Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Hơn 77 triệu người mắc Covid-19, thế giới theo dõi sát sao biến thể virus mới tại Anh

Theo thống kê của Worldometers, tính đến 9 giờ ngày 21-12 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 77,16 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có gần 1,7 triệu ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm gần 547 nghìn ca nhiễm mới và 7.941 ca tử vong.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh với gần 18,27 triệu ca nhiễm, trong đó có gần 325 nghìn ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 10,05 triệu ca nhiễm, gần 146 nghìn ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với gần 7,24 triệu ca nhiễm, gần 187 nghìn ca tử vong.

Tại châu Âu, sau khi Anh phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng gốc, nhiều nước đã quyết định tạm ngừng hoặc hạn chế hoạt động đi lại với Anh, trong đó có Pháp, Bulgaria, Thụy Điển, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Một số nước ở châu Á gồm Iran, Kuwait, Saudi Arabia và Israel cũng ra quyết định tương tự.

Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson và các nhà khoa học đánh giá biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh có khả năng lây nhiễm nhanh hơn tới 70%, nhưng không dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn và vaccine vẫn sẽ hoạt động hiệu quả với biến thể mới. Do sự gia tăng các ca mắc Covid-19 liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Thủ tướng Johnson đã tái áp đặt lệnh phong tỏa tại vùng England và hủy các kế hoạch nới lỏng hạn chế vào dịp Giáng sinh.

Ngày 20-12, Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo Thủ tướng Boris Johnson sẽ chủ trì một cuộc họp ứng phó khẩn cấp trong ngày 21-12 để thảo luận về việc đi lại quốc tế và vận chuyển hàng hóa qua Anh.

Đáng chú ý, không chỉ Anh ghi nhận biến thể virus mới, Đan Mạch cũng ghi nhận chín ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Hà Lan và Australia cũng đều ghi nhận một ca nhiễm biến thể này. Liên quan tới biến thể virus mới tại Anh, giới chức y tế Đức cho biết các loại vaccine hiện có cũng có hiệu quả phòng ngừa.

Trước tình hình trên, các quan chức y tế hàng đầu của Mỹ cho biết đang xem xét “rất thận trọng” biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang lây lan tại Anh.      

Theo hãng tin CNN, cố vấn khoa học trong Chiến dịch Thần tốc, Tiến sĩ Moncef Slaoui cho biết các quan chức Mỹ “vẫn chưa biết biến thể trên đã có tại Mỹ hay không”. Theo ông Moncef Slaoui, cho đến nay, dường như chưa có biến thể nào của virus SARS-CoV-2 kháng lại được các loại vaccine hiện có. Ông cũng lưu ý rằng loại biến thể của virus SARS-CoV-2 tại Anh rất khó có thể kháng lại khả năng miễn dịch của vaccine.      

Hãng tin ABC News dẫn lời Đô đốc Brett Giroir - Trợ lý Bộ trưởng Y tế Mỹ cho rằng, Mỹ chưa cần phải áp dụng biện pháp tạm dừng các chuyến bay từ Anh như một số nước châu Âu đang xem xét.

Trong khi đó, mặc dù Chính phủ Hà Lan đã áp dụng các biện pháp hạn chế mới từ ngày 14-12 vừa qua, trong đó có cả biện pháp đóng cửa trường học và các cửa hàng, nhưng số ca nhiễm mới vẫn không ngừng tăng. Cụ thể nước này đã ghi nhận thêm 13.032 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 689.705 ca. Trong 24 giờ qua, Hà Lan cũng ghi nhận thêm 32 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 10.491 ca.    

Trước tình hình trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các nước ở châu Âu tăng cường các biện pháp đối phó với đại dịch.    

Tại châu Á, Iran - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 tại Trung Đông, đã ghi nhận thêm 6.312 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này tăng lên 1.158.384 ca. Đây là mức tăng thấp nhất theo ngày kể từ ngày 26-10.

Theo Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi, số ca nhiễm mới tại nước này đã giảm 50% mỗi ngày kể từ khi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn được áp đặt vào ngày 21-11. Tuy nhiên, giới chức Iran cảnh báo xu hướng giảm có thể bị đảo ngược một cách dễ dàng, đồng thời khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc quá nhiều trong dịp lễ Yalda.

