Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018


NHỮNG NGƯỜI GÂY RỐI Ở POUYUEN KHAI GÌ?

Những người bị bắt vì tụ tập ném đá vào cảnh sát trước Công ty Pouyuen ở quận Bình Tân, TP.HCM chẳng biết gỉ về dự luật Đặc khu nhưng cũng phản đối.
Ngày 18-6, Công quận Bình Tân, TP.HCM cho biết vừa khởi tố, bắt giam Phạm Thị Thu Thủy (44 tuổi, quê Tiền Giang), Lê Trọng Nghĩa (31 tuổi, quê Long An) tội chống người thi công vụ.Bên cạnh đó, công an lấy lời khai đối với Lê Văn Thanh (30 tuổi, quê Tiền Giang) để xử lý với cùng hành vi. Trước đó, Thanh đã đến cơ quan công an đầu thú.
Theo cơ quan điều tra Thủy và Nghĩa đều là công nhân tại Công ty Pouyuen. Ngày 11-6, họ tới chỗ làm thì thấy đông người tụ tập, gây rối ném đá vào lực lượng cảnh sát cơ động đang làm nhiệm vụ tại đây nên tham gia.
Theo bà Thủy, thấy công nhân bỏ việc, nhiều người hô hào tắt điện và nếu không ra biểu tình thì bị đánh.
“Tôi cũng nghe vậy nên chạy ra ngoài. Khi thấy mấy người khác ném đá lực lượng cơ động thì tôi cũng ném. Đáng ra ném một lần nhưng tôi lại ném rất nhiều lần” – bà Thủy khóc và cho biết thêm rằng mình còn mẹ già, con nhỏ ở quê. Giờ bị bắt giam không biết kế sinh nhai sẽ như thế nào.
Thanh tham gia tụ tập, gây rối và dùng que sắt đánh cảnh sát cơ động, ý thức được mình làm là sai người này đã đến công an đầu thú. Ảnh Nguyên Tiến.
Trong khi đó, Nghĩa khai mình không biết đặc khu hay luật đặc khu là gì, nằm ở đâu. “Em chỉ biết đặc khu nằm ở rìa đảo gì đó. Khi thấy mọi người hô hào ném đá phản đối đặc khu nên em cũng tham gia đứng ở hàng rào cầm đá ném vào lực lượng cảnh sát” – Nghĩa. Tại cơ quan điều tra, Nghĩa và bà Thủy đều tỏ thái độ ăn năn hối lỗi.
 “Bây giờ tôi cũng gửi lời cho anh chị em công nhân ngoài đó đừng thiếu hiểu biết nghe theo lời xúi giục tham gia tụ tập gây rối rồi bị bắt, ảnh hưởng đến gia đình và công việc”- Nghĩa nói.
Trong khi đó, Lê Văn Thanh đến cơ quan công an đầu thú. Thanh khai mình là quản lý nhiều công nhân. Ngày 11-6, khi nhiều công nhân ném đá, tụ tập gây rối thì Thanh cũng tham gia.
Người này được xác định dùng ống sắt bẻ thành từng đoạn chia cho các công nhân khác đánh cảnh sát cơ động. “Tôi cũng khuyên những ai đã trót vi phạm, tụ tập gây rối thì hãy đến cơ quan công an đầu thú để được hưởng lượng khoan hồng” – Thanh nói.
Theo công an quận Bình Tân, đến thời điểm hiện tại đã mời làm việc với 105 người, khởi tố 4 người, xử lý vi phạm hành chính 58 người, số còn lại cho cam kết bảo lãnh.
NGUYÊN TIẾN
https://ngheanthoibao.com/nhung-nguoi-gay-roi-o-pouyuen-khai-gi/


TÔN GIÁO LÀ ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI LÀNH
HAY LÀ CÔNG CỤ CỦA KẺ ÁC?
