc huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện, tuyên truyền tập trung về một chủ đề thống nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cần nhận diện để chủ động đề ra các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, chính trị không ngừng gia tăng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống, tiêu biểu là: Tuyên truyền xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; Tuyên truyền tẩy chay Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Tuyên truyền bàn luận nhân sự Đại hội XIII, tuyên truyền cái gọi là “Chiến dịch xuống đường vì dân chủ”, “Chiến dịch bất tuân dân sự”, “Chiến dịch khai dân trí”… Tất cả hoạt động chống phá trên đều nhằm tới mục tiêu: Phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng; phá hoại Đại hội XIII của Đảng.

Các hoạt động tuyên truyền chống phá trên đây của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Một là, khởi xướng các hoạt động tuyên truyền đó chủ yếu là các trung tâm, tổ chức thù địch Việt Nam ở nước ngoài như: Các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong như: Việt Tân, Đảng Dân chủ nhân dân, Đảng Vì dân; các trung tâm truyền thông nước ngoài như: Đài BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt; các tổ chức quốc tế, NGO nước ngoài như: Theo dõi Nhân quyền thế giới - HRW, Ân xá quốc tế - AI, Phóng viên không biên giới - RS. Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng còn được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt với sự phối hợp của nhiều lực lượng thù địch cả trong và ngoài nước, nhất là số dân biểu cực hữu trong chính giới các nước Mỹ, phương Tây; số đối tượng chống đối chính trị trong nước.
Hai là, nội dung hoạt động tuyên truyền được hướng theo một chủ đề thống nhất, như: Tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; tuyên truyền chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội; tuyên truyền xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, vấn đề nhân sự Đại hội XIII…
Ba là, các hoạt động tuyên truyền được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, với nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Các hoạt động tuyên truyền chống phá Đại hội Đảng XIII chủ yếu được tiến hành vào thời điểm trước và trong khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng. Đặc biệt, ngay trước thời điểm diễn ra Đại hội, các hoạt động này sẽ được gia tăng về cấp độ, tính chất và quy mô, sau đó sẽ giảm dần và kết thúc khi Đại hội Đảng XIII của Đảng kết thúc. Trong khoảng thời gian này, các thế lực thù địch, phản động sẽ tập trung huy động cùng lúc nhiều lực lượng, phương tiện tham gia nhằm làm gia tăng mức độ, tính chất, phạm vi tác động, ảnh hưởng của hoạt động tuyên truyền.
Bốn là, mục đích trực tiếp của các hoạt động tuyên truyền chống phá Đại hội XIII của Đảng là nhằm phá hoại công tác chuẩn bị Đại hội, phá hoại công tác nhân sự; phá hoại các dự thảo văn kiện; gây mâu thuẫn, chia rẽ, nghi kỵ, mất đoàn kết nội bộ Đảng; làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên với Đảng, Nhà nước và chế độ; làm cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII không diễn ra theo kế hoạch hoặc không đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, chúng còn hướng tới những mục tiêu khác như: Xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng; hạ thấp uy tín và thành quả cách mạng; gây nhiễu loạn thông tin; gây mâu thuẫn, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ; kích động các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Các hoạt động tuyên truyền chống phá Đại hội Đảng XIII của các thế lực thù địch thời gian qua không chỉ tạo ra sự nhiễu loạn thông tin, gây ra những hoài nghi, hoang mang, mất niềm tin trong một bộ phận quần chúng, cán bộ, đảng viên mà còn tác động, ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự và quá trình chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Từ nay đến khi diễn ra Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị, bất mãn sẽ càng đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá. Đặc biệt, chúng sẽ triệt để khai thác các ứng dụng, dịch vụ, tiện ích trên không gian mạng để tán phát “đơn thư”, “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “bản lên tiếng”, “đơn tố cáo”, qua đó gây áp lực hoặc hạ uy tín, tạo luồng dư luận xấu về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và chủ động đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền này.