5 quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới, tính đến 9 giờ ngày 21-12:

1. Mỹ: 18.267.579 ca mắc, 324.869 ca tử vong

2. Ấn Độ: 10.056.248 ca mắc, 145.843 ca tử vong

3. Brazil: 7.238.600 ca mắc, 186.773 ca tử vong

4. Nga: 2.848.377 ca mắc, 50.858 ca tử vong

5. Pháp: 2.473.354 ca mắc, 60.549 ca tử vong

(Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/hon-77-trieu-nguoi-mac-covid-19-the-gioi-theo-doi-sat-sao-bien-the-virus-moi-tai-anh-628876/)

“Sói đơn độc” - Cảnh giác âm mưu truyền bá tư tưởng khủng bố trên Internet

Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không gian mạng đã và đang trở thành vùng lãnh thổ mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của mỗi quốc gia.

Do đặc thù thông tin trên không gian mạng có tốc độ truyền thông tin nhanh chóng, không gian, thời gian rộng mở nên những thông tin trên mạng có khả năng tác động nhanh chóng, mạnh mẽ đến nhận thức của con người ở mọi đối tượng, nhất là trong một thời điểm nhất định có thể tạo làn sóng tích cực hay tiêu cực tác động vào đời sống kinh tế - xã hội và tình hình an ninh, trật tự của một khu vực hay một quốc gia.

Thực tiễn trong những năm qua, các tổ chức khủng bố triệt để lợi dụng các hình thái mạng xã hội để tuyên truyền về chủ nghĩa khủng bố, đồng thời cũng coi đây là phương thức liên lạc an toàn hiệu quả cho các thành viên trên thế giới thực hiện các hành vi khủng bố theo kiểu “sói đơn độc”. Phương thức sử dụng không gian mạng để thực hiện các hoạt động khủng bố đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ về công tác an ninh cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thời gian gần đây, nhiều quốc gia châu Âu đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố đơn lẻ vào những khu vực đông người ở các nước như Anh, Pháp, Bỉ... và gần đây nhất là nước Áo. Các vụ tấn công liên tiếp này đang tạo ra tâm lý bất an khắp châu Âu.

Trên mạng xã hội các nước tràn ngập việc tìm kiếm từ khóa như Satoshi Uematsu (Nhật); Mohamed Lahouaiej Bouhlel (Pháp) Omar Mateen (Mỹ)… đã và đang là những từ khóa gây kinh hãi nhất qua hình thái mạng xã hội. Dù được gọi bằng những từ ngữ khác nhau nhưng tựu chung lại, họ gọi chúng là những "sói đơn độc" hay đơn giản là phương thức khủng bố “sói đơn độc”, một phương thức mới khác xa so với phương thức khủng bố theo nhóm trước đây, gây ra những bất ổn trong xã hội của một quốc gia.

Phương thức khủng bố "sói đơn độc" nguy hiểm vì tính chất đơn lẻ, hành động một mình nên manh mối về âm mưu tấn công của những kẻ khủng bố rất khó bị phát hiện.

Theo các nhà phân tích, có thể số lượng "sói đơn độc" tại châu Âu ngày càng tăng vì sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và mức sống khiến nhiều người rơi vào bế tắc. Một nguyên nhân khác là do sự phổ biến của Internet và mạng xã hội đã lan truyền các tư tưởng cực đoan một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

Sự truyền bá tư tưởng khủng bố, cực đoan qua mạng Internet, các web chìm hoặc mạng xã hội mã hóa đầu cuối đang được xem như là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tổ chức khủng bố gieo rắc và kích động tư tưởng cực đoan tới những cá nhân vốn đã mang sẵn sự thù ghét, bất mãn xã hội trong mình. Như trong vụ tấn công tại Anh tháng 6/2017, có đối tượng thậm chí còn chưa bao giờ ra khỏi biên giới nước Anh lại bị cực đoan hóa ngay trong lòng nước Anh.

Thực tế đối mặt với phương thức khủng bố mới “sói đơn độc” đã khiến cho các nước châu Âu bên cạnh việc tăng cường an ninh, theo dõi các đối tượng cực đoan kể cả trên môi trường không gian mạng và đồng thời ban hành các đạo luật mới giúp cho lực lượng an ninh có thể xâm nhập vào tài khoản nghi vấn trên không gian mạng với lí do an ninh trong công cuộc chống khủng bố.