Khi những hậu quả nặng nề từ cuộc biểu tình bạo loạn vừa diễn ra ở Bình Thuận vẫn còn chưa khắc phục xong, người dân cả nước vẫn còn bàng hoàng trước hình ảnh những người “biểu tình ôn hòa” cầm gậy gộc, gạch đá, bom xăng ném vào lực lượng chức năng, đốt phá trụ sở UBND, sở PCCC, tấn công bộ chỉ huy biên phòng…
Thì sáng ngày hôm nay tại Hà Tĩnh và Nghệ An, hàng loạt giáo xứ – dưới sự chỉ đạo của những linh mục như Nguyễn Đình Thục – quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và các linh mục thuộc 14 giáo xứ trong giáo hạt Văn Hạnh đóng trên địa bàn xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh đã tổ chức biểu tình để phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng. Hàng nghìn giáo dân, già có, trẻ có, trẻ em cũng có, dưới sự chỉ đạo các linh mục đã tuần hành khắp đường ngang ngõ dọc trong địa bàn giáo phận để phản đối những dự luật mà tôi chắc chắn rằng gần như chưa một ai từng đọc qua một dòng nào.
Qua vụ việc ở Bình Thuận, an ninh đã được thắt chặt trên toàn quốc, có lẽ bởi vậy mà linh mục Nguyễn Đình Thục đã không dám chỉ đạo giáo dân ra chặn đường quốc lộ 1A như thường thấy. Tuy nhiên việc các linh mục huy động hàng nghìn người tuần hành chật cứng các con đường mà không hề thấy bóng dáng của lực lượng chức năng cho thấy dường như những giáo phận này là một tiểu vương quốc bất khả xâm phạm – nơi những linh mục hành xử như một ông vua, luật pháp không có tác dụng và người của chính quyền có thể bị bắt giữ làm con tin bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên cần khẳng định rằng, tất cả các hoạt động trên đây của tín đồ công giáo đều do một số chức sắc suy thoái tư tưởng, đạo đức, đội lốt “đức cha” để lừa bịp, dụ dỗ, ép buộc, kích động giáo dân thực hiện những hành vi sai trái gây rối trật tự an ninh, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới cuộc sống và sự bình yên của người dân xung quanh. Dường như các linh mục cực đoan đang cố tình chia rẽ lương – giáo, phá bỏ sự đoàn kết giữa tín đồ với chính quyền sở tại.
Những hành đông ngông cuồng của giáo dân Song Ngọc dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục đã khiến nhân dân xã Quỳnh Ngọc vô cùng bức xúc, đến mức lương dân phải tuyên bố nếu giáo dân còn tiếp tục làm loạn thì lương dân sẽ không buôn bán với giáo dân nữa.
Còn tại giáo xứ Trung Nghĩa, huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. Linh mục quản xứ Nguyễn Công Bình cùng Hội đồng mục vụ nhiều lần tổ chức cho giáo dân lên trụ sở UBND xã gây rối dưới danh nghĩa “đòi tiền bồi thường từ Formosa” nhưng rồi khi bà con giáo dân nhận được tiền bồi thường thì vị linh mục này ngang nhiên rao giảng trong nhà thờ về dự định xây dựng các hạng mục mới như: nhà đa chức năng, nhà thờ, khuôn viên, khán đài… và ép buộc bà con giáo dân phải nộp lại 1/3 số tiền bồi thường mà họ nhận được. Không dừng lại ở đó, vị chủ chăn này còn thẳng thừng nói với tất cả mọi người: “Ai cãi lời cha, không chịu nộp lại sẽ không được hưởng các quyền lợi, đặc ân từ các công trình của Chúa, cha cũng sẽ không dâng lễ, ban phúc cho các hộ dân này…”.
Những linh mục này thường xuyên tổ chức thánh lễ cầu nguyện “Hoà bình và công lý” nhưng lại kích động giáo dân đi biểu tình, đập phá, bao vây trụ sở chính quyền, cầu nguyện cho những kẻ vi phạm pháp luật. Vậy hoà bình ở đâu? Công lý ở đâu?
Thử hỏi những con người người được tôn vinh là cha tinh thần liệu có xứng đáng với điều đó hay không.
