Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

ĐẤU TRANH GIAI CẤP VẪN LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA THỜI ĐẠI



                                                                                        Tất Thắng
Trong giai đoạn hiện nay của thời đại, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế tri thức và bùng nổ công nghệ thông tin, v.v.. đã và đang có không ít quan điểm hoặc vô tình không hiểu hoặc cố tình cho rằng, trong giai đoạn hiện nay của thời đại vấn đề đấu tranh giai cấp không còn nữa; rằng, lý luận đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ có sức sống, chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, XX mà thôi,…
Đứng vững trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp, trực tiếp là tư tưởng của Mác “Trong xã hội còn giai cấp, còn mâu thuẫn giai cấp thì tất yếu còn đấu tranh giai cấp”. Nói cách khác, đấu tranh giai cấp là vấn đề có tính quy luật của mọi xã hội có đối kháng giai cấp.
Đồng thời, với phương pháp xem xét biện chứng duy vật, với cách nhìn nhận và đánh giá khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển,… Chúng ta có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, những luận cứ và luận chứng khoa học để chứng minh rằng, trong giai đoạn hiện nay của thời đại, đấu tranh giai cấp vẫn là một hiện tượng lịch sử - xã hội mang tính tất yếu khách quan. Bởi lẽ,
Nội dung, tính chất của thời đại ngày nay không thay đổi. Trong đó, nội dung của thời đại ngày nay là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, mở đầu bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917. Còn tính chất của thời đại ngày nay vẫn là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, phức tạp (giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản). Điều này đúng như luận điểm mà C.Mác đã từng khái quát và chỉ ra: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp... một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm”. Hay như V.I.Lênin cũng đã từng nhấn mạnh: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định... Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh”, và “Cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn.. song cố nhiên là trong những điều kiện khác, dưới những hình thức khác, bằng những biện pháp khác”.
Mặt khác, những mâu thuẫn của thời đại ngày nay vẫn tồn tại khách quan, nhưng được biểu hiện dưới những hình thái, mức độ khác nhau. Thực tiễn sự vận động của lịch sử 10 năm cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu của thế kỷ XXI vẫn chỉ rõ các mâu thuẫn cơ bản vẫn còn nguyên vẹn trong giai đoạn hiện nay của thời đại, cho dù tình hình đã có những thay đổi trong từng mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, trong hình thức biểu hiện và mức độ gay gắt của nó. Đúng như khẳng định của Đảng ta “các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển”.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay của thời đại các mâu thuẫn cơ bản của thời đại, mà suy đến cùng chính là mâu thuẫn giai cấp không hề mất đi, trái lại nó ngày càng sâu sắc và phức tạp hơn. Do đó, đấu tranh giai cấp vẫn là tất yếu khách quan, chứ hoàn toàn không phải do ý muốn chủ quan hay sự thổi phồng của những người cộng sản cũng như bất kỳ lực lượng xã hội nào. Chỉ có điều cuộc đấu tranh đó được diễn ra trong điều kiện mới của tình hình thế giới, với những nội dung và hình thức mới.

PHẢI CHĂNG “HIỆN NAY TẦNG LỚP TRÍ THỨC THAY THẾ GIAI CẤP CÔNG NHÂN GIỮ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG”



                                                                                  Tất Thắng
Trong dàn hợp xướng xuyên tạc, chống phá lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng nước ta đã, đang có không ít quan điểm tìm cách phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ ra sức rêu rao, tuyên truyền rằng, hiện nay tầng lớp trí thức mới thực sự xứng đáng ở vị trí lãnh đạo cách mạng. Đặc biệt, càng đến cận kề Đại hội Đảng các cấp và Đại hội XIII của Đảng, luận điệu này càng được các thế lực phản động tích cực tán dương, tô vẽ, tăng cường xuyên tạc.
Vì theo “lý luận thiển cận”  của họ, thời đại ngày nay là thời đại của văn minh trí tuệ, thời đại mà “khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” thì trí thức mới là lực lượng tiên phong, có vai trò lãnh đạo cách mạng, chỉ có trí thức mới là lực lượng xã hội có đủ năng lực trí tuệ, đại biểu cho trí tuệ và có đủ khả năng tổ chức, lãnh đạo các lực lượng xã hội khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, họ cho rằng, phần lớn đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta hiện nay đều là trí thức. Do đó, tầng lớp trí thức thay thế giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.
Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, phản động, phản khoa học. Bởi lẽ, về mặt lý luận tầng lớp không trực tiếp tham gia sản xuất, không đại diện cho phương thức sản xuất độc lập, không có hệ tư tưởng riêng và cũng không có đủ khả năng tập hợp, tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân và các giai tầng xã hội khác. Và ở nước ta từ trước cho đến nay cho tới nay, trí thức vẫn không bao giờ được coi là một giai cấp. Hiện nay, mặc dù trí thức có vai trò quan trọng, trực tiếp và đi đầu trong sự nghiệp phát triển các lý thuyết khoa học, công nghệ, khoa học quản lý, v.v.. Song, tầng lớp trí thức không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng thay thế giai cấp công nhân. Cùng với đó, thực tiễn cách mạng thế giới và Việt Nam cho thấy, số đông trong đội ngũ cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước đều xuất thân từ tầng lớp trí thức, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trí thức có vai trò lãnh đạo cách mạng. Vấn đề là ở chỗ, những trí thức đó đã từ bỏ lập trường xuất thân của mình, tiếp thu lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, chiến đấu cho mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân.
Trong khi đó, dù trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền sản xuất hiện đại được tự động hóa,… nhưng xét về nội dung kinh tế thì giai cấp công nhân hiện đại vẫn là người sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội. Còn ở khía cạnh chính trị thì chỉ có giai cấp công nhân mới tập hợp được các giai tầng lao động khác do Đảng Cộng sản lãnh đạo để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân, vì dân. Do địa vị chính trị, xã hội của mình, chỉ có giai cấp công nhân mới giải quyết được các vấn đề chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng xã hội mới. Về góc độ văn hóa - tư tưởng, chỉ có giai cấp công nhân mới là lực lượng xác lập được các hệ giá trị mới như lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do... để thay thế cho hệ giá trị tư sản cũ. Nói cách khác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại vẫn không thay đổi.
Do vậy, những luận điệu cho rằng, tầng lớp trí thức thay thế giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng đã, đang trở nên lạc lõng; là một trò lố bịch của những kẻ kém cỏi về lý luận, xa rời thực tiễn.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...