Tuy nhiên, để tiêu diệt và ngăn chặn những phần tử cực đoan hành động như những con “sói đơn độc”, những việc làm này là chưa đủ, lực lượng an ninh các nước châu Âu cần nhiều hơn nữa về sự phối hợp ở cấp liên quốc gia và khu vực, sự đánh giá đúng mức mối liên hệ giữa các mạng lưới khủng bố qua không gian mạng ở bên ngoài biên giới mỗi quốc gia và tội phạm quy mô nhỏ ở trong lòng châu Âu, nhất là trong cộng đồng người nhập cư, nhằm ngăn chặn nguy cơ bị cực đoan hóa trong lòng châu Âu.

Không gian mạng là hệ thống của những mối quan hệ trên nền tảng internet; Việt Nam là nước có số người dùng Internet trên không gian mạng thuộc tốp đầu trên thế giới. Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%.Cùng trong năm, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017; hơn 55 triệu người sử dụng các mạng xã hội (chiếm 57% dân số) và 436 mạng xã hội đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới. Cùng với những giá trị tích cực không gian mạng cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó, không gian mạng “được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường, nhất là những đối tượng sử dụng không đúng mục đích”.

Trong những năm qua kể từ khi các hình thái mạng xã hội trên không gian mạng xâm nhập và phát triển vào Việt Nam các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước càng gia tăng hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thông qua các trung tâm phá hoại tư tưởng, các tổ chức khủng bố lưu vong (như “Việt Tân”, “Quỹ người Thượng”, “Khối 8406”, Ủy ban Cứu người vượt biển”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt”) và số đối tượng phản động, chống đối, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng hình thái mạng xã hội trên không gian mạng để thực hiện các hoạt động truyền bá tư tưởng cực đoan nhằm kích động người dân thực hiện các hành vi như tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự; sử dụng bom xăng tấn công lực lượng chức năng; thậm chí tuyển thành viên để tiến hành các hoạt động khủng bố ở trong nước mà đối tượng đó không cần phải xuất cảnh ra nước ngoài.

Điển hình từ cuối năm 2016, các đối tượng Đào Minh Quân, Phạm Lisa và một số đối tượng phản động trong và ngoài nước là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, thông qua mạng xã hội đã lôi kéo nhiều đối tượng không nghề nghiệp, bất mãn chế độ nhưng có chung một điểm là hám lợi thành lập các “nhóm hành động” để tiến hành khủng bố, phá hoại tại Việt Nam.

Trong đó có vụ đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất năm 2016, vụ ném bom xăng bãi giữ xe vi phạm Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2017 và gần đây nhất là vụ ném bom tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình năm.

Các vụ khủng bố trên dù chưa gây ra thiệt hại lớn về người nhưng đã đặt ra những thách thức trong công tác đảm bảo an ninh của Việt Nam. Qua quá trình điều tra, xét xử, các đối tượng đều thành khẩn khai nhận trong quá trình sử dụng mạng xã hội đã tiếp xúc liên lạc với những đối tượng khủng bố lưu vong ở nước ngoài và nhận hướng dẫn, chỉ đạo và nhận tiền từ các đối tượng bên ngoài để thực hiện các hành vi khủng bố.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, hoạt động truyền bá tư tưởng khủng bố trong thời gian qua đã được các tổ chức khủng bố lưu vong người Việt ở nước ngoài đẩy mạnh trên không gian mạng. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ truyền bá tư tưởng khủng bố trên không gian mạng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục qua các trang tin chính thống và các phương tiện thông tin đại chúng đểngười dân, nhất là những người thường xuyên xử dụng mạng nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nguyên nhân, sự nguy hiểm cùng tác hại, ảnh hưởng to lớn do hoạt động khủng bố gây ra không chỉ đối với sống của mình và người thân mà đối với an ninh, an toàn xã hội.

Đồng thời công khai các địa chỉ trang tin trên mạng xã hội của các tổ chức khủng bố lưu vong và các đối tượng khủng bố người Việt ở nước ngoài để người dân nhìn nhận rõ nét về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chúng để cảnh giác, ngăn chặn.

(Nguồn: http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Soi-don-doc-Canh-giac-am-muu-truyen-ba-tu-tuong-khung-bo-tren-Internet-623089/)

Một số mưu đồ, thủ đoạn chống phá công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng

 Thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội các thế lực thù địch tiếp tục phát tán nhiều bào viết xuyên tạc, chống phá công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, trong đó chúng tập trung chống phá công tác cán bộ của Đảng nói chung và hoạt động bầu cử trong Đảng nói riêng, mưu đồ của các đối tượng là gây chia rẽ nội bộ, làm cho Đảng ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Họ ra sức tuyên truyền, bịa đặt về các phe phái trong Đảng, nhất là lợi dụng việc giới thiệu nhận sự, công tác bầu cử để xuyên tạc là “sắp xếp”, “thanh trừng”, “mất dân chủ”, “bè cánh”, là “chuẩn bị ghế nhân sự” cho Đại hội Đảng.