Nhân danh đức Chúa nhưng thực tế những vị chủ chăn ở các giáo xứ trên đây đã lợi dụng thánh lễ, lợi dung đức tin để tuyên truyền lừa bịp, kích động bà con giáo dân chống đối chính quyền.
Chúa chẳng bao giờ răn dạy các con chiên của mình làm điều ác. Đức Jesus luôn thừa nhận vai trò của chính quyền và răn dạy những người con của Chúa phải phân biệt rạch ròi giữa chính trị và tôn giáo. Tập 27, chương X trong Giáo luật “Cách riêng về Giáo hội” ghi: “Không biến mình thành một lực lượng chính trị vì như thế là sai với bản chất và sứ mạng của Giáo hội”. Đáng tiếc là một số linh mục, giáo dân vì lợi ích riêng mà làm trái lời Chúa dạy. Họ hy vọng rằng qua những cuộc biểu tình như thế này, “tiếng vang” mà họ tạo ra qua mạng xã hội và truyền thông nước ngoài sẽ đến tai các tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế. Và từ đó phương Tây sẽ có cớ can thiệp, tác động vào Việt Nam. Dường như đối với họ “Tổ quốc” là một khái niệm không hề tồn tại.
Hình ảnh từ cuộc biểu tình vừa diễn ra ở Bình Thuận cho thấy giữa “ôn hòa” và “bạo động” chỉ cách nhau một tích tắc. Trong bối cảnh an ninh phức tạp như hiện nay, chỉ trong một ngày hôm qua, lực lượng chức năng đã bắt giữ hàng chục đối tượng mặc quân phục cải trang làm công an, thu giữ nhiều vũ khí gây sát thương như súng tự chế, dao găm, lưỡi lê; mục đích của những đối tượng này là trà trộn vào đám đông, tấn công những người biểu tình để vu vạ cho lực lượng chức năng – một kịch bản tương tư như cuộc biểu tình Maidan đã phá nát đất nước Ukraina xinh đẹp năm 2014.
Vì vậy bà con giáo dân cần hết sức cảnh giác trước nhưng lời kích động biểu tình. Bởi bản chất đằng sau các hoạt động xuống đường tuần hành, biểu tình thực chất đều xuất phát từ ý đồ của giám mục, linh mục cực đoan câu kết với bọn phản động lưu vong cùng ngoại bang. Họ muốn tập hợp, phô trương lực lượng, càng đông càng tốt, như là bước chuẩn bị, tập dượt cho “cách mạng dân chủ” “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” . Tham gia tuần hành, biểu tình dưới bất kỳ hình thức nào, trước là bước vào nguy hiểm khi có thể bị các đối tượng phản động sát hại để châm ngòi cho bạo động, sau là phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật, tình huống xấu hơn nữa là gây ra bạo loạn trên khắp cả nước như người dân Ukraina đã làm với đất nước mình năm 2014.
TYLLVTNDVN



CHUYỆN VỀ ĐẶC KHU: ĐÔI LỜI TÂM SỰ

LTS: Tác giả bài này là một Tiến sĩ Kỹ thuật, trường Khoa học và Công nghệ, Đại học Kumamoto, Nhật Bản năm 1999. Anh từng làm quản lý dự án, điều phối viên và Giám đốc quản lý chất lượng, tư vấn kỹ sư địa lý đại diện cho Dia Consultants Co. Ltd để thực hiện nghiên cứu tiền dự án cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 tại Việt Nam, và còn làm quản lý nhiều dự án xây dựng khác ở các quốc gia khác nữa.
B iết phận mình là kẻ sống tha hương, ăn nhờ ở đậu xứ người, không gì để kênh kiệu, kiêu hãnh cả, chỉ cố gắng sống bình lặng, lương thiện. Đối với quê hương, nếu không (có cơ hội) đóng góp được gì, thì quyết không xía mõm, chìa tay chống phá, hùa theo bọn phản động.