SỰ PHIẾN DIỆN TRONG “BÁO CÁO NHÂN QUYỀN QUỐC GIA NĂM 2019” CỦA BỘ NGOẠI GIAO MỸ



Trọng Cao

Ngày 11/3/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo nhân quyền quốc gia năm 2019”. Sự phiến diện trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thể hiện ngay phần mở đầu của báo cáo khi họ chủ quan quy chụp: “Nước CHXHCN Việt Nam là một Nhà nước độc tài được cai trị bởi một đảng duy nhất…”.
Chúng ta thấy, việc lựa chọn mô hình một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo là do thực tiễn lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa của từng quốc gia. Một đảng lãnh đạo chưa chắc đã là độc tài và ngược lại đa đảng cũng không đồng nghĩa với dân chủ, điều quan trọng phụ thuộc vào đường lối, chủ trương, chính sách vận hành đất nước của đảng cầm quyền? Rõ ràng, đó là sự quy kết xuất phát từ sự khác biệt về ý thức hệ của những người làm ra bản báo cáo đó.
Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ còn cho rằng Việt Nam “hạn chế các quyền tự do gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do Internet, tự do tôn giáo”.
Về vấn đề này, dường như các tác giả của bản báo cáo đã không thực hiện nguyên tắc cơ bản nhất, đó là khảo sát thực tiễn tại Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam có đầy đủ cơ sở chứng minh Việt Nam luôn đảm bảo các quyền cơ bản của công dân. Điển hình như đối với quyền tự do báo chí, cho đến nay ở Việt Nam báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí. Tính đến hết năm 2019, Việt Nam đã có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 179 cơ quan báo, 648 tạp chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập; có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình với 2 đài quốc gia, 64 đài địa phương, 5 kênh truyền hình. Cả nước hiện có trên 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong đó có 20.407 người được cấp thẻ nhà báo.
Trên lĩnh vực đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo, Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng, với 16 tôn giáo và 13,2 triệu tín đồ tôn giáo, mọi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ, chức sắc diễn ra bình thường. Hằng năm có hàng nghìn lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình. Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật. Việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc được thực hiện theo quy định của giáo hội. Các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân trong những năm qua đều có sự phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về tín đồ, chức sắc nhà tu hành, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, bảo đảm kinh sách, các hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và giáo lý, giáo luật. Các chức sắc, nhà tu hành được tham gia học tập, đào tạo ở trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài.
Bàn về nhân quyền, hãy nhìn vào câu chuyện Việt Nam chống dịch COVID-19 thời gian qua để thấy một Việt Nam tôn trọng và đảm bảo quyền con người như thế nào. Toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam vào cuộc chống dịch COVID-19, để đảm bảo quyền cơ bản nhất của người dân là quyền sống. Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc chống dịch. Những lực lượng như Y tế, Công an, Quân đội luôn ở tuyến đầu. Hãy nhìn cách Chính phủ Việt Nam bao dung, miễn phí điều trị COVID-19 cho những người mắc bệnh, dù là người Việt Nam hay người nước ngoài, mới thấy cái tình, cái nhân văn, vì con người của Việt Nam lớn lao đến thế nào. Dù thế giới đang quay cuồng trong “cơn bão” COVID-19 nhưng người dân Việt Nam thực sự an tâm và biết ơn một Chính phủ quan tâm lo cho dân, vì dân. Và kết quả rất tích cực, Việt Nam đến nay vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca tử vong nào vì COVID-19.
Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển, những nước được xem là “đồng minh thân cận” của Mỹ lại bị động trong vấn đề phòng, chống dịch, khiến số người nhiễm lên đến con số nghìn, số người chết lên đến con số trăm. Ngay tại nước Mỹ, đến thời điểm này, số người nhiễm COVID-19 đã vượt mốc 1.500.000 người, 93.000 người tử vong.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Hãy nhìn vào những gì Việt Nam đã và đang làm, sẽ dễ dàng cho chúng ta câu trả lời sinh động. Không phải vô cớ mà Việt Nam lại được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu cao như vậy. Thiết nghĩ, Bộ Ngoại giao Mỹ cần có cách nhìn đầy đủ, khách quan hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, tránh những định kiến, nhất là trong xu thế Việt Nam - Hoa Kỳ đang tăng cường hợp tác toàn diện, vì lợi ích nhân dân hai nước.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...