Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Không thể xuyên tạc bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam trong gần 76 năm qua không chỉ khẳng định về sự cần thiết phải tổ chức xây dựng quân đội cách mạng, quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh đuổi thực dân, đế quốc, đánh đổ phong kiến, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới mà còn khẳng định Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ấy vậy mà gần đây, trên một vài trang mạng lại có kẻ xuyên tạc rằng: Quân đội không vì mục đích lý tưởng mà vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng phản bội Đảng … Đây là một giọng điệu hết sức nguy hiểm bởi lẽ nó đã trắng trợn xuyên tạc bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.

Ấy vậy mà gần đây, trên một vài trang mạng lại có kẻ xuyên tạc rằng: Quân đội không vì mục đích lý tưởng mà vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng phản bội Đảng … Đây là một giọng điệu hết sức nguy hiểm bởi lẽ nó đã trắng trợn xuyên tạc bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.

Lịch sử gần 76 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta đã khẳng định, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội đã sẵn sàng lên đường chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp: Độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa.

Ngay trong khói lửa của những cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, biết bao cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích cao nhất là giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ quân đội đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đội quân công tác, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo; tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước, tham gia phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Cùng với việc giáo dục, rèn luyện để Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn là công cụ bạo lực vũ trang, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, của Nhà nước, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân; trong điều kiện hòa bình, với sự phát triển toàn diện của đất nước do thắng lợi của công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng hết sức quan tâm bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Bằng sự quan tâm sâu sắc, với những chủ trương đúng đắn, kịp thời, Đảng và Nhà nước thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, nhất là chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, những người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin… tạo việc làm cho những quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về các cơ quan, địa phương làm việc.

Sự quan tâm đến chế độ chính sách của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong những năm qua của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức chính trị-xã hội, của nhân dân đối với quân đội, không chỉ khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng, của Nhà nước và nhân dân trong quá trình xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho Quân đội nhân dân Việt Nam mãi mãi là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn là nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ an tâm xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Trong điều kiện tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới; nhân dân ta, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn cả về đời sống vật chất và tinh thần. Vì vậy, sự quan tâm bảo đảm về vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ quân đội cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà cán bộ, chiến sĩ quân đội lại suy giảm bản chất của quân đội cách mạng. Ngược lại, càng trong khó khăn, gian khổ, cán bộ, chiến sĩ quân đội càng sáng ngời bản chất cách mạng, sáng ngời bản chất, truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ.

Những giọng điệu của những kẻ cơ hội chính trị, phản động tán phát trên mạng không phải là do nhận thức chưa đầy đủ, thiếu đúng đắn về bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam mà thực ra họ đang cố tình xuyên tạc sự thật, phủ nhận bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam, kích động chia rẽ quân đội với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sâu xa hơn là “phi chính trị hóa” quân đội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội.

Trong thời kỳ mới, cùng với đấu tranh phản bác những giọng điệu nguy hiểm ấy, chúng ta cần tập trung xây dựng bảo đảm cho quân đội luôn luôn là công cụ bạo lực, lực lượng chính trị trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sẵn sàng, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ. Đồng thời, mỗi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trong quân đội cũng phải tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống những luận điệu xuyên tạc bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới.

Quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận, trong đó có Việt Nam

Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”, cho đến nay, Việt Nam luôn thực hiện mục tiêu, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tất cả những giá trị tốt đẹp thuộc về quyền lợi cơ bản của con người. ấy vậy mà, trên một số trang mạng xã hội gần đây lợi dụng Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/2020) các thế lực thù địch, phản động và đối tượng cơ hội chính trị lại tung ra những luận điệu cũ rích nhằm xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, các đối tượng đội lốt “đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền” nhưng lại có lời lẽ đơm đặt, bôi nhọ những giá trị cơ bản của quyền con người chân chính và rêu rao xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam không tôn trọng, bảo đảm quyền con người nhằm mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam.


Quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, khi nhìn nhận vấn đề quyền con người, quyền công dân cần phải có quan điểm khách quan, toàn diện gắn với thể chế chính trị, lịch sử, văn hóa truyền thống và điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Không nên xem xét, nhận định quyền con người, quyền công dân theo con mắt “thầy bói xem voi”, chỉ nhìn thấy vài ba hiện tượng bên ngoài rồi đánh giá thành bản chất.

Khi nói đến một thể chế chính trị tiến bộ, một quốc gia văn minh, thì không thể không nói đến thể chế chính trị, quốc gia đó có quan tâm đến việc bảo đảm những quyền cơ bản của con người hay không. Chế độ chính trị XHCN mà Việt Nam đang nỗ lực xây dựng, thực hiện là một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, từ khi lập quốc theo thể chế dân chủ XHCN đến nay, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi mục tiêu không ngừng thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm quyền con người cho mọi người dân.

Nếu bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948, trong đó vấn đề hàng đầu mà tuyên ngôn này khuyến nghị cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân tộc phải thực hiện là bảo đảm “Tự do, công lý và hòa bình”; thì vấn đề quyền tự do trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nêu ra trước 3 năm so với bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”. Nhắc lại điều đó để thấy, với tầm nhìn vượt thời đại của mình, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân và dân tộc Việt Nam khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị quyền con người và cam kết thực hiện quyền con người trước cộng đồng quốc tế ngay từ khi thành lập chính quyền cách mạng công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Qua nhiều lần xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, từ các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013 luôn giữ một vấn đề căn cốt là hiến định các quyền con người và quyền công dân. Trong đó, Hiến pháp năm 2013 đã thiết kế một chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngay sau Điều 1 hiến định về chủ quyền địa lý, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, đó là: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cũng lần đầu tiên, chữ “Nhân Dân” được viết hoa trong bản Hiến pháp để nhấn mạnh đến vị trí, vai trò quyết định của nhân dân trong tiến trình lịch sử và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn 2014-2019, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hơn 100 văn bản luật và pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Thành tựu về quyền con người ở Việt Nam trong hơn 70 năm qua thể hiện trên mọi lĩnh vực, nhất là những bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế trong gần 35 năm đổi mới (1986-2020). Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô nền kinh tế năm 1985 mới có 14 tỷ USD, thì đến năm 2019 đạt 262 tỷ USD, tăng gấp hơn 18,7 lần. Mới đây, Tạp chí The Economist tháng 8-2020 đã xếp Việt Nam trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, trong khi phần lớn các nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái, nhưng nhờ sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, năm 2020, Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng dương ở mức khá. Nhìn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) so sánh mức sống với các nước trên thế giới, thu nhập của người dân Việt Nam năm 2020 tương đương gần 9.000USD (tính theo ngang bằng sức mua).

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với hàm ý nhấn mạnh Việt Nam luôn kiên trì, nỗ lực bảo đảm “quyền sung sướng” (dân giàu) và “quyền tự do” (dân chủ) mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Khi quốc gia giàu có về vật chất, văn hóa, tinh thần và bảo đảm tự do, dân chủ về mọi mặt, đó chính là cam kết chính trị của Việt Nam cùng các quốc gia và cộng đồng quốc tế thực hiện hiệu quả những giá trị phổ quát về nhân quyền đã được xác định trong “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...