Đất nước thanh bình, xã hội dần cải thiện ở mọi lãnh vực, trong đó nền kinh tế đang trên đà phát triển khả quan, người dân sống trong an vui. Vậy mà vẫn có những kẻ không muốn đất nước thanh bình, phát triển. Chúng tìm mọi cơ hội, tung ra đủ loại thông tin thất thiệt để kích động người dân trong nước biểu tình, bạo động, với ý đồ gây bạo loạn, đưa xã hội và chính trị rơi vào tình trạng hỗn loạn, nền kinh tế suy sụp, hầu tạo cơ hội cho bọn chúng cướp chính quyền. Những cuộc biểu tình vào ngày 10/6 và 11/6 vừa qua cho thấy bọn phản động, mà chủ động là (những) tổ chức chống cộng ở hải ngoại, tiêu biểu là đám Việt Tân, cộng thêm với một số linh mục bất lương (không phải tất cả) cùng đám con chiên trong nước.
Lần này có vẻ chúng dốc tổng lực để phát động biểu tình ở nhiều nơi trong nước, với chiêu bài là “chính quyền VN bán đất cho Tàu thông qua dự thảo 3 đặc khu kinh tế”. Chúng kỳ vọng sẽ tạo được cuộc cách mạng màu, đưa đất nước rơi vào hỗn loạn và kết quả là một chính quyền mới có sự hỗ trợ, dẫn dắt của ngoại bang sẽ được hình thành, như đã xảy ra tại nhiều nước như Serbia, Gruzia, Ai Cập, Ucraine hoặc Kyrgyztan, vân vân… trong thời gian qua. Ở đây cần nhấn mạnh một điều là trong hầu hết các cuộc “cách mạng màu” trên thế giới, từ Phi Châu, Đông Âu, đến các nước Trung Đông đều có sự tham gia, chỉ đạo từ phía sau của bàn tay lông lá ngoại bang, tiêu biểu là Mỹ và một số nước Âu Châu.
Nhưng chúng đã thất bại, những cuộc biểu tình đã lắng xuống, cuộc sống người dân trở lại bình thường. Về tình hình và hậu quả của những cuộc biểu tình vừa qua thì chúng ta có thể tìm hiểu qua truyền thông, báo chí chính thống trong và ngoài nước. Nói về thiệt hại, có thể kể đến những thiệt hại về kinh tế như một vài cơ sở vật chất của chính quyền đã bị đập hoặc đốt phá, một lượng lớn công nhân của công ty nước ngoài bị cho nghỉ việc, một vài hạng mục nông phẩm bị giới hạn xuất khẩu qua Trung quốc trong một thời gian nhất định, v.v…; Tâm lý hoang mang và bất an của người dân về sự việc vừa qua, cũng như lo ngại trong tương lai có xảy ra sự việc tương tự hay không; Mức độ ổn định trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ bị thế giới đánh giá thấp xuống, sẽ có ảnh hưởng bất lợi cho đầu tư của nước ngoài. Ngoài ra, một số cảnh sát cơ động đã bị thương do bạo động của những kẻ tham gia biểu tình.
Ngược lại, theo người viết, người dân cũng như nhà nước đã gặt hái được một số thành quả như: 1) Qua sự kiện này, nhà nước hiểu rõ hơn về lòng dân, về sự cần thiết của “lắng nghe, đối thoại” trực tiếp với người dân nhiều hơn nữa để ý của dân được phản ảnh tối đa vào các chính sách trước khi mang ra áp dụng; 2) Nhiều người dân đã hiểu rõ được sự nguy hại khi nghe theo lời xuyên tạc của những  kẻ phá hoại, phản quốc, dụ dỗ tham gia chống phá chính quyền, để họ không còn bị lôi kéo thêm nữa; 3) Là cơ hội để thế giới và người dân nhìn rõ về những hành vi manh động của bọn phản động, cũng như cách hành xử nhẹ nhàng, khoan nhượng của chính quyền, nhưng lại sẽ nghiêm khắc, nghiêm minh xử phạt những kẻ đã phạm pháp, theo qui định của luật pháp Việt Nam;  4) Có lẽ qua sự kiện này, nhà nước đã nắm bắt được một số thông tin quan trọng liên quan đến tổ chức phản động chủ động, những cơ quan, tổ chức hỗ trợ, và đặc biệt quan trọng hơn hết là có bàn tay lông lá ngoại bang, ngoại giáo nào nhúng tay vào hay không?.