Không những thế, họ cũng thường xuyên dựng chuyện, thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của một số cán bộ, đảng viên, qua đó gây hoang mang, dao động, tạo bức xúc trong dư luận xã hội, kích động người dân gây mất an ninh, trật tự...; hạ bệ niềm tin, uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, của cán bộ, phá vỡ khối đoàn kết trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội, chia rẽ Đảng với nhân dân, nhất là trước thềm Đại hội XIII của Đảng.

Công cụ được họ triệt để lợi dụng là truyền thông hải ngoại, mạng xã hội để lan truyền trên không gian mạng. Họ “giật tít - câu khách” kính thích, đánh vào sự tò mò của nhiều người, từ đó đưa ra phân tích nhận định, thông tin lệch lạc, hòng tạo nhận thức sai trái công tác cán bộ, nhân sự là có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”; cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc bầu cử trong Đảng, chế độ là mất dân chủ, độc đảng, độc đoán, chuyên quyền, toàn trị. Ngoài ra, họ còn xuyên tạc, nói xấu, vu cáo, rêu rao, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Họ thường phát tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội.

Thực tế cho thấy, công tác lựa chọn nhân sự, cán bộ, bầu cử của Đảng được thực hiện trên một quy trình chặt chẽ, công phu, tỉ mỉ, trách nhiệm, được thực hiện trên nguyên tắc vốn là sức mạnh, tiến bộ của chế độ, phát huy được nguyện vọng, ý chí tập thể là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Kết quả công tác nhân sự, bầu cử tại đại hội các cấp, tiến tới Đại hội XIII vừa qua của Đảng diễn ra tốt đẹp, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Công tác nhân sự đại hội có nhiều đổi mới, đã phát huy dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, quy trình, quy định, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu, góp phần nâng cao chất lượng nhân sự cấp ủy các cấp và chuẩn bị cho nhân sự Trung ương”. Thực tế đó là minh chứng sinh động phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái nói trên.

Cảnh giác với thủ đoạn xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng

Trong thời gian qua, trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng thời là thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, các phần tử, đối tượng cơ hội chính trị tăng cường hoạt động tuyên truyền chống phá, so sánh khập khễnh, xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng ở Việt Nam.

Đại hội Đảng các cấp, Đại hội lần thứ XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, sâu sắc; qua đó tổ chức đảng từ cơ sở đến Trung ương đánh giá kết quả lãnh đạo trong nhiệm kỳ, đề ra chủ trương, đường lối, nghị quyết lãnh đạo mọi mặt cho nhiệm kỳ, thời gian tiếp theo...

Lợi dụng thời điểm này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động tung ra các luận điệu xuyên tạc, sai trái hòng thực hiện mục tiêu “diễn biến hoà bình” đối với cách mạng Việt Nam.

Các đối tượng tập trung chống phá, hạ thấp vai trò, ý nghĩa của đại hội đảng các cấp, Đại hội XIII của Đảng; tấn công, xuyên tạc công tác cán bộ, công tác bầu cử trong Đảng. Một số trung tâm truyền thông lớn “hà hơi, tiếp sức” tổ chức các chương trình “Hội luận”, “Hội nghị bàn tròn”… tập hợp các phần tử phản động, “trí thức bất mãn”, các nhà “dân chủ cuội” bàn luận, tuyên truyền xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng ở Việt Nam. Các tổ chức phản động cũng thừa cơ tung lên, dẫn lại bài viết, tuyên truyền, tung tin giả, thất thiệt…

Trái ngược với luận điệu suy diễn, xuyên tạc trên, Hội nghị cán bộ toàn quốc Tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đánh giá: Trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới, khu vực và của nước ta trong năm 2020 và đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và bão, lũ ở miền Trung, nhưng với quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn, hành động quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã chuẩn bị và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp theo đúng tiến độ, kế hoạch, mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm tuyệt đối an toàn, tiết kiệm và để lại nhiều dấu ấn, tình cảm sâu sắc, tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng quy định quy chế bầu cử trong Đảng, chỉ rõ: “Bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định” (Điều 2). Hay Luật số 85/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 1).

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...