Người viết kỳ vọng rằng, sau những bài học kinh nghiệm quí báu vừa qua, nhà nước sẽ có những sách lược an dân hiệu quả và dài lâu, đồng thời chứng tỏ cho người dân thấy khả năng và sự quyết tâm sẵn sàng đập vỡ mọi âm mưu chống phá đất nước của những tổ chức vong nô, phản quốc.
Hy vọng đạo luật Đặc Khu Kinh Tế sẽ được thông qua ở thời điểm thích hợp, thuận lòng dân và sau khi nghiên cứu cặn kẽ trong mọi lãnh vực kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, v.v…, trong đó bao gồm những biện pháp đối phó thích nghi cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai dài lâu. Theo người viết, đạo luật này không chỉ nhắm đến hiệu quả kinh tế-Trên thế giới, đã có khoảng 4500 đặc khu (còn gọi là khu kinh tế tự do) tại khoảng 140 quốc gia đang áp dụng theo nhiều mô hình khác nhau (theo Dân Trí-http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dac-khu-kinh-te-nhung-mo-hinh-thanh-cong-tren-the-gioi-20171007121058707.htm), trong đó, tại Á Châu có Nam Hàn, Bắc Hàn, Đài Loan, Trung quốc, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Singapore, Mã Lai, v.v… -, mà còn là một chiến lược chính trị, quốc phòng quan trọng cho Việt Nam. Khi những đặc khu này trở thành khu thương mãi quốc tế/đa quốc gia, và có hải cảng thì việc chuyên chở vật tư và con người ra vào cảng khiến những nơi này trở thành trạm thông thương hàng hải có tính quốc tế, sẽ là những căn cứ ngăn cản hành vi xâm lấn của Trung quốc trên biển đông, đồng thời cũng là trạm kiểm tra Biển Đông, dọc duyên hải từ bắc vào nam.
Mong rằng luật an ninh mạng đã thông qua quốc hội, sẽ là vũ khí hiệu quả để bảo vệ người sử dụng mạng lương thiện và ngăn chận sự chống phá trên mạng của những kẻ thù địch trong và ngoài nước. Luật An Ninh Mạng (ANM) đã được 138 nước trên thế giới áp dụng, trong đó phải kể đến Hoa Kỳ được coi là nước có quản lý an ninh mạng rất tinh vi và triệt để khó có nước nào theo kịp. Một số cá nhân, đoàn thể dân sự hoặc giáo phái đã lên tiếng phản đối luật ANM. Họ đưa ra nhiều luận điệu, thông tin xuyên tạc sai sự thật của luật để lừa đảo dư luận, nhưng chắc chắn chúng lại sẽ thất bại vì người dân ngày càng không tin vào những luận điệu xuyên tạc của chúng nữa.
“Độc Lập và toàn vẹn lãnh thổ” là gia tài quí báu thiêng liêng của dân tộc. Bằng mọi cách, mọi giá, toàn dân Việt Nam, trong và ngoài nước, phải đoàn kết để tự bảo vệ gia sản này.
Những phần tử phản động, vong nô, với sự hỗ trợ của bàn tay lông lá ngoại bang ẩn núp phía sau, sẽ tiếp tục tìm mọi cơ hội để chống phá đất nước. Chúng sẽ tiến hành nhiều thủ đoạn nhằm gây bất an trong xã hội, chúng lại sẽ kêu gọi người dân biểu tình gây bạo loạn dưới chiêu bài nào khác, tạo cuộc “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền.
Trước mối đe dọa này, không chỉ nhà nước, mà toàn thể người dân cần phải ý thức rõ ràng về sự nguy hiểm của những phần tử phản động này, hầu ngăn chận, đập tan từ trứng nước của cuộc cách mạng hoa hồng, hoa mai, hoặc hoa sen, v.v…của chúng. Không cho chúng có cơ hội tham gia chính quyền vì như thế chúng sẽ rước ngoại bang vào chi phối chính trị của đất nước. Nền Độc Lập sẽ bị đánh mất. Tuyệt đối không tạo cơ hội cho các thế lực ngoạ bang, Tàu, Mỹ, Pháp, cũng như Ca Tô Vatican, Tin Lành, v.v… vào thao túng, lèo lái chính trị của đất nước Việt Nam.http://sachhiem.net/images/sqdot.gif
TP Thanh Tâm (Sách hiếm.net)



TƯ DUY NÔ LỆ, PHỤ THUỘC VÀ CẦU NGOẠI BANG TRONG CUỘC TUẦN HÀNH CỦA GIÁO XỨ VĂN HẠNH THUỘC GIÁO PHẬN VINH

Chúng tôi đã nhiều lần đưa tin về việc ngày 17/6/2018, các linh mục hạt Văn Hạnh, Hà Tĩnh thuộc Giáo phận Vinh đã kích động giáo dân toàn giáo hạt tụ tập, tuần hành xung quanh nhà thờ để phản đối dự thảo luật đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng.
Có nhiều nội dung, nhiều vấn đề cần mổ xẻ, phân tích trong vụ việc này như lợi dụng người già, trẻ em, đức tin… để phục vụ mưu đồ chính trị. Ở bài viết này, chúng tôi đề cập một khía cạnh khác thông qua những gì quan sát được qua hình ảnh, video clip đăng tải trên mạng xã hội. Đó là tư duy nô lệ, phụ thuộc, cầu ngoại bang trong cuộc tuần hành của giáo xứ Văn Hạnh thuộc Giáo phận Vinh.
Là công dân Việt Nam, chắc chắn ai cũng biết dân tộc ta trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đánh giặc ngoại xâm oai hùng mới có được tự do, độc lập. Mỗi lần dân tộc ta mất độc lập, chủ quyền là do ngoại bang xâm lược, đánh chiếm. Và trong những lần ngoại bang xâm lược đó có không ít lần xuất phát từ lời kêu gọi từ bên trong mà dân gian có câu nói nổi tiếng là “rước voi về giày mả tổ”. Trong suốt quá trình lịch sử từ trung đại, cận đại cho đến hiện đại điều đó đều đúng với dân tộc Việt Nam. Việc điểm tên những lần cầu ngoại bang không quá khó, các bạn tự tìm hiểu được.
Chúng ta có được độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ như ngày nay đã trả giá biết bao nhiêu xương máu của các thế hệ cha anh.
Những người này muốn quốc tế cứu giúp cái gì đây? Cứu cái gì khi đất nước đang hoà bình, đang ổn định, đang độc lập, đang phát triển? Tạo cớ để đưa quân vào can thiệp quân sự, lật đổ chính quyền như một số nước trên thế giới thời gian vừa qua chăng? Những người này đại diện cho ai mà đòi kêu gọi nước ngoài “cứu Việt Nam”? Chắc chắn không phải đại diện cho nhân dân Việt Nam. “Quốc tế” đây là ai? Chắc các bạn cũng tự hiểu hướng họ đang nhắm tới!
Cũng có ý kiến cho rằng có lẽ chưa đến mức như vậy, những băng rôn, khẩu hiệu này là muốn nước ngoài “cứu” bằng cách gửi đô-la thôi! Chứ chưa đến mức họ mong muốn “cứu” dân tộc này bằng những “quả dân chủ” B52, tomahawk… như nước ngoài đã “tặng” các nước và đã “tặng” ngay cho dân tộc này mà đến nay hệ luỵ của nó vẫn còn dai dẳng!
Dù với bất kỳ lý do gì thì nhân dân Việt Nam đều lên án, phẫn nộ với tư tưởng vong nô, tư duy nô lệ, phụ thuộc và cầu ngoại bang như chỉ đạo của các linh mục Giáo hạt Văn Hạnh thuộc Giáo phận Vinh.
Huyền Trang (TTCPĐ)



Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...